您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Nhận định, soi kèo Mechelen vs Royal Antwerp, 2h45 ngày 14/12: Điểm tựa sân nhà
Kinh doanh94人已围观
简介ậnđịnhsoikèoMechelenvsRoyalAntwerphngàyĐiểmtựasânnhàeverton đấu với brighton Chiểu Sương - ...
Tags:
相关文章
Bắt đối tượng trộm nhẫn kim cương sau 5 giờ gây án
Kinh doanhĐối tượng Lê Nguyễn Thanh Quang. Ảnh: Công an Quảng Bình Trước đó, chiều 23/4, công an huyện này nhận được đơn trình báo của chị L. , (SN 1982, trú tại xã Thanh Trạch) về việc bị kẻ gian đột nhập vào nhà lấy trộm một số tài sản gồm: 1 miếng vàng SJC (1 chỉ), 1 nhẫn đeo tay bằng kim loại màu bạc, trên nhẫn có đính 1 viên đá kim cương và 2 nhẫn đeo tay bằng vàng, loại nhẫn trơn (4 chỉ), giá trị tài sản ước tính khoảng 330 triệu đồng.
Nhận đơn trình báo, Công an huyện Bố Trạch đã tiến hành điều tra, truy xét.
Chưa đầy 5 tiếng sau, công an huyện này đã xác định Lê Nguyễn Thanh Quang là nghi phạm gây án.
Lực lượng chức năng đã thu hồi 1 nhẫn đeo tay bằng kim loại màu bạc, trên nhẫn có đính 1 viên đá kim cương và 1 miếng vàng SJC (1 chỉ), tổng giá trị tài sản ước tính khoảng 306 triệu đồng.
Mở rộng vụ án, đối tượng Quang khai nhận vào ngày 21/4 đã trộm 10,5 triệu đồng của một người dân trú xã Thanh Trạch, tuy nhiên bị hại không trình báo với cơ quan công an.
Hiện cơ quan Công an huyện Bố Trạch đang hoàn tất hồ sơ vụ án.
Hải Sâm
">...
阅读更多Hiến máu cần tiêu chuẩn gì? Đối tượng nào không nên hiến?
Kinh doanhẢnh minh họa: Penntoday Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dù muốn nhưng một số người vẫn không thể hiến máu.
Những người có thể hiến máu
- Từ 17 đến 65 tuổi
- Nặng từ 50kg
- Có tĩnh mạch phù hợp (sẽ được kiểm tra trước khi hiến máu)
- Sức khỏe tốt
Người không thể hiến máu
Máu được lấy từ người không thích hợp có thể làm xấu đi sức khỏe của bệnh nhân được truyền máu. Các đối tượng không thể hiến máu:
- Đã hoặc đang mắc hầu hết các loại ung thư
- Có bệnh liên quan tới tim mạch
- Dương tính HIV
- Từng cấy ghép nội tạng
- Mắc viêm gan B hoặc C
- Đã tiêm các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả chất làm săn chắc cơ thể và làm rám nắng. Nếu những thuốc này được bác sĩ kê đơn, bạn vẫn có thể hiến máu.
Người bị trì hoãn hiến máu
Một số người có thể không đủ điều kiện để hiến máu trong khoảng thời gian nhất định vì một số lý do.
Bạn có thể phải đợi đến 3 tháng nếu:
- Đã quan hệ tình dục qua đường hậu môn với bạn tình mới trong 3 tháng qua
- Có bạn tình nhiễm HIV, viêm gan B hoặc C, giang mai, người nhận tiền để quan hệ
Ngoài ra, một số người chưa nên hiến máu vội nếu bị ốm, phụ nữ đang mang thai hoặc con chưa tới 6 tháng tuổi, mới xăm hoặc xỏ khuyên, đang nghi ngờ có các vấn đề về sức khỏe.
An Yên(Theo Mirror)
Bí quyết đơn giản giảm nguy cơ đột quỵHút bụi, lau nhà, dắt thú cưng đi dạo hoặc chơi trò bắt bóng có thể là những hoạt động giúp tránh đột quỵ.">
...
