Toby Graham, 40 tuổi, có trụ sở tại Thượng Hải, làm việc cho một công ty kế toán quốc tế. Đối với anh, việc quay trở lại sử dụng tiền mặt là điều không thể tưởng tượng được. "Tôi không thể cho bạn biết ngày cuối cùng tôi sử dụng tiền mặt ở đây là khi nào, nhưng chắc chắn là đã nhiều năm rồi", Graham nói. Anh đã sống ở Trung Quốc được 8 năm và đã theo dõi quá trình phát triển của WeChat và Alipay trên toàn quốc. Đến năm 2017, anh cũng đã ngừng sử dụng máy ATM.
"Trong bốn tháng qua, vì công việc, tôi đã đi đến 7 thành phố lớn ở Trung Quốc và tất cả những gì tôi mang theo là hộ chiếu, một ít quần áo và điện thoại", Graham chia sẻ. "Tôi không cần phải rút tiền mặt. Tôi thậm chí không có ví".
Graham giải thích rằng mặc dù anh cũng có thẻ tín dụng của mình nhưng chỉ sử dụng nó trong trường hợp mất điện thoại.
"Điện thoại là cách bạn làm mọi thứ. Tôi dùng nó để trả tiền điện nước và hóa đơn, trả tiền thuê cho chủ nhà, mua sắm trực tuyến, mua hàng tạp hóa ở siêu thị. Tôi không thể nghĩ ra một điều bạn không thể làm với điện thoại của mình ở đây", anh nói.
Việc sử dụng các ứng dụng thanh toán di động thậm chí đã thâm nhập vào các ngôi làng xa xôi. Theo công ty nghiên cứu thị trường Trung Quốc Daxue Consulting, gần một nửa dân số ở nông thôn nước này sử dụng dịch vụ thanh toán di động thường xuyên. Năm 2017, các giao dịch thông qua các dịch vụ thanh toán di động phi ngân hàng ở các vùng nông thôn đạt tổng cộng 6,64 nghìn tỷ USD.
"Tôi đã nhìn thấy những người kinh doanh nhỏ - tôi đang nói về những cửa hàng trái cây ven đường, hoặc những anh chàng làm mì xào và đẩy xe hàng xuống phố - và họ thậm chí không nhận tiền mặt nữa cơ", Graham nói. "Tôi cũng luôn thấy những người ăn xin và họ sẽ mang theo mã QR mà bạn có thể quét để đưa tiền cho họ".
Mã QR của Alipay (màu xanh biển) và mã QR của WeChat (màu xanh lá) tại một quầy hàng bán đồ tạp hóa trên phố ở Bắc Kinh.
Ở một lục địa xa xôi hơn, Thụy Điển, tình trạng tương tự cũng đang diễn ra. Quốc gia Bắc Âu này được dự đoán sẽ hoàn toàn không dùng tiền mặt vào năm 2023, chỉ vận hành nền kinh tế bằng thanh toán kỹ thuật số và thẻ. Nhiều doanh nghiệp địa phương như quán bar và nhà hàng, thậm chí cả ngân hàng, đã ngừng xử lý tiền mặt. Theo ngân hàng trung ương Thụy Điển, tỷ lệ người Thụy Điển sử dụng tiền mặt từ năm 2010 đến năm 2020 đã giảm từ 40% xuống dưới 10%.
Valter Primus, 20 tuổi, giờ đây cho rằng thật kỳ lạ khi thấy mọi người sử dụng tiền mặt. "Tôi thực sự không thấy ai làm như vậy. Giờ tôi hầu như chỉ thấy nó trên phim ảnh", anh nói.
Sinh viên đại học này nói rằng lần cuối cùng anh trả tiền cho một thứ gì đó bằng tiền mặt là khi 13 tuổi, ngay trước khi anh có chiếc thẻ ghi nợ đầu tiên của mình.
"Tôi không nhớ chính xác dùng nó để làm gì. Có lẽ là mua một chiếc bánh mì ở trường hay gì đó", Primus chia sẻ. "Sau đó, tôi bắt đầu sử dụng Swish. Đó là một ứng dụng cho phép bạn chuyển tiền từ tài khoản của mình cho người khác bằng số điện thoại của họ."
