
- Anh Nguyễn Quang Thạch, khởi xướng Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam - người gần 20 năm đeo đuổi đưa sách về nông thôn, đã đi bộ 2.600 km để khuyến đọc và kêu gọi toàn xã hội cũng như nhà nước đưa sách về nông thôn.Từ hiệu ứng của những việc anh Thạch đã làm, tới cuối năm 2015, Bộ GD-ĐT đã có văn bản nhân rộng tủ sách phụ huynh đến từng lớp học. Tuy nhiên, anh Thạch lo ngại rằng việc triển khai đang được các địa phương thực hiện quá chậm chạp.
 |
Một tủ sách phụ huynh ở Thanh Hà, Hải Dương (Anh Nguyễn Quang Thạch đứng ngoài cùng bên trái) |
Nhà trường không biết “khóc”, cha mẹ nào “cho bú”
Như nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói, “Sự tham gia của phụ huynh, của xã hội vào việc đọc sách có nhiều ý nghĩa. Chúng ta “mở cổng trường” để các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh…”. Cổng trường - ngành giáo dục đã mở, còn các lực lượng xã hội đã tham gia được tới đâu, theo anh?
- Sau khi hiệu quả của Tủ sách Phụ huynhđặt tại lớp học được thực chứng trên quy mô cấp tỉnh, chiến lược của Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam là vận động chính sách đến cấp Bộ GD-ĐT để tạo lượng cầu làm tủ sách đến từng lớp học trên toàn quốc. Bộ GD-ĐT đã có chủ trương rõ ràng, nhưng cấp trường học chưa thực sự hành động kêu gọi thì rất khó nối kết các nguồn lực dân sự gồm cha mẹ học sinh, cựu học sinh.
Như cha ông đã nói “Con khóc thì mẹ mới cho bú”,nhà trường là đứa con được bao bọc và nuôi dưỡng của xã hội, mà không biết “khóc” thì khu vực dân sự cũng không biết để hỗ trợ.
Một ví dụ là UBND tỉnh Nam Định và Sở GD-ĐT tỉnh đã biết “khóc” và kêu gọi toàn dân, kêu gọi doanh nhân, trí thức, công chức xa quê cùng tỉnh và ngành giáo dục đưa sách đến từng lớp học. Chỉ trong vòng một tháng, họ đã kêu gọi được cả ngàn tủ sách, mang lại lợi ích cho hơn 30.000 học sinh. Kế hoạch là đến năm 2017, tất cả các lớp học từ mầm non đến cấp 3 của tỉnh Nam Định sẽ có tủ sách với con số dự kiến là 12.662 tủ.
Một điều cũng đáng mừng là số người gốc nông thôn liên lạc hỏi tôi cách đưa sách về lớp học ngày càng tăng. Quỹ trái tim Đại Việt hỗ trợ nhân viên đưa sách về trường, lớp cũ của họ với khoảng 120 tủ sách/ năm.
 |
Tặng sách cho một cậu bé khuyết tật ở nông thôn |
Theo anh, căn nguyên sâu xa của việc vận hành mà theo anh là chậm, của cả phía giáo dục ở địa phương lẫn phía các lực lượng xã hội, là gì?
- Sự chậm trễ nội ngành giáo dục có nguyên nhân sâu xa là xã hội Việt Nam chưa bao giờ có văn hóa đọc trên quy mô rộng lớn.
Chính nhiều lãnh đạo ngành giáo dục xuất thân ở nông thôn, từ nhỏ không có sách đọc, bởi vậy họ không thấu hiểu tầm quan trọng của sự đọc trong tuổi học trò, phản xạ có điều kiện về tầm quan trọng của sách chưa đủ lớn trong nhiều hiệu trưởng để thúc giục họ hành động vì sự đọc của học sinh.
Hơn nữa, người gần học sinh nhất trong trường học là giáo viên cùng chịu thảm trạng ít sách trong tuổi học trò, nên không nhiều người có thói quen đọc sách. Điều này dẫn đến việc họ thờ ơ với sự đọc của học sinh, thậm chí còn cản trở học sinh đọc.
Điều tệ hại hơn là thư viện ít sách và nhiều thủ thư yếu kém. Những thầy cô giáo vì sự đọc của học sinh cô đơn giữa đồng nghiệp của mình.
