您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Kỹ sư hàng không tâm sự khi bị vợ xem như máy ATM 正文

Kỹ sư hàng không tâm sự khi bị vợ xem như máy ATM

时间:2025-01-19 22:01:24 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Ông Erik (65 tuổi,ỹsưhàngkhôngtâmsựkhibịvợxemnhưmágirona đấu với real madrid người Pháp), là kỹ sư hgirona đấu với real madridgirona đấu với real madrid、、

Ông Erik (65 tuổi,ỹsưhàngkhôngtâmsựkhibịvợxemnhưmágirona đấu với real madrid người Pháp), là kỹ sư hàng không, từng một lần đổ vỡ hôn nhân.

5 năm trước, ông đến Việt Nam du lịch và gặp chị Loan, khi đó 25 tuổi, làm việc trong một vũ trường quận 1, TP.HCM.

Hai người họ phải lòng nhau sau mấy tháng gặp mặt. Cuối năm 2014, họ nên duyên vợ chồng.

Được chồng hỗ trợ vốn, Loan bỏ công việc ở vũ trường, mở một shop thời trang ở quận Thủ Đức. Ông Erik phụ vợ kiểm hàng và đi giao hàng cho khách.

Những dịp lễ Tết, họ cùng nhau đi du lịch xuyên Việt, châu Âu để khám phá từng vùng đất mới.

{ keywords}
Luật sư Đỗ Hải Bình, Đoàn luật sư TP.HCM

Cuối năm 2017, ông Erik đưa đơn ra toà ly hôn. Theo ông, Loan chỉ thích tiền của chồng chứ không có tình yêu. “Cô ta xem tôi như một cái máy ATM, thích rút tiền lúc nào thì rút”, người chồng ngoại quốc nói.

Ông dẫn chứng, Loan nói mất xe bốn lần để được mua mới nhưng không mua. Chuyện làm ăn đang thuận lợi thì bảo hụt vốn để được chồng đưa tiền. Người vợ này còn nói đặt vé đi du lịch cho hai vợ chồng và xin tiền mua nhà nhưng đều là nói dối.

“Vợ chồng phải hỗ trợ nhau tài chính nhưng cách cô ấy làm là lừa dối và để moi tiền của tôi”, ông Erik bức xúc.

Loan cũng đồng ý ly hôn và tìm đến luật sư Đỗ Hải Bình, Đoàn luật sư TP.HCM để được tư vấn cách phân chia tài sản. Cô cho biết, ban đầu ông Erik chiều vợ, đầu tư tiền cho chị làm ăn, chi tiêu trong gia đình và thường xuyên tặng vợ những món đồ đắt tiền.

Sau đó, ông cắt hết, chuyển hết lương của mình vào tài khoản cá nhân. Loan muốn tiêu gì, làm gì phải trình bày lý do và phải hợp lý mới được chấp nhận.

“Lương ông ấy hơn 100 triệu đồng/tháng nhưng không đưa cho tôi giữ. Trước đám cưới, ông ấy nói sẽ đưa tiền để tôi gửi về cho ba mẹ ở quê mà không làm”, người vợ quê Trà Vinh chia sẻ.

Để đối phó, Loan nghĩ đến việc mất xe, mua nhà, đi du lịch hay chuyện làm ăn... để chồng đưa tiền. Sau hơn một năm phải nghĩ cách để chồng đưa tiền cô cảm thấy chán nản, nhưng nếu ly hôn lại sợ bị cắt tài chính.

Luật sư Bình cho biết, câu chuyện ly hôn của vợ chồng Loan nhanh chóng được toà chấp nhận, vì cả hai đồng thuận và không có gì ràng buộc nhau.

Sau ly hôn, Loan tìm đủ cách níu kéo chồng để được cấp hộ chiếu qua Pháp và có thêm tiền, còn ông Erik thì muốn ở Việt Nam và muốn có người bầu bạn, chở đi đây đó. 

Vì vậy hiện nay, dù trên giấy tờ họ không phải là vợ chồng, nhưng vẫn hẹn hò, gặp gỡ nhau. 

Nam kỹ sư quyết ly hôn vì vợ cai sữa sớm cho con

Nam kỹ sư quyết ly hôn vì vợ cai sữa sớm cho con

Ban đầu, biết lý do chồng muốn ly hôn, chị Hiền tìm luật sư nhờ hiến cách hàn gắn. Sau đó, chính chị lại là người đưa đơn ra tòa.