Nhận định, soi kèo Nottingham vs Luton Town, 22h00 ngày 11/1: Tiếp mạch thăng hoa
Hoàng Ngọc - 11/01/2025 02:21 Nhận định bóng lịch van niênlịch van niên、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
Rồi với trạng thái phấn khích hoặc giận dữ, đôi khi là cả hai, ngài tổng thống chộp lấy chiếc điện thoại iPhone, bắt đầu lên Twitter đăng bình luận. Có khi ông gõ những dòng "tweet" trong phòng ngủ, lúc vẫn còn tựa gối, đôi khi từ căn phòng làm việc nhỏ kế bên, khi ông đang xem một chương trình truyền hình khác, các trợ lý của ông cho biết. Thi thoảng, ông lên phòng Hiệp ước ở tầng 2, với quần áo đã thay mới hoặc đồ ngủ mặc nguyên từ đêm trước. Tại đây, tổng thống thực hiện các cuộc gọi chính thức và không chính thức, bắt đầu ngày làm việc.
Suốt gần một năm qua, mọi người đều tin rằng có chiến lược nào đó đằng sau những hành động của Tổng thống Trump. Nhưng thực tế, ông hầu như chẳng có kế hoạch nào mà chỉ công kích phủ đầu, đáp trả tự vệ xuất phát từ những nỗi ám ảnh, cơn bốc đồng.
Đôi khi, ông cũng tìm kiếm sự ủng hộ trước khi nhấn nút "tweet". Theo một cố vấn lâu năm của ông Trump, hồi tháng 6, tổng thống hào hứng gọi cho bạn bè thông báo rằng ông đã nghĩ ra dòng tweet hoàn hảo để bác bỏ cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ. Ông bảo sẽ gọi nó là một "cuộc săn phù thủy". Dù vậy, họ chẳng ấn tượng với ý tưởng này.
Miễn cưỡng nhận lời khuyên từ các luật sư, Trump không công kích công tố viên đặc biệt Mueller, song đôi lúc bản năng của ông vẫn thắng thế. Mùa thu này, khi 3 cựu cố vấn của ông trong chiến dịch tranh cử bị truy tố, Ty Cobb, luật sư Nhà Trắng chịu trách nhiệm đối phó với cuộc điều tra, đã ra sức khuyên tổng thống không phản ứng lại. Nếu đáp trả, ông sẽ chỉ khiến mọi chuyện rắc rối hơn.
Tuy nhiên, tổng thống đã không thể kiềm chế. Ông "tweet" rằng các cáo buộc về tài chính chống lại cựu quản lý chiến dịch tranh cử, Paul J. Manafort, không liên quan gì đến chiến dịch tranh cử của Trump, thay vào đó các nhà điều tra nên nhắm vào Hillary và những người thuộc đảng Dân chủ.
Sáng hôm sau, Trump công kích cựu cố vấn chiến dịch tranh cử George Papadopoulos, người nhận tội khai man về các mối quan hệ với người Nga. Tổng thống chỉ trích Papadopoulos là "người tình nguyện cấp thấp" đã "lộ mặt dối trá".
Trước vụ Cố vấn An ninh Quốc gia Michael T. Flynn nhận tội, mới đầu tổng thống tỏ ra khá bình tĩnh. Thế nhưng, sáng 3/12, khi xem các chương trình tin tức về Flynn, ông Trump đột ngột giận dữ và bắt đầu tuôn một loạt "tweet" công kích bà Clinton cũng như FBI. Một số cố vấn phải nói với tổng thống rằng những "tweet" này gây rắc rối, đề nghị ông dừng lại.
Truyền hình vẫn thường xuyên là ngòi nổ cho những cuộc chiến Twitter của tổng thống. Chiếc TV giống như tài sản riêng của ông, không ai được chạm vào chiếc điều khiển từ xa, ngoại trừ chính ông và thi thoảng là nhân viên kỹ thuật. Trong các cuộc họp ở phòng ăn Nhà Trắng, tổng thống vẫn có thể theo dõi tin tức từ chiếc tivi 60-inch. Nếu có lỡ bản tin nào thì sau đó, ông Trump sẽ xem lại trên thiết bị mà ông gọi là "Super TiVo", hệ thống chuyên ghi lại tin tức.
