您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Nhận định, soi kèo Olympique Akbou vs JS Saoura, 22h00 ngày 4/10: Tin tưởng tân binh
Kinh doanh7456人已围观
简介ậnđịnhsoikèoOlympiqueAkbouvsJSSaourahngàyTintưởngtâtrực tiếp bóng đá c1 Hoàng Ngọc - ...
Tags:
相关文章
Hẹn bạn gái đến gần nghĩa trang tâm sự, nam sinh viên bị cướp
Kinh doanhTrước đó, đêm 23/2, anh Đ.N.L (SN 2003, ở Bắc Giang, sinh viên một trường ĐH ở Hà Nội), đến Công an phường Vĩnh Hưng trình báo về việc khoảng 20h30 cùng ngày, khi đang ngồi trên xe máy Honda Wave đợi bạn gái ở gần khu vực nghĩa trang Gò Sành (tổ 14 Vĩnh Hưng) thì có 2 đối tượng đi xe đạp đến.
Khi đến, người điều khiển xe chỉ mặt anh L., quát: “Mày nhìn đểu tao à, xuống xe”. Cùng lúc đối tượng ngồi sau rút con dao và quát: “Không nhìn thấy dao à”. Anh L. sợ quá, xuống xe đi giật lùi lại rồi chạy.
Sau đó, 2 đối tượng nhảy lên xe máy của anh L. phóng về hướng khu công nghiệp Vĩnh Tuy, bỏ lại hiện trường xe đạp nhãn hiệu Thống Nhất.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an đã xác định được 2 nghi can chính là Nguyễn Gia Huy và Nguyễn Tùng Lâm, cả 2 ở quận Hoàng Mai, nhưng chủ yếu sống lang thang.
Đến khoảng 11h15 ngày 24/2 tại khu sinh thái tổ 4 Vĩnh Hưng, công an phát hiện đối tượng có đặc điểm giống đối tượng gây án, điều khiển xe Wave màu trắng, lập tức tiến hành kiểm tra.
Khai thác nghi can Nguyễn Tùng Lâm, đối tượng thừa nhận gây ra vụ cướp tối 23/2, cùng đồng phạm là Nguyễn Gia Huy. Ít phút sau đó, đối tượng Huy bị bắt tại một quán Internet ở ngõ 255 đường Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng.
Lời khai của 2 đối tượng cho thấy, sáng 23/2, Huy và Lâm đến gặp một số đối tượng trọng nhóm bạn xã hội thường tụ tập lang thang, mục đích mượn dao đi cướp tài sản...
Khoảng 18h15 cùng ngày, Lâm và Huy đi bộ khu vực tổ 16 phường Vĩnh Hưng, lấy cắp được chiếc xe đạp Thống Nhất, và sử dụng làm phương tiện đi tăm tia, cướp tài sản.
Theo kế hoạch, chờ đến tối muộn, Lâm và Huy sẽ đi xe đạp theo lối tắt để sang khu vực Gamuda phường Trần Phú, tìm chỗ vắng người, cướp xe máy. Trên đường đi, cặp đôi bắt gặp anh L. đang ngồi trên xe máy chờ bạn gái…
Cướp được chiếc xe của anh L., trên đường bỏ chạy, 2 đối tượng đã tháo biển số và gương nhằm tránh bị nhận dạng. Sau đó, Lâm giữ chiếc xe còn Huy mang dao về nhà cất giấu.
Quá trình bắt khám xét các đối tượng, công an thu giữ chiếc xe máy Honda Wave (tang vật vụ cướp); 1 con dao dài 50 cm, 2 gương xe máy, chiếc xe đạp Thống Nhất…
">...
阅读更多Giọng ải giọng ai: Isaac ‘bịt miệng’ thí sinh ngay trên sân khấu vì hát quá dở
Kinh doanh– Dù đã rất cố gắng nhưng không thể hòa giọng cùng thí sinh với giọng hát thảm họa, Isaac dùng tay b ...
阅读更多Nhận định, soi kèo Ravshan Kulob vs Tractor, 21h00 ngày 23/10: Out trình
Kinh doanhHư Vân - 23/10/2024 04:35 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多
热门文章
- Tài xế có được xem kế hoạch chuyên đề của CSGT?
