Theo JobStreet.com Việt Nam, dựa theo một khảo sát trong năm 2016 của Universum Global về việc xếp hạng các nền kinh tế lớn tại châu Á liên quan đến kỳ vọng về mức lương của các cử nhân tốt nghiệp ngành kinh tế, kỹ thuật, các nhân viên thế hệ Millennials của cả 2 chuyên ngành trên tại Hàn Quốc đòi hỏi mức lương cao nhất; theo sau là Nhật Bản, Singapore và Hong Kong.
Mức lương kỳ vọng của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ thấp hơn khá nhiều khi chỉ gần bằng một nửa những quốc gia phát triển nêu trên. Trong khu vực ASEAN (trừ Singapore), Thái Lan dẫn đầu trong mức lương kỳ vọng, tiếp đó là Malaysia, Indonesia, Philippines và cuối cùng là Việt Nam.
“Chấp nhận mức lương công ty đề nghị” là yếu tố nằm trong Top 3 dẫn đến quyết định tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp theo khảo sát được mạng việc làm JobStreet.com Việt Nam thực hiện trong quý 1/2016 trên gần 400 nhà tuyển dụng. Điều này cho thấy kỳ vọng về mức lương khi mới tốt nghiệp của sinh viên được các nhà tuyển dụng đánh giá là chưa thật sự hợp lý.
Sự “lệch pha” về kỳ vọng và ngân sách lương, theo JobStreet.com Việt Nam, cũng đang là vấn đề “đau đầu” của các nhà tuyển dụng trong khu vực. Cụ thể, có đến 68% nhà tuyển dụng tại Malaysia nhận định sinh viên mới tốt nghiệp đang “đòi hỏi mức lương và đãi ngộ phi thực tế” và đây là lý do gây khó khăn cho việc tạo công ăn việc làm cho đối tượng này.
Khảo sát của JobStreet.com cho hay, mức lương trung bình mà các nhà tuyển dụng tại Malaysia đề nghị dao động từ 500 - 604 USD trong khi mức kỳ vọng của người mới tốt nghiệp lên đến gần 850 USD. Tại Hong Kong, mức lương khởi điểm theo kết quả khảo sát của Universum ở mức 1.772 USD so với kỳ vọng của sinh viên quốc gia này là từ 2.252 - 2.320 USD. Tại một quốc gia phát triển khác là Singapore, trong khi mức lương trung bình những sinh viên mới ra trường nhận được chỉ khoảng 1.966 USD, sự kỳ vọng của các sinh viên sắp và đã tốt nghiệp của quốc gia này dao động từ 2.416 - 2.609 USD.
Với Việt Nam, kết quả khảo sát cho thấy, mức lương trung bình mà các nhà tuyển dụng tại Việt Nam đề nghị khoảng 175 USD, trong khi mức kỳ vọng của người mới tốt nghiệp dao động từ 150 cho tới 300 USD.
Dựa theo một khảo sát vào năm 2015 trên gần 1.600 sinh viên mới ra trường của JobStreet.com, mức lương kỳ vọng cho việc làm đầu tiên của lao động trẻ Việt Nam dao động từ 3 - 6 triệu đồng với 16,16% kỳ vọng mức 3 - 4 triệu, 35,32% ở mức 4 - 5 triệu và 21,35% là kỳ vọng ở mức 5 - 6 triệu.
“Dù mức độ chênh lệch giữa kỳ vọng mức lương và thực tế chi trả tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực, đây vẫn là một trong 3 yếu tố hàng đầu được nhà tuyển dụng đánh giá, làm cho thời gian tìm việc của người mới ra trường kéo dài hơn”, JobStreet.com Việt Nam nhận định.
" alt=""/>Mức lương mong muốn của lao động trẻ Việt Nam vượt xa con số của nhà tuyển dụngTheo tiết lộ, có đến 61% người dùng vì lý do bảo mật mà e ngại mua hàng trực tuyến. Và có đến 26% người dùng rời bỏ đơn hàng đã đặt khi phải khai thông tin cá nhân. Đây là một trong những trở ngại cho việc phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.
Trong phiên thảo luận, một đại diện của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cho rằng các website chúng ta dùng hiện nay chỉ cần sử dụng mật khẩu nên vẫn có nguy cơ về bảo mật lớn vì mật khẩu tài khoản không an toàn.Trong khi đó, việc đảm bảo thông tin cá nhân rất được người dùng quan tâm. Vị này cho biết có đến 86% người dùng sẽ rời website khi được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân.
Một cuộc khảo sát và đánh giá về tình hình an toàn thông tin của các website thương mại điện tử đã được VECOM tiến hành trên một số website thương mại điện tử là thành viên của VECOM hoạt động trong hai lĩnh vực bán lẻ và thanh toán với mức độ nhận diện thương hiệu cao và lượng người truy cập lớn đã cho thấy tại Việt Nam, vẫn còn tới 33% hệ thống website thương mại điện tử đang hoạt động trên thị trường gặp lỗi nghiêm trọng. Đây là tỷ lệ lớn và tương ứng với hàng ngàn người tiêu dùng đang gặp rủi ro đối với dữ liệu của họ.
Đáng chú ý là 17% website trong khảo sát tại Việt Nam mắc rủi ro nghiêm trọng về việc thông tin người dùng bị xem trái phép bởi có những người dùng khác. Điều này có nghĩa là một khách hàng khi sử dụng dịch vụ thương mại điện tử tại các website này có khả năng mất các thông tin cá nhân của mình như: tên, email, mật khẩu (dạng mã hóa) hoặc các thông tin ngân hàng.
Các website thương mại điện tử bán lẻ thường có số lượng lớn khách hàng nên dữ liệu này trở thành tài sản quý giá đối với những kẻ có mục đích xấu. Thông tin đó có thể được dùng để xâm nhập trái phép thông tin của khách hàng.
" alt=""/>61% người dùng ngại mua hàng trực tuyến vì lý do bảo mậtTại thị trường Việt Nam, DASAN Zhone Solutions (DZS) đang cùng các đối tác phát triển ứng dụng di động kết nối cho xe ô tô (Connected Car) giúp các xe ô tô trở nên thông minh hơn, giúp người sử dụng xe nắm bắt được mọi thông tin quan trọng về “sức khỏe” của xe, kịp thời đưa ra cảnh báo nguy hiểm theo thời gian thực.
Đặc biệt, giải pháp có khẳ năng kết nối giữa các xe trong khi lưu thông trên đường phố, chia sẻ các thông tin cần thiết, góp phần giảm thiểu các vấn nạn giao thông như tắc nghẽn, tai nạn…
Ông Park Jong Hyun, Tổng Giám đốc DZS Việt Nam, cho biết theo số liệu của JATO, công ty thống kê và phân tích dữ liệu ô tô thế giới, lượng tiêu thụ toàn ngành ô tô trên thế giới năm 2016 đạt 84,24 triệu xe, tăng 5,6% so với 2015. Trong đó, Việt Nam có mức tăng trưởng cao thứ hai thế giới, đạt mức 27,1%, chỉ xếp sau Singapore.
" alt=""/>DASAN phát triển ứng dụng xe hơi thông minh tại Việt Nam