Trước đây, hệ thống thông tin giải trí đơn thuần là đầu thu sóng radio, sau đó tới màn hình, rồi dần dần được lược bỏ các nút bấm vật lý để thay thế bằng thao tác cảm ứng, đồng thời mở rộng khả năng điều khiển nội thất trên xe. Bước sang kỷ nguyên xe điện thông minh, hệ thống thông tin giải trí cho phép người dùng tiếp cận thêm hàng loạt dịch vụ và tiện ích mới, đặc biệt là giải pháp nghe nhìn được tích hợp trực tiếp trên mẫu ô tô điện VinFast VF e34.
![]() |
Khách hàng sử dụng mẫu ô tô điện này có thể tận hưởng những nội dung đặc sắc mà FPT Play mang lại ngay trên chiếc xe của mình. Người dùng có thể truy cập vào ứng dụng FPT Play được cài đặt sẵn trong hệ thống và tinh chỉnh phù hợp với mọi điều kiện sử dụng với các thao tác dễ dàng bằng tay trên hệ thống màn hình giải trí cảm ứng của bảng điều khiển trung tâm.
Tuấn Phong, một khách hàng đang nóng lòng chờ bàn giao VinFast VF e34 chia sẻ: “Giải trí trên ô tô đang trên đà phát triển và VinFast VF e34 tích hợp FPT Play là điều mà những khách hàng trẻ như chúng tôi rất mong đợi. Tôi có thể xem phim trong lúc dừng xe rảnh rỗi hoặc phục vụ bà xã trong những chuyến hành trình dài. Trong trường hợp đi picnic, cắm trại cuối tuần, ứng dụng FPT Play cũng là phương tiện giải trí hữu ích cho cả gia đình”.
Tương tự như trên các nền tảng khác của FPT Play, người dùng ô tô điện VF e34 có thể tận hưởng rất nhiều nội dung giải trí chất lượng cao với chất lượng Full HD 1080p. Tại đây, khách hàng có thể tìm thấy hàng nghìn phim truyền hình Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, phim hoạt hình, các chương trình giải trí đỉnh cao như MBC Gayo Daejejeon, SM Concert, Golden Disc Awards 2022… Có rất nhiều tựa phim, chương trình trong số này được FPT Play trình chiếu song song và độc quyền tại Việt Nam.
“Sẽ có người nói rằng tại sao không giải trí bằng điện thoại? Nhưng bước lên ô tô rồi, đa số chỉ thích giải trí bằng hệ thống trên ô tô vì màn hình lớn và hệ thống âm thanh tốt hơn”, anh Phong nói.
Nhân dịp bàn giao mẫu ô tô điện VF e34 đến khách hàng, FPT Play dành tặng tất cả chủ sở hữu mẫu xe VF e34 gói trải nghiệm miễn phí trên ứng dụng FPT Play trong 30 ngày. Đồng thời, 25.000 khách hàng tiên phong nhận xe VF e34 sẽ nhận được voucher đặc biệt, ưu đãi 50% giá thuê bao đăng ký sử dụng gói dịch vụ MAX của FPT Play.
Theo báo cáo của GroupM, FPT Play là đơn vị chiếm thị phần lớn nhất thị trường dịch vụ giải trí tại Việt Nam với hơn 25 triệu người dùng đăng ký tài khoản và sử dụng dịch vụ (số liệu năm 2020). Báo cáo cũng chỉ ra rằng, với đà phát triển này, FPT Play sẽ nhanh chóng trở thành nền tảng giải trí được sử dụng nhiều hàng đầu trong tương lai. Việc hợp tác song phương giữa VinFast và FPT Play mang đến những trải nghiệm mới trong phong cách sống của thời đại mới. |
Thế Định
" alt=""/>Kho giải trí đa dạng nội dung FPT Play trên VinFast VF e34Hiện, dự án đã xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật. Thịnh Nhất cũng đã cho công nhân tại các KCN thuê với tổng số 145 phòng trọ và 4 quán bán hàng. Quá trình thực hiện dự án, Thịnh Nhất đã để xảy ra hàng loạt sai phạm.
Về đầu tư, kết luận thanh tra cho biết, tại thời điểm UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1190/UBND-XDCB, ngày 13/6/2013 về việc chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư xây nhà ở cho công nhân các KCN thuê, dự án đề xuất thực hiện theo cơ chế quy định tại Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN thuê.
