TheệnhnhânlànhânviênTrườngSinhđãâmtínhnCoVtrởlạchỉ số chứng khoán mỹo đó, mẫu xét nghiệm dịch họng và tỵ hầu của bệnh nhân 188 bằng phương pháp RT-PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2 đều cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân 188 tên L.T.H., nữ, 44 tuổi ở thôn Khôn Duy, xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Bà H. là nhân viên công ty Trường Sinh – công ty cung cấp dịch vụ ăn uống cho bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh nhân được ghi nhận mắc Covid-19 ngày 29/3 và được chuyển tới điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV lần 1 vào ngày 11/4, lần 2 vào ngày 14/4 và được công bố khỏi bệnh ngày 16/4.
Bệnh nhân 188 cùng 2 bệnh nhân Covid-19 khác và các bác sĩ trong buổi lễ công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nam |
Sau ra viện, bệnh nhân được xe của công ty Trường Sinh đưa về nhà riêng để tự cách ly tại gia đình. Tuy nhiên đến ngày 17/4, bà H. bắt đầu có biểu hiện ho khan từng cơn, sốt nhẹ 36,8 độ, hơi tức ngực, không chảy nước mũi.
Ngay lập tức, UBND huyện Chương Mỹ để chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện lấy mẫu gửi CDC Hà Nội xét nghiệm. Ngày 18/4, CDC Hà Nội thông báo bệnh nhân H. đã dương tính trở lại với Covid-19. Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển tới bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2 để điều trị, cách ly.
Lý giải về nguyên nhân các ca Covid-19 nhiều lần liên tiếp âm tính nCoV bất ngờ dương tính trở lại, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi Trung ương cho rằng có 3 giả thiết.
Trường hợp đơn giản nhất là do sai sót trong lấy mẫu, xét nghiệm khi những lần xét nghiệm trước trong người bệnh nhân vẫn còn virus nhưng kết quả lại âm tính. Tuy nhiên tình huống này thường ít xảy ra.
Thứ hai, bệnh nhân có thể bị nhiễm lại từ người khác sau khi ra viện. Cần phải điều tra xem bệnh nhân có tiếp xúc với ai ngoài cộng đồng, tại nơi lưu trú hay không.
“Đến nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ độ bền miễn dịch của virus SARS-CoV-2 là bao lâu. Như virus SARS ngày xưa cũng có tình trạng dương tính trở lại nhưng ít, trong khi đó MERS-CoV đã có nghiên cứu cho thấy miễn dịch đủ bền để không bị lại trong mùa dịch”, PGS Nhung lý giải.
Thứ ba, bệnh nhân có thể bị tái phát do chính virus trong người. Giả thiết này lại có 2 khả năng:
Khả năng đầu tiên là virus trong người tại thời điểm xét nghiệm vẫn còn nhưng thấp nên xét nghiệm âm tính, sau đó do sức đề kháng của bệnh nhân giảm, virus lại bùng lên lượng lớn, xét nghiệm cho kết quả dương tính trở lại. Tình huống này đỡ nguy hiểm hơn.
Khả năng thứ 2 là virus trong người bệnh nhân đã có sự đột biến. Bình thường các con virus cũ bị kháng thể tiêu diệt hết nhưng xuất hiện 1 con virus đột biến sẽ thoát khỏi sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch, sau đó nhân dần lên trong cơ thể. Nếu điều này xảy ra, đây là tình huống nguy hiểm nhất.
Bộ Y tế cho biết, hiện tại, bệnh nhân 188 sẽ tiếp tục được cách ly theo dõi, sức khoẻ tại bệnh viện trong những ngày tiếp theo.
Nguyễn Liên
Sáng 20/4 không có ca Covid-19 mới, 202 người khỏi bệnh
- Sáng 20/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca Covid-19 mới. Tổng số ca mắc hiện tại là 268 trường hợp, trong đó 202 người đã khỏi bệnh.