阅读更多Phá đường dây mua bán dâm phục vụ tận nhà ở Hà Nội
Kinh doanhDịch vụ massage này thực tế là trá hình, gái bán dâm quan hệ tình dục, sẵn sàng phục vụ tại nhà riêng hoặc khách sạn tuỳ theo yêu cầu của khách. Sau khi sử dụng dịch vụ, số tiền phải chi trả cho mỗi nhân viên massage là 1,8 triệu đồng/lượt.
Nhận được đơn hàng từ khách, L. liên hệ với Th., nhờ Th. làm cầu nối gọi 2 nhân viên massage đến phục vụ người mua dâm trên.
Gái bán dâm khai nhận, quen biết Th. qua mạng xã hội và được Th. giới thiệu cho 2 vị khách trên. Sau khi tiếp khách xong, mỗi người sẽ chuyển lại 600 nghìn tiền công giới thiệu cho Th. bằng hình thức chuyển qua tài khoản ngân hàng.
Trường hợp khách có nhu cầu về tận nhà phục vụ, nhóm này cũng đáp ứng nhu cầu.
Lời khai tú ông điều gái bán dâm trên du thuyền 5 sao ở vịnh Hạ Long
Sau khi nhận hơn 1.000 USD của khách, Hùng điều 3 chân dài đến bán dâm tại du thuyền 5 sao ở vịnh Hạ Long.
">...
阅读更多
热门文章
- Messi vừa tái xuất, lại dính chấn thương Barca 2
- Cô gái có tim gan nằm ở vị trí ngược đời
- Dùng máy in màu để sản xuất tiền giả ở Hà Nội
- Những loại cây phong thủy ngày Tết Nguyên Đán đón tài lộc vào nhà
- Người phụ nữ bị cây đè trọng thương được chuyển xuống TP.HCM điều trị
- Tổ ấm ngập tràn hương sắc xuân, không gian mang đậm hơi thở vintage
最新文章
-
Chỉ 20% phương tiện đăng ký sử dụng tần số
Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, toàn tỉnh hiện có trên 4.500 phương tiện khai thác thủy sản công suất từ 45CV trở lên có sử dụng thiết bị vô tuyến điện (hay còn gọi là máy bộ đàm) để phục vụ liên lạc. Việc sử dụng tần số và máy bộ đàm đúng quy định sẽ giúp cho ngư dân cập nhật được thông tin khí tượng thủy văn, giá cả thị trường hải sản và cứu nạn cứu hộ khi có tình huống xấu xảy ra. Thế nhưng, lâu nay việc khai thác nguồn tài nguyên này chưa có sự thống nhất chung đang gây nên sự lãng phí phổ tần số, ảnh hưởng đến an toàn thông tin và an ninh quốc phòng. Ông Nguyễn Tín, ngư dân thôn Phú Thọ 2, xã Hòa Hiệp Trung (Đông Hòa) cho biết: "Lâu nay bà con ngư dân chúng tôi thường mua máy bộ đàm bán trôi nổi trên thị trường. Các máy này được nhà sản xuất cài đặt sẵn chế độ rà tìm 40 tần số khác nhau nên cứ việc sử dụng mà không cần phải đi đăng ký với cơ quan chức năng. Việc chọn kênh liên lạc cũng tùy thuộc từng lúc, từng nơi chứ không cố định một kênh nào".
