Nokia, Ericsson và Huawei đều rất quan trọng với Nga. Theo Financial Times, Huawei và ZTE cung ứng từ 40% đến 60% thiết bị không đây của Nga, còn Nokia và Ericsson đảm nhận phần còn lại. Vào tháng 11/2021, Nokia thành lập liên doanh với Yadro, nhà phát triển lưu trữ dữ liệu của Nga, để xây dựng các trạm gốc 4G và 5G ở đây. Dự án hiện đã bị hủy bỏ.
Những doanh nghiệp vẫn hoạt động tại Nga đang tìm cách tránh các lệnh trừng phạt thứ cấp từ Mỹ và châu Âu sau khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24/2. Trước đó, chính phủ Mỹ cảnh báo các doanh nghiệp có thể bị trừng phạt nếu họ bị phát hiện giúp đối tác Nga lách lệnh cấm vận. Hãng bán buôn thiết bị viễn thông Alexong của Singapore nằm trong số các pháp nhân bị ảnh hưởng từ lệnh cấm thứ cấp. Đây được xem là lời cảnh tỉnh mới nhất với các công ty Trung Quốc, trong đó có Huawei.
Mảng kinh doanh smartphone của Huawei bị thiệt hại nặng nề sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt với công ty vào năm 2019, hạn chế tiếp cận dịch vụ công nghệ từ những hãng như Google. Sau đó, Huawei tiếp tục bị cấm mua chip hiện đại - linh kiện quan trọng hàng đầu trong thiết bị di động - dẫn đến giấc mơ thách thức Apple, Samsung bị tan tành.
Du Lam (Theo SCMP, Forbes)
Bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính của Huawei lần đầu tiên tái xuất trước báo giới sau cuộc chiến pháp lý gần 3 năm tại Canada và công bố kết quả tài chính của tập đoàn này năm 2021.
" alt=""/>Lo sợ trừng phạt, Huawei cũng dừng hoạt động tại Nga?Dù quán cà phê phòng trông không khác gì nhà nghỉ, nơi trẻ vị thành niên Hàn Quốc bị cấm lui tới theo quy định của Đạo luật Bảo vệ Thanh thiếu niên, song thực tế các cơ sở này vẫn có thể lách luật, bởi chúng được cấp phép dưới dạng kinh doanh nhà hàng.
Khi ngày càng nhiều thanh thiếu niên bị phát hiện uống rượu, hút thuốc lá, và quan hệ tình dục tại các cơ sở này, Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc đã kêu gọi chính quyền địa phương và cảnh sát trấn áp hoạt động kinh doanh "bất hợp pháp".
Thứ trưởng Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc Lee Ki-soon mới đây tuyên bố, Bộ này và các cơ quan liên quan đã tiến hành thảo luận để đưa ra biện pháp giám sát tốt hơn đối với hoạt động kinh doanh tại các quán cà phê phòng nhằm tạo môi trường an toàn cho giới trẻ. Ngoài ra, chính quyền các địa phương như Seoul, Daegu và Busan cũng đang gấp rút triển khai thanh kiểm tra đối với các quán cà phê phòng hoạt động giống như nhà nghỉ.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, ngoài điều chỉnh hoạt động của các quán cà phê phòng, trường học cũng cần cải tiến nội dung giáo dục giới tính giúp giới trẻ có được nhận thức rõ hơn về đời sống tình dục.
"Tôi đồng tình với việc chính phủ tăng cường giám sát các quán cà phê phòng hoạt động bất hợp pháp có thể gây hại với trẻ em. Nhưng liệu đây có phải là nơi duy nhất thanh thiếu niên tìm đến để quan hệ tình dục, nó là cả một vấn đề phức tạp", bà Lee Hyun-sook, người đứng đầu Tacteen, trung tâm tư vấn bạo lực tình dục cho thanh thiếu niên Hàn Quốc nói với Korea Times.
"Lý do thanh thiếu niên chọn các quán cà phê phòng để quan hệ tình dục là vì chúng dường như không còn lựa chọn nào khác", bà Lee cho hay, mặc dù quan hệ tình dục đồng thuận giữa thanh thiếu niên không phải là bất hợp pháp, nhưng theo quan niệm xã hội, quan hệ tình dục trong lứa tuổi này là bị cấm.
Cũng theo bà Lee, các trường học cần đưa thêm nội dung hướng dẫn quan hệ tình dục lành mạnh như các cách tránh thai an toàn để giáo dục thanh thiếu niên.
"Tôi không nói rằng chúng ta khuyến khích thanh thiếu niên quan hệ tình dục, nhưng việc thiếu sự hướng dẫn từ phía người lớn đang khiến trẻ không được an toàn", bà Lee nói.
Theo khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc vào năm 2019, 6% học sinh cấp 2 và cấp 3 đã quan hệ tình dục ở độ tuổi trung bình là 13,6. Nhưng hơn một nửa số thanh thiếu niên có hoạt động tình dục, tương đương 58,7%, đã quan hệ tình dục không an toàn.
Chia sẻ với Jimu News về lý do đưa con trai tới gặp bác sĩ tâm thần, mẹ của anh Wang nói rằng “Chúng tôi lo lắng về đứa con trai 38 tuổi nhưng chưa kết hôn. Tôi nghi ngờ chuyện này liên quan tới tâm thần”.
Anh Wang cho biết thêm, đây là lần thứ 4 trong 4 năm liên tiếp anh bị mẹ đưa tới bệnh viện để kiểm tra tâm thần mỗi lần về nhà ăn Tết.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Thể thao Vũ Hán, anh Wang trở thành “kẻ lưu lạc ở Bắc Kinh”. Vào năm 2011, anh làm nghề huấn luyện viên tennis, và sau đó trở thành diễn viên vào năm 2014.
“Trước đây, tôi từng yêu đương, nhưng mỗi ngày tôi mất tới 10 tiếng đồng hồ để dạy tennis nên không còn đủ sức xây dựng tình cảm”, anh Wang nói bản thân sẽ kết hôn trong tương lai, nhưng công việc hiện tại khiến anh không có thời gian để đi tìm hiểu.
Nói về nghi vấn người mẹ nghĩ con trai mắc bệnh tâm thần, anh Wang cho hay có 3 lý do. Thứ nhất, anh vẫn còn độc thân dù dã 38 tuổi, trong khi đây là độ tuổi cao hơn rất nhiều so với tuổi trung bình kết hôn ở quê nhà. Thứ hai, do áp lực công việc ở Bắc Kinh, tinh thần của anh cũng lên xuống thất thường. Thứ ba, do làm diễn viên, anh thường xuyên luyện giọng nên hay la hét ở nhà.
Tuy nhiên, trong quá trình khám bệnh, bác sĩ kết luận anh Wang hoàn toàn bình thường, chứ không có biểu hiện mắc bệnh tâm thần.
Dù vẫn đang độc thân, nhưng anh Wang đã hứa với gia đình trong năm nay sẽ kết hôn. Chính điều này khiến người mẹ yên tâm phần nào, và cho biết đây là lần cuối cùng bà đưa con trai đi bệnh viện kiểm tra.
Mỗi dịp Tết đến, chủ đề người độc thân về quê nghỉ ngơi nhưng bị gia đình thúc ép chuyện kết hôn lại được "hâm nóng" trên mạng xã hội Trung Quốc.
Trước khi anh Wang chia sẻ câu chuyện hài hước của bản thân, một người đàn ông ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây cũng từng bị gia đình ép phải quỳ gối trước mộ tổ tiên để suy ngẫm về lý do vì sao không tìm được bạn gái thích hợp để cưới làm vợ.
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Mỹ Hà