Ông Trump thường bị chỉ trích là lúc nào cũng "dán mắt" vào TV và không nghiêm túc với công việc tổng thống. Tuy nhiên, ông đã thẳng thừng bác bỏ lời phán xét đó.
Trong chuyến thăm châu Á gần đây, New York Times chuyển cho tổng thống danh sách 51 câu hỏi để xác thực thông tin. Trước câu hỏi về thói quen xem tivi kỳ lạ, thay vì trả lời thông qua phụ tá, tổng thống đột ngột tuôn một tràng giữa máy bay khiến phóng viên các hãng tin ở đó ngớ người.
"Tôi đâu có xem tivi nhiều", ông nói khi đang ngồi trên chiếc Air Force One bay tới Việt Nam. "Tôi biết người ta - những người chẳng biết gì về tôi - thích nói là tôi xem tivi nhiều... Bạn biết đấy, họ là những phóng viên giả mạo, với tin tức giả mạo".
"Nhưng mà tôi không xem truyền hình nhiều, cơ bản là bởi vì đống tài liệu. Tôi phải đọc rất nhiều tài liệu", ông phân trần. Sau đó, tổng thống cằn nhằn rằng ông buộc phải xem CNN ở Philippines, bởi vì ở đó chẳng còn gì hay cả.
Năm đầu tiên của nhiệm kỳ sắp kết thúc cũng là lúc ông Trump định hình lại ý nghĩa của việc làm tổng thống. Ông xem chiếc ghế quyền lực cao nhất ở Mỹ như một phần thưởng mà ông phải chiến đấu để bảo vệ mọi lúc và Twitter là thanh kiếm quyền năng.
Song bấp chấp những lời lẽ "đao to búa lớn", Trump không xem bản thân như người khổng lồ thống trị thế giới, mà là một kẻ ngoại đạo luôn bị nói xấu, đang vật lộn để được công nhận, theo các cuộc phỏng vấn với 60 cố vấn, trợ lý, bạn bè của Tổng thống Trump và các thành viên trong Quốc hội.
Với các tổng thống khác, mỗi ngày là vật lộn để lèo lái đất nước, làm thế nào dung hòa các phe, nhóm lợi ích. Còn với Trump, mỗi ngày, mỗi giờ là cuộc chiến bảo tồn sinh mệnh chính trị của chính mình. Ông vẫn bức bối về cuộc bầu cử năm ngoái, khẳng định rằng cuộc điều tra Nga của công tố viên đặc biệt Robert S. Mueller là âm mưu nhằm hạ bệ ông. Bản đồ đánh dấu nổi bật các hạt ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm ngoái vẫn được treo trên những bức tường ở Nhà Trắng.
Trước khi nhậm chức, Trump nói với các trợ lý hàng đầu, hãy coi mỗi ngày của tổng thống là một tập trong chương trình truyền hình mà ở đó, ông phải đánh bại các đối thủ. Những người thân cận với tổng thống ước tính mỗi ngày ông dành ít nhất 4 giờ, thậm chí gấp đôi khoảng thời gian đó, ngồi trước màn hình tivi, đôi khi bật chế độ im lặng, xem tin tức nói gì để rồi sẵn sàng lao vào các cuộc chiến bất tận với truyền thông.
"Ông ấy thấy như thể luôn có người tìm cách phá hoại kết quả cuộc bầu cử và các cáo buộc thông đồng là vô căn cứ", Lindsey Graham, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đến từ South Carolina, cho biết. Graham là người dành nhiều thời gian tổng thống nhất trong số các nghị sĩ. "Ông Trump tin chắc rằng phe tự do cánh tả và truyền thông đang quyết tâm hủy hoại ông ấy".
"Cách để ông ấy đến được đây là chống trả và phản công. Nhưng Trump đang phải đối mặt với một vấn đề: Sự khác biệt giữa việc vận động tranh cử và công việc của một tổng thống", Graham nói thêm. "Người ta phải kết hợp tối ưu giữa việc làm một ứng viên tranh cử và việc làm một tổng thống".
Trong khi Trump nỗ lực củng cố và kiếm thêm sự ủng hộ từ nhóm cử tri xa rời với thế giới chính trị, phong cách lãnh đạo tùy tiện của ông khiến cho nhiều cựu binh ở cả hai đảng không thể an tâm. Một số chính trị gia và các nhà quan sát than vãn về sự bất ổn này, lo ngại tổng thống gặp phải các vấn đề về tâm lý.
