Nhận định SLNA vs Quảng Nam 16h30, 23/02 (V

Bóng đá 2025-04-05 23:18:20 9823
ậnđịnhSLNAvsQuảxếp hạng ý   NGỌC ANH - 23/02/2019 06:08  Việt Nam
本文地址:http://pay.tour-time.com/html/081e599662.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

{keywords}Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” nhằm tìm giải pháp thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ Việt Nam.

Với chủ đề “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”, tọa đàm có sự tham dự của ông Trần An, đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN; PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam và đại diện một số doanh nghiệp.

Chia sẻ về lý do tổ chức tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo VietNamNet cho biết: KHCN có vai trò rất quan trọng tạo sự bứt phá cho xã hội. Vì thế, các nước tiên tiến đều tập trung đầu tư cho KHCN để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững. Ở Việt Nam, KHCN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo những bước nhảy vọt cho sự phát triển. Vai trò này cũng được Đảng và Nhà nước khẳng định từ nhiều năm trước bằng nhiều nghị quyết, văn bản. Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.

{keywords}
Ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet

Trong những năm qua có một thực tế rằng mỗi liên hệ giữa hoạt động nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ. Thực tế này khiến cả nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước và người dân đều thiệt thòi, tiềm năng sẵn có không được phát huy. Nhiều sáng chế, giải pháp được nghiên cứu, nhưng gặp khó khăn về thương mại hóa.

Trước vấn đề này, Chính phủ đã nổ lực thúc đẩy kết nối giữa ba nhà gồm viện, trường - doanh nghiệp - nhà nước. Từ đó cải thiện chất lượng thị trường giao dịch, mối quan hệ cung cầu công nghệ, chuyển giao sản phẩm công nghệ mới được phát triển. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KHCN. Bộ cũng thúc đẩy chuỗi phát triển thị trường KHCN phải bao gồm nghiên cứu - trung gian và chuyển giao. Trong đó, chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học.

Thời gian qua, dù thị trường KHCN đã được định hình và phát triển, nhưng nguồn cung về các giải pháp, thiết bị dịch vụ công nghệ còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị giao dịch công nghệ chung toàn nền kinh tế là 20,9%. Trong đó, mức độ đóng góp những nghiên cứu từ viện, trường vào công nghệ chủ lực còn thấp. Nguồn cung thị trường KHCN chưa cao do những công trình nghiên cứu tại các trường được trải qua nhiều bước sàng lọc trước khi xem xét tới khả năng thương mại. Bởi có một số nghiên cứu dù có kết quả nghiệm thu tốt nhưng chưa sẵn sàng chuyển giao và có đủ điều kiện, yếu tố thị trường để doanh nghiệp, thị trường đón nhận. 

Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI thực hiện mới đây, có tới gần 85% doanh nghiệp tự tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có gần 14% doanh nghiệp đã phối hợp với đơn vị bên ngoài triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm.

"Trên tinh thần đó, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để giải đáp thông tin chính sách của Nhà nước về thị trường KHCN; những thành tựu, kinh nghiệm mà doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu đã đạt được trong quá trình phát triển thị trường KHCN. Đây cũng là một trong những động lực và là đích đến của KHCN nước nhà, thương mại hóa và đưa các sản phẩm ra đời sống, phục vụ phát triển đất nước, phục vụ đời sống nhân dân, cũng là tự phát triển bản thân và khẳng định mình”, Phó Tổng Biên tập Võ Đăng Thiên cho biết.

{keywords}
 

Thưa ông, Bộ KHCN đã đưa ra chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học. Vậy chương trình này hoạt động đã đem lại kết quả ra sao thưa ông?

Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chương trình phát triển thị trường KH và CN đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8-11-2013 và bắt đầu triển khai từ năm 2015, Chương trình đã đạt được một số kết quả như sau:

Tổ chức trung gian có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ vì vậy thông qua Dự án “Xây dựng hệ thống liên kết các sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến vùng duyên hải Bắc Bộ nhằm thúc đẩy thị trường công nghệ tại Việt Nam” đã góp phần kết nối 05 sàn giao dịch công nghệ của 05 tỉnh/thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình ứng dụng CNTT trong việc kết nối mua bán công nghệ, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.

{keywords}
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN (Bộ KHCN)

Đối với tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, đã có hơn 25 sản phẩm được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của Chương trình, đã góp phần nhằm làm tăng số lượng sản phẩm công nghệ được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tạo động lực gia tăng giá trị giao dịch mua bán tài sản trí tuệ bao gồm (giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ).

Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức các sự kiện về xúc tiến chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Chợ chợ công nghệ và thiết bị; Trình trình diễn kết nối cung - cầu công nghệ; ngày hội khởi nghiệp công nghệ và các sự kiện về đổi mới sáng tạo; triển lãm sáng chế, triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ tiềm năng thương mại hóa ở trong nước và nước ngoài. Các sự kiện này tổ chức hàng năm quy mô vùng, quốc gia và quốc tế đã thúc đẩy hoạt động giao dịch công nghệ và thiết bị, tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN.

