Vụ việc MC truyền hình M.T bị tố có hành vi bạo lực,ơquanchứcnăngvàocuộcvụnamMCbịtốbạohànhemvợbang gia vang đánh đập em vợ trong thời gian dài khiến dư luận bức xúc.
Cơ quan chức năng vào cuộc vụ nam MC bị tố bạo hành em vợ


相关文章
- 、
-
Mark Zuckerberg thách thức AppleFacebook muốn "lách luật" để tránh phải trả phí cho Apple. Ảnh: Facebook.
Cụ thể, Mark Zuckerberg cho biết Facebook sẽ tạo đường dẫn đặc biệt cho những nhà sáng tạo nội dung nền tảng. Khi người dùng đăng ký gói dịch vụ theo đường dẫn này, nhà sáng tạo sẽ nhận về toàn bộ doanh thu, không bị mất phí cho kho ứng dụng, trừ các loại thuế thu nhập.
"Những nhà sáng tạo sẽ hoàn toàn kiểm soát được người theo dõi họ, chúng tôi cho phép họ tải về email của mọi người đăng ký", Mark Zuckerberg nói thêm.
Vào năm 2020, Facebook đưa ra hình thức "đăng ký". Khi tham gia dịch vụ này, người đăng ký sẽ trả phí hàng tháng hoặc hàng năm cho nhà sáng tạo nội dung. Thông thường, Apple thu phí đối với mọi giao dịch phát sinh doanh thu trên nền tảng App Store. Do đó, nếu người dùng đăng ký trên app Facebook ở iOS, Apple cũng thu từ 15-30% số tiền. Mức cắt phí của Apple thông qua nền tảng App Store là chủ đề gây tranh cãi nhiều năm qua.
Với chương trình mới, Facebook đang dùng cách "lách luật" giống như Spotify hay Epic Games. Trước Facebook, nhiều công ty đã cố ý dẫn khách hàng tới cổng thanh toán của riêng mình, để tránh bị mất phí cho Apple. Hình thức lách luật này dẫn đến nhiều tranh chấp pháp lý, như vụ Epic Games kiện Apple năm 2020.
Mức phí mà Apple thu qua App Store là nguyên nhân dẫn đến nhiều tranh chấp pháp lý, như vụ kiện của Epic Games. Ảnh: Reuters.
Theo quy định của Apple, ứng dụng trên iOS không được cung cấp hình thức thanh toán thay thế. Tuy nhiên, với cách làm của Facebook, chính người sáng tạo nội dung sẽ gửi đường dẫn đến người đăng ký của mình. Do đó, có thể coi như Facebook không vi phạm chính sách của Apple.
Đại diện Facebook cũng xác nhận ứng dụng này vẫn giữ lại tính năng thanh toán trực tiếp qua hệ thống của Apple.
CEO Meta cũng cho biết công ty này còn mở chương trình, cho phép những nhà sáng tạo kiếm thêm tiền dựa theo lượng người đăng ký của họ. Với mỗi người đăng ký, nhà sáng tạo sẽ nhận từ 5-20 USD. Đây là một phần trong chương trình đầu tư 1 tỷ USD để thu hút người làm nội dung của Facebook.
Trong buổi giới thiệu vũ trụ ảo của mình, Mark Zuckerberg nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết để lôi kéo những nhà phát triển, người tạo nội dung cho nền tảng này. Thông điệp này được Chris Cox, nhân vật quan trọng thứ ba của Meta nhắc lại trong hội nghị Web Summit 2021, đang được tổ chức tại Lisbon.
"Meta không muốn xây dựng vũ trụ ảo một mình", Cox nhấn mạnh.
Theo Zing
Apple khiến các nền tảng mạng xã hội bốc hơi gần 10 tỷ USD
Một cuộc điều tra của Financial Times cho thấy Snapchat, Facebook, Twitter và YouTube đã mất khoảng 9,85 tỷ USD doanh thu sau những thay đổi của Apple đối với các quy định về quyền riêng tư.
"> -
Chiều nay 16/5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ đã báo cáo tại phiên họp thứ 45 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện, triển khai Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 'Tiếp tục xã hội hoá viết SGK, không dùng ngân sách'Ông Nhạ cho biết, theo quy định của Ngân hàng Thế giới, việc tuyển chọn tác giả SGK phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Việc tổ chức đấu thầu cần có đủ căn cứ pháp lý để xây dựng cơ cấu, thành phần, số lượng tác giả và biên tập viên. Tuy nhiên, ngay sau khi ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT đã tổ chức 2 lần đấu thầu tuyển chọn tác giả nhưng không tuyển được đủ số lượng. Nguyên nhân chính là hầu hết các chuyên gia có kinh nghiệm đã sớm ký hợp đồng với các nhà xuất bản và triển khai biên soạn SGK.
Hay ở lần đấu thầu thứ 2 để tuyển chọn tác giả, khi Bộ GD-ĐT tổ chức thương thảo để ký hợp đồng, các tác giả đã đưa ra nhiều yêu cầu về nhuận bút lâu dài sau khi biên soạn mà theo quy định thì Bộ không đáp ứng được. Qua tìm hiểu, hầu hết các ứng viên nộp hồ sơ tuyển chọn tác giả đều đang thực hiện hợp đồng biên soạn SGK với các Nhà xuất bản.
