Bản máy xăng có dung tích động cơ là 2.359cc, công suất cực đại đạt 174,5 mã lực tại vòng tua 6.000 v/ph, mô-men xoắn cực đại 227,5 Nm tại vòng tua 4.200 v/ph. Cả 2 phiên bản đi kèm hộp số sàn 5 cấp.
Các phiên bản xe đều có kích thước dài, rộng, cao lần lượt 5.150 x 1.920 x 2.135 (mm), chiều dài cơ sở ở mức 3.200 mm, thiết kế (bao gồm cả người lái) 6 người với 3 người trên khoang lái và 3 người ở buồng bệnh nhân.
Xe dùng hệ thống amply và micro chuyên dụng, cáng di động để di chuyển nạn nhân, bình oxy, đèn cá nhân, các ngăn tủ đựng đồ y tế, trang thiết bị cấp cứu dùng cho y bác sỹ sử dụng khi theo xe.
Toyota Hiace: giá từ 1,68 tỷ đồng
Toyota Hiace là cái tên quen thuộc trên thị trường xe cứu thương bởi sự phổ biến của dòng xe này. Đây là dòng xe cứu thương chủ lực của các bệnh viện công, trung tâm cấp cứu 115 trên toàn quốc.
Toyota Hiace có 2 dòng chính là nóc cao và nóc thấp, nhập khẩu từ Nhật Bản. Toyota Hiace nóc cao trang bị động cơ xăng 2.7L, hộp số sàn 5 cấp, sản sinh công suất cực đại 149 mã lực tại 4.800 v/ph, momen xoắn 241 Nm tại 3.800 v/ph, giá bán 1,68 tỷ đồng.
Lựa chọn còn lại là Toyota Hiace nóc thấp trang bị động cơ dầu 3.0L, hộp số sàn 5 cấp, công suất cực đại 142 mã lực tại 3.600 v/ph, momen xoắn 300 Nm tại 2.400 v/ph.
Toyota Hiace cứu thương nóc cao
Bên trong, ngoài trang bị khu vực điều khiển tương đương bản 16 chỗ thì khác biệt lớn nhất trên xe cứu thương đó là chỉ có chở thêm 3 người ngoài tài xế. Xe trang bị đầy đủ âm ly, microphone chuyên dụng phục vụ công tác tuyên truyền khi cứu thương.
Phiên bản nóc cao thiết kế vách ngăn giữa khoang lái và khoang bệnh nhân được làm từ composite có cửa sổ trượt giúp người ngồi ở 2 khoang có thể giao tiếp dễ dàng với nhau. Bản nóc thấp không có vách ngăn.
Toyota Hiace cứu thương nóc thấp
Trang bị y tế tiêu chuẩn trên xe phải có cáng vận chuyển bệnh nhân (loại trượt, có dây đai an toàn, bánh xe), ghế cho nhân viên y tế, sàn xe lót chống trơn trượt, móc treo truyền dịch, ổ cắm điện 12V, hộc, giá, kệ, tủ đựng chuyên dụng để lắp đặt trang thiết bị y tế kèm theo của hệ thống ô xy, các trang thiết bị y tế, hộp đựng thuốc, dụng cụ cấp cứu bảo đảm thuận tiện khi thao tác, vận hành và dễ dàng vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng..
Ford Transit: giá từ 1,1 đến 4,2 tỷ đồng
Với kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 5981 x 2059 x 2481 mm, cùng động cơ dầu 2.4L, mẫu Ford Transit thời gian gần đây là một trong những lựa chọn mới cho dòng xe cứu thương.
Tại Việt Nam, Ford Transit có 2 phiên bản. Rẻ nhất là phiên bản cứu thương chuyển đổi từ Ford Transit lắp ráp trong nước có giá từ 1,1 tỷ đồng. Lựa chọn thứ 2 là dòng Ford Transit nhập khẩu từ châu Âu, giá lên đến 4,2 tỷ đồng (tùy theo trang bị y tế đi kèm).
Ford Transit cứu thương áp lực âm trị giá 2,5 tỷ đồng được trao tặng cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hồi tháng 7/2020
Tương tự bản 16 chỗ, phiên bản cứu thương Ford Transit 2.4L sử dụng hộp số sàn 6 cấp, tạo ra công suất cực đại 138 mã lực tại vòng tua máy 3.500 v/ph, mô-men xoắn cực đại 375 Nm tại vòng tua 2.000 v/ph.
Trên phiên bản cứu thương giá từ 1,1 tỷ đồng, Ford Transit trang bị tiêu chuẩn gồm: đèn tín hiệu cấp cứu, còi hú và loa Dimer, Microphone đặt trong khoang lái, băng ca chính (đai an toàn có khóa, bánh xe tự động, gập mở chân), băng ca phụ thiết kế kiểu gấp, kệ tủ vách đựng thiết bị y tế, móc truyền dịch...
Bên trong Ford Transit cứu thương áp lực âm
Ở dòng cao cấp hơn, ngoài hệ thống cấp cứu tiêu chuẩn, xe còn trang bị hệ thống áp lực âm, và hệ thống khử trùng bằng tia cực tím, thiết bị sơ cấp cứu và trợ thở hiện đại.
Mercedes-Benz Sprinter: giá từ 3,2 tỷ đồng
Hiện tại ở Việt Nam, chỉ có dòng xe cứu thương Mercedes-Benz Sprinter nhập khẩu từ châu Âu, giá khoảng 3,2 tỷ đồng.