Có một thực trạng là việc liên kết giữa nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Vậy chúng ta đã có những giải pháp gì để giải quyết bài toán này?

Ông Trần An: Việc thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa viện, trường với doanh nghiệp vẫn là một bài toán khó. Chỉ 5,7% doanh nghiệp được hỏi cho biết tìm đến viện, trường khi có nhu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần tập trung hoàn thiện thể chế chính sách để phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh mới; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ; thúc đẩy phát triển nhu cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ tại các doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc xã hội hóa các sự kiện thúc đẩy kết nối cung - cầu công nghệ với sự tham gia của khu vực tư nhân…

Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN). Theo đánh giá của ông thì các mô hình mà nhà nước hỗ trợ cho việc nghiên cứu KHCN và thương mại nó ra sao?

PGS.TS Tạ Hải Tùng: Để hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu trở nên hiệu quả thì có mấy vấn đề. Một là: ta phải có kết quả nghiên cứu tốt, có thể giải quyết được bài toán thị trường. Hai là đôi khi chúng ta nghĩ mọi nghiên cứu phải đi đến thị trường ngay song thực ra nghiên cứu có nhiều sứ mệnh. Nếu nghiên cứu cơ bản, nó để phát triển tri thức, các nhà khoa học luôn phải làm để đóng góp cho kho tàng tri thức nhân loại, ngoài ra các nhà khoa học còn có thêm nhiệm vụ đào tạo. Nghiên cứu cơ bản đóng góp rất tốt cho tri thức và đào tạo, nếu đi tới thị trường cần quá trình dài.

Về nghiên cứu ứng dụng, phải định hướng thị trường. Chúng ta mong muốn từ một đề tài ra thẳng thị trường, các nước cũng không làm được điều đó.

Do đó, đầu tiên, chúng ta phải xác định rõ vai trò và sứ mệnh của nghiên cứu khoa học. Thứ hai, chất lượng chúng ta không thể nào chuyển giao và doanh nghiệp không tìm đến nếu chất lượng không đáp ứng được.

Khi có quản lý tốt rồi mới nghĩ tới sự hỗ trợ của bước đi ra thị trường. Nhà nước nên đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu vì bao giờ cũng thế, lượng đổi chất sẽ đổi đặc biệt trong bối cảnh chất lượng còn tương đối thấp. Tuy nhiên, hiện tại, làn sóng các bạn trẻ trở về nước, cung cấp đủ kinh phí họ làm nghiên cứu để từ đó ra sản phẩm… Cần trợ lực hơn nữa để có thể bùng nổ.

{keywords}
Ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN)

Chương trình sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp đặt hàng cho các nhà khoa học. Vấn đề đến từ hai phía nhưng chúng ta có vẻ đang tập trung vào phía đưa nghiên cứu từ ngăn tủ ra thị trường. Vấn đề ngược lại là từ doanh nghiệp đến nhà khoa học, tôi kỳ hơn vào chiều này.

Các chương trình hỗ trợ chỉ có thể đến điểm bùng nổ nếu kết quả đủ tốt. Hai bên không có gì để gặp nhau, nếu ép gặp cũng khó. Nếu sản phẩm đủ tốt, thị trường có nhiều quỹ, doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền vào làm.

Thưa ông, tại Viện Công nghệ thông tin và truyền thông của ông có gặp phải khó khăn nào khi nghiên cứu và thương mại hóa các sản phâm công nghệ?

PGS.TS Tạ Hải Tùng: Chúng tôi có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường nhưng quy mô còn hạn chế. 3 năm gần đây, tình hình khởi sắc hơn nhiều vì đầu tư của nhà nước gửi anh em đi học nước ngoài, nhiều người trở về.

Trình độ phát triển cũng có sự thay đổi về bản chất, chúng ta dần nhận ra câu chuyện nền công nghiệp chỉ dựa vào gia công không còn nhiều dư địa phát triển, do đó phải đầu tư nghiên cứu khoa học. Khi đầu tư chắc chắn sẽ có thành quả. Khi có kết quả tốt, lại có câu chuyện các bạn tự tìm tòi đưa sản phẩm đến thị trường.

Chúng tôi chưa có dự án nào dựa vào hệ thống hỗ trợ của nhà nước mà đa phần các bạn tự triển khai. Ví dụ, các bạn đi thi các giải thưởng như Nhân tài Đất Việt, sau đó các bạn đi gặp quỹ đầu tư hoặc quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lập nhóm để startup hoặc spinoff. Tôi thấy có 4, 5 nhóm như vậy và họ có sản phẩm độc đáo.

Cái hay là để một doanh nghiệp đầu tư cho R&D để nuôi được 5 tiến sĩ từ nước ngoài về như vậy, mỗi tháng phải bỏ ra tối thiểu 1 tỷ, 1 năm chưa ra được gì mất khoảng 12 tỷ. Song, chỉ mất khoảng 2 tỷ nếu hợp tác với các trường. Đó là vì anh đến, nhìn kết quả của họ có phù hợp với bài toàn hay không, anh đặt hàng chỉnh sửa cho phù hợp. Tôi cho rằng việc doanh nghiệp tìm đến trường đã xảy ra chính vì nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, chi phí đỡ tốn kém hơn.

