- Mặc cho trời nắng gắt,ườiphụnữnhàtrốnghoácvẫnxingạchxâynhàchohàngxólịch thi đấu anh ông vẫn miệt mài bê từng chồng gạch đến cho thợ. Hai người thợ xây cũng đang cố gắng xây cho hết mẻ hồ cuối cùng. Xây xong đến đâu, ông cầm giẻ lau sạch hồ dư đến đó...
Món quà bí mật cho người nghèo
Căn nhà đang xây dở nằm sâu trong xóm thuộc ấp 6, xã Mỹ Thạnh Đông, Đức Huệ, Long An.
![]() |
Căn nhà của ông Sơn được "người hùng" xin vật liệu về xây dựng. Phía sau là nhà cũ bằng lá đang xiêu vẹo. |
Chủ nhân căn nhà này là ông Phan Văn Sơn (59 tuổi), bộ đội phục viên. Hàng ngày ông làm công kiếm tiền lo cho vợ là bà Đào Thị Út (62 tuổi) đang mang nhiều thứ bệnh trong người như cường giáp, tim hở 2 lá, xơ gan, thận suy... Mỗi tháng bà phải cần khoảng 20 triệu tiền chữa bệnh.
Ông bà có với nhau 2 con gái. Cả hai đều đã cùng chồng đi làm ăn xa, bỏ lại quê hương cha mẹ già. Căn nhà lá mà ông bà đang ở khó qua được mùa mưa năm nay...
![]() |
Ông Sơn phụ bưng gạch. |
"Cũng nhờ người phụ nữ thầm lặng đó. Không có cô ấy, vợ chồng tôi không bao giờ dám nghĩ đến một căn nhà. Cô ấy đã đi xin từng viên gạch, từng bao xi măng rồi nhờ người xây nhà cho chúng tôi. Xin được bao nhiêu chúng tôi xây bấy nhiêu. Xây hết cô ấy lại đi xin tiếp".
Ông kể tiếp: "Chúng tôi cần khoảng 4 triệu đồng để mua tôn lợp mái. Cô gái ấy đã gõ cửa nhiều bà con ở Đức Huệ nên lần này sẽ vận động mạnh thường quân ở TP.HCM".
Chúng tôi cũng đã gặp bà Phan Thị Nhã (68 tuổi) ngụ tại ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông. Bà vui mừng kể lại, sáng nay có một phụ nữ từ TP.HCM đến biếu bà 50kg gạo.
Bà cho biết, một nách bà phải nuôi 2 đứa cháu nội. Con trai bà vừa mới mất cách đây mấy hôm vì bệnh hiểm nghèo.
![]() |
Bà Nhã bên cạnh bao gạo tình thương. Phía sau là bàn thờ của người con trai mới mất. |
"Hằng ngày tôi phải đi làm khi thì hái ớt, lúc hái bông thiên lý... Mỗi kg hái được chủ trả cho tôi 4.000 đồng. Làm cả ngày tôi cũng chỉ được 40 đến 50 ngàn đồng. Nguy cơ 3 bà cháu bị đói cận kề", bà kể.
![]() |
Cây cầu ngang qua kênh Út Trình đang chờ xây mố cầu (Bộ phận ở hai đầu cầu và nối tiếp giữa cầu với đường). |
Bà Nhã nói thêm: "Thấy cảnh nhà tôi như vậy, cô bé đó đã lẳng lặng đi tìm các mạnh thường quân giúp đỡ. Đến Đức Huệ hỏi đến cô ấy, ai cũng biết. Không chỉ giúp người nghèo, cô ấy đang có dự định vận động, xin tài trợ làm 2 mố cầu ngang qua kênh Út Trình".
Theo đó, cây cầu này được người Nhật tài trợ xây dựng. Tuy nhiên kinh phí có hạn, chỉ đủ làm cầu, không đủ tiền làm 2 mố cầu. Hiện 2 mố cầu được người dân đổ đất để sử dụng tạm vào mùa khô. Sang mùa mưa, 2 mố đất này có nguy cơ trôi mất.
Ngoài cây cầu này, "người hùng" của dân làng Đức Huệ còn đau đáu lo lắng về một cây cầu khác vừa bị sập, cầu Ba Hân. Cầu nối giữa đồng ruộng và vùng dân cư, cầu được sửa sang sẽ giúp việc đi lại, chuyên chở vật tư ra đồng và nông sản của người dân về nhà thuận tiện hơn.
Nhà mình nền đất, vách ghép vẫn đi lo cho hàng xóm
Theo lời chỉ dẫn của bà con, chúng tôi tìm đến nhà "người hùng". Đó là một phụ nữ tên Phạm Thị Trong, 30 tuổi, có chồng và 2 con. Trong hiện nay là Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ ấp 6.
Thật sự chúng tôi không nghĩ gia đình chị Trong lại ngụ trong căn nhà "trống trước hở sau" như thế. Đồ đạc trong nhà không có thứ gì quý giá với nền đất, vách ghép bằng những thanh thân cau.
Quý nhất trong nhà chị có lẽ là hàng chục bằng khen được ốp đầy trên vách.
