当前位置:首页 > Thế giới > Soi kèo phạt góc Marseille vs PSG, 2h45 ngày 28/10 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Ngày 9/4, Bộ Y tế Nhật Bản đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 trong số 5 nạn nhân trên. Trong cuộc họp báo chung với Hiệp hội Thận học Nhật Bản, Bộ Y tế cho biết 3 người bị ung thư tuyến tiền liệt và ung thư hạch bạch huyết kèm theo tăng huyết áp, tăng lipid máu và thấp khớp. Bệnh sử của 2 người còn lại chưa được tiết lộ.
Một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Thận học Nhật Bản ghi nhận 25% trong 95 bệnh nhân bị rối loạn thận sau khi uống thực phẩm chức năng đã được cho dùng steroid; số còn lại chỉ cần ngừng sử dụng sản phẩm của Kobayashi.
Trong 3 bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo, 2 người đã ngừng điều trị, 1 người vẫn tiếp tục nhưng dường như không liên quan tới thực phẩm chức năng.
Theo Kyodo, phần lớn bệnh nhân gặp các vấn đề về sức khỏe sau khi dùng thực phẩm chức năng đã đến bệnh viện từ tháng 12 năm ngoái tới nay. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, chán ăn, tiểu tiện bất thường và khó chịu ở bụng. Một số hiếm trường hợp đi tiểu thường xuyên và phù nề.
Hãng dược Kobayashi bắt đầu giới thiệu thực phẩm chức năng có tên beni-koji choleste help vào tháng 2/2021, đã bán được khoảng 1 triệu gói với lời quảng cáo giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL). Đây là sản phẩm bị nghi ngờ liên quan tới sự cố y tế trên và đã được hãng dược thu hồi tự nguyện.
Trong khi các cuộc điều tra về nguyên nhân vẫn tiếp tục, hãng Kobayashi gần đây cho biết họ phát hiện ra axit puberulic, một hợp chất tự nhiên sinh ra từ nấm mốc xanh, trong nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng. Hợp chất này có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tật.
Chủ tịch Hiệp hội Thận học Nhật Bản Masaomi Nangaku nhận định: "Người bệnh có xu hướng hồi phục sau khi ngừng sử dụng thực phẩm chức năng. Nhưng đã có những trường hợp mắc bệnh thận không có triệu chứng, vì vậy vui lòng đi khám nếu bạn cảm thấy không khỏe".
Hé lộ thông tin về 3 người tử vong sau khi uống thực phẩm chức năng của Nhật
Vẫn cần Quỹ công ích để phổ cập dịch vụ đến người dân
Theo thông lệ quốc tế tại 91 nước, chính sách phổ cập dịch vụ viễn thông được thực hiện thông qua Quỹ dịch vụ phổ cập. Quỹ này do các doanh nghiệp đóng góp để thực hiện nghĩa vụ phổ cập dịch vụ viễn thông.
Tùy theo chính sách phát triển của mỗi nước, các Quỹ dịch vụ phổ cập được sử dụng để hỗ trợ phát triển hạ tầng viễn thông ở những khu vực không được phục vụ, dưới mức phục vụ hoặc khu vực chi phí đầu tư cao.
Quỹ được sử dụng để hỗ trợ cước kết nối, cước sử dụng dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ điện thoại di động cho các đối tượng như trường học, bệnh viện, người có thu nhập thấp; hỗ trợ miễn phí cước liên lạc viễn thông khẩn cấp...
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Duy Hiếu, Giám đốc Quỹ Viễn thông công ích (Bộ TT&TT) cho biết, tại Việt Nam việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông, nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người dân ở mọi vùng miền trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông.
Theo ông Hiếu, người dân ở khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (những khu vực mà doanh nghiệp viễn thông không đầu tư vì chi phí đầu tư lớn và doanh thu không đủ bù đắp chi phí, không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường) được tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập.
Thông qua đó rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng miền, các đối tượng để đảm bảo an toàn, an ninh quốc phòng, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội.
Thời gian qua, chính sách của Nhà nước về viễn thông công ích đã hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ viễn thông tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và các khu vực mà doanh nghiệp viễn thông không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường.