- Nhận định, soi kèo Baku Sporting vs Qaradag Lokbatan, 20h00 ngày 23/10: Khách ‘tạch’
- Nhận định, soi kèo MOIK Baku vs Karvan, 20h00 ngày 23/10: Khách ‘ghi điểm’
- Nhận định, soi kèo Taipower FC vs Hang Yuen FC, 17h30 ngày 23/10: Cứ ngỡ ngon ăn
- Ngôi nhà độc đáo có mặt tiền hình những chiếc phễu
- Khả Ngân, Thanh Sơn lấy nước mắt của khán giả '11 tháng 5 ngày'
最新文章
-
Gần 100 xe mô tô các loại bị phát hiện, xử lý gồm các loại xe từ dưới 110 phân khối đến các xe phân khối lớn có giá trị tiền tỷ. Qua phân loại bước đầu, hầu hết các xe mô tô đều thay đổi kết cấu, nhiều xe còn che biển kiểm soát, gây khó khăn cho việc kiểm tra của cơ quan chức năng. Nhiều “quái xế” bị bắt giữ còn là nữ giới nhưng hết sức manh động, khi bị yêu cầu dừng xe kiểm tra còn cố tình lao thẳng vào tổ công tác.
Trong số các xe được "tóm gọn" đêm ngày 18/12, có khá nhiều chiếc xe phân khối lớn đáng chú ý.
Hàng chục chiếc mô tô đã tụ tập, nẹt pô gây náo loạn tuyến đường Võ Chí Công (quận Tây Hồ, Hà Nội) vào đêm 18/12 đã bị lực lượng chức năng kiểm tra, bắt giữ. Ngoài các dòng xe phổ biến như Yamaha Exciter, Honda Winner,... không ít những chiếc xe đắt tiền hơn như Yamaha R15 cũng xuất hiện khá nhiều trong đoàn xe. Đa số các mô tô này được chủ xe độ pô gây tiếng nổ "đốt tai" khi đi đường. Một số "quái xế" có hành vi che biển số để gây khó khăn trong quá trình kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng. Một chiếc Yamaha R15 trong đoàn đua xe bị "tóm gọn". Mẫu sportbike này có động cơ 155cc, được nhập khẩu về Việt Nam với giá hơn 70 triệu đồng. Đôi nam nữ trên chiếc Yamaha R3 màu xanh. Đây là mẫu xe phân khối lớn được trang bị động cơ 321cc, hiện có giá bán khoảng 130 triệu đồng. Đáng chú ý, Tổ công tác liên ngành còn kiểm tra và tạm giữ một chiếc Kawasaki Ninja ZX-10R có dung tích xy-lanh 998cc. Mẫu xe này đang có giá bán trên 700 triệu đồng. Chiếc xe đắt tiền nhất được lực lượng chức năng kiểm tra và đưa về trụ sở công an là BMW S1000RR dung tích 999cc, đang có giá trên dưới 1 tỷ đồng. Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, phân loại xe để tiếp tục làm rõ vi phạm. Trước đó, nhận được phản ánh của nhiều người dân sinh sống trên đường Võ Chí Công và quận Tây Hồ về hiện tượng hàng đêm hàng trăm thanh, thiếu niên điều khiển xe mô tô phân khối lớn phóng với tốc độ cao, gầm rú ga trên đường gây mất an toàn giao thông, Công an TP Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho Phòng Cảnh sát giao thông phối hợp cùng các đơn vị xử lý triệt để.
Video lực lượng liên ngành vây bắt quái xế tối 18/12 (Video: Đình Hiếu)
Theo báo cáo nhanh của các Tổ công tác 141, trong tối và đêm 18/12, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý gần 100 phương tiện thay đổi kết cấu xe, “độ” pô… trên tuyến đường Võ Chí Công và khu vực vườn hoa Lạc Long Quân.
Các đối tượng bước đầu khai nhận, hàng tối hẹn hò nhau trên mạng xã hội để tổ chức khoe xe và nẹt pô vì thấy vui. Hiện Công an phường Xuân La và Nhật Tân (quận Tây Hồ) tiếp tục phân loại, xử lý các đối tượng trên.
Hoàng Hiệp
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cảnh sát hóa trang 'hốt trọn' trăm quái xế nẹt pô, lạng lách ở Hà Nội
Sử dụng lực lượng cảnh sát công khai và mật phục, Công an TP Hà Nội đã dẹp nạn thanh thiếu niên lạng lách, đánh võng, nẹt pô xe máy ở đường Võ Chí Công.
