Thứ trưởng Nguyễn Trường sơn (thứ hai từ phải qua) trong chuyến công tác kiểm tra hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại Tiền Giang cuối tháng 4
Trao đổi với VietNamNet,Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, tâm trạng ông khá thoải mái khi tham gia chuyến công tác. Đoàn công tác sẽ hỗ trợ ngành y tế nước bạn Lào 4 lĩnh vực: Thiết lập bệnh viện dã chiến; tăng cường hồi sức cấp cứu; tăng cường năng lực xét nghiệm và quản lý môi trường y tế.
BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng sẽ tham gia đoàn công tác này.
Trước đó, trong cuộc họp với Bộ trưởng Y tế Lào Bounfeng Phoummalaysith vào ngày 29/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam và khẳng định Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào phòng chống dịch Covid-19.
Trước mắt, Việt Nam hỗ trợ Lào 200 máy thở, 2 triệu khẩu trang y tế, 10 tấn chlorominB và các trang thiết bị phòng dịch khác.
Ngoài hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật, Bộ Y tế cho biết sẽ cử các chuyên gia về xét nghiệm, điều trị sang Lào, đồng thời sẽ kết nối trực tuyến các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Lào với các chuyên gia của Việt Nam để trao đổi, hỗ trợ điều trị các ca bệnh khó.
Sau cuộc gặp, Bộ Y tế Lào đã có thư gửi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông báo chi tiết số lượng các chuyên gia cần hỗ trợ trong các lĩnh vực.
Hiện tại Lào ghi nhận tổng cộng 966 ca mắc Covid-19, trong 24 giờ qua có thêm 33 ca.
Thúy Hạnh
Chiều 3/5, Bộ Y tế công bố 19 trường hợp mắc mới Covid-19, gồm 9 bệnh nhân được cách ly ngay sau nhập cảnh và 10 ca lây nhiễm cộng đồng tại Vĩnh Phúc và Hà Nam.
" alt=""/>Thứ trưởng Y tế cùng 26 chuyên gia sang Lào hỗ trợ chống dịch CovidChị Hoàng Thị Tách (27 tuổi, vợ anh Thế) nhớ như in giây phút các bác sĩ thông báo tin dữ: “Hai tay của anh ấy bị hoại tử rất nặng, không có khả năng phục hồi, cần phải tháo bỏ. Tôi đau đớn ký vào giấy để cắt cụt đôi tay chồng. Ngoài mất đôi tay, cơ thể chồng tôi còn bị bỏng rất nặng, vết bỏng rộng, sâu đang được theo dõi tích cực”.
Tai họa xảy đến khi anh Thế vừa xuống Vĩnh Phúc làm thuê được 20 ngày. Sáng ngày 20/12/2020, trong lúc trèo lên mái nhà đang xây dở để lấy thang xuống, anh không may vướng vào dây điện cao thế rồi bị điện giật.
Chị Tách tá hoả cầu cứu những người có mặt tại công trường đưa chồng đi cấp cứu. Người đàn ông khốn khổ đó nhanh chóng được chuyển tuyến tới Bệnh viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội).
Anh Thế được điều trị tích cực và qua cơn nguy kịch sau 11 ngày. Tỉnh dậy với cánh tay bị cắt cụt, có lúc anh rơi vào trạng thái tuyệt vọng vô bờ.
“Số phận tôi thế này thì đành chấp nhận, chỉ thương vợ con. Hai đứa con tôi còn nhỏ dại, nợ nần chồng chất. Tôi giờ thành phế nhân rồi, trở thành gánh nặng của gia đình. Một mình vợ không biết phải xoay xở thế nào đây?”, anh Thế thở dài chia sẻ.
Cuộc sống ở quê đầy khó khăn. Tháng 10/2018, một trận lũ lụt đã cuốn trôi hàng trăm căn nhà trong bản. Đáng buồn thay, hộ gia đình anh Thế cũng trở thành nạn nhân của thiên tai.
Trắng tay sau cơn lũ khi mọi tài sản có giá trị đều trôi theo dòng nước dữ, anh Thế dựng một mái nhà tạm bợ để người mẹ già còm cõi cùng vợ và những đứa con thơ của mình có nơi trú ngụ qua ngày.
Mới đây, thấy mẹ đã già yếu quá rồi, các con cần một chỗ ở tử tế, anh Thế quyết định đi vay mượn khắp nơi số tiền 200 triệu đồng, xây cất được căn nhà mới kiên cố hơn.
Thời điểm mọi thứ hoàn thành, đứng trước một khoản nợ khổng lồ, vợ chồng anh đành gửi con lớn 8 tuổi, con nhỏ 1 tuổi cho mẹ chăm nom rồi đi sang Vĩnh Phúc làm phụ hồ kiếm tiền trả nợ.
