Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ, thành công ngày hôm nay của 4 trường khi được HCERES cấp giấy chứng nhận kiểm định là bắt đầu từ những nỗ lực, cố gắng từ những năm trước khi cùng nhau xây dựng các chương trình đào tạo và được Chính phủ hai nước, cũng như các trường ĐH của Pháp hỗ trợ.
“Việc nhận chứng nhận kiểm định không chỉ chứng tỏ được các cơ sở giáo dục đại học đã đạt được những tiêu chuẩn về tổ chức quản trị, hỗ trợ người học, các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo mà còn là bước nhằm tiếp tục cải tiến chất lượng, cải tiến hệ thống quản lý điều hành, tái cấu trúc, nâng cao chất lượng hỗ trợ người học…hướng tới nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo và phục vụ xã hội”, Thứ trưởng cho hay.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn mong muốn thời gian tới, các cơ sở giáo dục đại học cùng nhau hợp tác hướng đến chất lượng quốc tế, quan tâm đào tạo những ngành liên quan đến kỹ thuật công nghệ, chất lượng cao…để phục vụ phát triển đất nước.
HCERES là tổ chức kiểm định uy tín được công nhận bởi Hiệp hội đảm bảo chất lượng châu Âu - ENQA (European Association for Quality Assurance in Higher Education) và Bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn về đảm bảo chất lượng (ESG) trong hệ thống giáo dục đại học châu Âu (EHEA). Ngoài các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của Pháp, HCERES còn tham gia đánh giá các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của các quốc gia thuộc EHEA, các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới. Trung bình hàng năm HCERES đánh giá và kiểm định 50 cơ sở đào tạo, tổ chức nghiên cứu; 630 đơn vị nghiên cứu; 600 chương trình đào tạo đại học; 300 chương trình đào tạo thạc sĩ và 70 chương trình đào tạo tiến sĩ. Tại Việt Nam, HCERES đã thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục cấp cơ sở giáo dục Đại học lần đầu tiên vào năm 2017. Tính đến nay, HCERES đã đánh giá và công nhận chất lượng giáo dục tại 6 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam gồm: ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng. |
Cũng trong chiều nay, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đã có thư ngỏ gửi phụ huynh Trường Quốc tế Mỹ.
Trong thư, ông Hiếu cho hay, từ ngày 1/4 đã có 748 phụ huynh đồng thuận đóng góp hỗ trợ kinh phí duy trì hoạt động giáo dục của nhà trường cho đến cuối năm học 2023-2024. Tính đến 15h ngày 8/4, phụ huynh đóng góp tổng số tiền là 28,4 tỷ đồng. Sau khi chi trả lương, BHXH, BHYT cho giáo viên, trợ giảng, nhân viên người nước ngoài, người Việt Nam làm việc tại trường và các khoản phục vụ hoạt động giảng dạy để vận hành nhà trường, số dư tài khoản hiện tại là 9,5 tỷ đồng.
Theo ông Hiếu, với số dư hiện tại, trường sẽ không thể tiếp tục duy trì hoạt động giảng dạy trực tiếp cho toàn bộ học sinh đến khi kết thúc năm học. Vì vậy, Sở GD-ĐT đã có buổi tiếp xúc với đại diện của 748 phụ huynh, đồng thời tiếp nhận đề xuất tổ chức giảng dạy trực tiếp đối với học sinh đã đóng góp hỗ trợ và giảng dạy trực tuyến cho những học sinh chưa đóng góp.
“Chúng tôi vẫn ưu tiên cho giải pháp học sinh được đến trường, học tập và sinh hoạt trực tiếp với thầy cô, bạn bè. Mong quý phụ huynh cùng chung tay đồng hành với chúng tôi, đồng thuận và đóng góp hỗ trợ kinh phí duy trì hoạt động giáo dục của nhà trường để việc học tập của học sinh trong những tháng cuối năm học 2023-2024 không bị gián đoạn” - nội dung thư nêu rõ.
Ông Hiếu cũng cho hay Sở đang cùng nhà trường tìm kiếm nhà đầu tư đủ năng lực, uy tín để thực hiện tái cấu trúc và tổ chức hoạt động giáo của trường.
Sau khi tìm hiểu, Hà Anh quyết định nộp hồ sơ vào các đại học Mỹ - nơi em cho rằng có môi trường học thuật đa dạng và tôn trọng bản sắc của mỗi sinh viên.
Trong bài luận gửi tới những ngôi trường này, Hà Anh chia sẻ về đam mê và hành trình em đến với âm nhạc. Từ một cô bé sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật, khi bước chân vào Nhạc viện, em từng cảm thấy rất tự ti. Xung quanh em, hầu hết các bạn đều là “con nhà nòi” và ở một thế giới em từng cảm thấy “rất khó chạm tới”.
Để theo đuổi con đường này, nữ sinh cũng phải trải qua một hành trình dài đầy thử thách, nhưng cũng chính những điều đó đã tôi rèn nên trong em sự bản lĩnh, kiên trì, nỗ lực để thay đổi bản thân.