" alt="'Soi' dàn xe phân khối lớn làm náo loạn Hà Nội đêm 18/12">'Soi' dàn xe phân khối lớn làm náo loạn Hà Nội đêm 18/12
-
Nhận định, soi kèo Blackburn vs West Brom, 01h00 ngày 24/10: Bệ phóng Edwood Park
-
Nữ CĐV phải mổ 2 lần vì dính phải pháo sáng từ CĐV Nam Định
-
Lịch thi đấu và trực tiếp vòng 23 V.League 2019: Sài Gòn vs HAGL
-
Ngày 24/6/2021, Jay Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen ăn sáng tại trụ sở Bộ Tài chính Mỹ trên đại lộ Pennsylvania, bang Washington. Cả 2 thảo luận về khả năng "bật đèn xanh" cho dự án tiền số của Facebook.
Không còn "di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ", các lãnh đạo Facebook đã đến Washington để xin ý kiến giới chức trước khi khởi động dự án tiền mã hóa Diem, tên cũ là Libra.
Powell nói với Yellen rằng ông sẵn sàng để Facebook thử nghiệm Diem bởi đây là tiền ổn định (stablecoin) có giá trị gắn với USD. Biết rằng Bộ Tài chính Mỹ lo lắng Diem có thể bị lợi dụng để rửa tiền hoặc phổ biến đến mức đe dọa sự ổn định đồng USD, đội ngũ của Powell nhận định Diem đã được thiết kế đủ cẩn thận để tránh những hệ quả tiêu cực.
Danh tiếng của Facebook xuống thấp nghiêm trọng sau hàng loạt bê bối về quyền riêng tư, lan truyền tin giả. Nhiều cử tri đảng Cộng hòa và Dân chủ công khai phản đối Diem. Do đó, Powell muốn có sự hậu thuẫn từ Yellen, cộng sự của Tổng thống Joe Biden để cấp phép cho Diem.
Sau nhiều tuần cân nhắc, bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ chọn rút lui. "Yellen nói với Powell rằng quyền quyết định thuộc về ông ấy, nhưng bà ta sẽ không bảo vệ Powell khỏi sụp đổ chính trị... Đó là dấu chấm hết cho dự án tiền mã hóa mà Facebook ấp ủ", một nguồn tin thân cận nói với Financial Times.
Sức ép từ khi mới ra đời
Trong chuyến du lịch đến Cộng hòa Dominica năm 2017, David Marcus, người đứng đầu mảng Messenger bất chợt nghĩ đến ý tưởng tạo ra tiền số tích hợp với Facebook. Trước khi gia nhập công ty, Marcus đã thành lập startup về thanh toán di động, được PayPal mua lại với giá 240 triệu USD, đưa ông trở thành đồng chủ tịch PayPal trong 9 tháng. Năm 2014, Marcus cập bến Facebook để điều hành ứng dụng Messenger.
Cách đây 5 năm, nhiều người vẫn xem blockchain và tiền mã hóa chỉ dành cho tội phạm rửa tiền. Với hơn 2 tỷ người dùng Facebook, Marcus muốn tạo ra loại tiền số giúp các giao dịch trên thế giới nhanh chóng và tốn ít chi phí hơn. Sau khi ý tưởng được CEO Mark Zuckerberg chấp thuận, Marcus lập tức lên kế hoạch cho dự án.
Dự án tiền mã hóa Libra và ví điện tử Novi hình thành với tham vọng tạo ra nền tảng giao dịch nhanh chóng, chi phí thấp cho 2 tỷ người dùng Facebook khắp thế giới. Ảnh: Reuters.
Hợp sức cùng Marcus còn có Morgan Beller, một nhân viên Facebook rất ủng hộ công nghệ blockchain. Để bảo mật thông tin, chỉ các nhân vật có thẻ ra vào đặc biệt gồm chuyên gia tiền mã hóa, kỹ sư và nhà kinh tế học mới có thể vào tòa nhà tách biệt khỏi trụ sở Facebook, nơi phát triển dự án với tên ban đầu là Libra.
Marcus và Beller đã thành lập hiệp hội phi lợi nhuận có tên Libra Association, trụ sở trên giấy tờ đặt ở Thụy Sĩ. Đến giữa năm 2019, hiệp hội đã thu hút khoảng 28 công ty và tổ chức tham gia, bên cạnh Facebook còn có Uber, Vodafone, Spotify, Visa và Mastercard. Mỗi thành viên sáng lập có quyền biểu quyết như nhau, đóng góp 10 triệu USD vào quỹ, hỗ trợ phát triển dự án và tích hợp Libra vào các dịch vụ khi đồng tiền này phát hành chính thức.
