您现在的位置是:Thời sự >>正文
Soi kèo phạt góc Sporting Lisbon vs Eintracht Frankfurt, 3h ngày 2/11
Thời sự4673人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 31/10/2022 05:25 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
开封后的牛奶可以保存多久
Thời sự牛奶开盖后放在冰箱里保存,是可以饮用的,牛奶打开后,在冰箱内保存,不要超过48小时,取出以后也要彻底的煮开,防止细菌感染,导致饮用后出现急性细。开盖的牛奶能放多久?建议不要超过24小时。开封之后的牛奶 ...
【Thời sự】
阅读更多Người nổi tiếng nào ủng hộ bà Harris và ông Trump?
Thời sựNgười nổi tiếng nào ủng hộ bà Harris và ông Trump? Quốc Thủy
(Dân trí) - Nếu nữ ca sĩ Taylor Swift có thể giúp bà Harris đến gần hơn với giới trẻ, tỷ phú Elon Musk đã chi hàng chục triệu USD cho chiến dịch của ông Trump.
Taylor Swift là cái tên đáng chú ý nhất trong đội ngũ người nổi tiếng ủng hộ bà Kamala Harris năm nay (Ảnh: Reuters).
Chỉ 3 tuần nữa, người Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu ra nhà lãnh đạo đất nước trong 4 năm tiếp theo. Ở thời điểm nước rút này, cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đang đẩy mạnh cuộc đua giành được sự ủng hộ của những người nổi tiếng.
Dù vậy, ảnh hưởng thực sự của những người nổi tiếng - kể cả những ngôi sao hàng đầu như Taylor Swift hay "ông trùm" truyền thông như Elon Musk - lên kết quả bầu cử vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải.
Ai ủng hộ bà Harris?
Tiếp nối xu thế nhiều năm trở lại đây, trước thềm cuộc bầu cử năm 2024, đảng Dân chủ nhìn chung có sự ủng hộ của nhiều ứng viên "tiếng tăm" hơn so với phe Cộng hòa, đặc biệt trong giới nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng với giới trẻ.
Taylor Swift
Ảnh hưởng của Taylor Swift lên xã hội Mỹ nói riêng và chính trị nói chung là điều không thể chối cãi. Có thể nói, ngôi sao nhạc pop này là cái tên đáng chú ý hàng đầu trong số những người nổi tiếng công khai ủng hộ một ứng viên trong cuộc bầu cử năm nay.
Từ nhiều tháng trước, dư luận Mỹ đã đặt dấu hỏi về khả năng Taylor Swift sẽ ủng hộ ông Biden - khi đó vẫn là ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ. Tuy nhiên, kịch bản đó đã không xảy ra. Phải đến tháng 9 - sau cuộc tranh luận của bà Harris và ông Trump - Taylor Swift mới chính thức lên tiếng.
"Tôi sẽ bỏ phiếu cho bà Kamala Harris và ông Tim Walz trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024", Taylor Swift viết trên Instagram.
Chỉ 24 giờ sau bài đăng của Taylor Swift, có tới 405.999 lượt truy cập vào trang web thông tin bầu cử Vote.gov của chính quyền liên bang Mỹ thông qua đường liên kết được Taylor Swift gắn trên bài đăng.
Cardi B
Ca sĩ nhạc rap người Mỹ từng ủng hộ ông Biden hồi năm 2020, nhưng sau đó thất vọng với ông chủ Nhà Trắng và tuyên bố sẽ không ủng hộ cả ông Biden lẫn ông Trump. Dù vậy, sau khi bà Harris trở thành ứng viên, Cardi B thay đổi quan điểm.
Oprah Winfrey
"Nữ hoàng truyền hình" Mỹ Oprah Winfrey (Ảnh: Getty).
Trước năm 2024, người dẫn chương trình nổi tiếng nước Mỹ chưa bao giờ xuất hiện tại một đại hội của đảng Dân chủ. Dù vậy, hồi tháng 8 vừa qua, bà đã có bài phát biểu kêu gọi cử tri Mỹ bỏ phiếu cho "đứa con của bà mẹ Ấn Độ và ông bố Jamaica" vì "lợi ích cao nhất của nước Mỹ".
John Legend
Nghệ sĩ đạt giải Grammy đã có quan hệ với bà Harris trong thời gian dài. Legend từng giúp chính trị gia Dân chủ gây quỹ trong cuộc đua vào ghế Tổng Chưởng lý bang California và Thượng nghị sĩ Mỹ.
"Bà ấy đã sẵn sàng cho cuộc đua này và tôi rất vui được giúp đỡ bà ấy bằng mọi cách có thể", Legend viết trên mạng xã hội X/Twitter.
Ai ủng hộ ông Trump?