Về phần mình, Trump lý lẽ rằng chính phong cách tùy tiện ấy đã giúp ông chiến thắng trong cuộc bầu cử, nên đó hẳn là phương thức đúng đắn. Vào thời điểm này của nhiệm kỳ, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Trump đang ở mức 32%, thấp kỷ lục so với các tổng thống Mỹ thời hiện đại, theo số liệu thăm dò mới nhất của Trung Tâm Nghiên cứu Pew. Mặc dù vậy ông ấy vẫn đạt được một số thành tựu nổi bật.
Sau nhiều tháng thất bại với các nỗ lực lập pháp, ông Trump cuối cùng cũng tiến tới chiến thắng đầu tiên trong việc cắt giảm thuế và đảo ngược một phần chương trình chăm sóc sức khỏe của người tiền nhiệm. Dù phần lớn các cam kết vẫn chưa được hoàn thành, ông đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc thay đổi các quy định về kinh doanh và môi trường. Nền kinh tế đang đà phát triển mà ông thừa hưởng từ nhiệm kỳ trước tiếp tục cải thiện, thị trường chứng khoán tăng lên mức kỷ lục. Lệnh cấm đi lại với các nước có đông dân số theo đạo Hồi cuối cùng cũng có hiệu lực sau nhiều cuộc chiến tại tòa án.
Jared Kushner, con rể và là cố vấn cấp cao của ông Trump, nói với các cộng sự rằng tổng thống 71 tuổi sẽ không bao giờ thay đổi phong cách lãnh đạo. Thay vào đó, Kushner dự đoán rằng ông Trump sẽ điều chỉnh Nhà Trắng theo ý của ông ấy.
Điều đó ít nhất đúng một nửa. Vào thời điểm này của nhiệm kỳ, có thể nói rằng, trận chiến "bảo tồn sinh mệnh chính trị" của Tổng thống Trump đang ở thế cân bằng.
Nói theo cách của quân đội, tướng 4 sao về hưu John F. Kelly từng được mệnh danh là "trùm dẹp loạn" của Thủy quân lục chiến trước khi tham gia cuộc chiến Iraq năm 2003, dẫn dắt lực lượng Mỹ tiến lên phía trước bất chấp lửa đạn. Trong vai trò Chánh văn phòng Nhà Trắng, Kelly cũng áp dụng cách tiếp cận tương tự, trong vòng 14 ngày đã áp đặt kỷ cương để thiết lập lại trật tự ở Cánh Tây.
Những tháng trước khi ông Kelly tiếp quản Nhà Trắng từ Reince Priebus, phòng Bầu dục luôn bận rộn với các trợ lý và vị khách qua lại không ngớt, họ đến để tư vấn hay đưa ra lời khuyên. Trong một cuộc gặp hồi tháng 4 với phóng viên New York Times, không dưới 20 người ra vào, trong đó có cả ông Priebus đi cùng Phó tổng thống Mike Pence. Tuy nhiên giờ đây, cánh cửa phòng Bầu dục giờ đây hầu như đóng kín.
Một cách kín đáo và tôn trọng, ông Kelly đang nỗ lực giảm bớt thời gian rảnh mà ông Trump dành để đăng bình luận bữa bãi trên Twitter, bằng cách tăng tốc cho ngày làm việc của tổng thống. Trước đó, Priebus cũng cố gắng để ông Trump bắt đầu công việc vào 9 hay 9h30 sáng, nhưng không mấy thành công.
Tần suất các cuộc họp đã tăng lên. Ngoài Kelly và Kushner, ông Trump còn họp với Cố vấn An ninh Quốc gia H. R. McMaster, con gái kiêm cố vấn của tổng thống Ivanka Trump, Giám đốc truyền thông Hope Hicks, Thư ký Nhà Trắng Robert Porter, và Cố vấn của tổng thống Kellyanne Conway.
Sau khi cố gắng tự mình quản lý chi tiết công việc ở Nhà Trắng trong những tháng nắm quyền đầu tiên, giờ đây, ông Trump đã có những nhượng bộ đáng kể. Và dù bực bội vì bị áp đặt những hạn chế, tổng thống thực ra cũng muốn có sự ủng hộ từ Chánh văn phòng Kelly, người mà ông xem là ngang hàng, những người thân cận với Tổng thống Trump cho biết.