Thu nhập bấp bênh từ 150.000-200.000 đồng/ngày, có ngày không có việc. Vợ chồng anh Thế phải tìm đủ mọi nghề khác để mưu sinh như: chặt cây, làm cỏ, bốc vác… Vậy mà làm chưa nổi 1 tháng thì gặp họa.
Cả gia đình nguy cơ “chết đói”
Nghe những lời tâm sự buốt gan của chồng, chị Tách không kìm nổi những giọt nước mắt. Chị thương anh từ nhỏ sớm mồ côi cha, một mình lo toan cho cả gia đình mấy miệng ăn. Cuộc sống chưa khi nào hết vất vả thì lại gặp nạn khi còn quá trẻ.
Dẫu qua cơn nguy kịch song anh Thế vẫn cần điều trị lâu dài, phức tạp. Sắp tới, anh phải thực hiện phẫu thuật cắt lọc, cấy ghép những phần da thịt bị hoại tử trên cơ thể. Chị Tách cho biết thêm, quá trình điều trị hết sức tốn kém, dự kiến có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.
![]() |
Vay mượn khắp nơi để cứu chồng, nợ nần đang đổ dồn lên chị Tách |
Dù biết rõ tình trạng của mình, anh Thế vẫn muốn xuất viện, chấp nhận từng cơn đau để vợ con bớt đi gánh nặng. Bởi thời điểm hiện tại, gia đình anh đã hết cách xoay sở. Do còn đang nợ tiền xây nhà, hai bên nội ngoại đều hết sức khó khăn, chẳng còn ai đủ khả năng để cho vợ chồng anh vay tiền nữa.
Chị Tách đang nghĩ tới việc đem căn nhà mới xây đi thế chấp lấy chút tiền cho chồng điều trị. Tuy nhiên, nghĩ tới cảnh mẹ chồng cùng các con không còn chỗ ở, chị không đành lòng.
Dường như gia đình anh Thế đang lâm vào bước đường cùng, bế tắc không lối thoát. Rất mong bạn đọc hảo tâm ra tay giúp đỡ, động viên họ vượt qua cơn khó khăn này.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Hoàng Thị Tách, bản Nà Đình, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. SĐT: 0346811737. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.018(gia đình anh Thế) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: |
Mới 2 tuổi, cậu bé Trần Trọng Hiếu đã mắc phải căn bệnh ung thư máu nguy hiểm. Điều đáng lo ngại hơn là cha mẹ bé không còn đủ khả năng tiếp tục chạy chữa cho con.
" alt=""/>Chồng bị điện giật cắt cụt 2 tay, vợ con nheo nhóc cầu cứuĐiểm chung của hai tài xế trẻ là rất yêu thích bộ môn drift và đã không ngần ngại nâng cấp chiếc xe "cần câu cơm" của mình để thoả mãn sở thích cá nhân. Sau những buổi tập xe cuối tuần, họ vẫn đều đặn chạy dịch vụ để kiếm tiền trang trải cuộc sống cũng như đầu tư thêm cho đam mê.
Bộ môn drift và gymkhana hiện không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam, bởi qua truyền thông và nhất là từ series phim "Fast and Furious", hình ảnh những chiếc xe văng đuôi khi vào cua hay xoay tròn với tiếng nổ dồn dập của hệ thống ống xả đã định danh trong đầu người xem về thú chơi đua xe mạo hiểm.
Trên thế giới, nâng cấp xe ô tô nhằm tăng khả năng vận hành đã trở thành một ngành công nghiệp khá phát triển, với các nhà độ xe từ cá nhân cho đến chính hãng xe. Với người chơi xe, chi phí độ, nâng cấp là không hề nhỏ.
Anh Nguyễn Văn Việt chia sẻ bản thân đã 3 lần tham gia tranh tài tại một cuộc thi đua xe thể thao tốc độ cao, nhưng đã đam mê môn drift từ rất lâu rồi. “Điều hấp dẫn mình khi tham gia vào những cuộc thi như thế này là không chỉ cảm xúc mà mình được rèn luyện kĩ năng điều khiển, phản xạ khi xảy ra tình huống. Đặc biệt tâm trí mình bình tĩnh hơn”, anh chia sẻ.
![]() |
Chiếc Kia Morning của anh Việt có vẻ ngoài ngầu nhờ độ theo phong cách wide body (thân rộng). |
Để chơi môn thể thao này, anh Việt đã tiết kiệm tiền từ công việc lái xe công nghệ và đầu tư cho chính chiếc Kia Morning vốn hàng ngày chở khách. So với những chiếc Kia Morning nguyên bản, chiếc xe của anh Việt có vẻ ngoài khác hoàn toàn, hay nói đúng hơn là khá ngầu.
