
- Công an huyện Lộc Hà vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” xảy ra tại xã Thạch Bằng hôm 2/4.Thượng tá Phan Xuân Phương, Phó trưởng Công an huyện Lộc Hà thông tin, tối 2/4, tại một quán cà phê ở thôn Phú Nghĩa, xã Thạch Bằng xảy ra vụ xô xát, đánh nhau giữa 2 nhóm thanh niên gây náo loạn.

|
Tải sản trong nhà ông Giáp bị nhiều đối tượng kéo đến đập phá |
Trưởng Công an xã Thạch Bằng Nguyễn Văn Giáp đã có mặt tại hiện trường giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, tình hình vẫn không được cải thiện, thậm chí còn đẩy lên mức nguy hiểm hơn.
Lợi dụng việc này, ngay trong đêm đó, các đối tượng xấu đã kích động, lôi kéo thêm nhiều người kéo đến bao vây, đập phá nhà ông Giáp, làm hư hỏng nhiều vật dụng có giá trị.
"Căn cứ vào đơn trình báo của ông Giáp và kết quả điều tra cơ quan điều tra, ngày 13/4, Cơ quan CSĐT huyện Lộc Hà đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự 'Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản' điều 143 bộ luật Hình sự” - Thượng tá Phương cho biết.
Hôm qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Gây rối trật tự công cộng và bắt giữ người trái pháp luật" xảy ra tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà vào ngày 3/4.

Hà Tĩnh: Khởi tố vụ tụ tập chặn xe trên quốc lộ 1A
Công an thị xã Kỳ Anh quyết định khởi tố vụ án hình sự “gây rối trật tự công cộng” diễn ra trên địa bàn thị xã Kỳ Anh vào ngày 3/4.
" alt="Hà Tĩnh khởi tố vụ phá hoại nhà trưởng công an xã ở huyện Lộc Hà"/>
Hà Tĩnh khởi tố vụ phá hoại nhà trưởng công an xã ở huyện Lộc Hà

- Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW) phối hợp với Tổ chức tài chính Kaplan Anh Quốc vừa đưa Mô hình đạo tạo phức hợp dành cho chương trình ICAEW-Chartered Accountant(ICAEW-ACA) và Chứng chỉ quốc tế về Tài chính, Kế toán và Kinh doanh (CFAB) vào đào tạo tại Việt Nam.Bà Tanya Worseley, Giám đốc phát triển kinh doanh thị trường nước ngoài– đại diện Tổ chức tài chính Kaplan Anh Quốc cho biết việc này nhằm tiếp tục nỗ lực đồng hành cùng sự phát triển kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp chuyên môn của người Việt trẻ, cũng như sự phát triển ngành nghề kế toán, kiểm toán và tài chính tại Việt Nam.
 |
Không gian buổi ra mắt mô hình đào tạo phức hợp trong lĩnh vực tài chính, kế toán ngày 19/5. |
Đồng thời thể hiện nỗ lực của ICAEW trong việc tạo ra một nền tảng tri thức vững chắc đối với thế hệ người Việt trẻ trong quá trình hội nhập quốc tế cũng như tạo ra những cơ hội kết nối nghề nghiệp toàn cầu.
Bằng việc ra mắt mô hình đào tạo này, ICAEW đóng vai trò tiên phong là tổ chức nghề nghiệp quốc tế đưa mô hình đào tạo mới,với những lựa chọn học tập linh hoạt, kết hợp giữa đào tạo truyền thống - học tại lớp với giảng viên hoặc tự học- với đào tạo trực tuyến- học với giảng viên tại Anh quốc - vào giảng dạy tại Việt Nam.
Theo đó, học viên chương trình CAEW- ACA và CFABcó thể tùy chọn các hình thức và lộ trình tùy biến nhất sao cho phù hợp với kế hoạch làm việc của cá nhân.
