Premier League đang trải qua giai đoạn khởi đầu khá hấp dẫn, giàu kịch tính. Trong đó, một điểm đáng chú ý là phong độ bất ổn của MU, có thể xem như cuộc khủng hoảng toàn diện.
![]() |
MU khủng hoảng phong độ và niềm tin |
Sau 6 vòng đấu, MU mới chỉ có 8 điểm. Một trong những khởi đầu tệ nhất trong lịch sử CLB ở Premier League.
Cách nay không lâu, Ole Gunnar Solskjaer than thở ông không được cấp cầu thủ như mong muốn. Có thể nói, đây là cách để "chuyền" trách nhiệm sang Phó chủ tịch Ed Woodward.
Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn thuộc về Solskjaer, cho dù Ed Woodward có tiếng nói cuối cùng trong việc mua cầu thủ mới.
Solskjaer là người trực tiếp cơ cấu đội hình MU. Được quyết định về chuyên môn, ông gạt bỏ một loạt cầu thủ khỏi kế hoạch, mà thiếu phương án để bổ sung.
Trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè 2019, 6 cầu thủ trong đội hình một MU rời Old Trafford. Họ là Romelu Lukaku, Alexis Sanchez, Antonio Valencia, Matteo Darmian, Ander Herrera và Chris Smalling.
Không phải ai trong số những người này cũng chắc suất đá chính, nhưng ít nhất họ đảm bảo cho MU về chiều sâu đội hình, mang đến những giải pháp chiến thuật quan trọng cho cuộc đua đường dài.
3 sự bổ sung Harry Maguire, Wan-Bissaka và Daniel James là quá ít.
![]() |
MU thiếu giải pháp nhân sự lẫn ý tưởng chiến thuật |
Chỉ riêng vấn đề trên hàng công là đủ thấy sai lầm của Solskjaer. Lukaku và Alexis Sanchez bị cô lập hoàn toàn, trước khi phải khăn gói sang Inter, để rồi MU không còn tiền đạo.
Hạn chế về chiến thuật
Chiến lược sai lầm đang làm hại MU. Đồng thời, chiến thuật cũng là một hạn chế lớn ở "Quỷ đỏ".
Từ giai đoạn giao hữu mùa hè 2019 cho đến thời điểm này, Solskjaer chỉ tập trung vào việc triển khai chiến thuật dựa trên sơ đồ 4-2-3-1.
Lối chơi này đòi hỏi một cầu thủ có khả năng tổ chức, làm cầu nối giữa hàng tiền vệ và tiền đạo. Chính xác là một "số 10" hiện đại.
![]() |
Solskjaer đang là vấn đề chính của MU |
"Số 10" của MU là ai? Solskjaer ban đầu trao cơ hội cho Lingard. Gần đây là Juan Mata. Điểm chung là cả hai đều không mang đến hiệu quả như mong đợi.
Dẫu vậy, Solskjaer vẫn bám lấy bộ khung này, mà không có điều chỉnh nào khác.
Chính vì thế, MU đang chơi bóng một cách đơn giản, không thể áp đảo các đối thủ, và dễ dàng đánh mất điểm.
Solskjaer đang bộc lộ sự hạn chế về mặt chiến thuật. Ông đồng thời thiếu sự mạo hiểm cần thiết, để tạo đột phá về mặt đấu pháp lẫn con người.
Trong vòng 1 tháng nữa, MU có hai cuộc chiến với Arsenal và Liverpool. Đấy có thể là thời điểm tương lai Solskjaer được định đoạt.
Video clip:
Đại Phong
" alt=""/>MU khủng hoảng: MU trả giá vì sai lầm của SolskjaerĐẩy nhanh tiến độ cao tốc Bắc-Nam phía đông, sân bay Long Thành
Sân bay Long Thành: Ủy ban Quốc hội phê tiến độ quá chậm
Lý do có tiền nhưng chưa làm cao tốc Bắc-Nam, sân bay Long Thành
Xây dựng hạ tầng đáp ứng việc tăng quy mô dân số
Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cho biết, việc xây dựng hạ tầng xã hội vùng ven sân bay Long Thành cũng phải được triển khai ngay, càng sớm càng tốt mới đảm bảo đời sống cho người dân vì toàn bộ khối lượng công việc nói trên là không nhỏ.