Ông gọi cho Kelly tới hàng chục cuộc mỗi ngày, thậm chí tới 4, 5 lần khi đang ăn tối hay đi đánh golf, để hỏi về lịch trình hay xin lời khuyên về chính sách. Tổng thống cho hay quy trình làm việc mới này giúp cho ông có "thời gian để suy nghĩ".
Các trợ lý Nhà Trắng tuy phủ nhận việc ông Trump tìm kiếm sự tán thành từ Kelly, song xác nhận rằng tổng thống coi chánh văn phòng Nhà Trắng như người tâm phúc quan trọng nhất, và là người ông muốn hỏi ý kiến hơn cả.
Mặc dù vậy, Kelly nói với mọi người rằng ông ấy sẽ cố gắng chỉ kiểm soát những gì mà ông có thể. Thực tế khiến cho Kelly hiểu rằng, có nhiều điều mà ông không thể bao quát hết.
Minh chứng là tổng thống đôi lúc đã tìm được cách "lách khe cửa hẹp" của vị tướng về hưu. Trong Lễ Tạ ơn ở Mar-a-Lago, ông Trump lại tự do giao lưu với khách khứa như hồi chưa làm tổng thống. Một số người cho ông xem các đoạn tin tức mà Kelly chắc chắn không cho phép. Sau đó, tổng thống gọi điện cho những người bạn cũ, nghe họ bình luận về cuộc điều tra Nga để rồi khi trở về Washington, ông lại không thể kìm lòng mà lên Twitter trút giận.
Ở một mức độ nào đó, người ngoài cuộc hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Donald Trump, nhân vật nổi tiếng nhất hành tinh, vẫn "hồn nhiên" vui sướng mỗi khi nhìn thấy tên mình xuất hiện trên tin tức. Đó giống như niềm vui bất diệt của tổng thống. Một cựu cố vấn hàng đầu nói Trump sẽ bực bội nếu tên ông trong 2-3 ngày liền không được nhắc tới.
Dù vậy, hình ảnh Trump gắn với những cơn thịnh nộ liên miên đã che khuất mất phần mềm mỏng hơn của ông. Một số cố vấn cho hay tổng thống có thể chửi mắng họ vì những sai phạm nhỏ, như đưa trợ lý mới đến gặp ông mà không thông báo trước, nhưng chỉ vài phút sau, ông sẽ lại nói chuyện nhẹ nhàng với họ.
"Ông ấy biết rõ mình chỉ là người thứ 45 làm công việc của một tổng thống", cố vấn Conway nói. "Công việc này thay đổi ông ấy chút ít, và ông ấy cũng thay đổi nó. Trong thời gian làm tổng thống, ông ấy tỏ ra nhã nhặn, gần gũi hơn, những nét tích cách đó bộc lộ khó khăn trong thời kỳ đầu đầy hỗn loạn".
Những người thân cận tiết lộ rằng việc Trump khó thích nghi với chức vụ mới xuất phát từ kỳ vọng phi thực tế của ông về quyền lực. Tổng thống Mỹ hình dung công việc của mình gắn với quyền năng đầy mình, mà không biết về thực tế trần trụi là ông bị kiểm soát bởi hai nhánh còn lại trong hệ thống chính trị Mỹ (lập pháp và tư pháp).
Trong khoảng thời gian đầu tiên sau khi nhậm chức, ông Trump thường ra lệnh cho các thượng nghị sĩ, khiến nhiều người không hài lòng. “Tôi không làm việc cho ông, thưa ngài tổng thống”, Thượng nghị sĩ Bob Corker từng phản ứng trước cách hành xử của ông chủ Nhà Trắng.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell của bang Kentucky, lãnh đạo phe đa số của đảng Cộng hòa, cũng tỏ ra bực bội khi bị ông Trump cắt ngang bài phát biểu trong một cuộc thảo luận về dự luật chăm sóc y tế tại phòng Bầu dục. “Đừng cắt ngang lời tôi”, ông McConnell nói với tổng thống.
Tuy nhiên, sau những tháng cầm quyền đầu tiên áp đặt mệnh lệnh và quát tháo, ông Trump có lẽ đang dần nhận ra cách làm này không phát huy hiệu quả. Mặc dù tổng thống 71 tuổi khó mà thay đổi bản chất con người mình, ít nhất ông cũng hiểu rằng để giải quyết công việc, cần phải thuyết phục, thay vì công kích các lãnh đạo đảng Cộng hòa.