Đến thời điểm chủ đầu tư đăng ký dự án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thì Quyết định 66/2009/QĐ-TTg đã hết hiệu lục, nội dung liên quan được quy định chuyển tiếp tại Nghị định số 188/2013/NĐ-CP nhưng công ty Thịnh Nhất chưa làm thủ tục chấp thuận đầu tư và đề nghị được áp dụng theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Đoàn thanh tra xác định, dự án mới chỉ thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, biên nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư mà không thực hiện chấp thuận đầu tư theo Luật Nhà ở. Thịnh Nhất không nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận đầu tư và không được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và chấp thuận đầu tư theo quy định.
Tại thời điểm đăng ký đầu tư, công ty Thịnh Nhất không đáp ứng các điều kiện về lựa chọn nhà đầu tư; điều kiện đối với tổ chức kinh doanh bất động sản.
Kết luận thanh tra cho biết, dự án có 10 công trình xây ra ngoài chỉ giới xây dựng (3 công trình Thịnh Nhất báo cáo không xây dựng); một số công trình nằm ngoài ranh giới khu đất, vi phạm hành lang đường ĐT277, xây dựng trên đất nông nghiệp.
9 công trình, Thịnh Nhất không thực hiện phá dỡ để phù hợp chỉ giới xây dựng theo giấy phép; 9 công trình xây dựng không có trong cấp phép; 4 công trình không xây dựng theo giấy phép.
Đặc biệt, Thịnh Nhất không thực hiện xây dựng hệ thống phòng cháy, chữa cháy (PCCC); không thực hiện các nội dung theo báo cáo tác động môi trường.
Thời điểm thanh tra, Thịnh Nhất cũng chưa làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chưa được cấp giấy chứng nhận với mục đích sử dụng là đất ở nông thôn.
Chưa hết, quá trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cho thấy, Thịnh Nhất không có năng lực trong quản lý dự án đã để phê duyệt báo cáo với các số liệu khác nhau, không có căn cứ chi tiết để xác định giá trị dự toán…
Trước khi cho thuê, Thịnh Nhất cũng không báo cáo bằng văn bản về tổng số căn sẽ cho thuê và thời điểm bắt đầu cho thuê để Sở Xây dựng biết, kiểm tra, công bố công khai thông tin.
Tại thời điểm bắt đầu cho thuê tháng 4/2017, Thịnh Nhất chưa hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt.
CĐT cũng không đăng ký và nộp hồ sơ cho Sở Xây dựng để xem xét và thông báo bằng văn bản về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Quang Niềm, Bí thư Đảng ủy xã Đông Thọ, huyện Yên Phong cho biết, trên địa bàn xã có các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, thế nên nhu cầu chỗ ở cho công nhân là rất cần thiết, thế nhưng trong quá trình xây dựng dự án Thịnh Nhất đã có nhiều sai sót.
"Để đảm bảo an toàn cho người thuê nhà, chúng tôi thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở chủ đầu tư trang bị thêm các thiết bị PCCC", ông Niềm cho biết.
Bởi theo HoREA, các tổ chức tín dụng gần như không thể thực hiện được quy định này trong trường hợp cho vay để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án. Do người sử dụng vốn vay cuối cùng là chủ đầu tư dự án không phải là khách hàng trực tiếp vay khoản tín dụng này.
Đồng thời, Hiệp hội đề nghị NHNN xem xét bãi bỏ điểm c khoản 6 và điểm b khoản 9 Điều 1 TT06. Theo đó, không quy định tổ chức tín dụng "phải có biện pháp phong tỏa số tiền giải ngân vốn cho vay tại tổ chức tín dụng cho vay" đối với "trường hợp cho vay để thanh toán tiền nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ" để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định khác.
Giám đốc chi nhánh một ngân hàng tại Hà Nội cho hay, hiện đơn vị chưa có dư nợ cho vay góp vốn dự án bất động sản sau 2 tháng triển khai theo Thông tư 06.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, nhiều quy định tại Thông tư 06 làm cả doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại đều không thể vay hoặc cho vay. Cộng đồng doanh nghiệp vốn đã chịu nhiều áp lực vì thiếu vốn trong thời gian dài nay lại bị càng khó khăn hơn.
Tại Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội do Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Xây dựng tổ chức, đại diện các doanh nghiệp bất động sản như Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh…, cũng đã nêu nhiều vướng mắc liên quan thủ tục, hạn mức, lãi suất gây khó khăn khi vay vốn.
Trong đó có câu chuyện bất động sản thế chấp bị định giá thấp, các ngân hàng không nhận thế chấp bằng cổ phiếu, máy móc thiết bị, quyền tài sản... doanh nghiệp đề nghị các nhà băng không phong tỏa những khoản tiền đặt cọc khi nhận chuyển nhượng dự án.
Vào cuối tháng 8 vừa qua, NHNN đã ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39 năm 2016 (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 TT06, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9). Theo NHNN, cơ quan này đang khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện TT06 để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp thực tiễn thị trường, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn. |