Việc sử dụng tần số tùy tiện của ông Tín cũng là tình trạng chung của nhiều ngư dân Phú Yên hiện nay. Bà Lê Thị Tuyết Dung, cán bộ phụ trách Đài Thông tin duyên hải Phú Yên (Radio Phu Yen) cho biết: "Lợi ích của việc đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện (VTĐ) phục vụ khai thác hải sản thì ngư dân nào cũng biết, nhưng ý thức tự giác thì không phải chủ tàu nào cũng có. Hiện chỉ có 500 chủ phương tiện đăng ký sử dụng, chỉ chiếm khoảng 10% tổng số tàu hiện có trên địa bàn Phú Yên. Để phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc giữa đất liền và người đi biển, Radio Phu Yen vẫn phải mở đài trực canh tiếp nhận và giải đáp thông tin cho tất cả các phương tiện khi gọi về các tần số của đài gồm: 7966KHz, 7921KHz (tần số trực canh), 7903KHz (tần số cứu nạn) và 7906KHz (tần số thông báo thời tiết, cảnh báo khí tượng)". Còn theo ông Lê Thanh Nhanh, Phó giám đốc Sở TT&TT Phú Yên, đơn vị này đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát tần số VTĐ khu vực VII kiểm tra, cấp phép sử dụng máy ICom cho 540 phương tiện nghề cá trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, tính đến thời điểm này chỉ có 20% số phương tiện nghề cá trên địa bàn Phú Yên đăng ký sử dụng tần số VTĐ. Giám đốc Trung tâm kiểm soát tần số VTĐ khu vực VII Nguyễn Tuấn Hùng cho biết, phương tiện khai thác nghề cá khi sử dụng máy bộ đàm phải đăng ký tần số và mã số máy để tiện việc liên lạc và tránh gây nhiễu sóng. Thế nhưng, ngư dân hầu như chưa có ý thức về việc sử dụng tần số VTĐ, một số chủ tàu sử dụng tần số cấp cứu để liên lạc với nhau, gọi quá thời gian quy định làm ảnh hưởng đến việc trực canh nghe của đài. "Không đăng ký sử dụng tần số VTĐ là rất nguy hiểm bởi khi thời tiết xấu như có áp thấp nhiệt đới, bão thì không thể tìm kênh liên lạc để thực hiện việc cứu nạn", ông Hùng nói.
" alt="Ngư dân Phú Yên còn thờ ơ">Ngư dân Phú Yên còn thờ ơ
-
Lo ngại Nghị định 30 làm giảm nguồn cung nhà ở Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) mới đây có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất các giải pháp tháo gỡ ách tắc, vướng mắc để thị trường bất động sản (BĐS) phục hồi và phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững.
Nêu tại văn bản này, HoREA cho biết, Hiệp hội đã nghiên cứu và nhận thấy, Nghị định 30 vừa được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 26/3/2021 và Nghị định 49/2021/NĐ-CP cũng vừa được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1/04/2021, đã làm “ách tắc” việc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại và “ách tắc” việc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội. Nếu không sớm được xử lý thì sẽ làm giảm nguồn cung dự án nhà ở, giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở, làm chậm đà phục hồi của thị trường bất động sản, tạo lợi thế không công bằng cho một số chủ đầu tư đã có sẵn dự án độc chiếm thị trường.
Theo Bộ Xây dựng, Nghị định 30 tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thực tế khi phát triển nhà ở thương mại Theo HoREA, “ách tắc” về lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại xuất phát từ quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 30).
Ách tắc thứ nhất là tất cả dự án nhà ở thương mại "có 100% đất ở", hoặc "có đất ở hợp pháp và các loại đất khác" sau khi đã có "văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư", thì đều không thể thực hiện được thủ tục xác định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.
Do khoản 2, điều 18 - Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định "trong quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại". Nhưng điểm c, khoản 2 và điểm a, điểm b, khoản 5, điều 29 - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, chỉ quy định cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư xem xét ban hành văn bản "chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư".
Nghị định số 31/2021/NĐ-CP không quy định hình thức văn bản "chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư", mà "trong quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại", nên không làm được thủ tục này.
Ách tắc thứ hai là khoản 2, điều 18 - Nghị định 99/2015/NĐ-CP đã loại bỏ tất cả dự án nhà ở thương mại có "các loại đất khác (không phải đất ở)", dù phù hợp với quy hoạch và đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, hoặc đất phi nông nghiệp (không phải đất ở), đều không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, nên đã tạo ra "khoảng trống" pháp luật.
Từ đó, HoREA đề xuất để “chữa cháy”, trước mắt bổ sung thêm cụm từ “bao gồm có quyền sử dụng đất ở, hoặc có quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác, hoặc có quyền sử dụng đất các loại đất khác (không phải đất ở)” vào cuối Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 30/2021), để phạm vi điều chỉnh của Điều 18 Nghị định 99/2015 phủ kín các đối tượng, bao gồm các trường hợp nhà đầu tư “có quyền sử dụng đất các loại đất khác (không phải đất ở)”, để đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ, phù hợp với các quy định của Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020 và không để phát sinh “ách tắc, vướng mắc” trong công tác thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật. Về lâu dài, cần xem xét xây dựng lại Luật Nhà ở (mới) trong năm 2021.