Sau màn tranh cãi công khai vào mùa hè, tổng thống và ông McConnell giảng hòa và trò chuyện hầu như mỗi ngày. Lãnh đạo Mỹ cũng dần nhận ra Quốc hội có ảnh hưởng lớn như thế nào tới vận mệnh của ông.
Trump vốn không phải người thích đi sâu vào chi tiết chính sách. "Ai mà biết (chính sách) chăm sóc sức khỏe lại phức tạp đến thế", có lần ông đã nói như vậy.
Tuy nhiên, giờ đây tổng thống thoải mái hơn với các chi tiết về dự luật cắt giảm thuế. Theo các trợ lý, ông đã tập trung chú ý hơn trong các buổi nghe báo cáo tin tình báo hàng ngày. Ông cũng quan tâm sâu sát hơn về tình hình Triều Tiên.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham từng chỉ trích Trump nay trở thành đồng minh của ông. Ông Graham cho biết tổng thống Mỹ đang bắt nhịp nhưng lưu ý vào thời điểm này, "mọi thứ đều có thể xảy ra, từ thảm họa khủng khiếp cho đến một thành công tuyệt vời".
Vài tuần gần đây, bạn bè thân thiết của Trump lại chú ý đến giọng điệu khác lạ ở tổng thống Mỹ khi ông thừa nhận rằng nhiều trợ lý, thậm chí người nhà của ông, có thể bị tổn hại vì cuộc điều tra của Mueller. Về phần mình, Tổng thống Trump cho thấy thái độ sẵn sàng chấp nhận số phận một cách đáng ngạc nhiên.
"Đời là vậy", ông nói trong bình thản.
Donald Trump
Donald John Trump là tổng thống thứ 45 của Mỹ. Trước đó, ông nổi tiếng với vai trò là một tỷ phú doanh nhân, nhà sản xuất chương trình truyền hình. Tên tuổi của Trump được biết đến nhiều qua chương trình truyền hình thực tế The Apprentice với câu nói "You're fired" (bạn đã bị đuổi). Ngoài ra, ông còn có phần sở hữu trong các cuộc thi sắc đẹp như Hoa hậu Hoàn Vũ, Hoa hậu Mỹ...
Bạn có biết:Trump đã hai lần là ứng cử viên cho Giải Emmy, xuất hiện trong các chương trình truyền hình và phim ảnh với tư cách là chính mình nhưng dưới góc độ hài hước.
- Ngày sinh:14/6/1946
- Đảng phái:Đảng Cộng hòa
- Tài sản:3,5 tỉ đôla Mỹ (ước tính tháng 5/2017)
- Vợ:Ivana Zelníčková (1977-1992), Marla Maples (1993-1999), Melania Knauss (2005-hiện tại)
- Chiều cao:1,88m
FacebookWebsite
Chuyện ít biết ở Nhà Trắng: Twitter, TV và những giằng xé của Trump
2025-01-16 20:01
-
Bắc Kinh cấm bán iPhone, Apple vấp phải muôn vàn thử thách
2025-01-16 19:47
-
Lượng phát hành của báo giấy tiếp tục giảm đáng kể, trong khi nỗ lực phát triển đọc tin tức trên website và điện thoại bị cạnh tranh gay gắt với các công ty công nghệ và dịch vụ mạng xã hội. Ảnh: Jouranlism.org Tại thị trường Mỹ, 2015 vẫn là năm suy thoái đối với báo giấy. Khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết, lượng phát hành của các số báo trong ngày thường giảm 7%, trong khi phát hành ngày Chủ nhật giảm 4%. Cả 2 mức giảm này đều là cao nhất kể từ năm 2010. Cùng lúc, lợi nhuận từ quảng cáo cũng giảm mạnh nhất kể từ năm 2009, gần 8% trong giai đoạn 2014 - 2015.
Nhân sự làng báo Mỹ cũng bị tinh giản, khoảng 10% vào năm có số liệu mới nhất là 2014. Như vậy, trong 20 năm qua, đội ngũ làm báo tại Mỹ đã cắt bớt 20.000 vị trí, giảm gần 39%.