Với tư cách thành viên sáng lập, Facebook thành lập Calibra, công ty con phát triển ví điện tử cho Libra. Marcus góp mặt trong hội đồng quản trị của Libra, đồng thời điều hành Calibra.
Đối với Facebook, lợi ích thương mại từ Libra và Calibra rất rõ ràng. Đó là dữ liệu từ các giao dịch, sự tương tác, thương mại điện tử và thu phí giao dịch.
"Đó luôn là lợi thế của Facebook. Dự án sẽ tạo ra cơ hội lớn và rất nhiều tiền cho họ. Tuy nhiên, nếu Facebook là lý do giúp Libra thành công, đó cũng là cơ sở cho sự thất bại", một nhà lập pháp giấu tên cho biết.
Tháng 6/2019, Marcus tổ chức họp báo ra mắt dự án tại Old San Francisco Mint, địa điểm liên quan đến yếu tố chính trị. Trong khi các nhà lập pháp lo ngại Libra có thể lấn át đồng USD, Marcus lựa chọn ra mắt nó tại nơi đúc đồng USD của Mỹ.
Một tháng sau, sức ép chính trị xuất hiện rõ rệt. "Tôi không thích Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác, vốn không phải tiền và giá trị rất dễ biến động", ông Donald Trump viết trên trang Twitter dành cho tổng thống Mỹ (@POTUS) vào ngày 11/7/2019. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin lặp lại thông điệp trong buổi họp báo diễn ra sau đó 4 ngày.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, Marcus khẳng định luôn tiếp thu ý kiến để thay đổi dự án. Dù vậy, ông liên tiếp hứng chịu chỉ trích. "Tôi không tin các bạn. Thay vì dọn dẹp mớ hỗn độn, bạn lại triển khai một mô hình kinh doanh mới", Martha McSally, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cho biết.
Gần cuối năm 2019, WSJđưa tin Visa, Mastercard và một số thành viên có vẻ lạnh nhạt với dự án, khiến Marcus phải lên tiếng trấn an. Một ngày sau, lãnh đạo các công ty thành viên của Libra họp tại Tòa nhà Liên minh Quốc gia ở Washington. Nhiều nguồn tin cho biết một số công ty cảm thấy lo lắng trước áp lực chính trị.
Những thành viên rời liên minh Libra chỉ vài tháng sau khi dự án được công bố. Ảnh: TechCrunch.
Cuộc họp trở nên căng thẳng khi các công ty được yêu cầu ký biên bản khẳng định tư cách thành viên hiệp hội. Nhóm phát triển Libra nhận thấy đại diện PayPal, công ty Marcus từng làm chủ tịch, không tham gia buổi họp. Một ngày sau, PayPal tuyên bố rút khỏi dự án Libra, cho rằng Facebook đã không làm đủ để giới chức đừng lo lắng.
Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi vài ngày sau, Thượng nghị sĩ Sherrod Brown và Brian Schatz từ đảng Dân chủ cảnh báo Visa, Mastercard và Stripe sẽ bị Quốc hội giám sát chặt chẽ nếu vẫn tham gia dự án Libra. Chỉ trong ít ngày, 25% thành viên sáng lập đã rút khỏi hiệp hội, trong đó có Visa, Mastercard, Stripe và eBay. Trở về Thung lũng Silicon, Marcus nhận ra nếu muốn theo đuổi ước mơ, ông sẽ phải nhượng bộ nhiều thứ.
Giải cứu giấc mơ tiền mã hóa
Đó là những gì Marcus đã làm trong 18 tháng tiếp theo. Đầu tiên, ông tránh xuất hiện trước công chúng, nhưng điều đó khiến hướng chỉ trích chuyển sang Facebook và Zuckerberg. Tiếp theo, Libra mời các chuyên gia như Steve Bunnell, cựu cố vấn Bộ An ninh Nội địa Mỹ làm Giám đốc Pháp lý và Stuart Levey, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ làm CEO Libra Association. Họ được xem là những nhân vật uy tín, có thể trả lời chất vấn trước các nghị sĩ.
Dự án Libra được đổi tên thành Diem, ví điện tử Calibra trở thành Novi. Marcus làm việc tại nhóm phát triển Novi, trong khi Beller rời Facebook để gia nhập một công ty đầu tư mạo hiểm.