Bên cạnh đó, Quỹ cũng đã hỗ trợ thiết bị đầu cuối và dịch vụ viễn thông phổ cập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác.
Chia sẻ về vai trò của Quỹ Viễn thông công ích, ông Hiếu nhấn mạnh đây là hoạt động để tách biệt rõ ràng và minh bạch giữa hoạt động kinh doanh với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ phổ cập dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông. Các doanh nghiệp viễn thông khi được cấp phép hoạt động và kinh doanh đều phải có nghĩa vụ thực hiện phổ cập dịch vụ này.
Xóa vùng trắng dịch vụ bằng viễn thông công ích
Ông Trần Duy Hiếu cho biết, việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được thực hiện từng giai đoạn theo các chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tính đến thời điểm này, Quỹ đã cung cấp dịch vụ viễn thông công ích gồm dịch vụ điện thoại và dịch vụ Internet cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn là 203 huyện, 904 xã (ngoài 203 huyện trên) và 41 đảo.
Vùng phổ cập của Quỹ đã cung cấp dịch vụ đến 4.344 xã, chiếm 39% đơn vị hành chính cấp xã với dân số trong vùng công ích khoảng 21 triệu người, chiếm 24% dân số cả nước. Mật độ điện thoại cố định tại các vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đạt 16 máy/100 dân, vượt xa so với mục tiêu đề ra là 5 máy/100 dân và đưa 113.025 thuê bao Internet cá nhân, hộ gia đình. Quỹ đã đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế của mọi người dân trong việc truy nhập, sử dụng miễn phí các dịch vụ viễn thông bắt buộc.
Bên cạnh đó, Quỹ Viễn thông công ích đã hỗ trợ 4.957 máy thu phát sóng vô tuyến HF cho tàu cá và hỗ trợ duy trì đài thông tin viễn thông duyên hải để thông tin liên lạc cho máy thu phát sóng vô tuyến điện HF công nghệ thoại sử dụng cho tàu cá. Quỹ cũng đã hỗ trợ duy trì 16 đài thông tin cấp cứu và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Những năm qua, Quỹ Viễn thông công ích đã hỗ trợ cho vay ưu đãi với 27 dự án cơ sở hạ tầng viễn thông với kinh phí là: 125.804,23 triệu đồng. Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, bảo đảm kết nối truyền dẫn băng rộng từ đất liền tới trung tâm hành chính của các huyện đảo.
Cụ thể, Quỹ đã hỗ trợ thiết lập truyền dẫn cáp quang kết nối từ đất liền đến trung tâm hành chính của 4 huyện đảo Cát Hải, Cô Tô, Lý Sơn, Phú Quốc trên cơ sở hạ tầng cáp quang của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và hỗ trợ thiết lập đường truyền dẫn vi ba số, truyền dẫn vệ tinh đến 50 đảo, huyện đảo, nhà giàn.
Ông Trần Duy Hiếu cho biết, giai đoạn 2021-2025, Quỹ sẽ thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 với tổng kinh phí thực hiện dự kiến là 11.601 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập dự kiến là 11.098 tỷ đồng và kinh phí hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông bắt buộc dự kiến là 503 tỷ đồng. Như vậy, kinh phí hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập chiếm khoảng 95,7% tổng kinh phí thực hiện.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định, chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi sốquốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.
Mặc dù tại các vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn cơ bản đã hoàn thành phủ sóng 2G, 3G nhưng vẫn cần tiếp tục triển khai hạ tầng truyền dẫn cáp quang băng rộng, phủ sóng 4G, 5G để hoàn thành mục tiêu phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng thành hạ tầng của nền kinh tế - xã hội phục vụ mục tiêu chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển kinh tế số, xã hội số, đặc biệt tại những khu vực doanh nghiệp không muốn đầu tư do không đủ bù đắp chi phí.
Theo đó, sẽ có hơn 4.600 km đường bộ thuộc khu vực biên giới cần được hỗ trợ thiết lập trạm phát sóng di động mặt đất để bảo đảm quốc phòng - an ninh và có 6.786 thôn chưa có mạng truy nhập băng rộng cố định mặt đất, trong đó có 4.687 thôn thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo.
