Sony, thương hiệu điện tử gia dụng hàng đầu của Nhật Bản, cũng sẽ bán TV OLED 48 inch (Bravia A9S) bắt đầu từ ngày 25 tháng 7. Hiện tại, công ty nhận được các đơn đặt trước cho sản phẩm, được hiển thị trên trang web chính thức. Sony nhấn mạnh rằng sản phẩm của họ có một công cụ chuyển đổi các nội dung khác nhau như phát sóng mặt đất và video trên Internet thành các video có độ phân giải cao. Công nghệ giảm nhiễu giúp tăng cường chất lượng hình ảnh. Người dùng có thể thưởng thức các hình ảnh chuyển động nhanh như hình ảnh phát sóng thể thao mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào.
Để đối phó với những động thái này, LG đang tìm cách chiếm lĩnh thị trường. Tại CES 2020, triển lãm điện tử tiêu dùng lớn nhất tại Las Vegas được tổ chức đầu năm 2020, gã khổng lồ về TV Hàn Quốc đã trưng bày nhiều mẫu mới để chứng tỏ rằng họ là người dẫn đầu thị trường TV OLED.
Kể từ đó, LG đã lựa chọn cẩn thận các địa điểm phát hành TV mới. Tùy chọn cho TV cỡ trung so với TV lớn hoặc siêu lớn đặc biệt mạnh đối với người tiêu dùng ở Châu Âu và Nhật Bản. Mặc dù TV OLED 55 inch, 65 inch và 77 inch được bán tại Nhật Bản, 7 trong số 10 sản phẩm bán chạy nhất là TV OLED 55 inch. Điều này là do phòng khách của họ nhỏ và nhiều người trong số họ không hài lòng về các mức giá cao của TV lớn. Ngoài ra, trong khi thực hiện video độ phân giải 4K trên màn hình nhỏ, mọi người có thể tận hưởng hiệu ứng của độ phân giải tương đối cao nhờ mật độ điểm ảnh cao.
Xem xét điểm này, LG đã thống trị thị trường toàn cầu trước Sony và Toshiba kể từ tháng Năm, bắt đầu từ Vương quốc Anh nơi thị trường TV cao cấp đã phát triển.
Dựa trên điều này, những người theo dõi ngành công nghiệp TV dự đoán rằng việc bán TV OLED của LG sẽ bắt đầu tại Nhật Bản vào khoảng ngày 19 tháng 6 khi Toshiba sẽ phát hành sản phẩm mới của họ và vào khoảng ngày 25 tháng 7 khi Sony sẽ bắt đầu bán sản phẩm mới của mình.
Hiện tại, TV OLED 48 inch do các nhà sản xuất TV phát hành dự kiến sẽ có giá khoảng 2 triệu won, ít nhất là 1/5 trong số đó được phân loại là TV lớn và siêu lớn. Sony Bravia, sản phẩm duy nhất có giá được tiết lộ, sẽ bán lẻ ở mức 230.000 yên, phù hợp với kỳ vọng của ngành công nghiệp TV.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Omdia, lô hàng tấm nền OLED cho TV dự kiến sẽ tăng 30% mỗi năm lên 4,5 triệu chiếc vào năm 2020. Một số dự đoán rằng thị trường tấm nền OLED sẽ tăng hơn hai chữ số mỗi năm với số lượng hàng năm đạt gần 10 triệu chiếc vào năm 2023.
Trong khi đó, LG Display đơn vị đang sản xuất và cung cấp tấm nền OLED cho TV đang có kế hoạch dẫn đầu xu hướng trong thế giới OLED ở các thị trường TV cao cấp bằng cách có đầy đủ các dòng TV OLED từ 40 inch đến 80 inch.
Phan Văn Hòa (theo Businesskorea)
Samsung đang là nhà cung ứng độc quyền màn hình OLED trên iPhone. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi trong năm nay.
" alt=""/>LG đối đầu với các thương hiệu Nhật Bản trên thị trường TV OLEDBình Dương là địa phương xếp thứ 2 với 6,914 điểm. Như vậy, tỉnh này đã có sự nhảy bậc qua các năm khi năm 2019, Bình Dương xếp thứ 2 toàn quốc và năm 2018 xếp thứ 6 toàn quốc.
Xếp thứ 3 và 4 lần lượt là tỉnh Ninh Bình và An Giang. Mức điểm trung bình của hai địa phương này lần lượt là 6,721 và 6,713.