Bên cạnh việc giúp học viên Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhiều hơn nữa với những giảng viên dày kinh nghiệm của Kaplan tại Anh Quốc, mô hình linh hoạt này cũng giúp học viên, đặc biệt là học viên đang học tập và làm việc song hành, có kế hoạch học tập một cách linh hoạt phù hợp lịch làm việc bận rộn của họ. Phương pháp học trực tuyến đồng thời cho phép họ học ngay cả khi đi công tác trong nước, hay nước ngoài.
Một trong những điểm đặc biệt là học viên tại Việt Nam khi tham gia mô hình đào tạo này sẽ có thể tham gia lớp học trực tuyến cùng lúc với cộng đồng học viên ICAEW tại các quốc gia khác nhau, qua đó có cơ hội giao lưu và tiếp cận nhiều hơn với những kinh nghiệm và trải nghiệm học tập cùng bạn bè quốc tế.
" alt="Ra mắt mô hình đào tạo phức hợp trong lĩnh vực tài chính, kế toán"/>
Ra mắt mô hình đào tạo phức hợp trong lĩnh vực tài chính, kế toán

Bà giáo yêu công tác xã hộiTrầm ngâm dưới mái tóc đang ngả hai màu, cô Nguyễn Thị Côi ( ở phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ:
“Năm 1994, khi đang là hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, tôi được biết, UBND quận Hai Bà Trưng tìm giáo viên để mở lớp dành cho trẻ lang thang, cơ nhỡ và trẻ em nghèo. Nhận thấy đây là một việc làm hết sức ý nghĩa, cho nên tôi đã xung phong nhận lớp”.
Sau đó, cô đã đến từng nhà, từng phòng trọ vận động phụ huynh cho con em đi học hoặc là thông qua các nhà chủ trọ đối với những em sống một mình trên thành phố giúp các em có quyền được học tập vào buổi tối sau thời gian ban ngày đi làm.
Có những em lang thang cơ nhỡ, mỗi buổi tối sẽ bắt đầu học vào giờ muộn sau khi chúng đi làm về, tắm giặt và ăn uống.
"Phòng học khi đó là tại chính phòng trọ của chúng, không có bàn, không có ghế chỉ lấy cái hộp đánh giày kê làm bàn. Trời mùa hè nóng nực với một căn phòng ngột ngạt nhưng không có lấy 1 chiếc quạt và nó tiếp diễn trong khoảng hơn 7 năm” bà giáo nhớ lại.
Lớp học tình thương của bà giáo Côi ban đầu đã thu hút gần 50 em học sinh. Có những hôm mưa gió, các em không đi làm, không có tiền thì cô lại cho tiền ăn. Cô nhờ người bán hàng cho chúng ăn và rồi có khi nợ cả gần 1 triệu là họ lại vào hỏi cô để trả tiền ăn cho chúng.
Mang con chữ tới tứ xứ- những nơi tập trung tệ nạn xã hội và không thể không gặp những khó khăn. Cô Côi chia sẻ:
"Hồi đó, chỉ có chiếc xe máy cũ đi khắp nơi, dạy cả bên xóm Liều, bãi Giữa…ở đây các gia đình rất phức tạp, có những gia đình thì bố mẹ đều đi tù, có gia đình thì chỉ có bà với 5 đứa cháu cách nhau tầm hơn tuổi một,…nên phải rất khéo léo trong việc dạy dỗ con cái họ để họ tin tưởng".
Mắt cô bắt đầu hơi đỏ, khóe môi mỉm cười hằn vết chân chim trên khuôn mặt cô nhớ về cái lần bị lấy trộm bình ắc quy xe máy của cô dựng tại lớp học và sau phải nhờ các em học sinh mua lại đúng chiếc bình đó từ một quán sửa xe mà chúng đã mang bán. Rồi những lần chúng đánh nhau, có khi cầm cả gạch, cả dao,.. nhưng rồi cô cũng đủ kiên nhẫn và không bỏ những đứa trẻ bất hạnh này.
Sau 9 năm theo dự án của Quận Hai Bà Trưng và cô cũng đã nghỉ hưu, khi kết thúc tưởng rằng cô sẽ thấy vui vì những gì mình đã làm. Nhưng không! Với cô Côi thì lại thấy day dứt.