Cuối cùng vẫn là câu chuyện chất lượng nghiên cứu, đầu bài, mọi thứ phát triển hơn sẽ bảo đảm.

Tôi được biết Viện CNTT - TT có được nhận nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học các quỹ trong đó có Vingroup. Ông có so sánh gì từ việc hỗ trợ của các tổ chức này và nguồn vốn của nhà nước?

PGS.TS Tạ Hải Tùng: Tôi về nước năm 2011 có gần 10 năm làm KHCN trong nước, đã nhìn thấy sự thay đổi ấn tượng trong 10 năm nay. Trước đây 10 năm, ở trong trường, hồi đó đi dạy mới có thu nhập. Để apply một đề tài nhà nước chắc 2-3 năm mới được 1 đề tài, khi được phê duyệt cũng hết vấn đề nóng. Các bạn trẻ khả năng tiếp cận đề tài nhà nước gần như không có.

Gần đây, chúng tôi thấy sự tiếp cận mạnh và nhanh chóng của các quỹ, tập đoàn nước ngoài như Samsung, IBM, Naver… họ có cách tiếp cận rất hiện đại. Để xin một đề tài của nhà nước, từ lúc đề xuất đến lúc ký hợp đồng mất khoảng 1 tới 1,5 năm. Nếu apply đề tài từ quỹ của Vingroup chỉ mất 3,4 tháng để ký hợp đồng tài trợ… Cách tiếp cận từ lúc nộp hồ sơ, xét duyệt, ký hợp đồng, hỗ trợ… rất hiệu quả. 

Nhà khoa học chỉ chuyên tâm nghiên cứu thay vì phải làm nhiều câu chuyện liên quan tới quản lý, dự án, đề tài, giải ngân và thủ tục hành chính khác. Đang có xu hướng trong đơn vị là bỏ qua nguồn kinh phí của nhà nước vì quá phức tạp và bất cập, chỉ tập trung vào quỹ nước ngoài và tập đoàn trong nước. Tôi nghĩ rằng đây là xu hướng hay và cơ quan quản lý sẽ phải nhìn lại cách đánh giá, vận hành chương trình của mình nếu không các nhóm nghiên cứu trẻ, năng động sẽ dồn hết sang quỹ nước ngoài.

{keywords}
 

Theo ông, Nhà nước nên làm gì trong việc hỗ trợ đề tài khoa học trước bối cảnh như vậy?

PGS.TS Tạ Hải Tùng: Câu chuyện tự chủ đại học, nhiều người cho rằng cái gì cũng nên xã hội hóa, dựa vào nguồn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Song, khi tìm hiểu, kể cả ở Mỹ, nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhiều nhất vẫn là từ nhà nước. Riêng đối với trường đại học, thống kê của họ cho thấy nhà tài trợ lớn nhất là nhà nước. Vì có những nghiên cứu không ra sản phẩm trực tiếp, các quỹ tập đoàn sẽ không tài trợ, họ chỉ tài trợ cho dự án nào gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Còn nhà nước vẫn phải làm vai trò nghiên cứu khoa học cơ bản, mang tính chất định hướng, dự báo, kể cả không "hot". Do vậy, nhà nước không thể nào bỏ qua việc tài trợ.

Nhưng chúng ta phải thay đổi hệ thống đánh giá, xét duyệt, vận hành quy trình để các quỹ mang tính chất dài hơi hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ, để một nhà khoa học đề xuất đề tài, họ phải đề xuất chủ đề nghiên cứu, lại có hội đồng xét duyệt chủ đề ấy rồi mang đi đấu thầu. Như vậy là không đúng vì chưa chắc người đề xuất đề tài ấy được thực hiện dự án đó. Nhà nước đã lấy cái đó làm đầu bài của nhà nước.

Tại sao không kết hợp hai cái làm một là đề xuất luôn chủ đề nghiên cứu và đề xuất luôn tôi sẽ làm dự án đó. Quy trình ấy nhiều năm nay vẫn tồn tại. Chính vì năng lực ra đầu bài không tốt nên huy động các nhà khoa học ra đầu bài. Đáng lẽ người ra đầu bài thực hiện luôn lại dùng nó để đi đấu thầu, tôi thấy chưa hợp lý. Tôi đề nghị nên thay đổi.

Ngoài ra, nhà nước cố gắng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khi nhà khoa học chuyển giao lo ngại nhất là mất quyền sở hữu trí tuệ. Họ sẽ phải đi đăng ký bằng sáng chế nhưng hiện tại do số lượng chuyên gia xét duỵet chưa được nhiều, thời gian lâu. Thời gian sau xảy ra tranh chấp, nên có hệ thống hỗ trợ họ.

Thêm nữa, làm thế nào để câu chuyện sử dụng hàng Make in Vietnam thực chất hơn thì doanh nghiệp tìm đến nhà khoa học nhiều hơn.

Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam - một công ty chuyên về thiết bị chiếu sáng thông minh. Khi phát triển các sản phẩm công nghệ của mình Lumi có tiếp cận được có được tiếp cận các nguồn lực từ phía nhà nước như vốn đầu tư, cơ chế hỗ trợ khoa học công nghệ… hay không?

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi ra đời từ năm 2012 tự lực là chủ yếu, Bộ KH&CN cũng có một số hỗ trợ như về sản phẩm đưa ra thị trường, hỗ trợ quảng bá ở các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Lumi đánh giá sự hỗ trợ này khá là thiết thực.

Ngoài ra việc đăng ký sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghệ, Lumi cũng có sự hỗ trợ từ Viện Sáng chế. Chúng tôi cũng được hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ để đảm bảo không có xung đột với nước ngoài.

Năm nay, Lumi còn được chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, đây là vinh dự rất lớn để Lumi có nguồn lực tốt hơn đầu tư mạnh cho nghiên cứu & phát triển (R&D).

{keywords}
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam

Vậy ông đánh giá sản phẩm ra thị trường hiện gặp vấn đề gì?

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Chúng tôi gặp nhiều khó khăn ở chỗ ý tưởng này có chưa, có xung đột về mặt sở hữu trí tuệ hay không. Chúng tôi đánh giá phải có thông tin về việc này nếu không sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp.

Bởi khi dành nhiều công sức cho sản phẩm, các nguồn lực khác sẽ bị hạn chế. Bộ KH&CN có thể hỗ trợ được nhưng một sản phẩm công nghệ phải đủ nhanh để ra thị trường (thông thường 6 tháng đến 1 năm), mất 2-3 năm xin tài trợ là quá muộn. Ngoài ra, Bộ có thể hỗ trợ doanh nghiệp mang sản phẩm công nghệ ra nước ngoài, được lắng nghe, phản hồi cải tiến đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là những khó khăn mà chúng tôi đánh giá Nhà nước có một phần hỗ trợ được.

Cụ thể Nhà nước phải hỗ trợ như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Về phần công nghệ lõi sâu, các nhà trường và Viện nghiên cứu nắm khá sâu, Lumi hay các doanh nghiệp dành thời gian nghiên cứu là rất khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực và thời gian. Việc giúp Lumi kết nối các Viện, đứng vai trò doanh nghiệp như Lumi cần gì, hỗ trợ nguồn lực nghiên cứu sâu.  Đây là những việc mà viện nhà trường nghiên cứu có thể làm được để kết nối.

Để một sản phẩm thương mại hóa ra thị trường, về mặt phần cứng, ví dụ như khuôn, chi phí là rất cao. Vì thế rất mong Bộ KH&CN có phương pháp giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất.

Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp chứng thực đây là sản phẩm công nghệ Make in Vietnam, từ đó tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.

Ngoài ra Bộ KH&CN tổ chức các sự kiện truyền thông online/offline giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài.

Hỗ trợ đánh giá về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, bởi các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Hàn không quá quan tâm về thuế mà phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, những việc này doanh nghiệp như Lumi không nắm đầy đủ. Đây là việc mà các Viện nghiên cứu tư vấn đầu mối có thể hỗ trợ được doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Mục đích cuối cùng là hỗ trợ để tạo ra thành quả tốt nhất, sản phẩm bán được ra thị trường thì tất mọi người hỗ trợ trong các khâu đều được hưởng lợi.

{keywords}
 

Tôi quay trở lại câu hỏi với đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, với các đề xuất của các doanh nghiệp và viện nghiên cứu như trên thì Bộ KHCN hiện nay có thể hỗ trợ được thế nào để có thể thúc đẩy việc thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm.

Ông Trần An: Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai  chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ đến năm 2030 với mục tiêu chính: Tiếp tục triển khai bên cung bên cầu để chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành sản phẩm. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát kiện toàn chính sách có liên quan về thị trường KHCN để có sự đồng bộ thống nhất khi triển khai. Bên cạnh đó, sẽ phát triển các công cụ hỗ trợ phát triển công nghệ trong đó tập trung các tổ chức trung gian với vai trò kết nối bên cung bên cầu không chỉ chương trình 2075 và một số chương trình khác như 592, 68, đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Thực tế bản thân các doanh nghiệp đã chủ động tham gia hoạt động KH&CN nhưng cũng có hạn chế khi chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên ngiệp. Vì vậy doanh nghiệp gặp nhiều rào cản khi tham gia các chương trình KHCN theo quy định pháp luật. Vì vậy chưa tiếp cận được nên nhiều sự hỗ trợ của nhà nước.

Trong thời gian tới, trọng tâm của chương trình là: Tiếp tục thúc đẩy tăng giá trị giao dịch trên thị trường KHCN từ kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; Kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thuế giới, thúc đẩy tính sẵn sàng chuyển giao của công nghệ Việt Nam ra nước ngoài, vào thực tiễn; Gia tăng sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề đặc biệt là nhóm ngành có giá trị cao có đóng góp cao cho nên kinh tế.