Xe sở hữu kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 5.926 x 1.993 x 2.612 mm, chiều dài cơ sở 3.665 mm, cùng tổng trọng tải 3.550 kg. Mercedes-Benz Sprinter trang bị động cơ dầu 2.2L, hộp số sàn 6 cấp, tạo ra công suất cực đại 163 mã lực tại vòng tua máy 3.800 v/ph, mô-men xoắn cực đại 360 Nm tại vòng tua 2.400 v/ph. Dung tích bình nhiên liệu 75 lít.
Mercedes-Benz Sprinter cứu thương
Thiết kế của xe dành cho 1 tài xế và chở thêm 6 người, chia thành 2 buồng riêng biệt. Bên ngoài gắn sẵn đèn, còi chuyên dụng.
Bên trong xe cứu thương Mercedes-Benz Sprinter
Các trang bị y tế đi theo dòng xe này khá hiện đại, đều được nhập khẩu từ Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Những trang bị này gồm: điều hòa 2 chiều khoang bệnh nhân, bồn rửa, tủ đựng thiết bị y tế bằng gỗ MDF cao cấp, cáng chính và cáng phụ, 2 bình oxy, máy hút dịch, áy sốc tim, đồng hồ đo huyết áp...
Các dòng cứu thương hoán cải từ xe SUV, bán tải
Bên cạnh các dòng xe cứu thương truyền thống thiết kế từ các loại xe minivan chở khách, thị trường hiện nay cũng có thêm lựa chọn xe cứu thương hoán cải từ xe SUV, bán tải. Các thương hiệu phổ biến có thể kể đến như Toyota Land Cruiser, Toyota Prado, Ford Everest, Mitsubishi Pajero, Mazda BT-50.
Xe cứu thương hoán cải từ Ford Everest
Đặc điểm của các dòng xe cứu thương trên đều có giá rẻ hơn so với phiên bản chở người do sử dụng từ bản tiêu chuẩn, đời xe thấp hơn từ 1 đến 2 năm.
Ví dụ Ford Everest cứu thương có giá từ 1 tỷ đến 1,3 tỷ đồng, rẻ hơn phiên bản 7 chỗ đang bán từ 100 đến 200 triệu đồng. Tuy nhiên, xe dùng động cơ của phiên bản cũ là loại 2.2L và 3.3L so vơi đời mới dùng động cơ 2.0L nên có sự khác biệt về công nghệ vận hành.
Trang bị y tế bên trong xe cứu thương Ford Everest
Trang bị y tế trên các dòng xe cứu thương hoán cải từ xe SUV, bán tải thường là ở dạng tiêu chuẩn, tức chỉ đủ cáng y tế chính (có đai an toàn, bánh trượt), bình oxy, móc treo dây truyền, hộp y tế...
Bù lại, nhờ tính năng vượt địa hình sẵn có (các xe này đều trang bị hệ dẫn động 2 cầu, gầm cao) nên dòng xe cứu thương này thích hợp di chuyển ở những địa hình khó như vùng cao, biên giới và cấp cứu cơ động.
Do đặc thù cứu thương là dòng xe chuyên dùng để vận chuyển bệnh nhân nên mẫu xe này sẽ được miễn một số loại thuế, phí như: thuế trước bạ, phí bảo trì đường bộ, phí cầu, đường… Các công ty có chức năng nhập khẩu ô tô đều có thể đưa xe về bán. " border="0"/>
Bruno Fernandes đóng vai trò quan trọng trong đội hình Solskjaer kể từ khi gia nhập hồi tháng 1
Ngôi sao 26 tuổi ghi 4 bàn thắng cho MU trong các trận đấu diễn ra trong tháng qua. Nổi bật trong đó là cú đúp ấn tượng giúp Quỷ đỏ thắng Everton 3-1 ngày 7/11.
Fernandes cũng ghi bàn duy nhất (từ chấm 11m) để MU lần đầu biết mùi chiến thắng ở Ngoại hạng Anh mùa này, trong trận đón tiếp West Brom (21/11).
Ở màn lội ngược dòng MU thắng Southampton 3-2, tiền vệ người Bồ cũng điền tên lên bảng điện tử (29/11).
Việc Bruno Fernandes chiến thắng danh hiệu Cầu thủ hay nhất Ngoại hạng Anh tháng 11 là điều đã được dự báo, bởi phong độ vượt trội của cầu thủ này, cũng như tầm ảnh hưởng của anh với đội hình Solskjaer.
Bruno Fernandes lần thứ 3 chiến thắng Cầu thủ hay nhất tháng ở giải Ngoại hạng Anh
Tính đến lúc này, Bruno Fernandes đã 3 lần giành giải Cầu thủ hay nhất tháng ở sân chơi Premier League, dù mới gia nhập MU hồi tháng 1/2020 và tháng 2 mới chính thức có màn ra mắt.
Trước đó, Fernandes được xướng tên trong tháng 2 và tháng 6.
Tiền vệ MU hiện mới là cầu thủ thứ 3 trong lịch sử Ngoại hạng Anh làm được điều này (3 lần giành danh hiệu tháng), sau Ashley Young và Harry Kane.
Còn với cầu thủ nước ngoài thì Bruno Fernandes là người đầu tiên làm được.
Bruno Fernandes hiện có 11 bàn sau 17 trận chơi cho MU ở mọi đấu trường. Chỉ tiếc cho tiền vệ này cũng như Quỷ đỏ là họ đã sớm bị Leipzig loại ở Cúp C1.
MU chuẩn bị derby Manchester với Man City vào 0h30 ngày 13/12.
评论专区