Nhận định, soi kèo Chelsea vs Everton, 18h30 ngày 26/4: Khó cho Blues
本文地址:http://pay.tour-time.com/html/13a594490.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Bác sĩ Huỳnh Quang Đại chia sẻ những kỷ niệm khi hỗ trợ Quảng Nam điều trị bệnh nhân mắc Covid-19
Bác sĩ Huỳnh Quang Đại - Khoa Hồi sức cấp cứu, BV Chợ Rẫy, cho biết, khi nhận nhiệm vụ ra Quảng Nam "chia lửa" với đồng nghiệp, mọi người trong Đoàn tình nguyện đều muốn góp hết sức lực, đồng lòng chống dịch.
Theo bác sĩ Đại, BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã tiếp nhận, điều trị cho 63 bệnh nhân mắc Covid-19. Hiện đã có 7 người khỏi bệnh, số bệnh nhân xuất viện sẽ nhiều hơn trong vài ngày tới.
"Ngày đầu ra Quảng Nam, mọi chuyện rất mới mẻ. Chúng tôi luôn động viên nhau cùng lạc quan, vui vẻ và quyết tâm chữa lành bệnh cho các bệnh nhân. Tôi trải qua nhiều cảm xúc khác nhau khi điều trị cho những người bệnh lớn tuổi, khi cả gia đình họ đã đi cách ly. Các y bác sĩ vừa điều trị vừa chăm sóc, lo cho họ từng miếng nước, bữa ăn", bác sĩ Đại nói.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Minh Thúy cho biết, nếu Quảng Nam cần, chị vẫn sẵn sàng ra hỗ trợ
Trong khi cùng đồng nghiệp ngày đêm điều trị cho các bệnh nhân ở Quảng Nam, bác sĩ Đại hay tin ba mình bị nhồi máu cơ tim, nhập viện cấp cứu.
"Ban đầu, tôi cũng rất lo lắng, nhưng biết nhiều đồng nghiệp, anh chị đã đưa ba đi cấp cứu. Các bác sĩ ở BV Chợ Rẫy cũng hết lòng giúp đỡ, điều trị cho ba nên tôi yên tâm. Tôi hy vọng số bệnh nhân xuất viện ngày càng tăng, không có ca bệnh mới, Quảng Nam sẽ kiểm soát được dịch bệnh", bác sĩ Đại tâm sự.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Minh Thúy (sinh năm 1996, Khoa Hồi sức tích cực, BV Chợ Rẫy) là người trẻ nhất trong đoàn, cho biết, bản thân chị không cảm thấy lo lắng khi lên đường chi viện cho Quảng Nam.
"Khi chăm sóc bệnh nhân Covid-19, tôi phải mặc đồ bảo hộ gần cả ngày và tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong phòng chống dịch. Khi mặc đồ bảo hộ, việc chăm sóc bệnh nhân sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ tối đa từ các đồng nghiệp. Đây là kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với tôi, nếu Quảng Nam cần chúng tôi vẫn sẵn sàng ra hỗ trợ", điều dưỡng Thúy chia sẻ.
Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, Mai Văn Mười, tặng hoa, cảm ơn đoàn y bác sĩ tình nguyện của TP.HCM
Tại buổi chia tay, ông Mai Văn Mười, Phó giám đốc Sở Y tế, thay mặt tỉnh Quảng Nam gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời, quý báu của đội ngũ y bác sĩ từ TP.HCM.
Ông bày tỏ hy vọng sau khi đại dịch được kiểm soát, Quảng Nam vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn từ các chuyên gia đầu ngành.
Lê Bằng
Có tới hơn 20% bệnh nhân Covid-19 xuất hiện tổn thương trên da có thể bị chẩn đoán nhầm với các bệnh da liễu.
">Đoàn y bác sĩ TP.HCM: Quảng Nam cần chúng tôi sẵn sàng ra hỗ trợ
Thách thức danh hài: Lái xe ôm bỏ người yêu, bán xe để thi diễn hài
Những ngày tháng 7, tháng 8 năm ngoái tại phía Nam, bác sĩ ấy cũng như hàng nghìn nhân viên y tế, không có một ngày nghỉ. Họ phải đi tiêm chủng, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, quản lý F1, điều trị, chăm sóc toàn diện F0, bất kể giờ giấc nào. Họ ngủ không đủ giấc, có khi không kịp ăn.