Chiếc xe được độ lại theo phong cách wide body, phần thân rộng hơn nhờ 4 hốc bánh được đẩy lồi hẳn ra thêm khoảng hơn chục centimet, mâm bánh xe dùng loại sâu lòng, đuôi xe treo thêm cánh gió. Bên trong, phần ghế lái nguyên bản cũng được thay đổi bằng ghế thể thao chuyên của xe đua, thay vô-lăng độ và đổi cần sang số sang loại thanh dài. “Ghế lái ban đầu nặng tới 10 kg nhưng ghế lái mới có thiết kế thể thao chỉ nặng hơn 2 kg, rất nhẹ giúp xe giảm được khá nhiều trọng lượng. Từ đó xe di chuyển nhẹ nhàng, linh hoạt hơn”, anh Việt nói.
Nhiều khách hàng đi xe anh Việt cũng bất ngờ với diện mạo chiếc xe. Đa số họ đều không nghĩ rằng, Kia Morning lại có thể mang dáng vẻ đậm chất thể thao như vậy. Đến thời điểm hiện tại, chi phí cải tiến chiếc Morning của anh Việt đã hơn 70 triệu đồng.
![]() |
Anh Dương Quốc Dũng cũng là một tài xế taxi công nghệ và đam mê độ xe |
Giống như anh Việt, anh Dương Quốc Dũng đến với bộ môn Gymkhana, Drift hơn 1 năm nay. Công việc chạy taxi công nghệ và chạy dịch vụ phải di chuyển liên tục, phần lớn thời gian tiếp xúc với xe nên anh Dũng gần như hiểu chiếc xe như cơ thể mình. Từ chỗ chăm chút, điều chỉnh xe để vận hành ổn định hơn, anh Dũng dần muốn nâng cấp nó từ chỗ là công cụ kiếm tiền sang kiêm luôn phục vụ giải trí bản thân.
![]() |
Chiếc xe của anh Dũng được độ cầu kỳ khi gắn thêm cản gió thể thao phía trước và làm mới nắp ca-pô |
Phong cách mà anh Dũng nhắm tới cho chiếc Kia Morning của mình cũng là wide body có nguồn gốc từ Nhật Bản. Ban đầu chỉ để xe đẹp hơn nhưng dần dà lại khiến anh bập vào môn thể thao tốn kém và mạo hiểm là drift. “Thay đổi ngoại hình xe không chỉ giúp chiếc xe có vẻ ngoài thể thao, cải thiện cảm giác lái mà còn giúp mình giải toả căng thẳng sau ngày làm việc. Riêng động cơ xe mình giữ nguyên bản nhưng vẫn có thể chơi drift được vì môn này cần kỹ năng là chính”, anh Dũng chia sẻ.
![]() |
Chiếc xe của hai tài xế taxi công nghệ có cùng phong cách giống nhau |
Số tiền anh Dũng chi để nâng cấp chiếc xe cũng tương đương với xe của anh Việt. Bên cạnh chi phí độ xe, họ sẽ còn tốn một khoản không nhỏ để đổ xăng và thay lốp khi thường xuyên tập drift và gymkhana.
Câu lạc bộ Hanoi Drift Club mà anh Dũng, anh Việt tham gia chỉ mới được thành lập một vài năm gần đây. Các thành viên tham gia đều quen biết nhau qua mạng xã hội, họ có các công việc ngoài xã hội khác nhau và sở hữu những chiếc xe không giống nhau nhưng đều chung một đam mê. Do điều điều kiện sân bãi tập môn thể thao này khá hạn chế ở Hà Nội nhưng các thành viên đều thường xuyên tham gia tập luyện vào thời gian cuối tuần như một cách giải trí và gắn kết tình cảm.
Đình Quý, Minh Quân
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nữ nghệ sĩ Bình Tinh chịu chi tới 230 triệu, gần bằng một nửa giá trị chiếc Kia Morning GT-Line mới mua của mình để làm đẹp với phong cách bên ngoài sơn Porsche Panamera, bên trong dùng ghế mới kiểu Lamborghini.
" alt=""/>Tài xế taxi ở Hà Nội bỏ 70 triệu độ xe thỏa đam mê driftVề lây truyền, chuyên gia thông tin, bệnh chủ yếu từ người sang người thông qua tiếp xúc, chạm vào đồ vật hoặc các dịch tiết tổn thương trên cơ thể người bệnh. Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con, lây từ động vật sang người, không nhất thiết là khỉ. Về dự phòng, người dân tránh tiếp xúc gần, da kề da với người bệnh, thực hành tốt vệ sinh tay và tiêm vắc xin để phòng bệnh.