Thưa ông Nguyễn Tuấn Anh, ở góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá chính sách mà Bộ KHCN đưa ra hiện nay như thế nào?

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Cần phải đưa ra chính sách rất nhanh bởi công nghệ rất dễ lạc hậu, đứng vai trò Bộ KH&CN cần giúp giải quyết vấn đề thực sự nhanh và hiệu quả, ví dụ như trình đề án cần rút xuống một quý để các nhà khoa học như Lumi nộp dự án. Nếu để 6-7 tháng thì mọi thứ đã thay đổi, thành sản phẩm mới mất rồi.

Vậy Lumi cũng đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, điều này sẽ tác động như thế nào đến công ty thưa ông?

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi được nhận hỗ trợ về thuế rất lớn, ví dụ có lợi nhuận không phải nộp lại nhiều. Nhờ đó Lumi có thể đầu tư lại cho nghiên cứu & phát triển (R&D) hay hợp tác với trường hay Viện nghiên cứu, giúp Lumi tiếp cận nhanh và đi nhanh với sản phẩm công nghệ. Giải pháp mới cung cấp cho khách hàng, sản phẩm công nghệ phải đưa ra kịp thời đến khách hàng, nếu không chậm chân sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường.

Tôi làm việc tại một Bộ ở Hà Nội, tôi thấy trong cơ quan tôi có rất nhiều đề tài khoa học nghên cứu nhận tiền xong thì cất ngăn kéo. Vậy Bộ KHCN có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này? ( Độc giả Nguyễn Nam – Hà Nội)

Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Nghị định đã quy định phương án xử lý tài sản sau khi nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Vì vậy, các kết quả sau khi kết thúc nhiệm vụ mà phải có phương án xử lý nhất định như tiếp tục nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thương mại hóa.

{keywords}
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN.

Tôi là một nhà khoa học độc lập và sính sống tại Việt Nam, vậy tôi có thể tiếp cận với nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu KHCN hay không, nếu có thì làm cách nào? (Độc giả Bình Minh – TP.HCM)

Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã quy định chính sách khuyến khích cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chương trình, đề án hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.

 

Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ toasoan@ictnews.vn

Nhóm PV

">

Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”

Tôi và con gái cũng không phải trường hợp ngoại lệ trong một "xã hội thi cử". Con tôi vốn tính khá nhút nhát, học lực chỉ ở mức trung bình, mặc dù gia đình rất quan tâm, đầu tư cho con học. Bản thân con cũng rất chịu khó học hành, mặc dù gia đình tôi không khi nào gây sức ép về kết quả học tập của cháu.

Thế nhưng, nhìn vào quyển học bạ sáng láng những điểm số cao vời vợi của con, nếu là người ngoài, chắc hẳn ai cũng nghĩ con tôi học rất giỏi. Chỉ có tôi là hiểu học lực thực sự của con mình tới đâu, khác xa điểm số trong học bạ.

Tôi cũng không hiểu tại sao các thầy cô phải làm thế để làm gì? Vì bệnh thành tích ư? Hay vì vợ tôi là trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh nên các cô mới nâng điểm? Cá nhân tôi tôi không muốn và rất ghét sự ru ngủ kiểu "điểm số đẹp học bạ" đó.

Đến ngày đăng ký thi vào 10, tôi hỏi con "đăng ký nguyện vọng 1 vào trường A chứ?". Con bảo "không tự tin, nên chọn vào trường C" (vì xác định điểm trường C sẽ thấp hơn nhiều so với trường A). Đương nhiên là tôi không can thiệp vào quyết định của con.

>> Bài học miễn học phí của Nhật Bản

Rồi ngày thi cũng đến. Tôi đưa con đến điểm thi, nhìn nét mặt từ phụ huynh đến học sinh, ai cũng căng thẳng, cộng thêm cái nắng nóng oi nồng của mùa hè, cảm tưởng như ngay cả cha mẹ cũng đang đi thi vậy. Lắng nghe các bậc phụ huynh đưa con đi thi bàn luận, mong chờ, than vãn, tôi thấy có một điểm chung, đại loại là "nếu không đỗ vào cấp ba, con tôi không biết làm gì?".

Khi báo điểm, tôi cũng buồn và có chút hụt hẫng vì con tôi không đỗ nguyện vọng một (trường cách nhà 2 km). Nhưng cũng may con vẫn đỗ nguyện vọng hai (trường cách nhà 11 km). Trong khi đó, tôi biết ngoài kia còn rất nhiều học sinh thậm chí không vào được trường công, buộc phải vào học trường tư hoặc trung tâm Giáo dục thường xuyên để tiếp tục nuôi hy vọng vào con đường học vấn.

Qua câu chuyện này của mình, tôi mong rằng Bộ Giáo dục & Đào tạo sớm phối hợp với Bộ Lao động Thương binh & Xã hội để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025". Đó là giải pháp hữu hiệu nhất để giảm tải cho áp lực xã hội xung quanh câu chuyện thi cử như hiện nay.

