Ông Chen Way Siew - Trưởng nhóm Đối tác của Google Wallet (Google Châu Á Thái Bình Dương) cho biết, Google Wallet rất dễ sử dụng vì người dùng không cần chuyển tiền vào ứng dụng.
"Google Wallet hoạt động như một công cụ lưu trữ kỹ thuật số chứa phiên bản điện tử của những gì người dùng đang cất trữ trong chiếc ví cầm tay", ông Chen Way Siew nói.
Trong trường hợp bị mất điện thoại, người dùng chỉ cần sử dụng chức năng "Tìm thiết bị của tôi" để khóa điện thoại từ xa, đổi mật khẩu mới hoặc xóa tất cả thông tin cá nhân và thẻ thanh toán.
Chia sẻ với VietNamNet về tính pháp lý của Google Wallet, đại diện Google tại Việt Nam cho biết, ứng dụng này hoạt động như một công cụ chứa phiên bản ảo hóa của những chiếc thẻ vật lý như thẻ ngân hàng, thẻ xe buýt, tàu điện,...
"Google Wallet không phải ví điện tử như khái niệm mọi người vẫn hiểu bởi app không thực hiện các giao dịch, người dùng cũng không phải nạp tiền vào tài khoản. Google Wallet cũng không cần kết nối Internet để hoạt động. Đây đơn giản chỉ như một chiếc hộp chứa các loại thẻ dưới dạng app", đại diện Google nói.
Theo Nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2021, 3 trên 4 người dùng được hỏi cho biết đã sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động tại Việt Nam ít nhất một lần một tuần. Bên cạnh đó, với những người chưa tiếp cận, cứ 2 người được hỏi, sẽ có 1 người cho biết đang quan tâm đến phương thức thanh toán qua di động.
Báo cáo e-Conomy SEA 2022 cũng cho thấy, thanh toán kỹ thuật số đang trở nên phổ biến và dự kiến sẽ đạt 143 tỷ USD tổng giá trị giao dịch tại Việt Nam vào năm 2025.
Trọng Đạt
" alt=""/>Người Việt bắt đầu sử dụng được Google Wallet để thanh toánCùng với việc công bố danh sách nền tảng số do bộ, ngành triển khai trên toàn quốc, trong công văn gửi các bộ, ngành, địa phương vào ngày 15/7, Bộ TT&TT cũng nêu rõ, danh sách được Bộ TT&TT tổng hợp trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành. Đồng thời, khẳng định việc công bố danh sách này là nhằm thúc đẩy việc triển khai, sử dụng các nền tảng số có quy mô toàn quốc, tránh triển khai trùng lặp giữa các bộ, ngành, địa phương và tăng tính chủ động của địa phương.
Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ thường xuyên cập nhật danh sách các nền tảng số có quy mô toàn quốc trên trang ndp.dx.gov.vn.
Cũng theo thống kê của Bộ TT&TT, trong 29 bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, hiện tại, đã có 18 bộ, ngành công bố nền tảng số triển khai quy mô toàn quốc.
Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành chưa công bố nền tảng số triển khai quy mô toàn quốc, cần khẩn trương rà soát và gửi Bộ TT&TT công bố.
“Nếu không công bố mà các địa phương triển khai chồng lấn, trùng lặp phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ”,văn bản của Bộ TT&TT gửi các bộ, ngành, địa phương nêu rõ.
Các bộ, ngành cũng được đề nghị cập nhật kịp thời danh sách các nền tảng số triển khai quy mô toàn quốc khi có sự thay đổi; rà soát và kết nối các nền tảng số trong danh sách với Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia để chia sẻ, trao đổi dữ liệu với các nền tảng của địa phương.
Với các địa phương, Bộ TT&TT đề nghị tích cực khai thác, sử dụng các nền tảng số do các bộ, ngành triển khai. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, địa phương có thể liên hệ với đầu mối vận hành nền tảng số trong danh sách để được hỗ trợ.
Song song đó, các địa phương cũng cần chủ động triển khai các giải pháp chuyển đổi số của mình; tránh triển khai chồng lấn, trùng lặp với các nền tảng số do các bộ, ngành đã công bố.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia, các chiến lược quốc gia phát triển chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số đều xác định phát triển nền tảng số dùng chung là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động.