Vĩnh Phúc là địa phương xếp thứ 5 toàn quốc, thay thế vị trí của TP.HCM năm ngoái. Năm nay, TP.HCM xếp thứ 8 cả nước với mức điểm trung bình là 6,601.
Hà Nội năm nay có mức điểm trung bình là 6,383, xếp thứ 23, tăng 2 bậc so với năm ngoái.
Bảng xếp hạng chưa có Đà Nẵng do địa phương này sẽ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2 vào đầu tháng 9 tới đây.
Top 10 địa phương có điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT cao nhất năm 2020
Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình tiếp tục là 3 địa phương xếp cuối cùng của cả nước về mức điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với số điểm lần lượt là 5,350; 5,643; 5,720.
Cả nước có 10 địa phương có mức điểm trung bình dưới 6,0.
Điểm trung bình chi tiết của từng tỉnh trên cả nước như sau:
Xuân Tiến - Thúy Nga
An Giang đứng đầu cả nước năm nay và có 1 thí sinh đạt điểm 10 tuyệt đối Ngữ văn. Hà Nội và TP.HCM không có trong tốp 10.
" alt=""/>10 địa phương có điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT 2020 cao nhấtNăm 2011, anh tiếp tục dự thi Kỹ năng nghề Thế giới, đạt 495/600 điểm và được nhận chứng nhận nghề thế giới.
Nay chàng trai Vĩnh Phúc công tác tại khoa Cơ khí, trường Cao đẳng nghề Công nghệ Cao Hà Nội. Mới đây, anh được Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp lựa chọn trở thành Đại sứ Kỹ năng nghề với trọng trách truyền tải và phát huy vai trò của việc học nghề với đời sống hiện đại. Tùng khẳng định, nhờ học nghề anh đã gặt hái nhiều thành công ngoài mong đợi.
![]() |
Đại sứ Kỹ năng nghề Hoàng Văn Tùng |
8X thi trượt đại học, tìm đam mê với nghề thiết kế cơ khí
Gia đình nghèo nên tốt nghiệp Trung học Phổ thông, bố mẹ định hướng Tùng thi sư phạm, hi vọng giảm bớt gánh nặng về học phí. Năm đó, anh thi Đại học Sư Phạm nhưng thiếu 1 điểm.
Vốn đam mê công nghệ, Tùng tìm hiểu và đăng ký xét tuyển vào khoa Cơ khí - hệ Cao đẳng thuộc trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Nghề vẽ và thiết kế trên máy tính (CADD - Computer-Aided Drawing & Design) chính là vẽ và thiết kế cơ khí trên phần mềm Autodesk Inventor và phần mềm 3D Max. Chuyên ngành của Tùng là xây dựng bản vẽ 2D sang các bản vẽ 3D để mô tả cấu tạo và mô phỏng nguyên lý làm việc của các cơ cấu máy.
Có những ngày, sáng học lý thuyết, chiều Tùng dành thời gian ở phòng thực hành đến muộn mới về. Mày mò ở xưởng thực hành, rồi khi về nhà lại ngồi máy tính để thiết kế các chi tiết máy. Mỗi ngày trôi qua, niềm say mê với vẽ thiết kế cơ khí trên máy trong Tùng một lớn thêm. Bất cứ vật dụng gì trong nhà, Tùng cũng tháo tung ra nghiên cứu.
Khi nhà trường tổ chức thi học sinh giỏi nghề vẽ và thiết kế trên máy tính, lựa chọn đội tuyển thi cấp thành phố, anh mạnh dạn đăng ký tham gia.
Vượt qua hàng trăm thí sinh, Tùng giành giải nhất hội thi tay nghề TP Hà Nội và xuất sắc vượt qua 20 thí sinh khác giành giải nhất Quốc gia, rồi đại diện cho Việt Nam dự hội thi Kỹ năng nghề ASEAN.
Tùng nhớ lại, cuộc thi này tổ chức ở Thái Lan trong 3 ngày và anh đã bước vào cuộc thi với tâm thế khá ổn định, vững vàng. Tấm huy chương vàng đã mở ra cánh cửa mới cho chàng sinh viên trẻ.