![]() |
Chị Trong bên cây cầu đổ. |
Trong tiếp chúng tôi trong căn nhà ấy và bày tỏ, gia đình chị không giàu có gì. Cha mẹ chị đông con, phải lao động quần quật mới đủ cái ăn.
Chị Trong nói: "Nhà con thế này nhưng nhiều nhà còn tệ hơn. Con đã trải qua đói khổ đã thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn cơ cực nên con rất sẵn lòng giúp những trường hợp khó khăn. Trong tâm của con lúc nào cũng nghĩ đến họ và mong sao họ sớm vượt qua".
Xuất thân từ thợ may, năm 2011, Trong bắt đầu tham gia vào công tác Chữ thập đỏ của ấp. Chỉ mấy năm làm Chi hội trưởng, Trong đã xây dựng được 5 căn nhà tình thương, mua được 5 con trâu giúp các gia đình khó khăn, tô lót nền nhà, sửa chữa nhà. Tất cả đều sử dụng bằng nguồn vốn do hội viên đóng góp.
![]() |
Phạm Thị Trong trước căn nhà của mình. |
Ngoài ra, Trong còn xin được 2 căn nhà tình thương khác. Những trường hợp đau ốm, bệnh tật, khó khăn về cuộc sống cũng đã được Trong quan tâm và đạt được hiệu quả tốt.
Ông Phạm Văn Được, Trưởng ấp 6, cho biết, Trong từng tham gia nhiều công tác từ thiện, xây cầu, nhà và giúp đỡ những người già neo đơn. Làm việc không lương, không phụ cấp chỉ bằng tấm lòng, Trong đã thực hiện được nhiều việc tốt cho địa phương.
![]() |
Tài sản quý giá nhất trong nhà. |
Bà Phạm Ngọc Chơn, Chủ tịch hội Chữ thập đỏ huyện Đức Huệ, xác nhận những việc làm của Trong xuất phát từ tấm lòng nhân hậu.
Chị không nề hà một việc gì mặc dù gia cảnh còn nhiều khó khăn. 7 năm làm công tác chữ thập đỏ, người phụ nữ tên Trong đã để lại một tấm gương rất trong sáng, như cái tên của chị.
![]() Chồng nghèo, đi ở nhờ bị vợ cấm thờ cúng bố mẹVài năm sau ngày mẹ mất, tôi cũng dần nguôi ngoai nỗi nhớ mẹ. Tình cảm vợ chồng tôi cũng tốt dần lên. Tôi bàn với vợ lập ban thờ bố mẹ tại căn hộ chung cư của chúng tôi. Tuy nhiên vợ tôi không đồng ý ... 1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。 ![]()
|
Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng thành công Chính quyền điện tử vào năm 2018, từng bước xây dựng mô hình thành phố thông minh, hướng tới xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, một trong những nhiệm vụ quan trọng được tỉnh quan tâm là công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin (ANTT).
Theo Cổng thông tin Sở TT&TT Bắc Ninh, ông Nguyễn Văn Hào, Phó GĐ Sở TT&TT cho biết: tăng cường an ninh – an toàn bảo mật cho toàn bộ hệ thống CNTT là một trong 5 mục tiêu về CNTT để xây dựng mô hình thành phố thông minh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 được nêu tại Nghị quyết số 44/NQ-HĐND18 ngày 12/4/2017 của HĐND tỉnh Bắc Ninh.
Để thực hiện mục tiêu đó, bên cạnh việc ban hành các cơ chế chính sách về CNTT, tỉnh Bắc Ninh tập trung quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng CNTT: Hệ thống mạng WAN nội tỉnh kết nối tới 159 cơ quan, ban, ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã; các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã đều được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng. 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và hầu hết cấp xã đã kết nội mạng LAN.
Hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh được duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật cho các cuộc họp trực tuyến giữa UBND tỉnh với Chính phủ và các cơ quan Trung ương. Đặc biệt quan trọng là việc Bắc Ninh đang xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu theo tiêu chuẩn Tier III của quốc tế. Trung tâm không chỉ đáp ứng cho kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh mà còn đáp ứng cho mô hình thành phố thông minh sau này.
Ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước ngày càng được đẩy mạnh đã có tác động tích cực, từng bước làm thay đổi thói quen và lề lối làm việc cũ, chuyển dần sang phương thức làm việc mới, khoa học, hiện đại, chuyên nghiệp và minh bạch với sự hỗ trợ của mạng Internet, thư điện tử, các hệ thống thông tin quản lý. Toàn tỉnh hiện có 8.633 cán bộ, công chức, viên chức được cấp tài khoản thư điện tử.
Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành giữa Văn phòng Chính phủ tới cấp xã được kết nối liên thông; tích hợp phần mềm Một cửa điện tử vào Dịch vụ công trực tuyến; tích hợp SMS vào Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; phát triển hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân.
Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến tỉnh Bắc Ninh đi vào hoạt động, cung cấp 1.792 dịch vụ công, trong đó 335 dịch vụ công mức 3,4… đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.
" width="175" height="115" alt="Bắc Ninh: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn an ninh thông tin" />