Như vậy, từ ngày 1/7 đến nay, trung bình mỗi ngày phát hiện 1.140 ca bệnh. Từ 6h ngày 13/7 đến 6h ngày 14/7, ghi nhận 2.144 ca nhiễm. Trong đó phần lớn các ca mắc tại các khu cách ly, khu phong tỏa (496 ca trong khu phong tỏa, 1.136 ca trong khu cách ly, 22 ca cách ly tại nhà, 170 ca tầm soát cộng đồng, mở rộng khu vực xét nghiệm, 313 ca tầm soát, sàng lọc tại bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh và 7 ca phơi nhiễm nghề nghiệp).
Cũng theo báo cáo nhanh, hiện TP đang điều trị 18.313 trường hợp dương tính mới, có 251 ca đang thở máy, trong đó có 7 trường hợp cần can thiệp ECMO.
Liên quan đến công tác xét nghiệm, từ ngày 25/6 đến 14/7, TP đã thực hiện hơn 935.000 test nhanh. Từ ngày 25/6 đến 13/7 lấy hơn 1,9 triệu mẫu xét nghiệm RT-PCR (tại các khu cách ly, khu phong tỏa, các tòa nhà, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao...). Trong đó, có hơn 39.000 mẫu tiếp xúc gần (F1) và hơn 246.000 mẫu tiếp xúc F2, hơn 1,6 triệu mẫu tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm.
Về công tác chỉ đạo, điều hành, thành phố đã thành lập Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 đặt tại trụ sở UBND TP để theo dõi, xử lý nhanh chóng tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP, gồm 16 thành viên, trong đó, Chỉ huy trưởng là Chủ tịch UBND TP.
Thành lập cơ quan thường trực Sở Chỉ huy gồm 6 thành viên do ông Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch TP phụ trách chung. Cơ quan thường trực có trách nhiệm giúp Sở chỉ huy thực hiện các nhiệm vụ được quy định và các nhiệm vụ khác do chỉ huy trưởng giao; trong đó phân công các thành viên của Sở Chỉ huy luân phiên trực 24/24 để xử lý công việc.
Ngoài ra, TP cũng đã thành lập Trung tâm điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2, đặt tại Trụ sở UBND TP do một Phó Chủ tịch TP làm Trưởng Trung tâm.
Thành lập Trung tâm thông tin, phân tích dữ liệu nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19.
Thành lập Trung tâm mua sắm trang thiết bị y tế tạm thời trực thuộc UBND TP để kịp thời mua sắm các trang thiết bị y tế.
Thành lập Trung tâm điều phối tổ chức tiêm vắc xin do một Phó Chủ tịch làm Trưởng Trung tâm, có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo thực hiện điều phối, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức tiêm vắc xin.
TP.HCM đề ra kế hoạch trong khoảng 2 tuần, sẽ tiêm xong 1,1 triệu liều vắc xin.
" alt=""/>TP.HCM có 119 ca CovidKevin Stone, một nhà điêu khắc kim loại với hơn 20 năm kinh nghiệm, đã nhận được đề nghị từ cộng đồng đam mê tiền điện tử từ đầu năm nay. Họ muốn Stone hoàn thành dự án trong 3 đến 5 tháng. Ông làm xong trong gần 6 tháng dù kế hoạch ban đầu là từ 1 tới 2 năm.
Theo tác giả, ý tưởng khi thiết kế bức tượng là thu hút sự chú ý của mọi người và quảng bá tiền số. Họ dự định chở bức tượng đi khắp nơi để tiếp thị cho dự án. Ngoài ra, họ cũng mong muốn mang tặng bức tượng 600.000 USD này. Phần thân dê và rocket do các nhà điêu khắc khác sáng tạo, rồi ghép với bức tượng bán thân của Musk trên xe kéo.
Stone cho biết, các khách hàng của mình không chỉ muốn tạo dấu ấn với truyền thông mà còn tạo ra một token gắn với nó, khác với các token khác đến rồi đi chóng vánh. Không rõ Musk có biết về bức tượng vinh danh mình hay không. Ông còn đang bận rộn với vai trò ông chủ mới của Twitter.
Hồi cuối tuần, Musk chia sẻ các thông tin mới về Twitter, bao gồm các tính năng mới sẽ có mặt trên “TWitter 2.0 – The Everything App”. Ông từng tiết lộ muốn thâu tóm Twitter để đẩy nhanh tốc độ sáng tạo siêu ứng dụng “X” tương tự WeChat của Trung Quốc.
(Theo Fox Business)
" alt=""/>Bức tượng Elon Musk gây kinh ngạc với mình dê, đầu ngườiĐáng chú ý, thời gian từ lúc đăng ký đến lúc cửa hàng có thể bắt đầu hoạt động trên GoFood là 4 ngày, rút ngắn 50% so với quy trình trước đây.