Diem đã bớt "ồn ào" từ khi Levey trở thành CEO. Để xoa dịu các quan chức Mỹ và châu Âu, phạm vi dự án được thu hẹp, trở thành đồng tiền theo mệnh giá USD thay vì liên kết với nhiều loại tiền và tài sản rủi ro thấp, yếu tố khiến nhiều chuyên gia lo ngại Libra sẽ cạnh tranh với USD. Nhóm kỹ sư trải khắp châu Âu và Thung lũng Silicon đã tích cực xây dựng hệ thống theo dõi giao dịch để ngăn chặn hành vi rửa tiền hoặc lừa đảo.
"Việc dừng đợt phát hành hạn chế của một đồng tiền hợp pháp khi các stablecoin khác vẫn phát triển không kiểm soát là sự bất công', Stuart Levey, CEO Diem Association
Đầu năm 2021, Levey và dàn lãnh đạo dự án cảm thấy đủ tự tin để phát hành số ít Diem, thử nghiệm Novi trong quy mô nhỏ. Finma, Cơ quan Giám sát Thị trường Tài chính Thụy Sĩ đã triệu tập 20 cơ quan trên thế giới để hướng dẫn quy trình cấp phép cho Novi và Diem. Rào cản cuối cùng chính là Bộ Tài chính Mỹ.
"Không" là câu trả lời của Bộ Tài chính Mỹ. Cơ quan này yêu cầu tạm hoãn kế hoạch ra mắt Diem và Novi bởi chính quyền Tổng thống Biden cần thời gian xem xét dự án. Câu trả lời khiến Levey và Dante Disparte, trưởng bộ phận chính sách của Diem thất vọng.
Levey vẫn không bỏ cuộc. Diem tiếp tục "chuyển mình" khi trụ sở được chuyển từ Thụy Sĩ về Mỹ. Ông cũng làm việc với ngân hàng Silvergate do Mỹ quản lý để phát hành Diem. Nếu chính phủ muốn can thiệp vào Diem, họ có thể làm vậy thông qua mối quan hệ với Silvergate. Lãnh đạo Diem thông báo cho Fed và Bộ Tài chính Mỹ về đợt phát hành tiền số vào ngày 29/6/2021.
David Marcus, đồng sáng lập dự án Diem từ chức tại Facebook khi giấc mơ không thành hiện thực. Ảnh: Wired.
Tuy nhiên, đợt phát hành Diem đã không diễn ra. Sau khi nghe Yellen từ chối trong buổi ăn sáng với Chủ tịch Powell, Fed thông báo cho Silvergate và Diem. Trong cuộc điện thoại với Levey, Tổng cố vấn Fed Mark Van Der Weide cho biết chính phủ Mỹ "không thoải mái" với các dự án đến khi đưa ra khung pháp lý toàn diện cho stablecoin, bày tỏ sự lo lắng về loại tiền có khả năng mở rộng quy mô lớn như Diem.
Levey lập tức đáp trả bằng bức thư gửi tới Yellen và Powell ngày 6/7/2021. CEO Diem chỉ trích nhà quản lý, đưa ra các giải pháp để xoa dịu. Trong bức thư, ông viết rằng những yêu cầu gặp gỡ Yellen và Thứ trưởng Bộ Tài chính Wally Adeyemo bị từ chối mà không có lời giải thích, đề nghị được gặp 2 người để trình bày.
"Dù Diem chào đón sự tham gia và xem xét kỹ lưỡng, chúng tôi xứng đáng được đối xử công bằng... Việc dừng đợt phát hành hạn chế của một đồng tiền hợp pháp khi các stablecoin khác vẫn phát triển không kiểm soát là sự bất công", Levey viết. Dù vậy, những cuộc gặp gỡ do ông đề xuất không bao giờ thành hiện thực.
Đằng sau cánh cửa đóng kín, một số thành viên dự án Diem cho rằng vấn đề không chỉ là bất công, mà còn liên quan đến chính trị. "Cục Dự trữ Liên bang, được cho là ngân hàng trung ương độc lập của chính phủ Mỹ, có nhiệm vụ đặt ra điều khoản suốt các nhiệm kỳ tổng thống để đưa chính trị ra khỏi tiền bạc. Thật xấu hổ khi chính trị vào cuộc", một thành viên trong dự án chia sẻ.