Không thể kể hết những hy sinh thầm lặng của lực lượng y tế tuyến đầu. Nhiều lần đi thực tế tại các cơ sở chống dịch, tôi thấy cuộc sống như ngoài mặt trận thời chiến. Nhân viên y tế phải nhận nhiệm vụ khẩn cấp liên tục, bất kể giờ giấc, thời tiết nào.
Nhiều người cũng chia sẻ thật lòng, họ mệt mỏi tinh thần và cạn kiệt sức lực trong khi thu nhập giảm sâu do toàn bộ nguồn lực và hoạt động chuyên môn của bệnh viện phải tập trung chống dịch.
Dù cũng có nhiều bác sĩ trẻ nói với tôi, họ ý thức được khó khăn chung của cả nước và vẫn có thể bám trụ công việc, nhưng khi nhận thông tin về tình trạng cán bộ, nhân viên y tế xin nghỉ việc gia tăng tại một số địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, tôi cũng không bất ngờ.
Những chuyến thị sát tới các vùng tâm dịch, cơ sở điều trị bệnh nhân Covid trong năm vừa rồi cả đời tôi chẳng thể nào quên. Tôi chứng kiến biết bao nhân viên ngành Y chịu đựng muôn vàn áp lực từ mọi phía. Có những bác sĩ vừa mất vì Covid, đồng nghiệp chỉ dành được ít phút khóc, mặc niệm rồi lại phải tiếp tục lao vào cứu bệnh nhân.
Năm 2021, lần đầu tiên lãnh đạo ngành Y chúng tôi đã cùng các cơ sở thiết lập hàng loạt trung tâm hồi sức quy mô hàng nghìn giường cho bệnh nhân Covid trong thời gian ngắn nhất. Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ, tôi và cộng sự đã huy động hàng chục ngàn y bác sĩ chi viện cho vùng tâm dịch trong tình thế cấp bách, chuẩn bị cấp tập cho chương trình tiêm chủng toàn dân trong thời gian chỉ tính bằng ngày. Nhiều ngày, chúng tôi vừa ăn vừa bàn công việc, kết thúc ngày làm việc thường vào 9-10 giờ đêm.
Nhưng, tập trung vào các hoạt động chống dịch chưa đủ, việc hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ cho lực lượng y tế đã còn khiếm khuyết và chậm trễ. Tôi cũng nhận thấy mình có lỗi trong đó. Đây là một phần lý do những lá đơn xin nghỉ việc đã được nhân viên y tế gửi đi khi đại dịch chưa kết thúc. Tôi đã gặp nhiều người trong số họ, nghe họ kể về những cam go và đau thương, những trải nghiệm nhiều tự hào và nước mắt.
Bộ Y tế mới đây đã gửi công điện đến các địa phương đề nghị hạn chế tối đa việc nhân viên y tế phải làm việc quá 8 tiếng mỗi ngày. Đồng thời, yêu cầu các địa phương đặc biệt quan tâm xây dựng, bổ sung chính sách, chế độ và các hình thức động viên cụ thể bằng tài chính và tinh thần xứng đáng với đóng góp của đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế tham gia tầm soát, điều trị, chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2.
Tôi được biết, nhiều địa phương đã nhanh chóng thực thi chủ trương này. Tôi mong nhiều lá đơn xin nghỉ việc được rút lại. Và chúng ta cũng đang cần một sự cải cách cơ chế, chế độ đãi ngộ tổng thể cho toàn ngành Y.
Nỗ lực của riêng Bộ Y tế là chưa đủ, chúng tôi mong rằng 2022 là năm nhà nước sẽ thay đổi được câu chuyện chế độ với ngành Y bằng một số giải pháp. Thứ nhất, Quốc hội đã ra Nghị quyết cho phép Chính phủ ban hành các cơ chế đặc thù trong phòng chống dịch Covid- 19, Nghị quyết cần sớm được cụ thể hóa để tạo không gian rộng hơn cho các chính sách chăm sóc nhân viên y tế. Thứ hai là sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong phòng chống dịch nói chung và quan tâm hơn tới lực lượng tuyến đầu nói riêng. Cùng với đó là sự đầu tư nhiều hơn nữa cho y tế cơ sở, y tế dự phòng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.
Tôi đã chọn ngành này vì tin nghề Y mang lại an ủi, xoa dịu nhiều khổ đau, tự hào nhưng cũng trọng trách nặng nề. Đại dịch lắng xuống cũng là khi chúng ta cần tìm về giá trị cốt lõi của nghề thầy thuốc. Bất cứ nền y học nào nếu muốn được tôn trọng đều phải phụng sự, tận hiến vì sức khoẻ người dân, trong đó không quên chính các y bác sĩ.
