
Mẫu xe Perodua MyViĐứng số 1 trong 45 thương hiệu xe tại Malaysia vẫn là Perodua với 220.163 xe. Tuy nhiên, sản lượng này ít hơn 20.178 xe so với con số 240.341 xe mà hãng đã bán được trong năm trước. Nhà sản xuất ô tô nội địa này đã dẫn đầu thị trường từ năm 2006 và tiếp tục giữ vững vị trí số 1 dù doanh số bán hàng giảm 8,4% trong năm vừa qua.
Mặc dù không đạt được dự báo ban đầu là 240.000 xe từ đầu năm 2020, nhưng doanh số cuối năm đã vượt quá dự báo 210.000 chiếc từ tháng 8 của hãng. Điều ấn tượng là bất chấp việc thị trường bị thu hẹp, hãng xe quốc dân này vẫn tăng thị phần từ 39,8% năm 2019 lên 41,6% vào năm ngoái.
 |
Mẫu xe Proton |
Cán đích ở vị trí thứ hai là Proton, vẫn là một hãng xe nội địa. Có rất nhiều lý do để hãng hài lòng với kết quả của năm 2020. Đây là một trong số ít các thương hiệu xe du lịch đã đạt được sức hút về doanh số bán hàng, 108.524 xe đã đến tay khách hàng, tăng 8.341 chiếc so với 100.183 chiếc trong năm 2019.
Mặc dù mức cải thiện tăng 8,3% không phải là một bước nhảy vọt như năm 2019 đã đạt được (doanh số bán hàng tăng 54,7% so với năm 2018), nhưng thực tế là họ đã đạt được con số cao trong một năm đầy biến động, chứng minh cho thực tế là người mua đang đổ xô trở lại với thương hiệu.
Công ty cũng vinh dự có số cổ phiếu tăng giá cao nhất trong năm ngoái với thị phần tăng từ 16,6% lên 20,5%. Perodua và Proton hiện nắm giữ hơn 60% thị phần tổng hợp (chính xác là 62,1%), cao nhất kể từ năm 2003.
Hãng xe Nhật Bản- Honda giữ vị trí thứ ba - 60.468 xe, bán được ít hơn 24.950 chiếc (tương đương giảm 29,2%) so với năm 2019.
Ở vị trí thứ 4, sát nút là Toyota với 58.501 xe, giảm tới hơn 10.500 xe, tương ứng giảm 15% so với năm 2019.
Doanh số của Nissan cũng giảm xuống còn 14.160 chiếc, giảm 33,3% so với năm trước. Cả ba thương hiệu này đương nhiên đều có hợp đồng về thị phần.
Sáu thương hiệu còn lại trong Top 10 xe đứng đầu thị trường thuộc về các hãng xe liên doanh như Nissan, Mazda, Mitsubishi, BMW, Isuzu, Ford. Trong đó, Mazda và Mitsubishi tăng khiêm tốn. Hai hãng này lần lượt tiêu thụ được 12.141 xe, tăng 4,2% và 9.163 xe tăng 12,6%.
Đáng chú ý, ở 35 thương hiệu xe còn lại, có những thương hiệu lớn tại Malaysia bị sụt giảm nghiêm trọng về doanh số. Cụ thể như, Subaru giảm 57,3%, Peugeot giảm 45,4%, Volkswagen giảm 39,2% và Hyundai giảm 37,9%). Đặc biệt, hãng Kia giảm tới 77,9% so với năm 2019. Các con số này cho thấy một năm của các hãng xe tại Malaysia quả là một năm ‘đói kém’.
Xét về các thương hiệu cao cấp, Volvo là "nhạc trưởng" duy nhất trong phân khúc ghi nhận thành công - hãng đã bán được 1.950 xe, nhiều hơn 3,6% so với 1.883 chiếc trong năm 2019. Bảng số liệu cũng cho thấy con số của BMW (và MINI) trong năm với doanh số bị chững lại dù từ đầu năm đến giữa năm vẫn tăng đều.
Đáng chú ý, cũng giống như ở Việt Nam, Mercedes-Benz đã ngừng báo cáo số liệu sau quý I năm ngoái nên tổng số xe bán được của hãng hiện cũng chưa được tiết lộ.
MAA lạc quan rằng thị trường ô tô Malaysia sẽ phục hồi vào năm 2021. Hiệp hội đã tự tin dự báo tổng doanh số bán xe sẽ tăng gần 8%, lên 570.000 xe trong năm mới này bởi chính sách kích cầu- miễn thuế TTĐB vẫn có hiệu lực đến ngày 30 tháng 6 năm nay.
 |
Bảng doanh số bán xe năm 2020 tại Malaysia (Nguồn: Paultan) |
Thanh Giang (theo Paultan)
Tin bài cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!