Cụ thể, trong phương án điều chỉnh địa giới hành chính các xã, toàn bộ 5 ngàn hécta diện tích đất xây dựng sân bay sẽ nhập vào xã Bình Sơn. Do đó, diện tích đất tự nhiên của xã sau khi đã cập nhật và điều chỉnh địa giới hành chính là 7.333ha.
![]() |
Sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư khoảng 16 tỷ USD |
Việc này, không chỉ làm tăng về mặt diện tích đất tự nhiên mà quy mô dân số xã Bình Sơn cũng tăng thêm từ 25-30 ngàn người, khi 2 khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn và Bình Sơn đưa vào sử dụng.
Theo tính toán của UBND huyện Long Thành thì tổng quy mô dân số xã Bình Sơn là khoảng 40 ngàn người. Hiện tại, trụ sở làm việc của HĐND, UBND xã Bình Sơn được xây dựng hơn 20 năm đã cũ kỹ và khá chật hẹp, khó đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Bên cạnh đó, hàng loạt các công trình như: trung tâm văn hóa, trạm y tế, văn phòng một cửa… cũng cần phải xây dựng để đáp ứng cho thực tế.
Ngoài việc xây dựng trung tâm hành chính xã Bình Sơn thì các hạ tầng xã hội khác cũng phải xây dựng mới như: Nhà văn hóa ấp 2, xã Suối Trầu; Trường mầm non ấp 2, xã Suối Trầu; hệ thống đường dây điện trung, hạ thế ấp 2, xã Suối Trầu; lưới điện khu vực xã Cẩm Đường với các trạm biến áp 110kV Bình Sơn; nâng cấp cải tạo lưới điện nhánh Bàu Tre và nhánh An Viễn.
Cần xây dựng mới nhiều tuyến đường
Theo ông Nguyễn Tấn Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành, khi triển khai xây dựng dự án sân bay, cũng là lúc phải thực hiện xây dựng luôn 3 tuyến đường gom xung quanh dự án này. Đó là các tuyến đường: Cầu Mên; Bàu Cạn - Suối Trầu - Cẩm Đường và đường ấp 2, xã Suối Trầu.
Đường Cầu Mên được xây dựng để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân ấp 11, xã Bình Sơn, đồng thời kết nối ra trung tâm xã và đi về xã Cẩm Đường. Tuyến đường này dài khoảng 6km, điểm đầu tại đường Cầu Mên hiện hữu (tại vị trí Cầu Mên), điểm cuối là hương lộ 10 ở khu vực tiếp giáp với Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo ông Hưng, ở tuyến đường này thì đoạn đầu tuyến chủ yếu bám theo đường cũ, nhưng đoạn cuối tuyến sẽ mở mới hoàn toàn. Đường được xây dựng rộng hơn 8m, trong đó mặt đường chính là 5,5m.
Đường Bàu Cạn - Suối Trầu - Cẩm Đường sẽ phục vụ việc đi lại của người dân ấp 2, xã Suối Trầu, kết nối với xã Bàu Cạn để về trung tâm huyện. Tuyến đường dài hơn 10km, điểm đầu tại ngã tư Thái Hiệp Thành giao với đường Bàu Cạn và điểm cuối tại ngã ba giao với hương lộ 10. Tuyến đường được xây dựng rộng 9m với 2 làn xe cho phép tốc độ lưu thông 60km/giờ. Trên tuyến đường này sẽ phải xây dựng 3 cầu bê tông cốt thép.
Đường ấp 2, xã Suối Trầu được coi là tuyến đường chính để người dân ấp 2, xã Suối Trầu kết nối với trung tâm xã Bàu Cạn. Đặc điểm khác biệt của khu dân cư ở đây là khi xây dựng sân bay sẽ bị chia cắt bởi sân bay và suối Cả, vì vậy phải mở mới và cải tạo thêm 3 nhánh đường nhỏ để kết nối vào đường Bàu Cạn - Suối Trầu - Cẩm Đường theo 3 hướng. Đường có tổng chiều dài 4,2km gồm 2 nhánh, nhánh chính dài 3,6km, nhánh phụ dài hơn 600m. Đường được thiết kế rộng hơn 8m với 2 làn xe lưu thông.
