Chuyển đổi số thay thế hàng trăm lao động, ngành điện Bình Định tăng năng suất

 人参与 | 时间:2025-01-23 10:29:02

Tâm lý con người luôn ghét những thứ độc quyền. Có đôi lúc,ểnđổisốthaythếhàngtrămlaođộngngànhđiệnBìnhĐịnhtăngnăngsuấdự đoán tỷ số ngành điện bị áp lên những suy nghĩ như vậy từ phía người dân. Nhưng Giám đốc Công ty Điện lực Bình Định (PC Bình Định) - ông Thái Minh Châu, khẳng định, chuyển đổi số đã và đang mang lại một diện mạo khác biệt cho ngành. 

ngành điện  0.jpg
Ông Thái Minh Châu - Giám đốc Điện lực Bình Định chia sẻ với VietNamNet về đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành điện địa phương (Ảnh: Xuân Quý)

Chuyển đổi số thay thế hàng trăm lao động

- Ởđây, diện mạo khác mà chuyển đổi số mang lại cho Điện lực Bình Định là gì, thưa ông?

Đó là sự cạnh tranh và cái nhìn từ phía khách hàng. Chuyển đổi số đã cải cách dịch vụ của điện lực để chúng tôi không thua gì các doanh nghiệp cạnh tranh, thậm chí, làm tốt hơn họ. Chúng tôi muốn tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, những khách hàng của mình.

Chuyển đổi số là bắt buộc, từ lãnh đạo cấp cao tới anh em lao động, chúng tôi hiểu tầm quan trọng của chuyển đổi số tại PC Bình Định.

Chúng tôi phân nhánh các công việc cụ thể liên quan tới chuyển đổi số, có nhóm chuyên làm các vấn đề trong quản trị nội bộ để nâng cao năng suất lao động; có nhóm chuyên về kinh doanh dịch vụ khách hàng, cải thiện môi trường số hoá, tạo thuận lợi cho khách hàng; có nhóm chuyên về kỹ thuật vận hành lưới điện thông minh; có nhóm tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về chuyển đổi số trong nội bộ.

Các nhóm công việc trên được xâu chuỗi với nhau, từ đó, tạo thành hệ sinh thái chuyển đổi số tại Điện lực Bình Định.

ngành điện  1.jpg
Trạm biến áp 110kV Tây Sơn (Bình Định) nhìn từ trên cao. (Ảnh: Xuân Quý)

- Vậy, những lợi ích được cụ thể hoá từ chuyển đổi số là gì?

Trước hết, nói về năng suất và hiệu quả lao động, chuyển đổi số giúp ích quá nhiều cho đơn vị.

Đơn cử, trước đây, mỗi trạm biến áp 110kV có khoảng 9 lao động trực, 15 trạm phải cần khoảng 150 lao động có mặt thường xuyên 24/24 tại vị trí trạm. 

Giờ đây, trung tâm điều khiển của PC Bình Định đã kết nối với tất cả trạm biến áp 110kV trên địa bàn. Với việc thiết lập kênh kết nối tự động, hướng đến lưới điện thông minh, toàn bộ trạm biến áp 110kV đã chuyển thành trạm không người trực. Hiện, chỉ cần 2 người/ca thay thế toàn bộ lực lượng lao động trước đây, phục vụ công tác đi kiểm tra luân phiên.

Ngoài ra, công tơ điện tử kết nối hệ thống cũng đã thay thế toàn bộ nhân sự trực tiếp đi ghi chỉ số công tơ hàng tháng. Với 500.000 khách hàng, trước đây, PC Bình Định có 300 người chuyên đi ghi chỉ số công tơ hàng tháng. Chưa kể, sai số trong ghi chép bằng tay có thể xảy ra. 

Hiện tại, các chỉ số công tơ được gửi lên hệ thống nhanh chóng, chính xác, loại trừ rủi ro chênh lệch dữ liệu cho khách hàng.

ngành điện  2.jpg
Công nhân tổ công tác lưu động 5 kiểm tra tại TBA 110kV Quy Nhơn 2. (Ảnh: Xuân Quý)

Nói một cách tổng thể, PC Bình Định hiện có khoảng 750 lao động. Nếu không có chuyển đổi số thì tổng số cán bộ công nhân viên ngành điện phải gấp 3 lần con số hiện nay. Ở chiều ngược lại, cách đây 10-15 năm, chúng tôi từng có 900 người nhưng khối lượng quản lý khách hàng, sản lượng điện cung cấp chỉ bằng 1/3 hiện tại. 

Như vậy, lao động thì giảm nhưng khối lượng quản lý gấp 3-5 lần ngày trước. Đây là hiệu quả rõ nhất khi ứng dụng chuyển đổi số.

Chuyển đổi số giúp vận hành một lưới điện thông minh 

- Đấy là thuận lợi trong quản trị nội bộ, còn lợi ích khách hàng nhận được là gì?