Khu vực dân sự cũng tương tự, sự học chỉ giới hạn ở sách giáo khoa và giáo trình của hầu hết các thành viên xã hội. Và việc thiếu cơ hội tiếp cận sách từ nhỏ đã không làm cho nhiều người đủ nhạy cảm để hành động vì sự đọc của con trẻ trên quy mô rộng lớn.
Anh mất 19 năm để có thể nhân rộng mô hình, vậy thì mới chỉ có 4 tháng để triển khai mà anh đã cho rằng chậm thì có phải là nôn nóng quá không?- Thực ra, tôi không nôn nóng, mà vô cùng lo ngại khi chuyển biến nội ngành giáo dục rất chậm. Mặc dầu Bộ GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo nhưng số tỉnh hành động quyết liệt như Nam Định còn quá ít.
Trong khi đó, vô số người ngoài ngành giáo dục, bao gồm cả trăm ngàn nông dân, người Việt trong và ngoài nước đã tạo ra hơn 6 nghìn tủ sách giúp 300 nghìn trẻ nông thôn có sách đọc, truyền thông đã cảnh báo rất nhiều và dày đặc trong 9 năm qua về thảm trạng thiếu sách, về bạo lực học đường…
Kể cả ngồi xe lăn, tôi vẫn sẽ xuyên Việt để trẻ nông thôn có sách
Năm 2015, anh đã thực hiện chuyến đi bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn để vận động Bộ GD-ĐT đưa tủ sách phụ huynh vào từng lớp học. Tới đầu năm nay, anh lại khởi động chuyến đi bộ từ Sài Gòn tới Cà Mau để kêu gọi các hiệu trưởng hiện thực hóa chính sách mà Bộ đã đưa ra. Tuy nhiên, được biết anh đã dừng chuyến đi bộ này vì lý do sức khỏe. Vậy đây là việc tạm dừng hay dừng hẳn, thưa anh? Điều này tác động như thế nào tới kế hoạch kêu gọi của anh?
- Mục tiêu của Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Namlà đến năm 2017, tất cả các lớp học nông thôn sẽ có tủ sách với con số ước tính là 300.000 tủ. Vì vậy mà tôi chưa thể dừng chân nếu năm 2017 chưa hoàn thành mục tiêu.
Khi cột sống ổn, tôi sẽ tiếp tục đi bộ ở nước ngoài, vừa kêu gọi sách cho trẻ em thế giới và kêu gọi lương tâm và trách nhiệm của người Việt đối với 15 triệu trẻ em nông thôn. Nếu không đi bộ được nữa, tôi sẽ đi xe lăn xuyên Việt.
Tôi tin chắc rằng sự tận tâm và kiên trì, không những sẽ có sách cho hàng chục triệu trẻ em, mà còn tạo tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam, cũng như đưa vào tiềm thức người Việt Nam rằng tri thức là tối quan trọng và phải tìm cách lan truyền nó bằng mọi giá và bền bỉ liên thế hệ, cho dù khó khăn đến đâu.
Trước mắt, trong lúc trị bệnh thì tôi sẽ viết thư kêu gọi 500 nghìn người Việt Nam chia sẻ trách nhiệm xã hội bằng cách góp 12 cuốn sách, tương đương 240 nghìn đồng/ năm, cho trẻ em nông thôn để chúng tôi nhân rộng tủ sách cùng với ngành giáo dục.
 |
Anh Thạch và những người ủng hộ trong chuyến xuyên Việt đầu năm 2015
|
Anh có kiến nghị gì để đẩy nhanh việc đưa các tủ sách vào tới mỗi lớp học?- Trước hết, Bộ GD-ĐT phải cử chuyên viên về các tỉnh phổ biến các nội dung của Công văn 6841 đến các giám đốc sở và trưởng phòng giáo dục trên toàn quốc. Từ đó, sở có văn bản chỉ đạo phòng giáo dục và phòng có văn bản chỉ đạo các hiệu trưởng từ mầm non đến cấp 3 thực hiện việc xã hội hóa tủ sách đến lớp học.
Song song, Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Namsẽ phối hợp với Bộ GD-ĐT phổ biến cách làm tủ sách cho các sở và phòng giáo dục trên toàn quốc. Phối hợp hành động giữa trục dọc nội ngành giáo dục và trục ngang dân sự để tạo sức mạnh tổng hợp là yếu tố tối quan trọng đẩy nhanh tiến trình lớp học có sách.