Cô cho rằng cần phải dạy được nhiều đứa trẻ hơn. Vì thế sau dự án, cô đã mở thêm lớp dạy miễn phí cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ lang thang cơ nhỡ, trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật bẩm sinh và trẻ thiểu năng trí tuệ. Hiện tại, cô mượn cơ sở dạy ở 2 địa điểm thứ nhất là ở ngõ Giếng Mứt, phường Trương Định, Q. Hai Bà Trưng với 19 em và địa điểm thứ 2 tại nhà văn hóa Khu dân cư số 2, phường Tân Mai, Q, Hoàng Mai với 25 em.
Một lớp học nhiều cấp khác nhau
Bước vào lớp học, điều đầu tiên tôi thấy là các bạn học trò tìm chỗ ngồi của mình cùng với đó là những câu nói “đây là lớp 1 chỗ chị, chỗ em lớp 2 bên kia” .
Thấy tôi ngạc nhiên, cô Côi mới giải thích rằng các em ở lớp học “linh hoạt” này sẽ được học một chương trình riêng tùy theo trình độ của mỗi bạn. Vì vậy, lớp được chia thành từng top lớp 1, lớp 2,3,4… Cũng có khi thì các bạn lớp trên sẽ kèm các bạn lớp dưới nếu đủ khả năng.
 |
Bảng chữ cái luôn phải ghi trên bảng và quanh lớp để các trò không bị quên. |
Mỗi buổi tới lớp, cô luôn kiểm tra, chấm bài, gọi đọc. Nếu gọi các em lớp 1 đọc thì các em còn lại sẽ tập viết, tập tính rồi ngược lại. Tất cả các em đều được kiểm tra đạt đủ trình độ sẽ được lên lớp. Có những em học tới 10 năm mới viết thông thạo được. Có những em học phổ thông rồi hay có khi là em học 5 năm cấp 1 rồi đến với cô cũng mới bắt đầu học đọc viết, tính toán.
Anh Sơn (40 tuổi - bố của cháu Ngọc Vy 8 tuổi) cho hay: “Vy từng học ở trường Tân Mai nhưng em bị chậm và không thể tính toán nổi, tôi biết đến lớp của cô Côi những 5 năm nhưng tôi cho con bé học ở đây được 2 năm để cô kèm thêm và thấy cháu mới tiến bộ, mới có thể tính toán được.”
Lớp học vừa dạy vừa dỗ
Một buổi học của “lớp học linh hoạt” thường sẽ diễn ra từ 8h30p – 10h30p, có khi là đến 10h45p.
Lớp học này không quá quy định về giờ giấc mà thường thay đổi linh hoạt như cái cách linh hoạt mà cô Côi vẫn dậy bọn trẻ.
Chị L (phụ huynh của một bé trong lớp học) chị vẫn thường đợi con đến lúc tan lớp nên rất hay quan sát và cho biết rằng:
"Các em ở đây không học lâu được vì học lâu chúng sẽ quậy phá. Chúng như những cỗ máy dự báo thời tiết lúc thế này, lúc thế khác. Có lúc ngồi học được một lúc lại quậy phá, có lúc nó chơi, nó hò nó hét, nghịch ngợm, đánh nhau. Cô rèn mãi mới được như thế này”.
 |
Cô đến chỗ từng em để kèm cặp vì các em đều không tự giác trong việc học. |
Các em ở lớp học hiện tại hầu hết đều khuyết tật thần kinh, tâm thần nên trong quá trình học tập giáo viên thường “vừa dạy vừa dỗ”.