Trong bối cảnh báo in suy giảm, Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters (RISJ) cũng công bố báo cáo toàn cảnh về thị trường tin tức trực tuyến năm qua, để nhấn mạnh sự cạnh tranh của các công ty công nghệ và mạng xã hội (MXH), cũng như nỗ lực của các cơ quan thông tấn để thích ứng với tình hình mới. Nhóm thực hiện khảo sát ở hơn 20 quốc gia, quy mô mẫu mỗi nước là hơn 2.000 người, chủ yếu là các nước phương Tây.
Mạng xã hội trở thành nguồn cấp tin quan trọng
Theo khảo sát của RISJ, 51% những người tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng mạng xã hội là nguồn cung cấp thông tin mỗi ngày. Trong số này, 12% ý kiến khẳng định mạng xã hội là nguồn chính. Facebook là kênh thông tin quan trọng nhất để đọc, xem và chia sẻ tin tức.
Đối tượng đọc tin tức nhiều nhất trên mạng xã hội là phụ nữ (họ hiếm khi vào thẳng trang web tin tức hoặc ứng dụng của tờ báo đó) và giới trẻ. Lần đầu tiên, số người trong độ tuổi 18 - 24 khẳng định mạng xã hội là nguồn cung cấp thông tin chính quan trọng hơn truyền hình (28% so với 24%). Truyền hình vẫn là phương tiện tin tức quan trọng nhất với các nhóm người lớn tuổi, nhưng đang theo chiều suy giảm.
Tỷ lệ nguồn tiếp nhận thông tin của người Mỹ theo các loại hình qua từng năm, đường màu xanh là tivi, màu đỏ là các trang tin trực tuyến, màu xanh lá là báo in, và đường đứt đoạn là mạng xã hội. Ảnh: RISJ Về thiết bị, việc sử dụng điện thoại thông minh để đọc tin tức gia tăng nhanh chóng (khoảng 53%), trong khi lượt đọc tin trên máy tính đang giảm, còn lượt tăng trên máy tính bảng thì chững lại.
Phần lớn độc giả vẫn lưỡng lự không muốn chi tiền đối với các tin tức chung chung, đặc biệt ở những nhóm nước nói tiếng Anh với độ cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, ở những nước nhỏ hơn, do yếu tố ngôn ngữ nên xu hướng sẵn sàng chi trả là gấp đôi.
Điều khiến những tờ báo đau đầu là tỷ lệ sử dụng các phần mềm chặn quảng cáo gia tăng (khoảng 10% ở Nhật Bản và đến 35% ở Ba Lan). Con số này đặc biệt cao ở những người dưới 35 tuổi và những người thường xuyên đọc tin tức. Phần lớn họ đều đã tải các ứng dụng chặn quảng cáo và sử dụng thường xuyên, hiếm khi ngưng hoặc gỡ bỏ nó. Khoảng 8% người sử dụng điện thoại thông minh cũng đang dùng ứng dụng chặn quảng cáo.
Một điểm đáng quan ngại là xu hướng cá nhân hóa bảng tin, hoặc lựa chọn tin tức dựa trên thuật toán, sẽ khiến độc giả có thể bỏ lỡ những thông tin quan trọng. Phần lớn độc giả trẻ thoải mái với những tin tức xuất hiện dựa trên thuật toán hơn là tin bài do ban biên tập gợi ý.
Cạnh tranh trong kênh phân phối
Trong 5 năm nghiên cứu các nguồn cung cấp thông tin, nhóm nghiên cứu phát hiện xu hướng chung là lượt xem truyền hình và báo, trang tin trực tuyến đang có xu hướng tăng trong khi tỷ lệ đọc báo in ngày càng suy giảm đáng kể.
Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất trong thế giới truyền thông số là sự tăng trưởng của những thông tin truy cập qua mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và Snapchat. Ở Mỹ, số người sử dụng mạng xã hội là nguồn cấp tin chính tăng đến 46% trong tổng mẫu khảo sát, gần gấp đôi kể từ năm 2013.
Nhưng vấn đề không chỉ là tiếp cận với tin tức thông qua mạng xã hội. Đối với Facebook, cách thể hiện tin tức đang trở thành một yếu tố mà dịch vụ này đẩy mạnh phát triển trong năm qua.