Trần Văn Thuấn
Trả quà
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">Lá đơn của bác sĩ
Gã ăn xin thu nhập khủng tái xuất với chiêu bài 'định vị'
Truyện [Hệ Thống] Xoay Người Của Uyển Nhi
Tôi chỉ sợ bị chê diễn dở
- Đầu năm 2020 đánh dấu cột mốc trong sự nghiệp của anh, đó là vai diễn điện ảnh đầu tay. Cơ duyên nào đưa anh đến với “Đôi mắt âm dương”?
- Sau Về nhà đi con, tôi nhận được khoảng 3-4 lời mời đóng điện ảnh nhưng thú thực tôi đều từ chối vì thấy không phù hợp. Lần này, tôi nhận vai bác sĩ Trường vì thứ nhất tôi thích dạng phim trinh thám, ma mị, khác lạ. Thứ hai, đây là nhân vật nội tâm, trầm, ít thoại, đòi hỏi diễn xuất bằng ánh mắt là chính.
Tôi không thích đóng phim hài nhảm và cũng không diễn hài được. Tôi chỉ diễn được vai tính cách dễ thương một chút, chứ không thể gây cười cho khán giả. Chính vì thế, tôi nghĩ mình sẽ theo dòng phim chiều sâu tâm lý và bản thân cần phải rèn luyện khả năng diễn xuất nhiều hơn ở lĩnh vực điện ảnh.
- Anh hài lòng bao nhiêu phần trăm cho lần đầu tiên lấn sân màn ảnh rộng?
- Khi tôi đọc kịch bản, vai bác sĩ Trường dày và đầy hơn, diễn biến tâm lý đầy đủ hơn. Với bản dựng để trình chiếu, không chỉ vai của Trường, mà vai Trang, Lisa và Thành đều bị cắt bớt vì thời lượng giới hạn. Khi xem lại, mình cảm thấy hơi thiếu một chút.
Vai này có những cú lật thú vị như khi đối xử tàn nhẫn với người tình Lisa. Sau này, bác sĩ Trường còn bị bấn loạn thần kinh. Lúc quay có nhiều phân cảnh trong nhà thương điên, nhưng đã bị cắt trên phim. Chính vì thế, có thể khán giả sẽ thấy ở một số phân đoạn, tâm lý nhân vật chưa được đẩy lên cao trào.
Quốc Trường và Bảo Thanh tiếp tục đóng cặp trong phim điện ảnh thể loại kinh dị. |
- Đóng với Bảo Thanh, một bạn diễn quá quen thuộc, là khó hay dễ với anh?
- Dễ chứ vì chúng tôi hiểu nhau rồi, biết cách diễn của nhau. Nếu đóng với người mới, mình cần thời gian để thăm dò đối phương, có thể khi lên hình, khán giả sẽ nhận ra sự tương tác ít.
Ở phim này, tạo hình nhân vật của Bảo Thanh khác trong Về nhà đi con. Trước đây, cô ấy là vợ, bây giờ lại là tiểu tam, nên cũng mang đến những cảm xúc khác, mới mẻ. Tôi tin khán giả sẽ không nhìn thấy Vũ và Anh Thư khi xem phim đâu.
- Bảo Thanh chia sẻ đóng cảnh hôn với anh rất khó, còn anh thì sao?
- Thanh đóng cảnh hôn rất dở vì bị tâm lý. Cô ấy thường phải uống bia hoặc rượu trước khi quay. Hơn nữa, cảnh lần này chắc khó thật vì Thanh là người phải chủ động hôn tôi. Cô ấy ngượng là đương nhiên, còn tôi bình thường mà.
- Anh có gặp khó khăn khi diễn với đàn chị trong nghề như Thu Trang?
- Trước khi quay phim, tôi đã quen biết vợ chồng chị Trang, anh Tiến Luật, nên chuyện ngại ngùng là không có. Diễn với một người đã có kinh nghiệm như chị Trang, chị ấy đẩy bạn diễn lên rất nhiều. Hơn nữa, theo kịch bản, vai họa sĩ Trang cũng nhiều tuổi hơn bác sĩ Trường, nên tôi không cảm thấy khó khăn khi chúng tôi đóng vợ chồng.