Ở các nước Tây Âu, trẻ em dành bình quân mỗi năm 12.000 phút để đọc sách, tương đương sức đọc 40 cuốn sách với độ dày 250 - 300 trang/ cuốn. Theo anh, Việt Nam cần làm thế nào để trẻ em đọc sách như trẻ Tây Âu?
- Trước hết, như tôi đã nói ở trên, bản thân nội ngành giáo dục là các hiệu trưởng từ mầm non đến cấp 3 cần phối hợp với cha mẹ học sinh và các nguồn lực xã hội để lớp học có sách. Sách gần học sinh, các em tự quản và được mượn đưa về nhà thì tiềm năng đọc được đánh thức tối đa.
Kế đến, Bộ GD-ĐT cần đưa ra tiết đọc sách vào chương trình học, cần đưa số sách tối thiểu mà học sinh đọc mỗi năm để đánh giá hoạt động thư viện. Chẳng hạn, phòng giáo dục huyện Thái Thụy, Thái Bình đang nỗ lực để mỗi học sinh đọc từ 15 - 20 cuốn sách ngoài sách giáo khoa/ năm.
Các đầu việc trên là khả thi và sẽ dần giúp trẻ em Việt Nam có năng lực đọc như trẻ em Tây Âu trong 10 năm tới.
Xin cảm ơn anh.
Ngân Anh thực hiện" alt="Nhà trường không biết “khóc”, sách đâu cho học sinh?"/>
Nhà trường không biết “khóc”, sách đâu cho học sinh?


Mitsubishi Pajero đã trở thành biểu tượng đáng ngưỡng mộ trên thế giới Nguồn: Carsguide
Đây là chiếc SUV cỡ lớn ra mắt lần đầu tiên trên thị trường vào năm 1982, trải qua 4 thế hệ và có mặt tại hơn 150 quốc gia, đối thủ nổi tiếng nhất của Pajero là Toyota Lecujo.
Với khả năng vượt địa hình thì Pajero có thể là chiếc xe ấn tượng đầu bảng trong phân khúc này. Nhiều lần vô địch giải đua xe địa hình khắc nghiệt nhất hành tinh Dakar Rally, Pajero đã trở thành biểu tượng đáng ngưỡng mộ trên thế giới.
Nhưng có lẽ Mitsubishi đã mải mê với những chiến tích của chiếc xe này quá lâu nên chậm chạp trong việc cải tiến thiết kế. Tại Việt Nam, vài năm trước khi mất hút tại thị trường, Mitsubishi chỉ bán được khoảng vài chục xe một năm.
Sức tiêu thụ sụt giảm thảm hại đã buộc Mitsubishi Pajero không chỉ khai tử tại Việt Nam mà số phận của nó cũng bị chấm dứt tại thị trường toàn cầu vào năm 2022.
Chevrolet Captiva
 |
Chevrolet Captive từng là chiếc xe “hot” đầu bảng tại Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp. Nguồn: Carwale |
Chevrolet Captive từng là mẫu xe “hot” nhất thị trường khi mới lần đầu ra mắt tại Việt Nam. Năm 2006, trong bối cảnh hầu hết các xe phổ thông có kiều dáng thô kệt, trang bị các tính năng còn nghèo nàn thì Captiva xuất hiện với thiết kế châu Âu đầy lôi cuốn. Chiếc xe có động cơ xăng 2.4 lít, 136 mã lực, momen xoắn tối đa 220 Nm cũng là một yếu tố ấn tượng trong thời điểm đó.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng Chevrolet Captive bị rất nhiều khách hàng phàn nàn về lỗi hệ thống điện, hay bị hư hỏng lặt vặt, đặc biệt hệ thống điều hòa rất yếu. Chính vì vậy, độ tin cậy của sản phẩm sẽ không lớn cộng với sự chậm chạp về mặt cải tiến và sự cạnh tranh của các đối thủ như Hyundai SantaFe, Kia Sorento đã khiến cho Captiva dần mất khỏi vị trí.
Ford Focus
 |
Mặc dù vẫn đang tiêu thụ ở mức ổn định nhưng Ford Focus ngừng lắp ráp từ năm 2019. Nguồn: Ford |
Là một chiếc xe ưa chuộng ở thị trường châu Âu và nhiều thị trường khó tính khác và đây cũng là một ví dụ cho thấy thị trường Việt Nam rất khác biệt và cũng rất khó đoán.