Nhu cầu sử dụng mạng xã hội để đọc tin (khối vàng) so với các mục đích khác (khối xanh) trong những nước mà RISJ khảo sát. Tuy nhiên, nhu cầu đọc tin trên mạng xã hội ở Hàn Quốc và Nhật Bản có sự khác biệt so với số liệu chung. Ảnh: RISJ Những tin tức xuất hiện từ thuật toán có xu hướng ưu tiên các tin nóng, các video thời sự, live stream, và những hình ảnh có nội dung; trong khi những nhà xuất bản đang nỗ lực đăng tải những định dạng truyền thống. Từ giữa năm 2015, Facebook cũng mở chức năng để các tờ báo có thể đăng "bài báo tức thời". Khi tin tức đến với độc giả ngày càng nhiều trên mạng xã hội, họ không còn cần thiết phải truy cập trực tiếp vào trang web của báo.
Việc tiếp cận tin tức trên mạng xã hội cũng có những khác biệt đáng kể về thế hệ và giới tính. Chẳng hạn, phụ nữ có xu hướng sử dụng mạng xã hội để đọc tin nhiều hơn đàn ông. Mạng xã hội mà đặc biệt là Facebook là cơ chế tìm kiếm tin tức duy nhất có sức hấp dẫn với phụ nữ hơn đàn ông.
Ngoài ra, bên cạnh đọc tin trên mạng, nhiều người vẫn sử dụng tivi, radio và báo giấy nhưng với mức độ khác biệt đáng kể nếu chia theo độ tuổi. Đối với những nhóm dưới 45 tuổi, tin tức trên mạng quan trọng hơn cả thời sự truyền hình. Đối với độc giả 18 - 24 tuổi, việc tiếp cận thông tin nhiều nhất là từ mạng xã hội (28%), đến tivi (24%) và bỏ xa báo in (6%).
Sử dụng mạng xã hội để đọc và chia sẻ tin
Theo nhóm nghiên cứu, không có nhiều thay đổi đáng kể trong những nền tảng mạng xã hội chủ yếu để đọc tin tức, và Facebook vẫn giữ vị trí hàng đầu. 44% những người tham gia khảo sát nói họ dùng Facebook để đọc tin. YouTube cũng là một kênh thông tin quan trọng (19%), Twitter vẫn là nền tảng chia sẻ tin tức được nhiều nhà báo, chính trị gia và những người "nghiện tin tức" sử dụng (10%), Instagram và WhatsApp đang trong giai đoạn tăng trưởng. Facebook chính là dịch vụ lớn nhất trong tất cả những nước mà nhóm khảo sát tìm hiểu (ngoại trừ Nhật Bản).
Không chỉ đọc tin, mạng xã hội còn khuyến khích người dùng thảo luận và chia sẻ thông tin. 24% người đọc tin trên mạng đã chia sẻ các tin tức này trên mạng xã hội mỗi tuần. Họ thường quan tâm về những chủ đề như chính trị, kinh doanh, công nghệ và môi trường. Phần lớn người dùng chia sẻ thông tin về những điều họ đồng tình (như ở Australia, Mỹ). Ngược lại, người dùng ở Anh thường có xu hướng chia sẻ những chuyện họ không thích.
Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh để đọc tin tức qua các năm ở những nước như Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Nhật. Ảnh: RISJ 5 đại gia công nghệ thống trị lợi nhuận quảng cáo di động ở Mỹ
Theo Pew, năm 2015, thị trường Mỹ chi tiêu 59,6 tỷ USD cho quảng cáo số (digital advertising), bao gồm các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, web tin tức và các website khác. Đây là mức tăng 20% so với năm 2014. Các nền tảng số hiện chiếm 33% trong tổng chi quảng cáo (183 tỷ USD) ở mọi nền tảng. Những số liệu này vẫn tiếp tục là mức tăng so với năm 2014 (lần lượt là 28% và 175 tỷ USD). Digital ad được chia theo 2 nhóm: cho thiết bị di động (1) và desktop (2). Trong đó, chi quảng cáo trên nhóm 1 chiếm hơn một nửa trong tổng chi, đạt 31,6 tỷ USD và cao hơn một chút so với 28 tỷ USD quảng cáo trên desktop.