Bộ Xây dựng: Nghị định 30 không gây khó khăn hay cản trở doanh nghiệp
Trao đổi với PV VietNamNetvề những lo ngại trên, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) khẳng định Nghị định 30 hoàn toàn không gây khó khăn hay cản trở doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Theo ông Khởi, Nghị định 30 tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thực tế khi phát triển nhà ở thương mại đặc biệt đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Nghị định 30 gỡ vướng cho hàng loạt dự án nhà ở thương mại có đất xen kẹt, cho phép chuyển đổi các loại đất khác trong dự án nhà ở thương mại sang đất ở.
Có 4 điểm mới được sửa đổi đáng ghi nhận trong Nghị định 30, đó là các vấn đề liên quan đến phát triển nhà ở; quản lý nhà ở mà nổi bật là phí bảo trì; quản lý việc bán nhà thuộc sở hữu của Nhà nước và thủ tục hành chính.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi cũng cho biết Nghị định 30 đã làm rõ khái niệm nhà đầu tư và chủ đầu tư để đảm bảo sự quản lý minh bạch, chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Theo đó, nhà đầu tư trúng đấu thầu hoặc trúng đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở nếu đáp ứng đủ điều kiện, năng lực xây dựng sẽ được làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.
Cùng đó, nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp; có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang làm đất ở; nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại thì mới đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định của Luật Nhà ở 2014, pháp luật kinh doanh bất động sản.
Về đề xuất của HoREA cho rằng cần bổ sung thêm trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng loại đất khác không phải là đất ở cũng được chấp thuận công nhận làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại này, ông Khởi cho hay theo quy định của Luật nhà ở 2014, việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được thực hiện thông qua 3 hình thức: đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; đấu thầu dự án có sử dụng đất; chỉ định chủ đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư có đủ điều kiện theo Luật nhà ở.
“Kiến nghị bổ sung thêm trường hợp nhà đầu tư chỉ cần có quyền sử dụng đất không phải là đất ở cũng được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại là không phù hợp với quy định của Luật nhà ở 2014 và Luật đầu tư 2020, Luật đất đai 2013. Việc bổ sung quy định này có nguy cơ gây thất thoát tài nguyên đất đai”, ông Khởi nhấn mạnh.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản đánh giá, những điểm mới trong Nghị định 30 sẽ giúp đánh giá, chọn lọc được các chủ đầu tư có đủ năng lực và Nhà nước có thể tăng thu ngân sách thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất tại các dự án nhà ở thương mại. Nếu bỏ quy định phải có đất ở và đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở sẽ dẫn đến tình trạng tự phát, nhà nhà làm bất động sản, mất cân đối cung cầu.
Huỳnh Anh
Cơn sốt đất sôi sục quay đầu hạ nhiệt
Sau thời gian giá đất hiện nay cơn sốt đã hạ nhiệt. Cơ quan chức năng cho rằng sốt đất là bài học về quản lý bất động sản, làm chưa thấu đáo nên một số môi giới lợi dụng làm nóng thị trường.
" alt="Bộ Xây dựng lên tiếng về lo ngại nghị định mới làm tắc cung nhà ở">Bộ Xây dựng lên tiếng về lo ngại nghị định mới làm tắc cung nhà ở
-
i trong Internet
Tất cả tên thương hiệu đó bắt nguồn từ năm 1998 với iMac, máy tính cá nhân được thiết kế để trở thành một phương tiện kết nối Internet dễ dàng. iMac đã khởi đầu cho sự thống trị của đế chế Apple.
Trong quá trình phát triển iMac, cố nhà sáng lập Steve Jobs muốn gọi chiếc máy tính là “MacMan”. Sau khi tham khảo ý kiến với công ty quảng cáo TBWA Chiat/Day, một cộng tác viên "cứng" của Apple ở đó tên là Ken Segall đã nghĩ ra cái tên “iMac”, trong đó ‘i’ là viết tắt của “Internet”, vì đó là một trong những tính năng đặc biệt nhất của máy.