Hiện còn 2.418 thôn chưa có trạm phát sóng di động mặt đất, trong đó có 1.481 thôn thuộc địa bàn xã điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo.
Để phục vụ cho mục tiêu này, Quỹ Viễn thông công ích sẽ hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ viễn thông bắt buộc tối thiểu 63 triệu phút và hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất cho trường học, trạm y tế cấp xã: 62 ngàn trường học, trạm y tế.
Bên cạnh đó sẽ hỗ trợ sử dụng dịch vụ thông tin di động mặt đất cho các thuê bao là hộ nghèo, hộ cận nghèo: khoảng 1,9 triệu đối tượng và hỗ trợ thiết bị đầu cuối như máy tính bảng, điện thoại thông minh cho các hộ nghèo/hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội, đối tượng chính sách đặc biệt khác để có thể sử dụng dịch vụ viễn thông.
Như Sỹ và nhóm PV, BTV" alt="Nhiều vùng lõm sóng, trắng dịch vụ cần có đầu tư từ Quỹ Viễn thông công ích"/>Nhiều vùng lõm sóng, trắng dịch vụ cần có đầu tư từ Quỹ Viễn thông công ích
Vì sao uống 1 ly nước chanh mật ong ấm vào buổi sáng tốt cho sức khỏe?
Ba ngày nay, bệnh nhân đã cắt được thuốc vận mạch, là các thuốc có tác dụng gây co mạch hoặc tăng sức co bóp cơ tim, giúp tăng huyết áp lên. Hiện huyết áp của bệnh nhân ở mức ổn định.
Điểm glasgow của bệnh nhân Đ. cũng có tiến triển, từ 3 điểm tăng lên 5-6 điểm. Đây là công cụ đánh giá ý thức của bệnh nhân sau chấn thương não cấp tính. Bệnh nhân đã cắt sốt, dù còn phải thở máy nhưng đã có nhịp tự thở xen kẽ.
Nam sinh lớp 8 N.H.Đ được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ hôm 26/3. Thời điểm đó, đồng tử hai bên của bệnh nhân giãn to 8mm, không có phản xạ ánh sáng; thở hoàn toàn theo máy; huyết áp thấp 60/30mmHg, mạch nhanh 136 lần /phút, phải duy trì thuốc vận mạch; sốt cao 39 độ C, thiểu dưỡng nặng.
Bệnh nhân cũng bị suy đa tạng (suy tim, suy thận), hô hấp phụ thuộc máy thở, rối loạn đông máu. Đến nay, tình trạng suy thận có cải thiện, tiểu được 3.000 ml/24 giờ.
"Rất mong muốn bệnh nhân có thêm những tín hiệu tích cực lên thêm mỗi ngày", thầy thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ chia sẻ. Tuy nhiên, phản xạ đồng tử của bệnh nhân vẫn được đánh giá là kém, bệnh nhân hôn mê kéo dài, phù não sau chấn thương sọ não, vì thế 'chưa thể tiên lượng gần và xa được'. Việc tiên lượng tình hình bệnh nhân này cần có thêm thời gian bởi đây là trường hợp rất nặng, nhiều rối loạn.
Bé trai N.H.Đ, 14 tuổi, học sinh ở phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội, bị đánh dẫn đến tình trạng nguy kịch. Ngày 27/3, Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với T.V.M (sinh năm 2008, ở quận Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Theo Công an quận Long Biên, ngày 19/3, đơn vị tiếp nhận trình báo của gia đình cháu N.H.Đ (sinh năm 2010, ở quận Long Biên) về việc cháu Đ. đang chơi tại sân đình Lệ Mật, phường Việt Hưng, bị đánh trọng thương. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an quận đã báo cáo lãnh đạo Công an TP.Hà Nội và khẩn trương xác minh, điều tra làm rõ vụ việc.
Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não có dấu hiệu tích cực song chưa đáng kể
PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho hay nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, bệnh răng miệng…
“Các nghiên cứu cho thấy nếu bạn uống 1 lon đồ uống có đường trở lên mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh không lây nhiễm”, bác sĩ Mai cho biết.
Vị chuyên gia dẫn chứng một nghiên cứu ở Mỹ thực hiện trên 106.000 giáo viên cho thấy tiêu thụ ≥355ml đồ uống có đường/ngày có liên quan đến bệnh tim mạch, tái thông mạch và đột quỵ.
Tại nước ta, trung bình mỗi ngày một người tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do, cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo có lợi cho sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Trong một hội thảo về tiêu thụ đồ uống có đường, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết mức tiêu thụ loại đồ uống này gia tăng nhanh là yếu tố quan trọng góp phần làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì ở Việt Nam. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở người trưởng thành là 20%, có địa phương lên tới gần 30%. Đây lại là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm.
Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu bức thiết để giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường, từ đó góp phần giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong.
"Để hạn chế tiêu thụ đường, cần có ý thức hạn chế cho thêm đường, sử dụng các sản phẩm ít đường hoặc không đường để đảm bảo cơ thể có sự cân đối lành mạnh giữa các dinh dưỡng”, PGS Trương Tuyết Mai khuyến cáo. Cụ thể, lượng đường tự do tiêu thụ một ngày không nên quá 25g hoặc 5-6 muỗng cà phê để có lợi hơn cho sức khỏe. Đồng thời, người dân nên có thói quen đọc nhãn sản phẩm để lượng đường ăn vào là bao nhiêu. Đặc biệt, với người cao tuổi, nhất là những người mắc tăng huyết áp, đái tháo đường, kiểm soát lượng đường đưa vào cơ thể càng quan trọng.
Về chính sách, theo WHO, các quốc gia triển khai kết hợp nhiều giải pháp như giáo dục truyền thông, hạn chế quảng cáo đồ uống có đường đối với trẻ em và áp thuế với đồ uống có đường. Trong đó, áp thuế đồ uống có đường được coi là một trong những chính sách hiệu quả nhất, hiện được áp dụng tại 117 quốc gia/vùng lãnh thổ, giúp giảm tiêu thụ loại đồ uống này để phòng chống các bệnh không lây nhiễm liên quan.
Tại Việt Nam, trong Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/1/2022, hoàn thiện cơ chế, chính sách về dinh dưỡng, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
Trong Chương trình Hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ, trợ giúp y tế, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là nhiệm vụ và giải pháp đầu tiên.
Cụ thể, triển khai kịp thời chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý theo dõi sức khỏe người cao tuổi ở y tế tuyến xã, ưu tiên nhóm người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên và từng bước mở rộng đến nhóm từ 65 tuổi trở lên...;
Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người cao tuổi;
Phát triển mạng lưới nhân viên chăm sóc, thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại nhà và cộng đồng; tổ chức tập huấn, huấn luyện và hướng dẫn để người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe, thành viên gia đình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
" alt="Căn bệnh tim mạch âm thầm đe dọa nhiều người cao tuổi mà không biết"/>Căn bệnh tim mạch âm thầm đe dọa nhiều người cao tuổi mà không biết
Khi gặp tại nạn, công đoàn bệnh viện đã kêu gọi các nhân viên y tế hỗ trợ đồng nghiệp. Hiện nay, mẹ của bác sĩ Lý đang điều trị ung thư tại đây, cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để gia đình yên tâm chăm sóc bác sĩ.
Trước đó, tối 20/4, quán cà phê The Coffee House (Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) xảy ra vụ tai nạn hy hữu khi tấm kính trên giếng trời đổ sập xuống khiến một số khách hàng bị thương. Trong đó, bác sĩ Lý bị thương nặng nhất. Cô được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu trong tình trạng vỡ nhiều thân đốt sống, tổn thương tủy sống gây liệt hoàn toàn hai chân, gãy nhiều xương sườn gây chấn thương ngực kín tràn máu, tràn khí màng phổi hai bên, chấn thương gan độ 4, chấn thương lách độ 2.
Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House sẽ được Bệnh viện K bố trí công việc