Ra mắt thị trường Việt Nam từ năm 2006 thay thế mẫu Laser trước đó, Ford Focus là mẫu xe thuộc phân khúc C cạnh tranh với các đối thủ Huyndai Elantra, Honda Civic,…
Về tính năng vận hành, Ford Focus các thế hệ luôn là chiếc xe mang cảm giác lái năng động, động cơ mạnh nhất trong phân khúc. Những chiếc xe cuối cùng còn trang bị động cơ danh tiếng Eco Boost 1.5 lít tăng áp, vận hành vô cùng mạnh mẽ và sắc bén. Tiếc rằng có một số vấn đề khiến nhiều khách hàng không mặn mà để lựa chọn Focus như không gian hàng ghế sau chật hẹp, xảy ra lỗi mà hộp số.
Đến giữa năm 2019, Ford Việt Nam ngừng lắp ráp chiếc xe này trong khi mức tiêu thụ vẫn đang ổn định bởi mức giá rất cạnh tranh.
Ford Tourneo
 |
Ford Tourneo trở thành sự lựa chọn không thể bỏ qua của các doanh nghiệp Limousine. Nguồn: Ford |
Có thể nói rằng đây là một trong những chiếc xe “đoản mệnh” nhất của hãng xe của Mỹ.
Ra mắt cuối năm 2019 có kiểu dáng đậm phong cách châu Âu,Tourneo hứa hẹn sẽ tạo ra một luồng gió mới trong phân khúc xe đa dụng 7 chỗ. Về thiết kế và công năng, Tourneo là chiếc xe tuyệt vời, rộng hơn rất nhiều so với đối thủ Kia Sedona, hệ thống treo khí nén êm ái, động cơ vận hành mạnh mẽ.
Tại thị thị trường Việt Nam, Ford Tourneo hướng đến nhóm khách hàng gia đình và doanh nghiệp, khách sạn để đưa đón hành khách. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là mẫu MPV 7 chỗ này lại chưa có phiên bản diesel nên hiệu quả kinh tế không cao. Đây có thể là lý do khiến mẫu xe này gặp khó khăn để thu hút được khách hàng lựa chọn.
Theo một số nguồn tin, mẫu xe này đã tạm thời ngừng lắp ráp trong tháng 5/2021.
Honda Jazz
 |
Honda Jazz đã nhận được nhiều giải thưởng lớn nhưng vẫn ế ẩm tại thị trường Việt Nam.Nguồn: Carsguide |
Năm 2020, thị trường ô tô Việt Nam chứng kiến nhiều mẫu xe hatchback cỡ nhỏ biến mất khỏi danh mục sản phẩm của hãng như Suzuki Celerio, Mitsubishi Mirage, nhưng cái tên đáng tiếc nhất là Honda Jazz.
Ra mắt tại Việt Nam vào cuối năm 2017. Honda Jazz nằm trong phân khúc B, trang bị động cơ 1.5 lít, có công suât tối đa 118 mã lực và mô men xoắn cực đại 145Nm, tiện nghi thông minh và an toàn bậc nhất phân khúc, thậm chí có cả lẫy chuyền số thể thao trên vô lăng.
Với những điểm nổi trội, Jazz đã nhận được nhiều giải thưởng lớn như giải thưởng xe của năm 2016 ở Thái Lan, mẫu xe được nữ giới ưa chuộng năm 2016 ở New Zealand, hay giải thưởng do bạn đọc bình chọn năm 2016 theo đánh giá của tạp chí Autocar, Indonesia.
Theo một số nguồn tin, nguyên nhân chính khiến Honda Jazz ế ẩm tại Việt Nam là do giá bán quá cao so với các đối thủ cùng phân khúc.
Theo Plo
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

5 chiếc xe vẫn bền bỉ, chạy tốt sau hơn 300.000 km
Hầu hết những chiếc xe được liệt kê trong danh sách được khẳng định là sau cả 300.000 km, chúng vẫn duy trì hoạt động đáng nể.
" alt="5 mẫu xe ‘cực hot’ ở các nước nhưng không thành công tại Việt Nam"/>
5 mẫu xe ‘cực hot’ ở các nước nhưng không thành công tại Việt Nam

- Đó là chia sẻ của một trong những nạn nhân của những vụ quấy rối tình dục khi còn là học sinh. Và người xâm hại lại chính là người thầy mà vốn ai cũng kính nể.Trong câu chuyện của mình, cô gái chia sẻ bản thân là nạn nhân của rất nhiều vụ lạm dụng tình dục từ khi còn chưa nhận thức được vấn đề cho tới khi đã có nhận thức rõ ràng. Nó đến cả từ những người xa lạ cho đến những người thân quen.