Swish được ra mắt vào năm 2012 bởi sáu ngân hàng lớn nhất của Thụy Điển và kể từ đó đã thu hút được hơn 7 triệu người dùng trên toàn quốc, chiếm hơn 2/3 dân số cả nước. Với Swish, Primus không còn giữ tiền mặt trong người hoặc ở nhà, điều mà anh ấy nói là bình thường.
"Thành thật mà nói, tôi không thể tưởng tượng được việc quay trở lại dùng tiền mặt. Nó có vẻ như khá phức tạp và như kiểu thế kỷ 19", Primus nói. "Ngay cả ông bà cố của tôi cũng đã cố gắng học cách dùng Swish và không sử dụng tiền mặt nữa."
Một phụ nữ đang giới thiệu hệ thống Samsung Pay tại sự kiện ở Barcelona.
Trở lại châu Á, Hàn Quốc đang bắt kịp Trung Quốc khi nói đến thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là một trong những quốc gia có nhiều người dùng Internet nhất trên thế giới và vào năm 2018, tiền mặt chỉ chiếm 20% trong tất cả các khoản thanh toán.
Một sinh viên đại học Hàn Quốc 20 tuổi, muốn được biết tới với biệt danh J, nói rằng cô chỉ sử dụng tiền mặt vào tháng trước để mua thuốc tránh thai vào buổi sáng. Nhưng đối với mọi thứ khác mua trong cuộc sống hàng ngày, cô đều sử dụng điện thoại cá nhân.
"Tôi nghĩ rằng thế hệ trẻ - ý tôi là những người dưới 65 tuổi - chắc chắn đều nghiêng về thanh toán kỹ thuật số", J nói. "Nếu không phải thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, mọi người sử dụng các ứng dụng để chuyển tiền mặt như KakaoPay, Samsung Pay và ZeroPay."
Ở Singapore và quốc gia láng giềng Malaysia, người dân cũng ngày càng chuyển sang thanh toán di động nhiều hơn, nhưng nhiều người vẫn sử dụng tiền mặt tại các cơ sở nhỏ hoặc vùng nông thôn không được trang bị hệ thống thanh toán kỹ thuật số.
"Tiền mặt dành cho những nơi mà tôi biết rằng họ sẽ không sử dụng payWave, một phương thức thanh toán không tiếp xúc. Vì vậy như chợ ẩm thực hay trung tâm bán hàng rong", Nica Rollan, 28 tuổi, một người Philippines làm việc tại Singapore nói.
Hesper Buckland, 19 tuổi, cho biết tình hình cũng tương tự ở Malaysia.
"Tôi thường có một ít tiền mặt trong tay mỗi ngày bởi vì [ở Malaysia], chúng tôi có một số quầy hàng rong hoặc địa điểm bán đồ ăn địa phương thuộc sở hữu của những người già và họ chỉ lấy tiền mặt. Nhưng đối với mọi thứ khác, tôi sử dụng một ứng dụng thanh toán trên điện thoại của mình", anh nói.
Trung tâm bán hàng rong là các khu ẩm thực ngoài trời với các quầy hàng bán các món ngon địa phương. Cho đến gần đây, những quầy hàng này thường chỉ thanh toán bằng tiền mặt, nhưng chính quyền địa phương đã và đang làm việc để số hóa các hoạt động kinh doanh này .
Trong khi Rollan đánh giá cao sự tiện lợi của việc không phải mang theo tiền xu và hóa đơn mọi lúc ở Singapore, cô nói rằng nếu mình trở lại Philippines, cô có thể sẽ quay lại sử dụng tiền mặt như thông thường.
"Các dịch vụ tài chính rất phân mảnh [ở Philippines], không giống như ở Singapore, nơi mọi người đều sử dụng các dịch vụ điện tử như PayNow và PayLah", cô nói. "Không dùng tiền mặt [ở Philippines] sẽ chỉ làm tăng chênh lệch thu nhập. Giáo dục kỹ thuật số và nhận thức cũng không có, chưa nói đến giáo dục cơ bản."
Trong khi nhiều người lạc quan về ý tưởng về một xã hội không tiền mặt, thì có những người khác, như Rollan, lo lắng rằng nó sẽ khiến một số cộng đồng bị tụt hậu. Chuyên gia tài chính tiêu dùng Erica Sandberg có trụ sở tại San Francisco cũng có cùng lo lắng như vậy.