Chuyển đổi số hướng tới vận hành một lưới điện thông minh. PC Bình Định ứng dụng trung tâm điều khiển, chương trình tự động hoá lưới điện đã đem lại lợi ích cho chính công ty và khách hàng. 

Ở đây, tính tự động của lưới điện cao hơn, thời gian xử lý sự cố nhanh hơn, giảm thời gian mất điện và số lần mất điện của khách hàng. Như vậy, chất lượng dịch vụ mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng đã tăng.

Ví dụ, một khu vực bị sự cố mất điện, tín hiệu sẽ báo trên chương trình phần mềm. Hệ thống sẽ tự động tính toán phương án tối ưu để đóng đường dây, cô lập khu vực đó. Mục tiêu là trong thời gian chờ nhân viên điện lực tới hiện trường khắc phục sự cố, diện tích bị mất điện ít nhất.

Tín hiệu báo về kịp thời nhằm giảm thời gian chờ đợi xử lý sự cố xuống mức thấp. Không cần khách hàng gọi lên tổng đài báo thì nhân viên PC đã nắm thông tin. 

Do đặc điểm địa phương chịu ảnh hưởng của mưa bão, cách đây 5 năm, thời gian mất điện trung bình của một khách hàng tới 700-800 giờ/năm mùa bão lụt. Nhưng, con số này hiện nay chỉ còn khoảng 100 giờ, cải thiện rất nhiều.

ngành điện  3.jpg
Trung tâm điều khiển hệ thống điện Bình Định. (Ảnh: Xuân Quý)

Ngoài ra, trước đây, nếu như khách hàng muốn giải quyết một vấn đề gì đấy về dịch vụ điện. Họ phải đến các trụ sở điện lực, còn với chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, khách hàng hoàn toàn có thể ngồi tại nhà, thông qua các máy tính kết nối internet hoặc điện thoại thông minh để phản ánh, yêu cầu dịch vụ. 

Thông qua phần mềm, người dân cũng có thể kiểm soát mức điện tiêu thụ, hay sự minh bạch trong mua bán điện giữa ngành điện với khách hàng thông qua nội dung các hợp đồng điện tử. Rõ ràng, môi trường số giúp giao tiếp giữa khách hàng với ngành điện gần gũi hơn. 

- Thuận lợi là vậy, còn đâu là khó khăn khi áp dụng chuyển đổi số tại đơn vị?

Khi chuyển đổi số thì giảm nhân lực là điều chắc. Những lao động dôi dư đấy, chúng tôi cần giải quyết ra sao ? Đây luôn là câu hỏi thường trực trong đầu đội ngũ lãnh đạo PC Bình Định.

Hãy nhớ rằng, chuyển đổi số là một chặng đường dài, cần được định hướng và có lộ trình về nhân sự. Chúng tôi không bao giờ để người lao động bị sốc. Chúng tôi phải dần đào tạo lại cho họ. Tới khi bộ phận đó lạc hậu, hay chức năng cũ không còn thì người lao động được đào tạo, đã sẵn sàng chuyển sang làm việc khác. Đây là lộ trình được tính toán trước để chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp cho người lao động.

Khi đã chuyển đổi số toàn diện thì ai cũng phải tham gia. Có những công nhân trước giờ không đụng tới công nghệ thì giờ phải làm. Họ đi kiểm tra đường dây, trạm biến áp cũng không ghi chép trên giấy tờ mà cầm máy tính, smartphone để xem và đánh dấu. Lúc này, chúng tôi sử dụng người trẻ để hướng dẫn cho người nhiều tuổi hơn, mở lớp đào tạo lại đội ngũ nhân sự.

Còn đối với những lao động không phù hợp nữa, khi họ nghỉ thì phải có chế độ, chính sách cụ thể. Ngoài quy định của Nhà nước, chúng tôi có cơ chế khuyến khích để họ nghỉ việc. Tuyệt đối không để người lao động bị thiệt.

ngành điện  4.jpg
Công ty Điện lực Bình Định áp dụng công nghệ vệ sinh bằng nước áp lực cao cho trạm biến áp 110 kV. (Ảnh: Xuân Quý)

Từ trước tới nay, tâm lý con người là luôn ghét những thứ độc quyền. Có đôi lúc, ngành điện của bị áp lên những suy nghĩ như vậy từ người dân. Nhưng chuyển đổi số đã mang lại diện mạo khác biệt. 

Ngoài PC Bình Định, trên địa bàn tỉnh có 3 huyện đang được cung cấp điện bởi 3 công ty cổ phần kinh doanh bán lẻ điện khác. Không phải chúng tôi nói xấu về đơn vị khác, nhưng, nếu anh hỏi khách hàng của các công ty đó thì họ sẽ trả lời cũng như có sự so sánh khách quan nhất về chất lượng dịch vụ của PC Bình Định với các công ty trên. Nhờ vào chuyển đổi số, Điện lực Bình Định đang rất khác.

- Xin cám ơn ông về cuộc phỏng vấn!

Thái Khang - Trần Chung - Xuân Quý 

顶: 37踩: 8581