Phat Tai QY

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

">

'Nếu thi trượt cấp ba, con tôi không biết làm gì?'

Nghi vợ ngoại tình, tôi dằn mặt cô ấy bằng người đàn bà khác - 1

Cô ấy cũng bắt đầu hay nhắn tin, ôm điện thoại những lúc không có mặt tôi. Nếu tôi bất ngờ xuất hiện thì cô ấy sẽ tắt điện thoại và buông máy xuống, nhưng không muốn tôi động vào. Tôi từng nhân lúc không có vợ mà thử mở xem nhưng điện thoại của cô ấy đã đổi mật khẩu.

Tôi tức điên nhưng không làm gì được. Lén lút theo dõi vợ thì tôi không muốn làm, còn ra thể diện gì nữa. Tôi cứ nghĩ nếu mình phát hiện ra điều gì đó, như nghi ngờ của tôi, thì gia đình này sẽ về đâu…

Cho nên tôi chỉ cảnh báo nhẹ nhàng với vợ, rằng đừng làm gì có lỗi với tôi, bởi nếu cô ấy phạm phải điều cấm kỵ, thì mọi hậu quả cô ấy sẽ phải gánh chịu. Đáp lại tôi, vợ lại dửng dưng cho rằng tôi ghen tuông vô lối và đang tưởng tượng quá mức. Cô ấy còn bảo tôi “không phải thách”.

Giữa lúc tôi vô cùng chán nản với cuộc hôn nhân của mình thì em xuất hiện. Em 28 tuổi nhưng vẫn trẻ trung và vui tính, lại chưa chồng, em rất biết cách thu phục đàn ông. Cách nói chuyện dễ thương của em thu hút tôi ngay từ lần đầu gặp. Về sau chúng tôi thường hay chat với nhau, em nói em giống tôi, từng hết lòng yêu một người nhưng người đó làm em tổn thương, giống như cách mà vợ tôi đang làm với tôi bây giờ vậy. Em đã quyết định ra đi vì nghĩ người đó không xứng đáng. Em nói có thể mang đến hạnh phúc cho tôi, chỉ cần chúng tôi vui bên nhau là đủ.

Và đó là cách tôi khởi đầu một chuyện ngoại tình dù nếu nói tôi hết yêu vợ thì là không đúng. Dấn thân rồi tôi mới thấy vất vả làm sao. Những lúc vui bên người tình thì cũng ngất ngây, lâng lâng như ở trên chín tầng mây đấy, nhưng về nhà với vợ thì bắt đầu cảm thấy lo lắng bất an. Nghĩ cách nói dối quẩn quanh, tìm mọi lý do để ra khỏi nhà, để về nhà muộn mãi rồi cũng mệt. Nói dối xong để ra được khỏi nhà thì lại đến lượt bồ dằn dỗi việc tôi ở đâu những lúc cô ấy cần...

Tệ hơn cả là bây giờ tôi bắt đầu mang mặc cảm mình có lỗi khi nhìn vợ con ở nhà. Thật ra thì vợ tôi cũng không đến nỗi tệ, khi tôi đi nhiều hơn cô ấy, cô ấy lại ở nhà nhiều hơn và chăm sóc tốt cho con. 

Tôi vẫn chưa tìm được bằng chứng vợ ngoại tình, chưa biết cô ấy phản bội đến đâu trong khi chính mình lại vướng vào vòng ngoại tình không dứt ra nổi nữa. Tôi phải làm gì bây giờ? Chia tay bồ thế nào cho ngầu để quay về vợ không phát hiện mà tôi cũng không mang tiếng là đàn ông đểu giả?

‘Thái tử’ Alibaba bị mất chức vì ngoại tình với hot girl là ai?

‘Thái tử’ Alibaba bị mất chức vì ngoại tình với hot girl là ai?

Tưởng Phàm được cho là người có công lớn trong việc tạo nên vị thế của những trang thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc.   

">

Nghi vợ ngoại tình, tôi làm điều có lỗi

Giải mã “giấc mơ nóng” của bạn với người ngoài - 1

Với người siêu giàu

Giấc mơ này rất đơn giản, “có thể bạn đang mong muốn được giàu có”, Loewenberg nói. "Giấc mơ tình dục không chỉ là về những gì bạn cần, mà còn là những gì bạn mong muốn cho bản thân, vì tình dục là hành động theo mong muốn". Một giấc mơ nóng cùng người siêu giàu có thể là dấu hiệu rất đơn giản chỉ ra rằng bạn cũng muốn giàu có.

Với cộng sự trong công việc

Những giấc mơ tình dục với đồng nghiệp/ cộng sự thật ra rất phổ biến, họ là những người bạn gặp nhiều nhất.