Nhưng chữ “i” có thể có nhiều ý nghĩa hơn thế. Trong sự kiện ra mắt iMac ngày 6/5/1998, Jobs đã dành vài phút để nói về cái tên iMac. Theo ông, iMac ra đời từ cuộc hôn nhân giữa sự phấn khích của Internet và sự đơn giản của Macintosh. Apple hướng iMac phục vụ mục tiêu số 1 của người dùng thời bấy giờ, đó là một chiếc máy tính kết nối Internet nhanh và đơn giản.
Ngoài ra, ông sử dụng một slide được chuyển từ lời giới thiệu ban đầu của Ken Segall cho tên iMac, bao gồm các từ: Cá nhân (individual), hướng dẫn (instruct) , thông báo (inform) và truyền cảm hứng (inspire) bên cạnh hàm ý Internet.
Mặc dù chữ “i” trong “iMac” chủ yếu mang nghĩa “Internet”, Apple đã tìm ra cách để trừu tượng hóa chữ “i” thành bất cứ thứ gì bạn có thể tưởng tượng.
Từ iPod cho đến iPhone
Một vài năm sau, Apple đã tung ra máy nghe nhạc di động iPod, sản phẩm này đã sớm thành công rực rỡ. Sau khi iPod chinh phục thế giới, mọi con mắt đều đổ dồn về Apple: Vậy họ sẽ làm gì tiếp theo?
Khi công ty quyết định bắt tay làm điện thoại di động, nhiều cái tên tiềm năng đã được đặt ra. Theo Ken Segall, Apple cũng đã cân nhắc những cái tên “Mobi”, “TriPod”, “TelePod” và thậm chí là “iPad” cho điện thoại mới của mình.
Cuối cùng, không rõ chính xác liệu có phải Apple đã đặt tên cho iPhone là “iPhone”. Lý giải cho điều này, rất có thể chữ “i” trên iPhone được lấy từ sản phẩm iPod đã thành công vang dội trước đó. Chữ “i” này được gắn liền với Phone (điện thoại), có thể Apple muốn sản phẩm điện thoại của mình được thành công giống như iPod.
Tuy nhiên, vẫn còn một câu trả lời nữa đó là việc sử dụng Internet trên điện thoại là một trong những tính năng nổi bật nhất của iPhone khi ra mắt vào năm 2007. Do đó ý nghĩ về “iPhone” nghĩa là “Điện thoại internet” cũng rất hợp lý trong trường hợp này.
Thái Hoàng (Theo HowToGeek)
Độc đáo ý tưởng iPhone Air gập lại với thiết kế siêu mỏng
Apple đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển để đưa các sản phẩm sáng tạo ra thị trường nhằm cạnh tranh với các đối thủ của mình, và điện thoại gập lại là cái tên mà công ty không thể bỏ lỡ.
" alt="Sự thật bất ngờ về tiền tố ‘i’ trên các sản phẩm của Apple">Sự thật bất ngờ về tiền tố ‘i’ trên các sản phẩm của Apple
-
Đùa giỡn với trăn 'khủng' và cái kết
Sau màn chơi đùa dùng con trăn "khủng" mua vui cho mọi người, người đàn ông gánh hậu quả trong 1 phút bất cẩn với con vật hoang dã.
" alt="Chở 170 bao tiền đi mua ô tô mới">Chở 170 bao tiền đi mua ô tô mới
-
BSCKI Nguyễn Thành Trung - Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tư vấn cho bệnh nhân Năm 2023, bệnh viện không giới hạn số lượng các ưu đãi: miễn phí khám, siêu âm, xét nghiệm tinh dịch đồ, chụp tử cung - vòi trứng; giảm 20% xét nghiệm cận lâm sàng; tặng phiếu hỗ trợ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm trị giá 5 triệu đồng, phiếu hỗ trợ phẫu thuật/ thủ thuật trị giá 3 triệu đồng cho các gia đình tới vệnh viện thăm khám từ ngày 29/04 - 14/05/2023.