“Lúc đầu tôi nghĩ đăng ký bán online chắc phức tạp lắm. Đăng ký với GoFood của Gojek rồi mới thấy dễ, vài phút là xong xuôi mà cũng không mất đồng nào. Toàn bộ quá trình điền thông tin, kiểm tra, xác nhận… đều có thể thực hiện hết trên điện thoại, rất tiện.” - cô Thu, đối tác quán ăn trực tuyến mới trên ứng dụng Gojek chia sẻ.
Phát triển gian hàng nhanh chóng nhờ công nghệ
Theo Gojek, toàn bộ quy trình đăng ký Đối tác kinh doanh GoFood của ứng dụng này hoàn toàn miễn phí, giúp các cửa hàng cá nhân dễ dàng “khởi nghiệp” kinh doanh trực tuyến chỉ từ 0 đồng. Việc trở thành đối tác GoFood của Gojek còn giúp cửa hàng tăng khả năng tiếp cận hàng triệu khách hàng sẵn có, cũng như tham gia các chương trình truyền thông tiếp thị và chương trình ưu đãi nhằm hỗ trợ đẩy mạnh doanh số từ Gojek. Mặt khác, các cửa hàng còn được trang bị ứng dụng quản lý nhà hàng chuyên nghiệp GoBiz giúp quản lý doanh thu, đơn hàng của cửa hàng, từ đó tối ưu hóa quy trình vận hành một cửa hàng trực tuyến.
Quy trình đăng ký mới này là một trong nhiều cải tiến cũng như các dự án mà Gojek thực hiện nhằm mang đến trải nghiệm kinh doanh tích cực cho các đối tác nói chung, hỗ trợ các cá nhân kinh doanh, các cửa hàng nhỏ, siêu nhỏ. Trong 3 năm qua, Gojek không ngừng mang đến những dự án ý nghĩa, trực tiếp hướng tới các đối tượng chủ quán ăn, nhà hàng nhỏ, siêu nhỏ, hỗ trợ họ trang bị kiến thức, kỹ năng cũng như công cụ để khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến trong lĩnh vực ẩm thực.
Tháng 11 vừa qua, Gojek đã triển khai dự án “Quán nhỏ vượt sóng to” - một sáng kiến toàn diện nhằm hỗ trợ các cửa hàng vừa, nhỏ và siêu nhỏ cải thiện sinh kế nhờ chuyển đổi số. Thông qua việc xây dựng một thư viện thông tin trực tuyến cung cấp các kiến thức, kỹ năng và công cụ về tài chính và công nghệ; cùng với việc hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM để đào tạo kỹ năng kinh doanh cho 200 chị em phụ nữ, Gojek mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ cải thiện thu nhập, duy trì hoạt động kinh doanh một cách bền vững.
Bà Lê Nguyễn Ngọc Dung, Giám đốc Phát triển Đối tác GoFood của Gojek Việt Nam chia sẻ: “Gojek luôn đặt mục tiêu phát triển các giải pháp toàn diện nhằm giúp các đối tác tối ưu doanh thu và tăng trưởng kinh doanh trên nền tảng GoFood. Việc hiểu rõ nhu cầu cũng như các giai đoạn phát triển của các cửa hàng kinh doanh ẩm thực cho phép Gojek đưa ra các giải pháp hỗ trợ kịp thời và phù hợp.”
Quỳnh Anh
" alt=""/>Mở cửa hàng trực tuyến miễn phí trên GoFood trong 4 bướcViệc triển khai đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công gồm thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả nhất định cũng, tạo sự chuyển biến tích cực trong thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Từ đầu năm đến nay, đã có 9/11 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện thu nộp thuế qua tài khoản ngân hàng cho gần 35.000 lượt khách hàng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2021.
8/11 chi nhánh ngân hàng thương mại ở Ninh Thuận có phát sinh giao dịch thanh toán hóa đơn tiền điện qua ngân hàng với hơn 116.000 lượt khách hàng, tăng 14,75 so với cùng kỳ; 7/11 chi nhánh ngân hàng thương mại có phát sinh giao dịch thanh toán hóa đơn tiền nước qua ngân hàng với trên 75.000 lượt khách hàng, tăng 6,5% so với cùng kỳ; 4/11 chi nhánh ngân hàng thương mại có phát sinh giao dịch thanh toán học phí qua ngân hàng với hơn 40.000 lượt khách hàng, tăng gấp 16 lần so với cùng kỳ năm 2021...
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh cho biết, ngay từ đầu năm, chi nhánh đã ban hành công văn chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai hiệu quả các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh về Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh việc chuyển đổi số và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ngân hàng bằng nhiều giải pháp.
Anh Hào
" alt=""/>Ngân hàng ở Ninh Thuận ghi nhận thanh toán không dùng tiền mặt từ đầu năm