Cô giáo kiêm người mẹ và y tá
Cứ đều đặn hàng tuần từ thứ 2 đến thứ 6 hình bóng bà giáo về hưu luôn xuất hiện ở “lớp học linh hoạt” này. Ngoài việc học, cô còn dạy các kỹ năng sống cho các em từ việc: quét nhà, sân, nhà vệ sinh, rồi đến tắm giặt, phơi quần áo,… nhiều em đến đây bẩn cô còn tắm luôn cho. “Ban đầu chúng nó không làm, tôi phải rèn nên giờ chúng sẽ tự giác theo lịch phân công” bà giáo Côi chia sẻ.
 |
Tự giác trực nhật và vào lớp khi cô chuẩn bị đến |
Rồi có những lần có em lên cơn động kinh, chính cô Côi sẽ là người sơ cứu để giúp em đó tỉnh lại hoặc còn gặp những trường hợp phải mang qua viện thì cô lại nhờ người dân xung quanh.
Bà Hòa (người dân gần lớp học) cho biết: “Ân cần chăm sóc những đứa trẻ và đặc biệt chúng là những đứa trẻ không bình thường như những đứa con của mình thì chẳng có mấy ai làm được như cô.”
Mỗi một học sinh trong lớp cô luôn nắm bắt rõ từ hoàn cảnh gia đình tới tình trạng sức khỏe, khả năng học tập và quá trình phát triển của các em từ khi bắt đầu tới học.
Khi các em học sinh vẫn đang còn im lặng viết bài, cô mới lôi trong ngăn bàn những cuốn tập viết và giới thiệu với tôi.
Đây là vở của em ban đầu mới vào và mang so sánh với vở hiện tại của em ý, rồi lại tâm sự về hoàn cảnh gia đình Vy, đưa mắt nhìn các em còn lại rồi chỉ từng em nói qua về tình hình hiện tại của các em…
Rồi chợt nhớ ra, cô nói: “À. Hôm trước cô mới xin được 1 tấn gạo, riêng bạn lớn 24 tuổi ngồi bên cạnh em vì gia đình quá khó khăn cô đã chia cho 7 yến gạo, số còn lại cô chia cho các em khác.”
 |
Vở tập viết của một em học sinh 24 tuổi lúc mới vào... |
 |
...và sau 3 năm cô Côi rèn luyện. |
Mặc dù đã sang tuổi 78, dạy các lớp học xã hội miễn phí gần 25 năm nhưng bà giáo vẫn muốn cống hiến và không ngừng suy nghĩ về những đứa trẻ. Đến hiện tại gia đình không cho cô đi xe đến trường vì sợ cô có tuổi đi lại không may xảy ra chuyện nên cô đã chọn đi xe ôm theo tháng và vẫn đến lớp học đều đặn không một đồng công.
Phạm Ly

Cô giáo tiểu học dốc lòng cho mùa hè bay bổng của trẻ thơ
Trong dịp hè, nhằm khuyến khích học sinh có tình yêu với văn học, cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh (Gia Lai) đã hướng dẫn các trò tự viết văn, sáng tác thơ. Kết quả, có những “nhà văn”, “nhà thơ” nhí ra đời.
" alt="Bà giáo 78 tuổi với lớp học bất thường"/>
Bà giáo 78 tuổi với lớp học bất thường
- GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ phát biểu tại hội thảo về chương trình đào tạo Truyền thông đa phương tiện vừa diễn ra tại Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (Hà Nội) sáng 11/5.Tại hội thảo, ông Vũ Văn San, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cho biết vừa qua học viện đã được cấp phép thành lập khoa đa phương tiện với 2 ngành công nghệ đa phương tiện và truyền thông đa phương tiện.
 |
Thứ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Minh Hồng phát biểu chỉ đạo tại hội thảo sáng 11/5. (Ảnh: Phạm Giang). |
Trong đó, ngành công nghệ đa phương tiện đã tuyển sinh từ 2015 với điểm đầu vào khá cao. Tuy nhiên việc xây dựng khung chương trình, giáo trình đào tạo của khoa và chuyên ngành truyền thông đa phương tiện cần sớm hoàn thiện nên rất cần ý kiến góp ý của các chuyên gia. Mục tiêu của học viện muốn đưa ngành truyền thông đa phương tiên đi đầu trong lĩnh vực truyền thông ở VN, đáp ứng nhu cầu xã hội.
 |
Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông Vũ Văn San phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Phạm Giang). |
TS Lê Thị Hằng, tổ soạn thảo Khung chương trình Truyền thông đa phương tiện cho biết hiện nay đào tạo truyền thông đa phương tiện ở VN ít cơ sở đào tạo, ví dụ năm 2013 Học viện Báo chí-Tuyên truyền đào tạo ngành báo chí đa phương tiện. Trong khi đó thế giới đã phát triển đào tạo truyền thông đa phương tiện khoảng 10 năm nay với các tên gọi khác nhau.