Trong đội ngũ những người nổi tiếng ủng hộ ông Trump có nhiều người đại diện cho vẻ "nam tính" truyền thống của nước Mỹ - như các võ sĩ, lãnh đạo công ty võ thuật hay tài tử trong các bộ phim siêu anh hùng. Điều này phù hợp với định hướng của ông Trump, vốn nhằm vào nhóm cử tri da trắng thuộc tầng lớp lao động.
Elon Musk
Ngoài bà Kamala Harris, Elon Musk có lẽ là ẩn số lớn nhất trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Musk tuyên bố ông từng bầu cho bà Hillary Clinton năm 2016 và ông Joe Biden năm 2020, Tới giữa năm 2022, Musk vẫn nhận định rằng ông Trump "quá già để là người điều hành của bất cứ thứ gì, chưa nói đến đó là nước Mỹ".
Tỷ phú Elon Musk gần đây liên tục có những bài đăng ủng hộ ông Trump và chỉ trích phe Dân chủ trên mạng xã hội (Ảnh: Reuters).
Dù vậy, trong vài năm trở lại đây, quan điểm của Musk dần ngả từ phe Dân chủ sang phe Cộng hòa. Chỉ vài phút sau vụ ám sát hụt ông Trump tại Butler, Pennsylvania hồi tháng 9, Musk chính thức lên tiếng ủng hộ ông.
Tới tháng 10, Musk cùng xuất hiện với ứng viên Cộng hòa trong cuộc vận động chính tại nơi ông Trump bị suýt bị ám sát.
Khác với Taylor Swift chỉ có "quyền lực mềm", Musk tích cực vận động chính trị và có cả "quyền lực cứng" - đó là năng lực về tài chính. Ủy ban hành động chính trị America PAC của Musk đã chi khoảng 80 triệu USD để hỗ trợ chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Những người phản đối Musk cũng cáo buộc vị tỷ phú này cho phép các thông tin sai lệch và thuyết âm mưu có cơ hội lan rộng trên mạng xã hội X/Twitter do ông kiểm soát. Trong các bài đăng từ tài khoản cá nhân, Musk cũng ca ngợi ông Trump và chỉ trích bà Kamala Harris.
Dana White
Tại Đại hội của đảng Cộng hòa năm nay, Giám đốc điều hành của Ultimate Fighting Championship (UFC), công ty giải trí võ thuật hỗn hợp (MMA), là người giới thiệu ông Trump. Đây vốn là vai trò thường được dành cho vợ hoặc thành viên trong gia đình ứng viên tổng thống.
Hulk Hogan
Giống như ông White, cựu lực sĩ đấu vật Hulk Hogan cũng xuất hiện trên sân khấu Đại hội đảng Cộng hòa để lên tiếng ủng hộ ông Trump. Hogan thậm chí xé rách áo ngoài để lộ ra dòng chữ Trump - Vance ở áo trong.
Zachary Levi
Nam diễn viên Zachary Levi (Ảnh: Getty).
Từng là người ủng hộ nhiệt thành của ứng viên Robert F. Kennedy Jr., tài tử đóng vai chính trong bộ phim siêu anh hùng Shazam!, chuyển sang ủng hộ ông Trump sau khi ông Kennedy rời cuộc đua. "Tôi tin rằng, trong hai lựa chọn của chúng ta, Donald Trump - Tổng thống Trump - là người sẽ đưa ta đến đích.
Dù vậy, ông Levi cũng thừa nhận động thái trên "có thể là hành động tự sát đối với sự nghiệp" trước xu hướng tự do của Hollywood.
Tác động tới cử tri
Việc những người nổi tiếng bày tỏ quan điểm sẽ đem lại tác động tới cuộc bầu cử - đây là điều không tranh cãi. Dù vậy, tác động của các ngôi sao đến đâu lại là câu hỏi chưa có kết quả rõ ràng.
Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, có "bằng chứng rõ ràng rằng tiếng nói của người nổi tiếng có sức ảnh hưởng" đối với số lượng người Mỹ đi bầu, ABC Newscho biết.
"Các cử tri trẻ giờ đây thiếu lòng tin đối với nhiều nhà lãnh đạo và thiết chế - bao gồm truyền thông truyền thống. Tuy nhiên, người nổi tiếng thường là ngoại lệ hiếm hoi", bà Ashley Spillane, tác giả nghiên cứu, nhận định.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của Đại học Miami và Đại học bang California tại Long Beach chỉ ra sự ủng hộ của người nổi tiếng thường chỉ có tác dụng trong các cuộc bầu cử sơ bộ - khi cử tri phải lựa chọn giữa những ứng viên gần tương đồng. Trong tổng tuyển cử, đảng phái mới là nhân tố quyết định.