BSCKI Phạm Văn Hưởng - Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn bệnh viện chia sẻ: “Mỗi cặp vợ chồng hiếm muộn là một câu chuyện, một hoàn cảnh khác nhau nhưng điểm chung là đều mong ước được bế trên tay những đứa con của chính mình. Có gia đình đã điều trị hiếm muộn 5 năm, 10 năm thậm chí 15 - 20 năm… Ngoài những hạn chế về sức khỏe, thì gánh nặng kinh tế cũng là trở ngại khiến nhiều gia đình phải tạm hoãn hành trình tìm con. Thấu hiểu những khó khăn, mong muốn tiếp sức cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, hàng năm, trong khuôn khổ “Tuần lễ vàng”, chúng tôi luôn duy trì và không ngừng mở rộng các gói hỗ trợ. Ngoài 10 ca miễn phí 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm dành cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bệnh viện còn hỗ trợ thêm nhiều gói miễn phí các dịch vụ hỗ trợ sinh sản khác. Chúng tôi hy vọng những hỗ trợ này sẽ giúp các gia đình rút ngắn hành trình tìm con, đồng thời tiếp thêm động lực cho các cặp vợ chồng hiếm muộn hãy kiên trì và vững tin”.
Các ưu đãi miễn phí khám, xét nghiệm, siêu âm… sẽ được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội triển khai trong thời gian từ 29/04 - 14/05/2023 Tiếp sức cho các gia đình hiếm muộn
BSCKII Nguyễn Khắc Lợi - Giám đốc Bệnh viện phụ trách chuyên môn cho biết: “Mục tiêu lớn nhất của chương trình “Tuần lễ vàng” là giúp nhiều gia đình hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn sớm có cơ hội được tiếp cận các kỹ thuật, phương pháp điều trị vô sinh - hiếm muộn hiện đại với chi phí hợp lý nhất có thể. Chứng kiến hạnh phúc của các gia đình lần đầu đón con yêu sau bao năm mòn mỏi đợi chờ, chúng tôi càng có thêm động lực để duy trì và triển khai nhiều hơn nữa các chương trình hỗ trợ cộng đồng”.
Ngoài các hỗ trợ thăm khám, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp tục duy trì các chương trình miễn phí thông qua hình thức xét duyệt hồ sơ cho các gia đình cần can thiệp các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại. Cụ thể, bệnh viện miễn phí 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho 10 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (chi phí khoảng 100 triệu đồng); miễn phí 20 ca sàng lọc phôi mang gen bệnh lý di truyền (không giới hạn số lượng phôi); miễn phí 10 ca phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (MicroTESE); miễn phí 10 ca phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung; miễn phí 20 ca nuôi cấy, theo dõi phôi bằng hệ thống tự động - timelapse (tối đa 16 phôi).
BSCKI Phạm Văn Hưởng - Phó Giám đốc chuyên môn thực hiện chuyển phôi cho bệnh nhân Mong muốn nối dài sự hỗ trợ cho hành trình đi tìm thiên chức làm cha làm mẹ, bệnh dành tặng thêm: miễn phí 20 ca sử dụng dịch vụ thụ tinh trong ống nghiệm (gồm: chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi (đến ngày 3) - tương đương 30 triệu/ca); miễn phí 50 ca thụ tinh nhân tạo - bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI).
Bệnh viện nhận hồ sơ xét duyệt các chương trình miễn phí từ ngày 19/04 - 14/05/2023.
“Quả ngọt” hạnh phúc
Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã hiện thực hóa ước mơ làm cha làm mẹ cho hàng chục nghìn cặp vợ chồng hiếm muộn với tỷ lệ thành công cao nhờ các phác đồ điều trị và can thiệp y khoa hiện đại.
Đại diện bệnh viện cho biết: “Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, nhiều trường hợp nhận được các gói hỗ trợ miễn phí thụ tinh trong ống nghiệm đã có “quả ngọt”: 85% gia đình có tin vui, sinh con khỏe mạnh với 43 em bé chào đời; nhiều người đang chờ sinh và được theo dõi, hỗ trợ tối đa từ bệnh viện”.
Các gia đình đón được con yêu sau khi thực hiện hỗ trợ sinh sản tại bệnh viện Năm 2022, bệnh viện được Hiệp hội Sinh sản Úc (Fertility Society of Australia - FSA) trao chứng nhận quốc tế RTAC - bộ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế uy tín hàng đầu trong hỗ trợ sinh sản. Theo đại diện Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, người bệnh khi điều trị bằng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản tại trung tâm đạt chứng nhận RTAC có thể an tâm về tỉ lệ thành công luôn được duy trì cao và ổn định.
