Công ty này cho biết, thương vụ mua bán là một phần của dự án đẩy nhanh việc phát triển vật liệu quang điện tử cao cấp để sản xuất chất bán dẫn tiên tiến trong bối cảnh Trung Quốc đang thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp trong lĩnh vực này.
Họ cũng tiết lộ, chiếc máy in thạch bản mà họ mua từ SK Hynix được sản xuất bởi công ty hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị in thạch bản ASML của Hà Lan, nhưng họ không đề cập thêm bất kỳ thông tin nào liên quan.
Trong một chia sẻ khác, công ty cho biết thêm, họ có kế hoạch huy động khoảng 80,7 triệu USD thông qua trái phiếu chuyển đổi để tài trợ cho một dự án vật liệu cản quang nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn cung cấp nước ngoài.
Suzhou Crystal Clear Chemical, có trụ sở tại Thượng Hải chuyên sản xuất các vật liệu siêu tinh khiết được sử dụng trong ngành công nghiệp vi điện tử, và là nhà cung cấp địa phương của 3 công ty sản xuất chipset của Trung Quốc là SMIC, ChangXin Memory Technologies và Hua Hong Semiconductor. Công ty cho biết, việc mua thiết bị in thạch bản này có thể giúp phát triển các vật liệu cản quang cao cấp.
Chất cản quang, một vật liệu nhạy cảm với ánh sáng, được sử dụng cùng với các hệ thống in thạch bản dựa trên laser để khắc các mẫu mạch trên tấm silicon. Trung Quốc hiện chỉ sản xuất 5% vật liệu cản quang còn lại đều phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.
Với việc các công ty Trung Quốc ngày càng phải đối mặt với nhiều sự giám sát và hạn chế hơn từ Mỹ, Trung Quốc hiện đang nỗ lực để trở thành một nền công nghiệp bán dẫn tự cung tự cấp.
Phạm Văn Hoà (Theo Gizmochina)
Lệnh cấm mới nhất của Mỹ nhằm vào nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc là đòn giáng nặng nề vào nỗ lực phát triển ngành bán dẫn nội địa của nước này.
" alt=""/>Trung Quốc mua hệ thống in thạch bản từ Hàn Quốc để sản xuất bán dẫnỨng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone là ứng dụng do Bộ TT&TT và Bộ Y tế triển khai dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với mục đích bảo vệ cộng đồng trước đại dịch Covid-19, giảm thiểu các nguy cơ lây lan, giúp mọi người trở lại cuộc sống bình thường.
Là ứng dụng sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp (Bluetooth Low Energy), Bluezone ghi nhận các tiếp xúc gần giữa các điện thoại di động thông minh cùng cài đặt và sử dụng Bluezone. Ứng dụng sẽ cảnh báo nếu người dùng có tiếp xúc gần với ca nhiễm, ca nghi nhiễm hoặc người đã từng tiếp xúc gần với ca nhiễm, ca nghi nhiễm.
Đại diện Cục Tin học hóa cũng cho biết, những tiếp xúc của người dùng Bluezone với người dùng Bluezone khác được ghi vào lịch sử tiếp xúc. Dữ liệu lịch sử tiếp xúc được lưu trên máy điện thoại của người dùng và sẽ chỉ được sử dụng để phục vụ cơ quan y tế khi có sự đồng ý của người dùng hoặc trong trường hợp người dùng là ca nhiễm, ca nghi nhiễm. Đặc biệt, Bluezone chỉ lưu lịch sử tiếp xúc mà không lưu vị trí địa điểm, không sử dụng hoặc truy cập đến các thông tin khác trên điện thoại di động của người dùng như danh bạ, ảnh…
Cục Tin học hóa nhấn mạnh, càng nhiều người cài đặt, sử dụng Bluezone thì hiệu quả bảo vệ càng cao. Bộ TT&TT và Bộ Y tế đã khuyến nghị người dân cài Bluezone cho mình và 3 người khác.
Để tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai cài đặt ứng dụng Bluezone tại các địa phương, Bộ TT&TT mới đây đã có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh có tỷ lệ cài đặt Bluezone dưới 10% dân số chỉ đạo quyết liệt hơn nữa đến tất cả các sở, ban ngành, các Chủ tịch UBND các cấp trên địa bàn phối hợp với Sở TT&TT tuyên truyền, vận động người dân có sử dụng điện thoại thông minh cài ứng dụng này.
Hiện nay, các địa phương trên cả nước đều đang triển khai quyết liệt việc đi từng ngõ, gõ từng nhà đề nghị người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone. Theo số liệu thống kê của Cục Tin học hóa, tính đến hôm nay, ngày 20/8, tổng số lượt cài ứng dụng Bluzone đã vượt mốc 20 triệu. Trong đó, nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ cài ứng dụng lần lượt là Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM và Hải Dương.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19Trong quá trình hoạt động, sóng Bluetooth với tầm hoạt động ngắn sẽ tự kết nối với các thiết bị có cài đặt Bluezone khác ở xung quanh để ghi nhận lịch sử tiếp xúc. Việc ứng dụng báo có người xung quanh cho thấy điện thoại của bạn đang trao đổi thông tin với một máy khác cũng cài đặt và sử dụng Bluezone.
Do sóng Bluetooth có khả năng đâm xuyên, ứng dụng này có thể kết nối với thiết bị ở cách người sử dụng một bức tường, hoặc giữa tầng trên với tầng dưới. Đây là lý do giải thích việc người dùng ngồi một mình trong phòng kín nhưng máy vẫn ghi nhận kết nối.
Việc xác định tiếp xúc bằng công nghệ Bluetooth rõ ràng cũng có điểm yếu. Tuy vậy, khi so sánh với các công nghệ xác định tiếp xúc thông qua kết nối di động hoặc định vị vệ tinh, sai số của Bluezone vẫn thấp hơn rất nhiều. Chính vì vậy, không chỉ Việt Nam mà Singapore, Dubai hay Thụy Sĩ cũng đang sử dụng công nghệ này để truy vết người nghi nhiễm Covid-19.
![]() |
So với các công nghệ phổ biến hiện nay, Bluezone vẫn là cách hữu hiệu và đơn giản nhất để chống lại sự lây lan của Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt |
Bluezone chỉ là một trong những nguồn dữ liệu đầu vào của cơ quan chức năng. Để xác định một người có khả năng lây nhiễm Covid-19 hay không, cần có sự kết hợp giữa cả dữ liệu lịch sử tiếp xúc trên Bluezone và việc điều tra dịch tễ theo cách thông thường. Do vậy, người dùng không cần lo lắng việc bản thân có thể bị cách ly oan dù không tiếp xúc trực tiếp với người mang bệnh.
Ở thời điểm hiện tại, Bluezone vẫn là cách hữu hiệu và đơn giản nhất để chống lại sự lây lan của Covid-19. Ứng dụng này chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi có một cộng đồng người dùng đủ lớn. Chính vì thế, mỗi người dân cần có ý thức cài đặt Bluezone cho bản thân và cả những người xung quanh để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Trọng Đạt
Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT vừa cho biết đến nay, thông qua dữ liệu tiếp xúc của người dùng Bluezone, đã hỗ trợ truy vết thêm được 1.391 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 nằm ngoài danh sách truy vết theo theo cách truyền thống.
" alt=""/>Vì sao ở nhà một mình nhưng Bluezone vẫn báo lượt tiếp xúc?