Tổ soạn thảo sau khi nghiên cứu, đánh giá chương trình các nước như Canada, Mỹ, Pháp, Úc, Đức đã xây dựng khung chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiên với tổng số tín chỉ là 125, trong đó có 40 tín chỉ đạo tạo các môn học đại cương, 75 tín chỉ đào tạo chuyên ngành, 10 tín chỉ cho thực tập và khóa luận tốt nghiệp được chia ra trong 4 năm đào tạo.
 |
TS Lê Thị Hằng, đại diện tổ soạn thảo chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông phát biểu sáng 11/5. (Ảnh: Phạm Giang). |
Ngành truyền thông đa phương tiện sẽ đi vào các lĩnh vực đào tạo về báo chí, truyền thông - PR và quảng cáo dựa trên nền tảng công nghệ số, giúp sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trở thành chuyên viên truyền thông, quảng cáo, nhà báo đa phương tiện, nhà sản xuất chương trình,vv.
Đánh giá chương trình đào tạo chuyên ngành truyền thông đa phương tiện có ưu điểm bám sát khung chương trình đào tạo của Bộ GD-ĐT, GS.TS Tạ Ngọc Tấn cũng cho rằng học viện tập trung đào tạo, phát triển chương trình để tận dụng tối đa thế mạnh về công nghệ truyền thông mình đang có.
"Bởi so với những cơ sở như Học viện Báo chí-Tuyên truyền đã tồn tại từ 1962, rất mạnh về mặt nội dung với đội ngũ giảng viên mạnh. Học viện có thể kết hợp công nghệ trong thiết kế trang web, giao diện báo,vv để đào tạo ra người làm báo giỏi CNTT để tạo ra thế mạnh" - GS.TS Tạ Ngọc Tấn nêu ý kiến.
Cũng theo ông Tấn, theo quy định chung của Bộ GD-ĐT, bộ môn tiếng Anh chỉ có 14 tín chỉ nhưng xu thế hội nhập tiếng Anh là yếu tố sống còn. Ông đề nghị trường, khoa tăng cường mọi khâu đào tạo để đưa tiếng Anh vào giảng dạy hoặc hạn định đầu vào phải đáp ứng chuẩn tiếng Anh.
 |
GS.TS Tạ Ngọc Tấn, phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ phát biểu tại hội thảo sáng 11/5. (Ảnh: Phạm Giang). |
Bên cạnh đó, GS.TS Tạ Ngọc Tấn cũng góp ý cho rằng các môn học có sự tương đồng cần xem xét điều chỉnh, nên tồn tại ít môn đào tạo để tăng thời lượng giảng dạy để sinh viên ngấm được bài.
TS Trần Bá Dung, Trưởng ban nghiệp vụ Hội nhà báo VN đánh giá cao tinh thần làm việc khoa học của tổ soạn thảo. Ông góp ý thêm về vấn đề đạo đức, văn hóa, ngôn ngữ của người làm truyền thông đa phương tiên hơn lúc nào hết cần phải được xem trọng. Nếu được cần tách ra, đưa thành những môn học riêng biệt và hội sẵn sàng giúp đỡ nhà trường về giáo trình.
PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa, TBT báo Đại biểu nhân dân cho rằng Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cần phải tận dụng tối đa nền tảng về công nghệ và cả bộ chủ quản với hệ thống thực hành mạnh cần phát huy.