Theo đó ông Nhạ cho biết, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK và trường hợp đã có ít nhất 1 bộ sách bảo đảm chất lượng được phê duyệt thì Bộ GD-ĐT không tổ chức biên soạn một bộ sách (sử dụng ngân sách nhà nước) nữa.
Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện chia sẻ tại cuộc họp. Về điều này, bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện cho rằng nếu đã là nguyên nhân khách quan thì rất khó để có thể khắc phục.
“Bởi đã là khách quan thì năm nay không có các chuyên gia đó, thì sang năm cũng sẽ không có được và sẽ không bao giờ có được sách. Cũng có cử tri hỏi tôi, nhân tài như lá mùa thu, tại sao lại không tìm được những người để làm việc này”, bà Hải nói.
Bà Hải cho rằng, phía Bộ GD-ĐT cần nêu một cách cặn kẽ hơn về các điều kiện để đấu thầu, yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm ứng viên ra sao. “Và nêu rõ những người như vậy hiện nay ở đất nước ta là rất hiếm, chỉ có độ khoảng bao nhiêu người thôi và những người đấy thì đã làm gì...
Bà Hải cho rằng, như vậy cần bỏ nội dung “Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK” trong Nghị quyết 88 và sửa thành “trường hợp cần thiết sẽ do Thủ tướng quyết định”.
Về thực trạng biên soạn SGK lớp 1 sử dụng cho năm học 2020-2021, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho hay, hiện đã có 5 bộ sách của 3 nhà xuất bản thực hiện theo chủ trương xã hội hóa được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt ban hành. Cả 3 nhà xuất bản tham gia biên soạn SGK đều thuộc ngành giáo dục, trong đó NXB Giáo dục Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ.
Từ đó, theo ông Bình, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng cần cân nhắc việc Bộ GD-ĐT tiếp tục chủ trì biên soạn SGK lớp 1.
“Thời gian từ nay đến khai giảng năm học 2020-2021 còn rất ngắn để triển khai biên soạn, thực nghiệm và thẩm định một bộ SGK mới. Việc tập hợp các chuyên gia sẽ gặp khó khăn khi các nhà khoa học có kinh nghiệm đã tham gia các nhóm biên soạn của 3 nhà xuất bản. Việc xã hội hóa biên soạn SGK đã huy động được nguồn lực các tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào công tác giáo dục, tạo điều kiện cho Bộ GD-ĐT tập trung vào nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng SGK”, ông Bình phân tích.
Do đó, Thường trực Ủy ban cũng thống nhất với đề nghị của Chính phủ tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, không sử dụng ngân sách nhà nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, trước đây khi bàn về chuyện “Bộ GD-ĐT phải chủ động biên soạn một bộ sách giáo khoa”, mọi người cũng thấy rằng nếu Bộ GD-ĐT làm một bộ sách thì cũng không phải đã là tốt nhất. “Bởi nếu có một bộ sách của Bộ GD-ĐT biên soạn thì sẽ có thiên hướng các trường lại chọn bộ sách này mà không chọn những bộ sách của các tổ chức, cá nhân khác biên soạn. Như vậy cũng ảnh hưởng không tốt đến chủ trương xã hội hóa và tinh thần một chương trình, nhiều bộ sách”, ông Đam nói.
Do đó, ông Đam đồng ý với kiến nghị của Bộ GD-ĐT và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội không cần phải dùng đến ngân sách nhà nước để biên soạn sách giáo khoa.
Hải Nguyên
Bộ Giáo dục không ký được hợp đồng với chuyên gia để biên soạn một bộ sách giáo khoa
- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép trường hợp đã có ít nhất 1 bộ SGK bảo đảm chất lượng thì Bộ GD-ĐT không tổ chức biên soạn một bộ sách sử dụng ngân sách nhà nước nữa.
"> -
Anh vội vàng đưa tay quệt đi rồi tiếp tục câu chuyện. Anh bảo cứ mỗi lần nhắc đến con là phải dằn lòng lại vì thương lắm, đau lắm. Bé trai sống mòn mỏi vì căn bệnh ung thưCon khóc suốt ngày
Cậu con trai của anh mới chỉ hơn một tuổi, mới chỉ bập bẹ được vài từ vậy mà đã sớm mắc phải căn bệnh nan y. Tính mạng của con càng ngày càng trở nên mong manh, bởi khả năng tài chính của gia đình ngày một giảm.
Mắc phải căn bệnh ung thư từ khi còn quá nhỏ, tính mạng của cậu bé rất mong manh. Không chỉ đối với vợ chồng anh Nguyễn Duy Khương và chị Huỳnh Thị Thúy Liễu (thôn 1, xã Đạ Mri, huyện Đạ Huai, tỉnh Lâm Đồng) mà có lẽ ai chứng kiến cảnh bé đau đớn cũng không thể cầm lòng.
