Hội đồng tư vấn kết luận chính thức việc tiêm trộn 2 vắc xin Covid
2025-01-28 09:58:46 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thể thao View:316lượt xem
Theộiđồngtưvấnkếtluậnchínhthứcviệctiêmtrộnvắlich affo đó, trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vắc xin Covid-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2, có thể sử dụng vắc xin khác tiêm mũi 2. Cụ thể:
- Nếu tiêm mũi 1 vắc xin do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất.
- Nếu tiêm mũi 1 vắc xin do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin do Pfizer sản xuất và ngược lại.
Khuyến cáo trên được đưa ra sau cuộc họp Hội đồng tư vấn chuyên môn về sử dụng vắc xin của Bộ Y tế sáng 8/9.
Theo Bộ Y tế, để thực hiện Chiến lược vắc xin phòng Covid-19, đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận nhiều loại vắc xin được sản xuất theo các công nghệ khác nhau như công nghệ vector (AstraZeneca sản xuất hoặc Sputnik V), công nghệ mRNA (do Pfizer, Moderna sản xuất), công nghệ bất hoạt (vắc xin do Sinopharm sản xuất).
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng đang nghiên cứu phát triển một số loại vắc xin bằng những công nghệ khác nhau.
Thời gian qua, do tình hình khan hiếm vắc xin nói chung, nhiều quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng các liệu trình tiêm kết hợp 2 loại vắc xin cùng công nghệ hoặc khác công nghệ sản xuất, căn cứ theo loại vắc xin sẵn có tại từng thời điểm, như tiêm vắc xin véc tơ virus với vắc xin mRNA, hoặc tiêm 2 loại vắc xin mRNA của các nhà sản xuất khác nhau...
Khuyến cáo tiêm chéo các loại vắc xin của Bộ Y tế xuất phát từ tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng vắc xin để tăng độ bao phủ, tiêm sớm và đúng lịch, phục vụ phòng chống dịch.
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
Nguyễn Liên
39% người dân trên 18 tuổi ở Hà Nội đã được tiêm vắc xin Covid-19
Hà Nội đang tiếp tục đề nghị Bộ Y tế phân bổ thêm vắc xin để đạt độ bao phủ tiêm chủng.
Vụ trưởng Vụ Vận tải Trần Bảo Ngọc cho biết, không chỉ hàng không mà vận tải hàng hải, đường bộ, đường sắt cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Về hàng hải, sản lượng vận tải hàng hoá giảm 30% so với tháng 1/2020 và giảm 0,3% so với cùng kỳ; sản lượng hành khách giảm tương ứng 17,8% và 3,4%.
Các doanh nghiệp vận tải biển trong nước đứng trước nguy cơ thiếu nguồn cung đầu vào (nguyên vật liệu) cho hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Sản lượng vận tải hàng hoá đường bộ trong tháng 1 cũng giảm 6,4%, sản lượng hành khách giảm 16,3% so với tháng 01/2020 và giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Về đường sắt, sản lượng hành khách giảm 45% so với tháng 1/2020 và giảm 47,4% so với cùng kỳ năm ngoái.