5 công ty công nghệ hàng đầu chiếm phần lớn lợi nhuận từ quảng cáo hiển thị, rồi mới đến những dịch vụ khác, bao gồm báo chí. Ảnh: Pew Thống trị về lợi nhuận digital ad vẫn là 5 công ty công nghệ và dịch vụ mạng xã hội lớn: Google, Facebook, Yahoo, Microsoft và Twitter, chiếm 65% tổng lợi nhận từ digital ad trong năm 2015, hay 38,5 tỷ USD trong 59,6 tỷ USD. Trong nhóm này, lợi nhuận digital ad năm 2015 của Facebook và Twitter phụ thuộc lớn vào di động, lần lượt là 77% và 88%. So với đó, quảng cáo trên di động chiếm phần nhỏ hơn trong lợi nhuận digital ad của Google và Yahoo, lần lượt là 41% và 35%.
Về quảng cáo hiển thị (display ad), vẫn là 5 công ty hàng đầu chiếm hết phần lớn của miếng bánh: 59% trên tổng số (hoặc 15,7 tỷ USD trên 26,8 tỷ USD) gồm các công ty như Facebook, Twitter, Yahoo, Google và Verizon. 41% còn lại (11 tỷ USD) mới chia đều cho những website của các báo, các mạng lưới quảng cáo hoặc những dịch vụ mạng xã hội khác.
" width="175" height="115" alt="Mạng xã hội đang đe dọa báo chí truyền thống như thế nào?" />Mạng xã hội đang đe dọa báo chí truyền thống như thế nào?
2025-01-16 19:21
-
Công ty Baili của Trung Quốc cáo buộc Apple sao chép thiết kế smartphone 100C của họ (ảnh) để tạo nên iPhone 6 và iPhone 6 Plus. Ảnh: Engadget
Sau khi Apple bị Cục quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, phát thanh, phim và truyền hình Trung Quốc cấm cung cấp các dịch vụ iBooks Store và iTunes Movies tại nước này hồi tháng 4, Táo khuyết lại tiếp tục "gặp hạn" vì bị một công ty Trung Quốc đâm đơn kiện vi phạm bản quyền thiết kế.
Baili, một hãng di động vô danh có trụ sở ở Thâm Quyến, Trung Quốc mới đây đã lên tiếng cáo buộc Apple sao chép thiết kế smartphone 100C của họ để tạo nên thế hệ iPhone gần đây nhất.
Mọi chuyện trở nên nghiêm trọng khi Văn phòng quản lý sở hữu trí tuệ Bắc Kinh kể từ đó ra quyết định yêu cầu Táo khuyết ngừng bán các mẫu điện thoại iPhone 6 và iPhone 6 Plus tại Bắc Kinh, với lí do người tiêu dùng bình thường không thể phân biệt "những khác biệt nhỏ" giữa thiết kế của chúng với 100C.
Tất nhiên, Apple và đối tác phân phối thiết bị thẳng thừng bác bỏ những cáo buộc trên. Họ cũng xúc tiến một khiếu nại hành chính nhằm đảo ngược lệnh cấm trên. Song, nếu tính tới nỗ lực thất bại trước đó của Táo khuyết ở Trung Quốc, hãng công nghệ Mỹ dự kiến sẽ cần rất nhiều may mắn mới có thể thắng được vụ kiện này.
Tạm thời, iPhone 6 và iPhone 6 Plus hiện vẫn sẽ tiếp tục được bán ở Trung Quốc cho tới khi nhà chức trách địa phương đưa ra kết luận giải quyết khiếu nại của Apple.
Tuấn Anh(Theo Engadget)
" width="175" height="115" alt="Công ty Trung Quốc kiện Apple sao chép thiết kế iPhone 6" />Công ty Trung Quốc kiện Apple sao chép thiết kế iPhone 6
2025-01-16 19:09
- Pokemon GO có thể bị cấm ở Mỹ vì tội danh 'phá hoại công viên'
- Giám đốc chiến lược Misfit : Bỏ học tiến sĩ về nước lấy chồng vì sợ ế
- iOS 10 không còn cho 'Trượt để mở khoá'
- (Clip) Những tựa game cực hay có đề tài cướp biển đáng chơi nhất
- [LMHT] C9 có tám trận bất bại, bỏ cách FLY và TSM
- Sinh nhật chúng tiên – Kiếm ngàn quà khủng cùng Tiên Kiếm Kỳ Duyên
- Người dùng Facebook có thể Live video cùng bạn bè
- Quyết đấu Toyota Fortuner, Chevrolet ra SUV 7 chỗ Trailblazer giá 40.481 USD
- TP.HCM: Đã nhập gần 1.500 bộ máy xử lý dữ liệu tự động giải mã bitcoin, litecoin