“Cuối cùng, em nhận ra âm nhạc không chỉ dừng lại ở một môn học, cũng không phải là những cuộc chạy đua để lấy điểm 9, điểm 10 mà là nơi bản thân có thể truyền cảm xúc đến mọi người. Có như vậy, âm nhạc mới thực sự thăng hoa”.
Bài luận được viết tâm huyết khiến Hà Anh cảm thấy hài lòng vì đã “phản ánh trọn vẹn được chính con người em và cả hành trình em đã đi từ năm 4 tuổi, khi lần đầu được tiếp xúc với piano”.
Không chỉ dừng lại ở đam mê âm nhạc
Nhưng không chỉ dừng lại ở việc yêu thích âm nhạc, Hà Anh còn mong muốn có thể mang âm nhạc phục vụ cho cộng đồng.
Vì thế, ngay từ tiểu học, nữ sinh thường tham gia biểu diễn tại các buổi hòa nhạc từ thiện. Sau này khi vào cấp 3, Hà Anh tham gia vào câu lạc bộ Âm nhạc cổ điển của trường và rất tích cực tham gia vào các buổi biểu diễn.
Thời điểm đầu năm 2023, khi trận động đất kinh hoàng nhất trong vòng 100 năm qua đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người tại Thổ Nhĩ Kỳ, với mong muốn chung tay xoa dịu nỗi đau của những gia đình có người thiệt mạng, Hà Anh đứng lên tổ chức một buổi hòa nhạc gây quỹ từ thiện. Ngoài vai trò là Trưởng ban tổ chức, Hà Anh cũng kiêm nghệ sĩ biểu diễn.
Trong vòng 1 tháng kể từ sau khi kết thúc kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Hà Anh cùng các bạn tại Nhạc viện và nhiều học sinh đến từ các trường trung học khác nhau trên thành phố Hà Nội đã cùng chuẩn bị và tổ chức thành công buổi hòa nhạc, thu hút khoảng 600 khán giả trong nước và quốc tế. Buổi hòa nhạc cũng có sự tham gia của bà Phó Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam.
Sau sự kiện, Hà Anh cảm thấy hạnh phúc vì nhận thấy rằng, âm nhạc với em không chỉ dừng lại ở đam mê mà còn giúp bản thân có thể đem tới những giá trị tích cực cho cộng đồng.
Ngoài hoạt động này, đầu năm học lớp 10, Hà Anh cùng một nhóm bạn đã thực hiện một nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các giảng viên đến từ Trường ĐH Y tế Công cộng, liên quan đến mối quan hệ giữa khó khăn kinh tế trong thời kỳ Covid-19 và sức khỏe tâm lý của trẻ vị thành niên. Bài nghiên cứu này đã giúp nhóm của Hà Anh có cơ hội được trình bày trước các chuyên gia trong Hội nghị quốc tế ICOPH 9th diễn ra ở Malaysia hồi tháng 8/2023.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, Hà Anh cũng nhận thấy bản thân có sự yêu thích đặc biệt với ngành kinh tế. Vì vậy năm lớp 11, nữ sinh tiếp tục thực hiện một nghiên cứu khác liên quan đến sự ảnh hưởng của việc di dân tới nền kinh tế, dưới sự hướng dẫn của một nghiên cứu sinh đến từ Đại học Michigan. Song song với đó, nữ sinh còn tham gia một số trại hè kinh doanh và các cuộc thi liên quan đến kinh doanh, khởi nghiệp. Một trong số các dự án đoạt giải sau này đã được em triển khai vào trong thực tiễn.
Việc Hà Anh nhận được loạt thư trúng tuyển của các đại học top đầu cũng không nằm ngoài dự đoán của bạn bè và thầy cô. Cô Bùi Thanh Hương, giáo viên chủ nhiệm của Hà Anh tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam chia sẻ, những kết quả này xứng đáng với sự nỗ lực của Hà Anh trên suốt chặng đường dài.
“Tôi khâm phục bản lĩnh và ý chí vượt qua trở ngại của Hà Anh. Dù áp lực chồng chất áp lực nhưng Hà Anh vẫn luôn miệt mài trong lớp đội tuyển, vừa chuẩn bị hồ sơ du học và hoàn thành chương trình tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Em cũng có hai năm liên tiếp đoạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh. Tôi luôn tự hỏi không biết cô bé ấy lấy đâu ra năng lượng để hoàn thành ngần ấy công việc trong cùng một lúc như thế”, cô Hương nói.
Còn theo Hà Anh, những điều em làm được một phần là nhờ thầy cô, bố mẹ đồng hành, cổ vũ và luôn tôn trọng mọi quyết định của em.
“Mẹ em làm trong lĩnh vực liên quan đến kinh tế nên luôn mong em nắm bắt được những vấn đề của kinh tế thế giới. Dẫu vậy, chưa bao giờ mẹ ép em phải đi theo bất kỳ con đường nào mẹ vạch sẵn”, Hà Anh nói.
Mặc dù chưa quyết định sẽ theo học tại ngôi trường nào nhưng Hà Anh mong muốn thời gian tới được theo đuổi ngành Kinh tế và khám phá thêm những điều mới khi học tập trên nước Mỹ.