"Việc tiến tới một xã hội hoàn toàn không dùng tiền mặt hoàn toàn để lại hậu quả không hề nhỏ. Không phải ai cũng có thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc điện thoại thông minh được trang bị ví di động", Sandberg chia sẻ.
"Một chiếc ví vật lý nơi mà bạn cất các hóa đơn và sau đó thanh toán mọi thứ khi bạn sử dụng là một quá trình có tác động mạnh mẽ. Nó hữu hình", cô nói thêm. "Bạn có thể thấy tiền của mình biến mất khi bạn chi tiêu, vì vậy bạn có nhiều khả năng cẩn thận hơn."
Sandberg cũng cảnh báo rằng việc hoàn toàn không dùng tiền mặt có thể ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân và quyền riêng tư. "Có thể thực hiện một giao dịch mua không được theo dõi là điều quan trọng. Tiền mặt cung cấp khả năng thực hiện các giao dịch mà các nhà tiếp thị và các công ty khác không thể giám sát", cô nói.
Nhưng những lo ngại về quyền riêng tư không phải lúc nào cũng dẫn đến việc người dùng hạn chế sử dụng công nghệ, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, khi các giao dịch không tiếp xúc được ưu tiên hơn. Richard Hartung, giám đốc điều hành của công ty tư vấn tài chính Transcart có trụ sở tại Singapore, cho biết các giao dịch không dùng tiền mặt ở châu Á đang tăng lên, bất chấp các vấn đề về quyền riêng tư vì hầu hết mọi người đều ưu tiên sự tiện lợi.
"Thanh toán kỹ thuật số đã phát triển do ngày càng có nhiều lựa chọn, chi phí thanh toán kỹ thuật số thấp hơn và gần đây là do đại dịch đã đẩy nhanh quá trình số hóa", Hartung cho biết.
Ông cũng nói rằng mặc dù Trung Quốc đang đi trước phong trào ở châu Á, nhưng việc các nước khác không dùng tiền mặt chỉ là vấn đề thời gian.
"Các khu vực khác của châu Á sẽ bắt kịp. Ứng dụng tiện lợi sẽ trợ giúp nhiều. Chính phủ cũng hỗ trợ giúp đỡ. Sự đổi mới cũng mang tới các lợi ích. Nhưng số hóa giữa đại dịch COVID mới là động lực lớn nhất", ông nhận định.
(Theo Genk)
Singapore khuyến khích người dân tìm đến các nền tảng thanh toán điện tử khi lì xì ngày Tết, giúp giảm khoảng 330 tấn khí thải carbon.
" alt=""/>Sống trong một xã hội không tiền mặt sẽ như thế nào?Em dự định sẽ mất khoảng 1 năm để tự học chương trình THPT. Trong đoạn clip, bố cậu bé cho biết: "Khác với các bạn đồng trang lứa, con có sở thích là học, coi việc học giống như đang thư giãn. Mỗi tối sau khi hoàn thành bài tập trên lớp, con đều mang đề thi đại học từ các năm trước ra giải".
Mới 8 tuổi em đã tự đặt ra mục tiêu phải đỗ vào Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ (MIT) - ngôi trường nổi tiếng với hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong các ngành khoa học.
![]() | ![]() |
Sau khi được bố chia sẻ, đoạn clip thu hút nhiều lượt bình luận. Không ít những phụ huynh bày tỏ ngưỡng mộ: "Bằng tuổi cậu bé này, con tôi giục làm bài tập về nhà còn khó"; "Cậu bé giỏi quá, thần đồng toán học đây rồi". Có phụ huynh lại bình luận hài hước: "Con nhà người ta không làm tôi thất vọng".
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ý kiến trái chiều, một phụ huynh cho rằng, việc cậu bé tự hoàn thành được chương trình cấp 2, cấp 3 ở tuổi lên 8 cũng tốt, nhưng điều này đang vô tình đi ngược lại với luật mới về giáo dục nhằm giảm áp lực học tập đối với học sinh, trong bối cảnh Trung Quốc đang thúc đẩy cải tổ hệ thống giáo dục.
"Việc một cậu bé 8 tuổi tự đặt ra mục tiêu phải đỗ vào Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ (MIT) và tự hoàn thành chương trình cấp 2, cấp 3 trong 2 năm chắc chắn sẽ rất áp lực. Liệu cuộc đời của cậu bé có giống với bi kịch của các thần đồng trước đó?", một khán giả lo lắng.