Tìm hiểu thông tin chi tiết tại: afhanoi.com
Quốc Tuấn
" alt="‘Tuần lễ vàng’ hỗ trợ tài chính cho các gia đình hiếm muộn">‘Tuần lễ vàng’ hỗ trợ tài chính cho các gia đình hiếm muộn
-
Gần 20.000ha đất bị lấn chiếm, duyệt dự án sân golf trên đất rừng sai quy hoạch Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Bùi Ngọc Lam vừa ký thông báo Kết luận thanh tra số 1452/KL-TTCP về việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai, trong đó có đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và Tổng công ty Chè Việt Nam.
Kết luận của TTCP cho thấy tại thời điểm thanh tra vẫn còn gần 20.000ha đất của 3 tập đoàn và tổng công ty bị lấn chiếm.
Với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (Tập đoàn Cao su), đến ngày 31/12/2017, tổng diện tích đất bị lấn chiếm là 10.710ha và để diện tích đất chồng lấn giữa các công ty thuộc tập đoàn với những đối tượng khác lên tới 1.737ha. Đến thời điểm thanh tra vẫn còn 11.971ha chưa được giải quyết dứt điểm, vi phạm quy định của pháp luật đất đai.
UBND tỉnh Hoà Binh duyệt quy hoạch dự án sân golf trên diện tích hơn 140ha đất trồng rừng chưa đúng quyết định của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 Tại Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Tổng công ty Lâm nghiệp), còn để diện tích đất bị lấn chiếm chưa thu hồi là 7.396ha, chủ yếu xảy ra vào giai đoạn năm 2005 về trước. Một trong các nguyên nhân là do các lâm trường quốc doanh được giao đất lâm nghiệp nhưng để đất trống nhiều năm không đưa vào sử dụng nên bị hộ dân lấn chiếm; đất lâm nghiệp chưa được đo đạc, cắm mốc và chưa có bản đồ địa chính, không có hồ sơ ranh giới cụ thể nên không có đầy đủ hồ sơ pháp lý.
Còn tại Tổng công ty Chè Việt Nam (Tổng công ty Chè) đến nay còn để 497ha đất bị lấn chiếm (tập trung tại tỉnh Phú Thọ tới 98,5%) chưa được giải quyết dứt điểm.
Thông báo kết luận của TTCP còn chỉ ra loạt tồn tại, vi phạm tại nhiều địa phương. Trong đó, tại Hoà Bình, TTCP xác định UBND tỉnh duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 dự án sân golf Hòa Bình trên diện tích hơn 140ha đất trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình (đã có quyết định thu hồi 61,58ha) chưa đúng quyết định của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.
Liên quan đến vấn đề trên, tháng 6/2019, UBND tỉnh Hòa Bình có văn bản đề nghị Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng cho phép tỉnh này chuyển mục đích sử dụng đối với diện tích đất lâm nghiệp sử dụng kém hiệu quả (địa hình đồi núi dốc có đường vào) để phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Không chỉ để xảy ra vi phạm tại dự án sân golf, theo TTCP, UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt quy hoạch dự án Viện dưỡng lão và Công viên tâm linh Vĩnh Hằng vào diện tích 66,17ha đất của Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình (là đất được Thủ tướng phê duyệt cho Công ty được giữ lại sau cổ phần hóa). Dự án trên không có trong quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, không có trong Nghị quyết năm 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh.
Khu đất số 67 Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) - 1 trong 12 khu đất TTCP kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra Ngoài ra, tỉnh đã cấp giấy phép đầu tư cho các dự án với diện tích 263,42ha chồng lấn lên đất của Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình và UBND các huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân nhận khoán đất của Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình tại các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn và UBND TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình là 280,94ha (tổng diện tích 544,36ha). Việc này trái quy định tại Nghị định 181/NĐ-CP (Nhà nước không cấp GCNQSD đất cho người nhận khoán đất trong các nông, lâm trường).
Đối với dự án Sân golf Hòa Bình – Geleximco, TTCP kiến nghị UBND tỉnh Hòa Bình báo cáo Thủ tướng cho ý kiến xử lý đối với diện tích đất (có địa hình phức tạp đồi núi, dốc...khó sử dụng để sản xuất lâm nghiệp thực hiện dự án này.