Khối u trong xương hành hạ, khiến bé sốt cao, khóc rỉ rả cả ngày, chỉ khi nào mệt quá mới ngủ thiếp đi. Tình dậy, bé lại khóc cha mẹ dỗ dành đủ kiểu nhưng dường như vẫn không làm bé nguôi cơn đau.
Mới đầu, cánh tay trái của bé sưng lên, bác sĩ cũng chỉ nghi ngờ đó là do căng cơ. Sau vài lần điều trị không bớt, bác sĩ đã mổ để sinh thiết. Gia đình nhận một kết quả đau lòng bé bị ung thư xương.
Nếu như không được điều trị, tính mạng bé sẽ khó giữ được. Bắt đầu từ tháng 3/2018, bé Nguyễn Huỳnh Duy Vương được điều trị với phác đồ chữa bệnh ung thư xương. Hầu như ngày nào bé Duy Vương cũng phải uống thuốc và tiêm truyền. Sau mỗi lần truyền thuốc, sức khỏe của bé tiều tụy. Có khi vài ba ngày bé không thể ăn uống được. Cha mẹ ép được muỗng sữa, muỗng cháo rồi lại ói ra ngay sau đó.
Hết toa thứ nhất, bé khỏe được một chút, gần đến ngày điều trị toa thứ 2 bé lại đau đớn. Cứ như vậy hết toa thuốc này đến toa thuốc khác, nhiều tháng nay, cơ thể của bé lúc trồi lúc sụt.
Bé được điều trị đến toa thứ 4 thì tài chính gia đình bé đã cạn kiệt. Những ngày tiếp theo đó, gia đình phải vay mượn của người thân để chữa trị cho Duy Vương. Đến nay, cha bé phải cầu cứu nhờ đến sự chia sẻ của cộng đồng may ra mới có cơ hội.
Trong gia đình, ngoài bé Vương bị bệnh bà nội của bé cũng đang điều trị bệnh tim, huyết áp nên gánh nặng tiền bạc luôn đè nặng lên vai vợ chồng anh Khương và chị Liễu.
Một đơn thuốc 8 triệu đồng
Nếu như bé Vương chỉ dùng 1 -2 đơn thuốc thì có lẽ cuộc sống của gia đình anh Khương sẽ không kiệt quệ như hiện tại. Một đứa con nằm viện suốt trong thời gian dài, không những mẹ phải nghỉ hẳn việc để chăm con, nhiều khi cha cũng phải lên bệnh viện chăm phụ.
Mỗi toa thuốc của bé tới 8 triệu đồng. Mỗi tháng cần một số tiền rất lớn ngoài tiền thuốc và những chi phí khác, trong khi việc kiếm tiền của anh Khương lại không được trọn tháng. Nếu như trước đây, cả hai vợ chồng cùng làm, con không bị bệnh thì cũng chỉ đảm bảo cuộc sống hằng ngày. Giờ đây, con bệnh, mẹ bệnh mọi chi phí đổ dồn lên vai anh Khương, trong khi thời gian làm việc của anh rất hạn chế.
Bé Vương đang được cầm cự bằng những đồng tiền cha mẹ vay được. Tuy nhiên, với hoàn cảnh hiện tại, họ không thể vay được nhiều. Cơ hội chữa bệnh của bé Vương sẽ rất mong manh. Với căn bệnh bé đang mang đòi hỏi việc điều trị phải liên tục và diễn ra trong thời gian dài. Nếu vì lý do nào đó mà ngưng thuốc thì khó có thể đảm bảo được tính mạng cho bé. Bé Vương đang rất cần sự chia sẻ của bạn đọc trong lúc gia đình khó khăn nhất.
Làm sao có đủ tiền cứu con. Chia sẻ với chúng tôi anh Khương bày tỏ: “Chúng tôi đã tìm đủ mọi cách cứu con rồi, nhưng không may cháu mắc phải căn bệnh hiểm nghèo tốn tiền quá. Một mình tôi không thể nào lo xuể. Tiền bạc kiếm không ra mà tiền thuốc men nhiều vô kể, riêng con tôi một toa thuốc cũng tới 8 triệu đồng. Giờ đây không chỉ mình con tôi bị bệnh, mẹ tôi cũng bị bệnh tim, em trai tôi mới đi bộ đội được ít tháng cũng mắc bệnh u não đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 175, tôi phải chạy qua chạy lại. Thật sự, lúc này chúng tôi chỉ biết cố gắng hết sức thôi rồi được tới đâu tính tới đó”.
Đức Toàn
Mọi sự ủng hộ xin gửi theo địa chỉ:
1. Gửi trực tiếp: anh Nguyễn Duy Khương (thôn 1, xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huai, tỉnh Lâm Đồng ĐT: 0973 401 790
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.201 bé Nguyễn Huỳnh Duy Vương
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
-
- Được đưa về tới Hà Nội bằng đủ loại phương tiện, phải trải qua một quá trình sơ chế để che mắt người tiêu dùng và mua bán như phim trinh thám các loại thực phẩm bẩn mới chính thức…lên mâm. Đường về Hà Nội của thịt thối
">