Trong trường hợp người xuất hiện trong giấc mơ là cấp dưới của bạn, Loewenberg gợi ý hãy nghĩ đến công việc của họ là gì, họ làm gì cho bạn, và công việc của họ đại diện cho điều gì. Họ có phải người hỗ trợ cho toàn bộ lịch làm việc của bạn được trơn tru không? Giấc mơ nóng với người này có thể chỉ ra rằng bạn đang cần một cuộc thay đổi về tổ chức.

Với người quen

Từng thức dậy và cảm thấy bối rối vì giấc mơ nóng bỏng với một người bạn đã gặp cả vài tháng trước, thế nhưng mới cách đây 5 phút lại xuất hiện trong giấc mơ trần trụi, ướt át của bạn?

Không chỉ có mình bạn bị như vậy đâu, Loewenberg cho biết giấc mơ kiểu này cũng bình thường. Bạn mơ “đang cùng” một người quen không có nghĩa là bị họ cuốn hút, có thể chỉ là ở họ “có một điều gì đó”, ví dụ như là một đặc điểm mà bạn nhớ nhất về họ mà thôi.

Với một người bạn hoàn toàn trong sáng

“Hãy chọn ba điều đầu tiên đi qua tâm trí bạn khi bạn nghĩ về người đó, rồi áp chúng vào cho chính mình”, Loewenberg nói.

“Giấc mơ nóng” với một người bạn, dù thường ngày bạn không bao giờ thấy người ta hấp dẫn, nhiều khi có thể là ở người đó có những đặc điểm mà nếu kết hợp với họ sẽ mang lại cho bạn những điều tích cực.

Trong tiềm thức của con người, những giấc mơ sex với đối tác nào thường không quan trọng, người đó đại diện cho điều gì trong cuộc sống hiện tại của bạn mới là vấn đề.

Với người yêu cũ

Nếu bạn mơ thấy mình đang gần gũi người yêu cũ, đừng lo lắng. Điều đó không có nghĩa là bạn đang thầm yêu họ và nên từ bỏ đối tác hiện tại ngay lập tức. Tuyệt đối không nên.

Loewenberg cho rằng giấc mơ tình dục liên quan đến người yêu cũ, đặc biệt mối tình đầu, là loại giấc mơ tình dục phổ biến nhất.

Nếu thời gian đã trôi qua rất lâu rồi kể từ khi người cũ còn hiện diện trong cuộc sống của bạn, thì giấc mơ ấy không phải là về anh/cô ấy mà là về những gì anh/ cô ấy đại diện: Tình yêu đầu tiên, niềm đam mê, sự phấn khích, cảm giác khao khát và được khao khát.

Tình yêu đầu tiên nhắc nhở chúng ta về khoảng thời gian chúng ta cảm thấy sống động nhất và mọi thứ đều đẹp, vì vậy người cũ xuất hiện vì một vài lý do, ví dụ như mối quan hệ hiện tại của bạn đang trong tình trạng khô khan, bạn đang thấy cô đơn, hoặc bạn đang trong mối quan hệ tình cảm bình lặng nhàm chán, thiếu hứng thú.

Đó là một vài lời nhắc nhở nhẹ nhàng từ tiềm thức của bạn rằng sự phấn khích này là thứ bạn cần để quay trở lại mối quan hệ của mình, Loewenberg nói. Hãy tìm cách thêm gia vị cho tình cảm hiện tại của mình, mang lại cho nó tia sáng và niềm đam mê.

9x tuột giấc mơ đại học vì nghèo nay lọt top Forbes Việt Nam

9x tuột giấc mơ đại học vì nghèo nay lọt top Forbes Việt Nam

 Hà Minh Khôi là một trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất của Việt Nam năm 2020 do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. 

">

Giải mã 'giấc mơ nóng' của bạn với người ngoài

Đơn vị cũng là đối tác đầu tiên tại Việt Nam và thứ hai tại ASEAN. Để đạt được điều này, TechX từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn và mục tiêu của AWS trên nhiều khía cạnh, tiêu chí.

AWS GenAI Competency là một trong những chứng nhận toàn cầu có tiêu chuẩn khắt khe của AWS. Theo đó, TechX đã trải qua quy trình đánh giá với các tiêu chí nghiêm ngặt về năng lực triển khai, chuyên môn sâu về công nghệ GenAI (Generative AI, AI tạo sinh). Với kinh nghiệm cùng những thành công trong việc triển khai các dự án GenAI tại Việt Nam, đội ngũ của công ty đã chứng minh được năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu của AWS.

"Chứng nhận này một minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của TechX trong việc mang đến những giá trị thực tiễn và giải pháp công nghệ tiên tiến nhất cho các doanh nghiệp", bà Trần Thị Phương Hồng - Tổng giám đốc TechX khẳng định.

Việc đạt được chứng nhận AWS GenAI Competency đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình của TechX, khẳng định năng lực chuyên môn giúp doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số và khai sức mạnh của GenAI. Đồng thời, điều này củng cố thêm uy tín của đơn vị trong việc cung cấp các giải pháp AI tối ưu, đáp ứng yêu cầu toàn cầu về hiệu năng, bảo mật và phát triển bền vững.