Sát Tết: Xe sang cũ đời sâu giá ngang xe cỏ, ế vẫn hoàn ế
Sát Tết, thị trường xe cũ vẫn khó khăn, nhiều chiếc xe sang trên dưới 15 năm tuổi được giới buôn hạ giá sập sàn để đẩy hàng nhưng ế vẫn hoàn ế.
" alt="Các hãng xe ở Malaysia ‘làm ăn’ ra sao trong năm 2020?"/>
Các hãng xe ở Malaysia ‘làm ăn’ ra sao trong năm 2020?

Quan hệ hợp tác này là sự kiện quan trọng nhằm kỷ niệm 45 năm thành lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản.Chiều 2/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học về công nghệ không dây Nhật Bản - Việt Nam và Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chương trình thử nghiệm hệ thống quản lý di chuyển của máy bay trên sân bay (MLAT) tại sân bay quốc tế Phú Quốc giữa Công ty Phát thanh Nhật Bản (Japan Radio Co.Ltd) và Tổng Công ty quản lý Bay Việt Nam (VATM).
 |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm. Ảnh: Trọng Đạt |
Phát biểu tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phan Tâm cho rằng: “Trong lĩnh vực thông tin truyền thông, lĩnh vực thông tin vô tuyến là một công cụ rất hiệu quả, giúp người dân nhanh chóng kết nối, đến gần với nhau, và mở rộng quan hệ hợp tác với thế giới”.
Trước sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của các ứng dụng thông tin vô tuyến, từ nhiều năm nay, Bộ TT&TT luôn quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp khai thác thông tin vô tuyến trong và ngoài nước tại Việt Nam có cơ hội phát triển.
Sự phát triển của các mạng thông tin di động 4G, 5G với tốc độ truyền dữ liệu rất cao (1000Mbp/s), độ tin cậy rất cao và độ trễ thấp đòi hỏi cơ quan quản lý phải dành lượng băng tần vô tuyến lớn để phát triển mạng lưới.
 |
Lễ ký kết chương trình thử nghiệm hệ thống quản lý di chuyển của máy bay trên sân bay (MLAT) tại sân bay quốc tế Phú Quốc. Ảnh: Trọng Đạt |
Xu hướng phát triển CNTT cho thấy, công nghệ không dây có mặt ở khắp mọi nơi. Bất cứ ứng dụng hay dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển dữ liệu đều có một giải pháp không dây tương ứng. Tuy nhiên đi cùng với nó, Bộ TT&TT sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về mặt quản lý, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết.
Sự phát triển nhanh của ngành dịch vụ vận tải hàng không, hàng hải kéo theo những đòi hỏi về các mạng lưới thông tin liên lạc. Thông tin vệ tinh cũng cho thấy sự hữu dụng của mình đối với việc truyền thông, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai. Do đó, Bộ TT&TT đã nghiên cứu những chính sách phù hợp về băng tần vô tuyến nhằm tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các ứng dụng không dây giá thành rẻ.
Theo Thứ trưởng Phan Tâm: “Sự phát triển đa dạng và mạnh mẽ này tạo ra mạng thông tin vô tuyến đan chéo nhau, có khả năng gây can nhiễu, có hại cho nhau”.
Do vậy Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định, việc nghiên cứu, xây dựng các hệ thống kiểm soát, giám sát thông tin vô tuyến cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TT&TT. “Bộ luôn ủng hộ, và có chính sách đầu tư phù hợp về hệ thống kiểm soát vô tuyến nhằm giảm thiểu tình trạng can nhiễu giữa các hệ thống vô tuyến”, Thứ Trưởng Phan Tâm chia sẻ.
Trọng Đạt

Hoàn thiện dự thảo chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến 2025
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ TT&TT hoàn thiện dự thảo chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
" alt="Nhật giúp Việt Nam thử nghiệm hệ thống quản lý máy bay"/>
Nhật giúp Việt Nam thử nghiệm hệ thống quản lý máy bay