Các xét nghiệm trực tiếp là xét nghiệm nhằm tìm kiếm sự hiện diện của thành phần cấu tạo virus trong cơ thể. Hiện nay, xét nghiệm phổ biến nhất là tìm kiếm các đoạn gen của virus bằng kỹ thuật PCR, ngoài ra còn có xét nghiệm nuôi cấy phân lập virus.
Về ưu điểm, xét nghiệm này có thể phát hiện người nhiễm virus ở những giai đoạn rất sớm, kể từ khi người bệnh chưa biểu hiện bệnh. Đây là xét nghiệm rất có giá trị, được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo dùng để chẩn đoán một người có đang bị nhiễm bệnh hay không.
Tuy vậy, xét nghiệm này có nhược điểm là đòi hỏi phải có phòng xét nghiệm được trang bị đủ phương tiện cần thiết, nhân viên được đào tạo chuyên sâu và thường tốn kém, mất nhiều thời gian. Vì vậy, để thực hiện xét nghiệm trực tiếp cho tất cả đối tượng nghi nhiễm là điều không hề dễ dàng, cần có thời gian dài.
Các xét nghiệm gián tiếp là xét nghiệm nhằm tìm kiếm dấu vết của virus để lại trong cơ thể nhiễm. Cụ thể, trong trường hợp bệnh Covid-19 là làm các xét nghiệm tìm kháng thể mà cơ thể sinh ra khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Đây chính là xét nghiệm test nhanh mà nhiều địa phương đang thực hiện hiện nay.
Tuy nhiên, bác sĩ Khiêm nhấn mạnh, điều cần hết sức lưu ý là người nhiễm virus SARS-CoV-2 không phải ai cũng sinh ra kháng thể, và kháng thể cũng không phải được tạo ra ngay sau khi bị nhiễm virus.
Rất nhiều nghiên cứu về Covid-19 cho thấy chỉ có 23% người nhiễm SARS-CoV-2 có kháng thể IgM sau 1 tuần bị nhiễm, 58% người nhiễm 2 tuần mới có kháng thể và 75% người bị nhiễm sau 3 tuần mới có kháng thể.
Bởi vậy, xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể dương tính chỉ thể hiện rằng người đó đã từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trong quá khứ, chứ không thể khẳng định người đó có đang bị bệnh, có khả năng lây bệnh hay không.
Ngược lại, xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể âm tính không có nghĩa là người đó đã thực sự an toàn. (Nếu một người bị nhiễm virus này ở giai đoạn đầu khi chưa có kháng thể, xét nghiệm chắc chắn cho kết quả âm tính. Tuy nhiên, người này vẫn có thể lây bệnh cho người khác).
Bác sĩ Khiêm nhấn mạnh, việc làm xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể trong quần thể dân số nguy cơ có giá trị xác định tỷ lệ người từng nhiễm virus SARS-CoV-2, giúp đánh giá quy mô dịch bệnh trong cộng đồng và giúp các nhà hoạch định chính sách có các biện pháp tổ chức chống dịch phù hợp.
“Bởi vậy, người đi từ vùng dịch về dù có xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể âm tính vẫn có thể là người đang nhiễm bệnh, vẫn có thể lây nhiễm bệnh cho cộng đồng. Những người này cần tiếp tục tuân thủ thực hiện cách ly theo khuyến cáo của Bộ Y tế”, bác sĩ Khiêm khuyến cáo.
Nguyễn Liên
Quyền Bộ trưởng Y tế nhận định, dịch Covid-19 giai đoạn mới phức tạp hơn giai đoạn trước nên phải ứng phó nhanh hơn, khẩn trương hơn.
" alt=""/>Test nhanh âm tính nCoV vẫn phải cách lyTại Việt Nam, Fortinet hiện là nhà cung cấp an ninh mạng đứng vị trí thứ hai về doanh thu, theo báo cáo thị trường quý I/2016 của Frost & Sullivan. Ông Peerapong Jongvibool, Phó chủ tịch của Fortinet khu vực Đông Nam Á và Hong Kong, cho biết đặt mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng để trở thành nhà cung cấp hàng đầu vào năm 2020.
" alt=""/>Fortinet bổ nhiệm giám đốc phụ trách thị trường Việt NamNăm 2016 là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT tổ chức cho các thí sinh đăng ký xét tuyển sinh trực tuyến vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, bên cạnh hình thức đăng ký xét tuyển trực tiếp tại trường và qua đường bưu điện. Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, có 3 đợt đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016, bắt đầu từ 1/8 đến hết ngày 21/9/2016; việc đăng ký xét tuyển sinh trực tuyến sẽ kết thúc trước 1 ngày so với mốc thời gian quy định trong lịch xét tuyển. Thời điểm hiện tại, các thí sinh đăng đăng ký xét tuyển sinh đợt bổ sung đầu tiên (từ ngày 21/8 đến hết 31/8/2016).
Tập đoàn Viettel là đối tác được Bộ GD&ĐT chọn để phối hợp triển khai xây dựng Hệ thống quản lý thi giúp Bộ tổ chức và quản lý thành công kỳ thi THPT quốc gia. Hệ thống cho phép quản lý thống nhất toàn bộ dữ liệu các khâu chính trong một kỳ thi THPT quốc gia gồm: quản lý hồ sơ đăng ký, tổ chức thi, quản lý kết quả thi, xét tuyển tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng thay thế cho công tác quản lý thủ công và phân tán trước đây; Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ tập trung và trực tuyến, đảm bảo tính chính xác, minh bạch, cập nhật và đồng bộ. Đặc biệt đối với thí sinh, hệ thống cung cấp các chức năng, tiện ích cho phép thí sinh có thể nắm bắt mọi thông tin liên quan đến thí sinh trong kỳ thi một cách tức thời.
Đội dự án Hệ thống quản lý thi THPT quốc gia thuộc Trung tâm Giải pháp CNTT Viettel 1 (VIT1) của Viettel cho biết, công tác bảo mật cho hệ thống là một yếu tố được Viettel đặc biệt chú trọng.
Cụ thể, hệ thống được thiết kế phân lớp riêng gồm lớp ứng dụng và lớp cơ sở dữ liệu, phân thành 2 vùng truy cập dành cho thí sinh và vùng dành cho các cấp quản lý (các điểm tiếp nhận, cụm thi, Sở và Bộ GD&ĐT) nhằm đảm bảo chia tải cũng như đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống, khi một vùng truy cập gặp sự cố sẽ không ảnh hưởng đến vùng còn lại.
Bên cạnh đó, vùng truy cập dành cho thí sinh được Viettel thiết kế gồm nhiều server (máy chủ) ảo, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đồng thời, Viettel đã đầu tư 4 hệ thống tường lửa, 4 hệ thống cân bằng tải, 4 hệ thống chuyển mạch và 40 máy chủ vật lý cấu hình cao. Hệ thống phần mềm có giải pháp đảm bảo tính bảo mật tốt (sử dụng giải pháp mạng riêng ảo VPN để xác thực tài khoản).
" alt=""/>Hệ thống quản lý thi THPT quốc gia được bảo mật như thế nào?