- Với phim điện ảnh, doanh thu là yếu tố được đề cập rất nhiều, góp phần khẳng định thành công của phim cũng như tên tuổi của diễn viên. Chắc hẳn anh cũng áp lực không ít?
- Phim điện ảnh đầu tiên mình đóng, nếu doanh thu không tốt mình cũng cảm thấy áy náy chứ. Nhưng để nói doanh thu ảnh hưởng đến Quốc Trường hay không thì chưa đúng. Điều ảnh hưởng đến diễn viên nhất là diễn xuất, sự ăn ảnh khi lên hình.
Doanh thu có nhiều yếu tố cộng hưởng, là tổng thể phim, chứ không chỉ phụ thuộc vào diễn viên. Khi nào mình là cái tên bán vé, mà phim thất bại thì 100% nguyên nhân mới là do mình. Ở đây, tôi chỉ sợ bị đánh giá diễn dở, không hợp với điện ảnh. Như thế mới nguy!
20 năm nữa, khán giả sẽ vẫn nhớ Quốc Trường
- Nổi tiếng nhờ vai Vũ và ngay sau đó được mời tham gia phim điện ảnh, 2019 dường như là năm thuận buồm xuôi gió đối với Quốc Trường?
- Đúng vậy, 2019 là năm thành công rực rỡ, tôi không còn mơ ước thêm điều gì. Thứ tôi nhận được nhiều nhất là tình yêu thương của khán giả. Đi ra đường được gọi tên, được chào, mình thấy tự hào lắm. Cha mẹ, gia đình mình cũng vui. Công việc của tôi, kinh tế cũng thoải mái hơn. Có thể nói tôi được rất nhiều và không biết đến bao giờ lại mới có một cú hit như vậy lần nữa.
![]() |
"Không hụt hẫng khi tên mình bị hạ nhiệt" |
- Nhưng khi phim khép lại, cái tên Quốc Trường cũng bắt đầu hạ nhiệt, không còn được săn đón như trước. Anh có bị rơi vào trạng thái hụt hẫng?
- Tôi cảm nhận được điều đó, nhưng không hụt hẫng quá nhiều đâu. Mình hiểu sau bộ phim, mình sẽ hạ nhiệt. Đó là quy luật. Nhưng quan trọng là người ta sẽ không bao giờ quên mình. Dù không còn hâm mộ cuồng nhiệt như trước, khán giả vẫn nhớ, yêu thương mình.
10 năm hay 20 năm sau, khi người ta già, tôi tin mọi người vẫn nhớ Quốc Trường, vẫn nhớ Vũ. Làm sao xóa ký ức được! Trong tương lai, nếu có dự án bùng nổ, mình sẽ vẫn hot trở lại.
- Nói như vậy, trong năm nay, kế hoạch của anh sẽ phải xuất hiện liên tục hơn?
- Hot hay không không nằm ở việc bạn phủ sóng nhiều, mà nằm ở dự án bạn tham gia. Có những người một hoặc 2 năm chỉ đóng một phim nhưng vẫn hot.
Đương nhiên, Trường chỉ là người mới bắt đầu làm quen với sự nổi tiếng, nên sẽ phải xuất hiện nhiều hơn, mất tích lâu quá cũng không ổn. Tôi biết mình là ai, không ảo tưởng sức mạnh bản thân. Mình đâu phải anh Hoài Linh hay anh Thái Hòa, mà lâu lâu xuất hiện vẫn hot.
Mong muốn của tôi là có cơ hội tham gia 2 phim điện ảnh trong một năm, ngoài ra làm những dự án riêng mang thông điệp xã hội.
- Anh thường than “ế” và hay “thả thính” trên trang cá nhân. Có vẻ như trong năm 2020, anh sẽ ưu tiên cho chuyện tình cảm?
- Tôi vẫn ưu tiên gia đình, công việc. Chuyện tình cảm luôn là chữ duyên phận. Tôi thả lỏng và sống thoải mái nhất có thể. Đàn ông mới 31-32 tuổi, vẫn còn trẻ mà. Nhưng nếu gặp người thích hợp, tôi sẽ nắm bắt, không để mất như ngày xưa.
- Chuyện thường xuyên bị gán ghép với Midu hay Bảo Anh có khiến anh ngại khi gặp họ?
- Chuyện khán giả gán ghép không ảnh hưởng gì đến mối quan hệ của chúng tôi ngoài đời. Chúng tôi vẫn là anh em, chơi thân nên hiểu nhau. Khi gặp nhau, tôi với Midu hay Bảo Anh chỉ chia sẻ về công việc, cuộc sống… Chúng tôi không bận tâm tin đồn này kia đâu.