Được biết, sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư và nguồn vốn cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng (khoảng 16 tỷ USD, áp dụng đơn giá của năm 2014). Khoảng 5.000ha đất cần được giải phóng mặt bằng để xây dựng sân bay với số tiền thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư là khoảng 22.856 tỷ đồng.
Mạnh Đức (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về tình hình quản lý đất đai trên địa bàn, đặc biệt là khu vực xung quanh dự án sân bay Long Thành.
" alt=""/>Tăng tốc đầu tư hạ tầng ven sân bay Long Thành![]() |
Một người đi xe máy đeo khẩu trang di chuyển qua tấm áp phích kêu gọi mọi người dân chung sức đồng lòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Reuters |
Các quốc gia như New Zealand, Australia... đã được ca ngợi vì cách các nhà lãnh đạo của họ hành động nhanh chóng.
Trước khi ghi nhận bất kỳ ca dương tính với virus corona chủng mới nào, New Zealand ngày 3/2/2020 đã áp giới hạn đi lại đối với những du khách đến từ Trung Quốc đại lục. Australia triển khai các quy định nghiêm ngặt hơn với hầu hết các nước khác và chỉ cho phép người dân di chuyển trong vòng bán kính 4,8km tính từ nhà họ.
Việt Nam đáng được ghi nhận nhiều hơn
Theo báo Business Insider, câu chuyện chống dịch của Việt Nam đáng được nêu gương và ghi công nhiều hơn.
Với vị trí địa lý (giáp biên giới với Trung Quốc, nước đầu tiên bùng phát dịch) và quy mô dân số (khoảng 97 triệu dân), Việt Nam có khả năng trở thành một điểm nóng về Covid-19. Song, thông qua sử dụng mô hình chống dịch chi phí thấp và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cơ bản như thường xuyên vệ sinh tay và đeo khẩu trang, Việt Nam đã kiểm soát được dịch trong vòng vài tháng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam mới ghi nhận không đầy 2.500 ca nhiễm và 35 trường hợp tử vong.
Báo Mỹ nhấn mạnh, không quốc gia nào có cùng quy mô dân số lại kiềm chế virus tốt như Việt Nam. Ví dụ, với 102 triệu dân, Ai Cập đã có hơn 176.000 ca nhiễm, theo dữ liệu thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ). Cộng hòa Dân chủ Congo, nước nằm giữa lục địa châu Phi, ghi nhận hơn 24.000 ca mắc trong tổng số 89 triệu dân.
Trong bảng xếp hạng 98 nước về mức độ thành công trong ứng phó với đại dịch, do Viện nghiên cứu Lowy (Australia) công bố ngày 28/1, Việt Nam đứng thứ 2 chỉ sau New Zealand, trong khi Mỹ xếp gần cuối, ở vị trí 94.
Tuy nhiên, Kamal Malhotra, điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam tin quốc gia hình chữ S ứng phó với dịch tốt hơn cả New Zealand.
Bí quyết giúp kiểm soát dịch thành công
Guy Thwaites, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm đã có mặt tại một trong các bệnh viện chủ chốt được Chính phủ Việt Nam chọn làm nơi điều trị bệnh nhân Covid-19, chia sẻ với báo Business Insider rằng, nhà chức trách địa phương đã phản ứng "rất nhanh chóng và quyết liệt".
Ngay từ tháng 1/2020, Việt Nam đã tiến hành các đánh giá rủi ro đầu tiên, ngay sau khi một chùm ca bệnh "viêm phổi nặng" được phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc.
"Các trường học được lệnh đóng cửa và nhà chức trách ban hành giới hạn với các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã làm tất cả những việc đơn giản một cách nhanh chóng", ông Thwaites nhớ lại.
Điều phối viên LHQ Malhotra đánh giá, Việt Nam thành công trong cuộc chiến chống đại dịch nhờ 3 yếu tố gồm truy vết tiếp xúc, chiến lược xét nghiệm có chọn lọc và thông điệp rõ ràng. Thay vì xét nghiệm tất cả mọi người, Việt Nam chỉ xét nghiệm những ca nghi nhiễm trong truy vết tiếp xúc. Nhà chức trách đóng cửa biên giới và tất cả những người nhập cảnh đều được cách ly miễn phí trong các cơ sở của nhà nước.