Mệt mỏi và thất vọng
Trong nội bộ chính phủ Mỹ, Facebook vẫn là cái tên gây ám ảnh. Đội ngũ phát triển Diem dành 6 tháng tiếp theo để giải cứu dự án bằng cách thu hút các nhà lập pháp, những "kẻ thù truyền kiếp" của Mark Zuckerberg.
Sau khi bị Fed từ chối vào tháng 6/2021, các lãnh đạo Diem đưa ra phương án cuối cùng: tìm kiếm công ty phát hành stablecoin đã được cấp phép ở tiểu bang. Cái tên được chọn là Gemini, công ty tiền mã hóa do Cameron và Tyler Winkelvoss thành lập. Cặp sinh đôi được biết đến với vụ thắng kiện Zuckerberg trước khi trở thành tỷ phú Bitcoin.
Dù không được nhiều người chú ý, Financial Times nhận định Diem (Libra) là một trong những dự án thất bại nặng nề nhất của Facebook. Ảnh: StormGain.
Linda Lacewell, Giám đốc Sở Dịch vụ Tài chính New York (NYDFS) ủng hộ ý tưởng hợp tác. Tuy nhiên khi Thống đốc New York Andrew Cuomo từ chức do cáo buộc quấy rối tình dục, Lacewell cũng rời bỏ vị trí. Điều đó khiến kế hoạch của Diem đổ vỡ.
Sau đó, Marcus đi bước sai lầm cuối cùng khi triển khai thử nghiệm ví điện tử Novi vào tháng 10/2021. Tuy nhiên thay vì sử dụng Diem, Novi dựa vào Paxos Dollar, một stablecoin đối thủ. Động thái được cho có thể giảm áp lực đối với Diem, cuối cùng lại khiến Quốc hội Mỹ phản ứng dữ dội. Họ vẫn xem Diem và Novi có mối liên kết chặt chẽ với nhau.
"Mọi hy vọng đã tắt", một thành viên của Diem cho biết vào tháng 11/2021, khi chính phủ Mỹ ra quyết định chính thức về stablecoin. Bộ Tài chính Mỹ cho biết nhà phát hành tiền ổn định dùng trong hoạt động thanh toán phải là các ngân hàng đang chịu sự giám sát của chính phủ.
Những người liên quan đến Diem tỏ ra mệt mỏi. Theo nguồn tin thân cận, Zuckerberg đã bực tức khi phải nhận nhiều thông tin tiêu cực trong lúc ông muốn làm mới công ty.
Diem tính chuyện rao bán từ cuối tháng 10/2021. Đồng sáng lập dự án Marcus cũng từ chức tại Facebook, nhiều người cho rằng ông "rất thất vọng". Trong cuộc họp tháng 12/2021, khoảng 30 người tham gia cùng Levey đều im lặng.
Ngày 31/1/2022, Facebook xác nhận Diem đã đi đến hồi kết. Những gì còn lại trong dự án tiền số của Zuckerberg sẽ được bán cho Silvergate với giá 182 triệu USD để theo đuổi kế hoạch phát hành stablecoin riêng.
Dù không còn dự án tiền mã hóa, Facebook vẫn quan tâm đến blockchain khi tập trung phát triển metaverse. Ảnh: Financial Times.
"Diem chứng minh rằng có thể xây dựng hệ thống thanh toán blockchain hiệu quả, ngăn chặn các giao dịch ẩn danh, nhiều biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để bảo vệ người dùng và chống tội phạm", Levey chia sẻ. Sau tất cả, giấc mơ phát hành tiền số cho 2 tỷ người dùng Facebook của Marcus không thể thành hiện thực.
Facebook hiện tập trung phát triển metaverse, thế giới ảo giúp mọi người liên lạc, giao tiếp cùng nhau. Các thành viên của Novi được chuyển sang phát triển tiền số trong metaverse, tuy nhiên họ vẫn chưa quên những gì đã xảy ra với Diem. Một quan chức chính phủ tham gia kiểm duyệt Diem nhận định sai lầm lớn nhất của dự án chính là "thuộc về Facebook".
(Theo Zing)
Facebook "tứ bề thọ địch"
Ước tính, cổ phiếu mạng xã hội Facebook đã lao dốc 35% giá trị kể từ đầu năm, qua đó thổi bay 250 tỷ USD vốn hoá thị trường.
" alt="Giấc mơ dang dở của Facebook">Giấc mơ dang dở của Facebook
-
Nhận định bóng đá Sài Gòn vs HAGL, 19h00 ngày 14/09: Dìm khách xuống bùn