Đội ngũ TechX tại sự kiện Cloud Day 2024. Ảnh: TechX">

Lý do TechX đạt chứng nhận Gennerative AI trên nền tảng AWS

Vậy là chỉ còn ít ngày nữa sẽ có kết quả chính thức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2022-2023. Cảm xúc lo âu, căng thẳng là điều không thể tránh khỏi. Năm nay là một năm vô cùng đặc biệt với con tôi và các bạn. Trải qua mấy năm học online do dịch bệnh, các con đã rất khó khăn và thiệt thòi. Tôi thương con, thương cho cả lứa học trò sinh năm 2007.

Kể từ năm lớp 9, con tôi hầu như không còn thời gian để nghỉ ngơi. Ngoài môn chuyên, con còn phải đi học thêm cả Văn lẫn Toán. Giai đoạn gần thi, con chỉ ngủ có năm tiếng một ngày. Có những hôm, con thức đến 2h sáng để ôn tập, vậy mà 6h sáng đã thức giấc, vội vàng ăn sáng rồi lại đến trường. Ngày nào con cũng đi học thêm vào buổi chiều tối.

Tôi biết, con đường này gập ghềnh hơn bình thường, nhưng vì đó là lựa chọn của con nên tôi luôn cố gắng hết sức để đồng hành, hỗ trợ con trên con đường thực hiện ước mơ. Tôi biết mình không thể học hộ cho con nên chỉ mong kỳ thi sớm kết thúc để con bớt mệt mỏi.

Nếu như đến ngày có kết quả thi, con không đỗ được vào trường chuyên hay công lập top đầu mà mình mơ ước, tôi sẽ không trách con mà chỉ nói: "Không sao, con đã cố gắng hết sức rồi, dù con có đạt kết quả như thế nào thì mẹ cũng luôn ở bên con". Tôi không ân hận điều gì vì hai mẹ con đều đã cố gắng hết sức suốt những năm học qua.

Nếu con không thi đỗ vào được ngôi trường như con mơ ước, tôi chỉ mong con đừng lo bị mẹ trách móc hay buồn phiền. Bởi tôi sẽ vui nếu con biết đứng dậy sau vấp ngã, trân trọng những thất bại vì không có nó con không thể lớn lên. Ngay từ khi con nộp hồ sơ thi lớp 10, tôi đã chuẩn bị sẵn phương án con thi trượt hết các nguyện vọng trường chuyên của Bộ, Sở và công lập, nên đã nộp hồ sơ vào hai trường tư làm phương án dự phòng để cho con thật thoải mái tâm lý khi thi. Nên dù con có thi trượt hết, cũng vẫn có trường để học.

Nếu con không thi đỗ vào được ngôi trường như con mơ ước, tôi chỉ mong sao con đừng nghĩ rằng mọi ước mơ, hoài bão đã chấm dứt. Bởi kết quả một kỳ thi không quyết định số phận của một con người, sẽ có nhiều con đường khác để thực hiện ước mơ nếu con đủ niềm tin, ý chí và bản lĩnh theo đuổi đam mê của mình.

>> Thư gửi con thi trượt đại học

Tôi đã đi qua 40 năm cuộc đời, nên thấm thía rằng học giỏi chưa chắc đã thành đạt. Học chỉ là một phần, sau này ra đời còn cần rất nhiều kỹ năng khác mới có thể thành công trong cuộc sống. Vì thế, tôi không cần con phải học quá giỏi như con nhà người ta, chỉ mong con cố gắng học hết khả năng của mình, học nhiều kỹ năng mềm và học cách làm người tử tế. Sau này, tôi chỉ mong trở thành người có ích cho xã hội, có thể sống tự lập, không phụ thuộc vào bất kỳ ai.

Dù con không hoàn hảo, thì tôi vẫn yêu con rất nhiều. Có ai đi trọn vẹn cuộc đời này mà có thể khẳng định mình chưa từng thất bại? Có thể họ nói dối hoặc họ đã chưa sống một cách thực sự. Nếu có chưa đạt được mơ ước thì cũng đừng bi quan và tuyệt vọng. Khi cánh cửa này khép lại sẽ là một cánh cửa khác mở ra.

Tôi chỉ cần con cố gắng hết sức mình, lấy đó làm hành trang để vững bước trong những hành trình tiếp theo. Hãy biến khó khăn thành cơ hội. Hãy biến những điều không thể thành có thể. Để rồi dù kết quả có như thế nào đi chăng nữa, con cũng không bao giờ phải ân hận hay nuối tiếc.

Tôi rất tâm đắc câu nói này: "Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận những năm tháng đã sống hoài sống phí" (Nikolai A. Ostrovsky - "Thép đã tôi thế đấy").

Lời cuối cùng, xin dành tặng cho cho: "Hãy chuẩn bị tâm lý thật vững vàng khi đón nhận kết quả kỳ thi sắp tới. Con hãy nhớ rằng, dù kết quả có như thế nào thì cũng không sao cả, vì đã có mẹ ở đây rồi".

">

Nếu con thi trượt

友情链接