Phóng viên Kate Taylor của báo Business Insider, người có mặt tại Việt Nam hồi tháng 2 năm ngoái khi đất nước mới ghi nhận chưa đầy 20 ca nhiễm, kể rằng cô nhìn thấy sự chú trọng vào các biện pháp bảo đảm an toàn như đeo khẩu trang, nâng cao nhận thức về các triệu chứng nhiễm virus và đo thân nhiệt.
Nhấn mạnh đến việc Việt Nam chưa bao giờ phải phong tỏa toàn quốc gắt gao như Anh hay một số nước châu Âu, Business Insider khẳng định đây là minh chứng cho cách làm "rẻ nhưng hiệu quả" của Việt Nam.
Khi số ca mắc tăng lên, các địa phương bùng dịch phải thực hiện phong tỏa tại chỗ. Song, thay vì phong tỏa toàn bộ đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã cho triển khai các biện pháp giãn cách xã hội khắp toàn quốc trong 2 tuần hồi tháng 4. Đến đầu tháng 5, người dân trên khắp Việt Nam đã hầu như có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Theo Business Insider, người dân Việt Nam đang học cách sống trong trạng thái bình thường mới. Nhà chức trách vẫn khuyến khích người dân tuân thủ nghiêm giãn cách xã hội và đeo khẩu trang phòng chống lây nhiễm virus.
Tuấn Anh(gt)
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19Chào mừng Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines, GS. Robert McClelland - Trưởng Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam nhấn mạnh, chuyến thăm, làm việc của Chủ tịch Thượng viện Sue Lines có ý nghĩa quan trọng, thể hiện mối quan hệ hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục giữa Australia và Việt Nam.
Giới thiệu về Đại học RMIT, GS. Robert McClelland cho biết, “Đại học RMIT đã hòa nhập vào từng hơi thở của nước Việt trong hơn hai thập kỷ qua với tư cách một trường đại học quốc tế 100% vốn nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam, đóng góp cho các ưu tiên xã hội và kinh tế của khu vực.
Chúng tôi tự hào về các cơ sở đã tạo được vị thế ở Việt Nam, những trung tâm học tập và gắn kết cộng đồng sôi động cho hơn 12.000 sinh viên hiện đang theo học tại trường, 22.500 cựu sinh viên và 1.300 cán bộ giảng viên”.
GS. Robert McClelland cũng nhấn mạnh, “Tham vọng lớn nhất của chúng tôi là đào tạo ra những công dân toàn cầu thật sự, những đại sứ đa văn hóa sẵn sàng tạo khác biệt ở Việt Nam và trên toàn thế giới”.
“Đại học RMIT cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045”, GS. Robert McClelland nói.
Bà Jodie Altan, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Đối ngoại Đại học RMIT Việt Nam, đồng thời giới thiệu tổng quan về những đóng góp của trường tại Việt Nam cũng như những cơ hội mà trường đã đem lại cho Australia, bao gồm sự hiện diện toàn cầu của trường, danh mục đào tạo và cam kết với Việt Nam.
Sau chuyến thăm, Thượng nghị sĩ Lines nhận xét khuôn viên trường ở cơ sở Nam Sài Gòn sống động và mang nhiều điểm đặc trưng của tiêu chuẩn quốc tế. Giáo dục có sức mạnh lớn trong việc thay đổi cuộc sống và cộng đồng, theo đó, bà tự hào về đóng góp trường đem lại cho Việt Nam.
Thượng nghị sĩ Lines từng gặp gỡ một số nhân tài trong cộng đồng cựu sinh viên Australia ở Việt Nam do Đại học RMIT góp phần đào tạo. "Thành công mà họ mang lại cho bản thân cũng như đất nước thật sự mang tính cải cách", bà khẳng định.
Doãn Phong
" alt=""/>Chủ tịch Thượng viện Australia thăm, làm việc tại Đại học RMIT Việt Nam