“Chúng ta chưa có phương pháp đặc trị đậu mùa khỉ nhưng có cách điều trị cho bệnh tương tự như đậu mùa. Một số quốc gia như Mỹ đã cho phép dùng phương pháp điều trị đậu mùa cho đậu mùa khỉ”. Cũng theo bác sĩ Dziuban, hầu hết những ca đậu mùa khỉ đều có triệu chứng nhẹ và đa số tự khỏi tuy nhiên có một số trường hợp nặng hoặc có nguy cơ cao tiến triển nặng.
Với đợt bùng phát đậu mùa khỉ năm 2022 này, điều khác biệt là bệnh được ghi nhận tại một số quốc gia chưa từng ghi nhận đậu mùa khỉ. Điểm khác nữa là không phải tất cả nhưng hầu hết ca bệnh là những người nam quan hệ đồng giới. Một vài điểm khác thuộc về biểu hiện lâm sàng. Cụ thể, trước đây các bệnh nhân phát ban ở toàn cơ thể nhưng đợt bùng phát lần này, các bệnh nhân có phát ban ở một số vùng như bộ phận sinh dục, sau đó lan ra cơ quan khác. Điều này làm cho bệnh dễ bị nhầm lẫn sang bệnh lây truyền qua đường tình dục.
“Đậu mùa khỉ không dễ lan, không lây truyền nhanh, rộng rãi như Covid-19. Đậu mùa khỉ có ít nguy cơ gây đại dịch hơn so với Covid-19”, Giám đốc CDC Mỹ tại Việt Nam khẳng định.
Bác sĩ Dziuban cũng đưa ra thông tin về một số nhóm người có nguy cơ cao hơn mắc đậu mùa khỉ. “Nhóm nguy cơ cao nhất, phơi nhiễm với bệnh này là nhóm nam quan hệ đồng giới và nữ chuyển giới. Hầu hết các ca bệnh đều là người lớn, 95% ca bệnh đã ghi nhận thuộc nhóm có quan hệ đồng tính nam”, bác sĩ cho biết.
Tuy nhiên theo Giám đốc CDC Mỹ tại Việt Nam, căn bệnh này không phải bệnh riêng trong nhóm cộng đồng nam quan hệ đồng giới. “Chúng ta cẩn trọng khi truyền thông nếu không sẽ tạo ra sự kỳ thị với một nhóm người”. Giám đốc CDC Mỹ tại Việt Nam liên tục nhấn mạnh những người nhiễm không thuộc nhóm quần thể nào, tất cả mọi người đều có thể mắc căn bệnh này nếu không dự phòng tốt.
Về nguyên nhân đậu mùa khỉ lây lan nhanh, bác sĩ Dziuban cho rằng hiện chưa đánh giá được nguyên nhân chính xác bệnh đậu mùa khỉ lây lan nhanh trên thế giới. Có thể do chúng ta thanh toán được bệnh đậu mùa đã lâu vì vậy những người được tiêm vắc xin đậu mùa khỉ là vắc xin thế hệ cũ và nhóm dân cư mới sinh sau năm 1970 chưa được tiêm vắc xin này nên khiến căn bệnh này tăng trở lại.
“Chúng tôi chưa biết được nguyên nhân lây lan bệnh nhanh có liên quan đến thay đổi khí hậu, di chuyển dân cư hay không nhưng chúng ta đã làm việc chặt chẽ để ứng phó với căn bệnh này”, bác sĩ Dziuban nói. Đánh giá về nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, cũng theo bác sĩ Dziuban, nếu ở Việt Nam ghi nhận ca bệnh không phải là điều ngạc nhiên do nước ta đã mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên Việt Nam có lợi thế là 2 tháng để chuẩn bị do 2 tháng trước, thế giới ghi nhận ca bệnh trong khi chúng ta chưa có. Vì vậy đây là thời gian chúng ta lên các phương án đối phó với bệnh.
Từ 2 tháng trước, CDC Mỹ đã làm việc với Bộ Y tế Việt Nam để đưa ra các khuyến cáo, hướng dẫn liên quan đến theo dõi, xét nghiệm, dự phòng căn bệnh này. “Chúng tôi cũng đang làm việc với Bộ Y tế Việt Nam để có sinh phẩm xét nghiệm đậu mùa khỉ sớm nhất. Chúng tôi cũng phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới để nguồn sinh phẩm này nhiều hơn và để các nước khác được tiếp nhận nhiều hơn”, bác sĩ Dziuban nói thêm.