Nhiều sai phạm trong sử dụng “đất vàng”
Theo TTCP, tại 3 tập đoàn, tổng công ty còn tình trạng chấp hành không đúng quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường; trong xử lý sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.
Trong đó Tập đoàn Cao su có 759 cơ sở nhà, đất nhưng mới sắp xếp xử lý được 43 cơ sở, chiếm 5,7% cơ sở nhà, đất phải sắp xếp lại theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.
Cũng theo kết luận thanh tra, tại số 117 Hai Bà Trưng (Q.3, TP.HCM) và số 56 Nguyễn Du (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội), tập đoàn cho thuê một phần diện tích làm văn phòng làm việc là chưa thực hiện đúng quy định của Luật đất đai 2013.
Một số cơ sở nhà, đất khác tại Q.Hai Bà Trưng (Hà Nội) và Q.Bình Thạnh (TP.HCM) cũng được tập đoàn này đem cho mượn đất làm nhà ở để bị lấn chiếm chưa thu hồi được.
Đặc biệt, Công ty Tài chính cao su ký hợp đồng mua tài sản là quyền sử dụng đất năm 2004, 2005 để làm trụ sở văn phòng công ty nhưng không lập báo cáo nghiên cứu, chưa có dự án đầu tư được phê duyệt. Giá mua tài sản là đất tại số 410 Trường Chinh (P.13, Q.Tân Bình), số 179A Nơ Trang Long (P.12, Q.Bình Thạnh) và số 44 đường số 8 (P.11, Q.6, TP.HCM) vào năm 2004 và 2005 cao hơn giá đất do UBND TP ban hành năm 2018.
Tổng công ty Lâm nghiệp có 83 cơ sở nhà, đất và đã sắp xếp xử lý được 7 cơ sở. Trong đó có vi phạm tại thửa đất số 67 Ngô Thì Nhậm (Q.Hai Bà Trưng), khu đất có vị trí đắc địa tại Hà Nội, TTCP kiến nghị Tổng công ty cung cấp hồ sơ, tài liệu để cơ quan chức năng điều tra, xử lý vi phạm đối với những tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, sử dụng đất sai quy định.
Tổng công ty Chè đưa 12 khu đất tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Hoà Bình, Sơn La để góp vốn liên doanh, liên kết, cho thuê lại đất không đúng quy định; thoái vốn không thông qua đấu giá. TTCP kiến nghị Tổng công ty cung cấp hồ sơ, tài liệu để cơ quan chức năng điều tra, xử lý vi phạm trong việc sử dụng nhà đất, góp vốn liên doanh liên kết không xin ý kiến chủ sở hữu, thoái vốn không thông qua đấu giá, ký các hợp đồng cho thuê nhà đất… vi phạm quy định của pháp luật về đất đai.
Chuyển Bộ Công an điều tra 12 vụ việc
TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành chấn chỉnh, khắc phục và xử lý những tồn tại, vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh tại Tập đoàn Cao su, Tổng công ty Lâm nghiệp và Tổng công ty Chè.
Đáng chú ý, TTCP kiến nghị giao Bộ Công an điều tra xác minh để xử lý theo quy định pháp luật tại 12 cơ sở nhà, đất.
Cụ thể, TTCP kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra những vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà đất tại số 67 Ngô Thì Nhậm (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội), số 25D Cát Linh (Q.Đống Đa, Hà Nội), khu đất 1.500m2 tại Trần Khát Chân (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội), số 59 An Bình (P.6, Q.5, TP.HCM), số 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3, TP.HCM), số 126 Lạy Tray (Q.Ngô Quyền, Hải Phòng) cùng 6 khu đất khác tại Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình và Sơn La.
Thuận Phong – Đoàn Bổng
Vi phạm ở loạt dự án ‘khủng’ tại Hoà Bình
Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra nhiều vi phạm trong công tác quy hoạch tại nhiều dự án, việc quản lý nhà ở và thị trường bất động sản... của UBND tỉnh Hoà Bình.
" alt="Loạt vi phạm trên đất vàng đến sân golf, chuyển Bộ Công an điều tra 12 vụ">Loạt vi phạm trên đất vàng đến sân golf, chuyển Bộ Công an điều tra 12 vụ