An Dương (Theo 163)
Cụ thể, Trung Quốc sản xuất khoảng 97% quặng đất hiếm, 97% oxit đất hiếm, 89% hợp kim đất hiếm, 75% nam châm boron sắt neodymium (NdFeB) và 60% nam châm coban (SmCo) trên toàn cầu. Mỹ gần như không có khả năng sản xuất và chế tạo đất hiếm nên Washington gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Bắc Kinh trong vấn đề này.
Kim loại đất hiếm được sử dụng trong nhiều sản phẩm quốc phòng Mỹ. Ví dụ, mỗi chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia cần sử dụng tới 4,1 tấn kim loại đất hiếm, trong khi đó tàu khu trục lớp Arleigh Burke sử dụng hơn 2,3 tấn. Hoặc như trong trường hợp của tiêm kích F-35, mỗi chiếc sẽ cần gần 450kg kim loại đất hiếm. Đã có 380 chiếc F-35 được sản xuất và chỉ riêng Mỹ sẽ cần tới tận 2.663 chiếc. Nhật Bản cũng vừa đặt mua thêm 105 chiếc F-35.
![]() |
Đất hiếm rất quan trọng với quốc phòng Mỹ, ví dụ như với máy bay F-35. Ảnh: Không lực Australia |
Tuy nhu cầu đất hiếm của ngành công nghiệp chế tạo vũ khí Mỹ chỉ chiếm 5% nhu cầu của nước này, nhưng tỷ lệ đất hiếm có mặt trong các sản phẩm này là rất cao. Chẳng hạn, người ta sẽ dùng kim loại đất hiếm để chế tạo thiết bị truyền động cho phần cánh tên lửa, các môtơ ổ đĩa lắp đặt trên máy bay, xe tăng, hệ thống tên lửa và trung tâm điều khiển, thiết bị laser rà mìn, trên radar và thiết bị định vị thủy âm trên tàu ngầm, trên tàu chiến, các thiết bị quang học…
Theo Liên minh Công nghệ đất hiếm, các hệ thống điện trên máy bay sử dụng nam châm vĩnh cửu samarium-cobalt (một loại kim loại đất hiếm) để tạo ra dòng điện. Các loại nam châm này rất quan trọng đối với nhiều hệ thống vũ khí quân sự.
Hơn nữa, máy bay sử dụng thiết bị truyền động làm từ nam châm đất hiếm để điều khiển các bề mặt của nó trong quá trình hoạt động. Các bề mặt phủ gốm chịu nhiệt được ứng dụng trên động cơ máy bay nhằm bảo vệ các chi tiết máy làm bằng hợp kim. Lớp phủ gốm duy trì được tính năng chịu nhiệt nhờ vào yttrium oxide, một loại đất hiếm quan trọng giúp ngăn chất chịu lửa zirconia bị biến hình dạng.
Hoặc như chất Terfonal-D là một loại hợp kim đất hiếm làm từ terbium, sắt và dysprosium, được dùng để chế tạo các thiết bị định vụ thủy âm trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm. Các loại trực thăng tàng hình cũng sử dụng Terfonol-D để giảm tiếng ồn từ các cánh quạt.
![]() |
Số liệu sản xuất đất hiếm trên toàn thế giới năm 2016. Ảnh: USGS |
Theo số liệu của Viện Khảo sát Địa chất Mỹ, có đến hơn 80% lượng đất hiếm được nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ 2014-2017 là đến từ Trung Quốc. Chính điều này đã mang lại cho Bắc Kinh một công cụ cực kỳ có lợi trong cuộc cạnh tranh với Mỹ.
Vì thế, hôm 29/5 Bộ Quốc phòng Mỹ đã gửi tới Nhà Trắng một báo cáo, đồng thời cũng thông báo tới quốc hội nước này về kế hoạch tìm kiếm nguồn ngân sách liên bang nhằm củng cố việc khai thác và sản xuất đất hiếm, để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc Mỹ phụ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc. Năm 2018, cơ quan này từng phát hành báo cáo nói về sự dễ bị tổn thương của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ liên quan đến đất hiếm.
Tuấn Trần
" alt=""/>Tại sao đất hiếm TQ quan trọng với nền công nghiệp quốc phòng Mỹ