Học viện đã định hướng đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện trên diện rộng nhưng cũng cần có chuyên môn sâu, không nên dàn trải. Ông Nghĩa cho rằng học viện nên chú trọng đào tạo các kĩ năng cụ thể cho người làm truyền thông như xử lí audio,video,vv và phải tập trung vào những "dòng sản phẩm" mang tính bản sắc ví dụ như hướng làm website hoặc làm truyền thông cho các cơ quan, tổ chức.
"Chương trình cần gắn chặt với thực tiễn, về lý thuyết chúng ta cần tin sinh viên có thể tiếp nhận bằng Internet nên có thể chắt lọc để tăng thời gian thực hành, càng sớm đưa người học vào với công việc thực tế, liên tục tạo sức ép trước các tình huống phải xử lí càng tốt." - ông Nghĩa nêu ý kiến.
Các kiến thức như đạo đức, văn hóa, ngôn ngữ truyền thông có thể không cần chia nhỏ thành các môn học mà lồng ghép vào từng bài học, công việc của người học
Lắng nghe các ý kiến phát biểu, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết về chủ trương Bộ Thông tin-Truyền thông ủng hộ sự ra đời và phát triển ngành truyền thông đa phương tiện của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông trong bối cảnh hiện nay.
Ông đề nghị tổ soạn thảo chương trình cần lắng nghe, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại hội thảo; quá trình hoàn thiện tổ soạn thảo cần có sự trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực để có chương trình tốt nhất, chuyên nghiệp, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
" alt="Đào tạo truyền thông đa phương tiện: Nên dạy ít môn, tiếng Anh sống còn"/>
Đào tạo truyền thông đa phương tiện: Nên dạy ít môn, tiếng Anh sống còn
Chia sẻ bên lề hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 diễn ra sáng nay 12/8, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, theo thống kê đến thời điểm này Hà Nội mới chỉ có 11 trường quốc tế. Các trường còn lại chỉ có yếu tố nước ngoài chứ không gọi là trường quốc tế. |
Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Quang cũng cho rằng, tên gọi về trường học phải đúng quy định. Điều này đã được cụ thể hoá trong Nghị định 86/2018/NĐ-CP về việc đặt tên trường. “Trong quyết định thành lập trường của chúng tôi không có chữ “quốc tế” mà cứ đưa thêm từ này vào, “mạo danh” để thu hút học sinh là sai. Chúng tôi sẽ yêu cầu các đơn vị này bỏ các từ mạo danh để tránh gây hiểu nhầm cho cha mẹ học sinh”, ông Quang nói.
Sau khi rà soát, trường nào vi phạm sẽ xử lý theo đúng quy định.
Theo ông Quang, việc luật hoá tên gọi các trường là cần thiết và cần có cả chế tài xử phạt. Song, khó khăn hiện nay là chúng ta chưa có định nghĩa đầy đủ về trường quốc tế, đồng thời chưa có chế tài xử lý những đơn vị vi phạm. Do đó, hiện nay địa phương vẫn phải tự vận dụng các điều kiện để xử lý.
Ông Quang cũng cho biết, vụ việc xảy ra tại Trường Gateway là sự việc đau lòng, lần đầu xảy ra trên địa bàn thành phố. Qua sự việc này, Sở GD-ĐT yêu cầu các phòng GD-ĐT, các đơn vị trường học cần rà soát, chấn chỉnh ngay công tác đảm bảo an toàn cho học sinh, nhất là đối với các trường mầm non, tiểu học, kiên quyết không để xảy ra các vụ việc tương tự trên địa bàn.
Thanh Hùng

Danh xưng trường quốc tế có đang bị lập lờ?
-Trong buổi họp báo về sự kiện gây chấn động “học sinh lớp 1 tử vong khi bị bỏ quên trên xe đưa đón”, Trưởng phòng Giáo dục quận Cầu Giấy nói rằng, Trường Gateway là trường quốc tế “tự phong”.
" alt="sau vụ Gateway, Hà Nội sẽ yêu cầu các trường mạo danh bỏ từ “quốc tế”"/>
sau vụ Gateway, Hà Nội sẽ yêu cầu các trường mạo danh bỏ từ “quốc tế”