Tôi chỉ sợ việc đó ảnh hưởng đến mối quan hệ của Midu hay Bảo Anh. Lỡ đâu có người đang tìm hiểu họ và hiểu lầm thì sao?
Ngày xưa Trường chưa được quan tâm, mình làm gì không ai nói. Bây giờ chỉ cần thả tim, bình luận hay nhắc tên là thành một câu chuyện ngay. Thế nên, tôi vẫn luôn khẳng định chúng tôi chỉ là bạn, không có gì cả.
- Anh có nghĩ mình nên hạn chế “thả thính” lại?
- Thả thính là đặc sản của Quốc Trường rồi, nên tôi sẽ vẫn thả thính mạnh. Mang lại niềm vui cho bạn mình, cho khán giả của mình, tôi thích như vậy!
Theo Zing.vn
- Hari Won, Bảo Thanh, Ngô Kiến Huy cùng dàn sao Việt đình đám tới chúc mừng lễ ra mắt phim của Thu Trang, Quốc Trường, Bảo Thanh.
">Quốc Trường: ‘Sợ Bảo Anh, Midu bị hiểu lầm vì tin đồn tình cảm’
Đi nhiều, làm nhiều, đối mặt nhiều tình huống cam go, chúng tôi mày mò đọc, học hỏi, chia sẻ với đồng nghiệp ở mọi chuyên ngành, nhiều quốc tịch. Chính điều này đã thôi thúc cả hai cùng chủ biên một cuốn sách về Covid-19.
Ban đầu, tôi và Hải dự định chia sẻ kiến thức về hồi sức cấp cứu bệnh nhân mắc Covid - mảng chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Nhưng rồi dịch chuyển biến quá nhanh, "Zero Covid" buộc phải chuyển sang chung sống thích ứng an toàn, chúng tôi quyết định mời thêm nhiều người ở chuyên ngành khác cùng viết sách để làm cơ sở ra đời ngành Covid học.
Nhóm tác giả biên soạn cuốn "Chẩn đoán và điều trị Covid-19" thuộc nhiều chuyên ngành, bệnh viện, địa phương. Lứa tuổi, kinh nghiệm cũng như học hàm, học vị cũng rất khác, nhưng cùng chung nhiệt huyết, quyết tâm ra đời một sản phẩm hữu ích cho ngành Y nước nhà.
Có những người rất trẻ, chỉ mới tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, lại là những thành viên tích cực nhất. Có tác giả đang bị nhiễm Covid-19 vẫn miệt mài viết từ chính kinh nghiệm bản thân mình. Nhiều tác giả thuộc chuyên ngành chống nhiễm khuẩn, y tế công cộng, sản khoa, dược lý, phục hồi chức năng, tâm thần học... hai vị chủ biên chúng tôi chưa gặp ngoài đời bao giờ, nhưng khi được mời đã hoàn thành bản thảo rất nhanh và chất lượng.
Và chúng tôi cùng lập một kỷ lục. Từ khi Phó giáo sư Hoàng Bùi Hải đề xuất ý tưởng cho đến khi bản thảo gần 900 trang vào nhà in chỉ không đầy bốn tháng. Chỉ có Covid mới buộc tất cả trôi nhanh đến vậy.
Đến tuần cuối cùng của năm cũ, tôi mới nhận ra, năm 2021 của tôi lướt qua nhanh đến nỗi, mọi việc tưởng như bộ phim vừa xem trong giây lát.
Một cái Tết con Trâu vui vầy với thành quả chống dịch được thế giới khen ngợi. Những sách lược thành công, những anh hùng chống dịch, chiến thuật đánh đuổi giặc Covid với mục tiêu "zero Covid" ở mọi ngóc ngách Việt Nam được coi là thành công mỹ mãn... Cho đến những ngày cuối tháng tư, sắp bước vào nghỉ lễ, ổ dịch chủng mới Delta phát hiện ở TP HCM.
Với những gì virus gây ra ở các nước trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ, chính bản thân tôi là người ủng hộ "zero Covid" khi chương trình tiêm chủng diện rộng chưa bắt đầu. Chúng tôi đã nhắn tin, gọi điện tới các vị lãnh đạo xin được giãn cách xã hội dù ngắn ngày để gói gọn "con Delta" vô cùng phức tạp này.