“Đến cả đi học thêm, tôi cũng bị xâm hại. Đối tượng chẳng phải ai xa lạ mà chính là người thầy mẫu mực ai cũng kính nể”, cô gái trẻ chia sẻ.
“Đây là tình cảm thầy dành cho em. Cái này là chuyện bí mật của hai mình. Đừng kể với ai nhé”, câu nói này đến nay khi đã đi làm vẫn là nỗi ám ảnh cô.
Từ những "trải nghiệm" đau đớn, cô gái tự nhận thức những điều đó xảy ra vì mọi người quá né tránh nhắc đến nó.
"Tôi muốn đặt ra cái nhìn trực diện, dù vẫn phải giấu kín trong tâm tưởng nhưng vẫn luôn khát khao có thể để "lộ" để giúp những người khác thay đổi nhận thức. Họ sẽ không còn phải che giấu, không cần né tránh những thứ đáng ra cần được thẳng thắn", cô gái này chia sẻ.
Bà Mai Thị Bưởi, Quản lý chương trình trẻ em Trung tâm CSAGA - người trực tiếp tiếp nhận trường hợp của cô gái này, chia sẻ hiện nhân vật này vừa tốt nghiệp đại học và đã đi làm.
“Em ấy tự tìm đến với chúng tôi và chia sẻ điều ăn sâu vào tiềm thức từ khi còn nhỏ. Chúng tôi cảm nhận rằng bạn ấy giờ đây là một người sống khép kín và câu chuyện ấy vẫn luôn ám ảnh bạn ấy từ đó cho đến bây giờ.
Người thầy đó chính là người quen của ông bạn ấy và ông đã giới thiệu bạn đến đó học. Nhưng đến đó học thêm thì bạn ấy đã bị thầy giáo đó xâm hại. Sự việc diễn ra vài lần và chưa ai hay biết”, bà Bưởi chia sẻ.
 |
Triển lãm thu hút sự quan tâm của nhiều người |
Theo bà Bưởi, nữ sinh này ở ngay Hà Nội, gia đình khá giả, chứ không phải đến từ những miền quê nghèo khó, nhận thức hạn hẹp.
“Ngày hôm nay bạn ấy muốn mời bố mình đến để nghe câu chuyện này. Nhưng giữa bạn ấy và bố có một mâu thuẫn là bố thì muốn con không kể lại nữa mà quên đi và không để những chuyện đó ám ảnh mãi nhưng bản thân bạn ấy thì không tài nào quên được”.
Đây là một trong số những câu chuyện từ chính những người trong cuộc được chia sẻ tại triển lãm “Phơi những vết thương hở miệng”. Triển lãm nằm trong khuôn khổ dự án do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) và đối tác Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số tổ chức.
Triển làm mang đến 20 câu chuyện từ chính người trong cuộc với mong muốn khiến cộng đồng có thể nhìn thấy trách nhiệm của mỗi người trong việc thúc đẩy môi trường sống an toàn nói chung.
 |
Nhiều câu chuyện của những nạn nhân của các vụ quấy rối tình dục đã được chia sẻ tại đây. |
Chia sẻ về điều này, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm CSAGA không khỏi trăn trở: “Mới đây, hiệu trưởng của một trường phổ thông dân tộc nội trú đã bị tạm giam vì những cáo buộc liên quan xâm hại tình dục học sinh nam trong nhiều năm. Ngày hôm kia, hôm kìa và trước đó nữa những vụ án nghiêm trọng khác vẫn cứ liên tục xảy ra. Làm sao để vấn đề này được giải quyết ở tầm quốc gia chứ không đơn thuần là giải quyết những vụ việc”.
Thanh Hùng

Báo cáo của Sở Giáo dục Phú Thọ về vụ việc hiệu trưởng lạm dụng nam sinh
Sở GD-ĐT Phú Thọ vừa có báo cáo Bộ GD-ĐT tình hình vụ việc hiệu trưởng có hành vi ứng xử không chuẩn mực đối với học sinh ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn.
" alt="“Người xâm hại tôi chẳng phải ai xa lạ mà chính là người thầy mẫu mực ai cũng kính nể”"/>
“Người xâm hại tôi chẳng phải ai xa lạ mà chính là người thầy mẫu mực ai cũng kính nể”