Học thiết kế cơ khí không khó kiếm việc
Trước sự lo lắng của nhiều bạn trẻ về việc ngành nghề này khó kiếm việc làm, không có đầu ra trong tương lai, anh phân tích: “Lĩnh vực tôi học là ngành khó nhưng nếu thực sự yêu thích, bạn sẽ làm được và dễ kiếm được việc làm. Vì các doanh nghiệp hiện nay rất thiếu nhân lực có tay nghề, chuyên môn ở ngành này”.
Anh cho biết thêm, công việc thiết kế cơ khí trong các nhà máy yêu cầu phải có nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng xử lý các ý tưởng thiết kế. Đồng thời là người đưa ra các thông tin cần truyền đạt tới các bộ phận lập trình gia công, kiểm tra… thông qua bản vẽ kỹ thuật. Nó đòi hỏi mức độ chính xác cao. Nếu thông tin từ các bản vẽ kỹ thuật không chính xác, các khâu sau sẽ bị sai hỏng.
“Ngành nghề nào cũng phải tích lũy kiến thức trong trường, kinh nghiệm làm việc. Chỉ cần bạn chịu khó bồi dưỡng kỹ năng, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, sẽ không phải lo lắng về đầu ra”, Hoàng Văn Tùng nhấn mạnh.
Đại sứ Kỹ năng nghề quan điểm, cánh cửa đại học đóng lại thì vẫn còn nhiều cánh cửa khác mở ra cho các bạn trẻ theo đuổi ước mơ của mình. Một trong số đó chính là lựa chọn học nghề.
Theo anh, giáo dục nghề nghiệp là xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Tỉ lệ lớn học sinh - sinh viên học nghề ra trường là có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao.
"Vài năm trở lại đây, việc học nghề bắt đầu được chú trọng, đầu tư. Nhiều học sinh ngay từ khi chưa tốt nghiệp Phổ thông Trung học đã xác định con đường học nghề, thay vì lao đầu vào học đại học”, Đại sứ Kỹ năng nghề chia sẻ.
Hồng Phượng
" alt=""/>Từ Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu đến Đại sứ kỹ năng nghềCon gái chị Ly, em Trần Thu Loan (16 tuổi) là nhân vật trong bài viết “Học sinh giỏi 10 năm bỗng chốc 'trở thành' đứa trẻ 2 tuổi”. Từ ngày bài báo được đăng tải, nhiều người biết đến hoàn cảnh của em đã tìm đến động viên, hỗ trợ tiền giúp đỡ gia đình vơi bớt khó khăn.
Em Loan bị biến chứng não sau cơn sốt kéo dài |
Được biết, hiện sức khỏe của Loan đang có tiến triển khá tốt. Em vẫn đang uống thuốc để cải thiện não. Trước mắt em sẽ còn phải điều trị lâu dài, đồng nghĩa với gia đình còn phải trải qua nhiều khó khăn.
Đón nhận tấm lòng bạn đọc ủng hộ, chị Ly nghẹn ngào: “Cả cuộc đời vợ chồng tôi có mơ cũng không có được số tiền lớn như vậy. Được mọi người giúp đỡ, con tôi có hy vọng cứu sống rồi. Cả cuộc đời này, gia đình tôi mang ơn tấm lòng quý báo, các nhà hảo tâm”.
Gia đình Loan đón nhận số tiền bạn đọc báo VietNamNet ủng hộ |
Tại buổi trao tiền, chị Phùng Thị Quỳnh, Bí thư Huyện đoàn cho biết, hoàn cảnh của em Loan thực sự rất đáng thương. Đang là học sinh giỏi của Trường THPT Giao Thuỷ A, chỉ vì một trận sốt kéo dài đã khiến em gánh chịu bi kịch đau lòng. Bố mẹ em đều làm nông dân, quanh năm chân lấm tay bùn nên việc điều trị bệnh cho con khiến gia đình gặp nhiều khó khăn.
“Tôi xin thay mặt cho Ban chấp hành huyện đoàn và gia đình chị Ly cảm ơn báo VietNamNet và bạn đọc đã hỗ trợ, giúp đỡ mẹ con chị ấy vượt qua giai đoạn khó khăn này”, chị Quỳnh nói.
Phạm Bắc
Sau khi bài viết: “Mồ côi cha, bé gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh cần tiền mổ gấp” được đăng tải trên Báo VietNamNet, nhiều bạn đọc đã giúp đỡ bé Nguyễn Bảo Trâm có đủ kinh phí mổ tim.
" alt=""/>Trao hơn 370 triệu đồng đến em Trần Thị Loan mắc bệnh hiểm nghèo