Biết bao cố gắng của cả hệ thống và toàn dân đã đổ ra, nhưng hậu quả của cơn bão tràn qua thật khủng khiếp mà một người ở tâm dịch suốt ba tháng như tôi không bao giờ muốn nhắc lại. Những tổn thất là bài học đắt giá mà chúng ta luôn phải ghi nhớ. Những cường quốc y tế với phương tiện cấp cứu hồi sức hiện đại còn không giảm được tỷ lệ tử vong khi dịch bùng phát, trong khi một hệ thống y tế từ cơ sở đến trung ương còn thiếu và yếu như chúng ta làm sao xoay chuyển được tình hình? Ai cũng thấy sự dũng cảm và ý chí của những người tham gia chống dịch, nhưng với "vũ khí" thô sơ, ta đã không ngăn được cơn đại hồng thủy. Chúng ta đã không giữ lại được nhiều mạng sống cho người dân Nam bộ trong những tháng hè khốc liệt năm qua.
Những tháng cuối năm này, số ca nhiễm vẫn tăng chóng mặt, nhưng tình huống đã hoàn toàn khác. Vaccine đã được phủ diện rộng và tỷ lệ tử vong rơi chủ yếu vào nhóm chưa tiêm, bệnh nền nguy hiểm. Hệ thống y tế cũng đã kinh nghiệm hơn với việc phát hiện và điều trị ca tăng nặng. Việc điều trị cách ly người nhiễm tại nhà đã được xã hội chấp nhận. Tâm lý nghi kỵ người nghi nhiễm đã không còn vì ai trong chúng ta cũng có thể là F0 hay F1.
Phải làm gì để một năm mới tốt đẹp hơn? Như cuốn sách về Covid sắp xuất bản, tôi tin rằng chiến lược coi Covid như một bệnh, một chuyên khoa là hướng đi tất yếu trong thời kỳ thích ứng an toàn - cụm từ tôi tâm đắc.
Có xem Covid như một bệnh lý chuyên khoa, ta mới có thể yên tâm quay lại cuộc sống bình thường. Chỉ khi nắm chắc được sinh bệnh học, diễn biến tự nhiên và các biến chứng... tỷ lệ tăng nặng và tử vong sẽ được khống chế. Covid -19 sẽ như những đại dịch bùng phát dữ dội rồi thoái triển thành một loại cúm mùa mà lịch sử nhân loại từng chứng kiến.
Để được an toàn, chúng ta cần thay đổi cách đối xử với y tế. Củng cố lại hệ thống chữa bệnh từ cấp nhỏ nhất là phường, xã, huyện; xây dựng khoa truyền nhiễm tách khỏi khu điều trị thông thường từ các bệnh viện huyện đến trung ương; trang bị máy móc, thuốc men, phương tiện phòng hộ, kit test... đầy đủ là nhiệm vụ của cả chính quyền chứ không riêng ngành Y.
Đầu tư nhiều hơn vào con người với việc đào tạo nhân viên y tế bài bản, bảo đảm thu nhập và tạo hướng đi để phát triển chuyên môn là căn cơ để có một ngành Y thành công trong mắt xã hội. Nếu còn để những bác sĩ trẻ ra trường nhận lương tháng 5 triệu đồng và tiền chống dịch từ tháng 7/2021 vẫn chưa về tài khoản, chúng ta có lỗi.
Cuối cùng là đầu tư vào khoa học. Việt Nam có thể thúc đẩy chuyên ngành Covid học; nghiên cứu, thử nghiệm và tự sản xuất vaccine một cách bài bản; phối hợp sản xuất các thuốc kháng virus chất lượng và giá thành phù hợp ngay trong năm 2022. Khi các hướng dẫn khoa học và dễ hiểu được cập nhật liên tục, người dân không hoảng loạn bấu víu vào những luận cứ phi khoa học nữa.
Những việc quan trọng này, chỉ một mình Bộ Y tế loay hoay không thể thành công. Sự đồng thuận từ trên xuống dưới của mọi cấp chính quyền theo tôi là chìa khoá để mở ra một năm 2022 khác biệt cho đất nước.
Nguyễn Lân Hiếu
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">Năm Covid thứ ba
Diễn viên Trung Hiếu tiết lộ thời gian lấy vợ
Ra mắt vở kịch 'Hoa cúc xanh trên đầm lầy' của tác giả Lưu Quang Vũ
Như Quỳnh sắp tổ chức đám cưới, chú rể có thể là Hoài Lâm!
友情链接