"Hồi năm 2016, bà Hillary nhận được sự ủng hộ của Beyoncé, Jay-Z, LeBron James, Kendall Jenner, George Clooney và nhiều người khác. Bà vẫn thất bại", New York Times chỉ ra.
Bất chấp làn sóng hào hứng ban đầu, các chuyên gia nhận định khó có thể xác định chính xác tác động của Taylor Swift tới cuộc bầu cử năm nay. Khó có thể xác định trong số hơn 400.000 người truy cập website Vote.org, bao nhiêu phần trăm là cử tri mới, bao nhiêu phần trăm sẽ thực sự đi bầu vào ngày 5/11 tới.
Tương tự, trang tin New Statesman nhận định ảnh hưởng lớn nhất của Elon Musk là nguồn tài chính chứ không phải những bài đăng trên mạng xã hội do uy tín của ông lẫn ảnh hưởng của X/Twitter đều đã sụt giảm.
"Những ý kiến của người nổi tiếng thường chỉ là một thanh âm trong cả đại dương quan điểm chính trị của công chúng", bà Gwen Nisbett, phó giáo sư tại Trường Báo chí Mayborn (Mỹ), nói với Dân trí trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu năm nay.
">...
【Thời sự】
阅读更多Vụ nợ 1.000 sổ đỏ: Người dân mong được trả lời lần cuối "khi nào có sổ"
Thời sựVụ nợ 1.000 sổ đỏ: Người dân mong được trả lời lần cuối "khi nào có sổ" Công Bính
(Dân trí) - Người dân đã chờ đợi quá lâu, Tòa án cũng ra phán quyết nhưng chưa biết khi nào mới có đất thực tế. Người dân mong muốn đối thoại lần cuối với Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết.
Chiều 29/5, hàng chục người dân trong khoảng 1.000 người mua đất tại các dự án của Công ty cổ phần Bách Đạt An, gồm Khu đô thị Bách Đạt 1, Khu đô thị 7B mở rộng và Hera Complex Riverside (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) đã có buổi đối thoại với Công ty cổ phần Hoàng Nhất Nam (đơn vị môi giới).
Mục tiêu của cuộc đối thoại là lấy ý kiến thống nhất để chuẩn bị cho buổi làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, dự kiến vào đầu tháng 6.
Ông Lê Văn Tấn (trú tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết, ông đã quá mệt mỏi sau nhiều năm đi lại, làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam để hoàn thiện thủ tục giấy tờ và ra sổ đỏ. Ông cùng nhiều người khác đang rất trông mong ngày đêm để có được giấy tờ hợp pháp cho mảnh đất của mình.
Người dân chờ đợi mỏi mòn sổ đỏ tại 3 dự án (Video: Công Bính).
Khi nghe tin Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam sẽ có buổi đối thoại vào đầu tháng 6, ông và nhiều người khác mong muốn Công ty Hoàng Nhất Nam tổ chức cuộc gặp gỡ để tập hợp ý kiến để làm việc với Bí thư Tỉnh ủy, với hy vọng kết thúc vụ việc đã kéo dài quá lâu, ảnh hưởng đến nhiều người dân.
Ông Tấn cho rằng Công ty Bách Đạt An có nhiều dấu hiệu lừa dối khách hàng và chây ỳ trong việc phối hợp với Công ty Hoàng Nhất Nam và các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam để ra sổ đỏ. Dù đã có 3 bản án có hiệu lực buộc Công ty Bách Đạt An thực hiện nghĩa vụ, đến nay, sự việc vẫn chưa có tiến triển.
Ông Nguyễn Đình Nam (trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Công Bính).
Ông Nguyễn Đình Nam (trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) cho biết, ông mua dự án Hera Complex Riverside. Đến giờ phút này, chính quyền Quảng Nam đã rất quyết liệt, nhưng Công ty Bách Đạt An như thách thức với chính quyền và cả khách hàng mua đất dự án.
Ông Trương Văn Hào, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Hoàng Nhất Nam, cho biết, hiện tại Công ty Bách Đạt An không thiện chí và trách nhiệm trong việc giải quyết các công việc liên quan. Trong khi đó, chính quyền lại rất ủng hộ và tạo điều kiện để dự án được triển khai tiếp.
Nếu giải pháp cuối cùng là khởi tố vụ án và thu hồi dự án, ông Hào đề nghị tỉnh Quảng Nam tổ chức đấu thầu lại dự án, đặc biệt bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân. Ông Hào khẳng định Công ty Hoàng Nhất Nam có đủ điều kiện tham gia thầu và sẽ không vì mục tiêu lợi nhuận, mà sẽ có kế hoạch chi tiết trình tỉnh Quảng Nam để thực hiện dự án và giao sổ đỏ cho người dân.
Người dân tại buổi làm việc với Công ty Hoàng Nhất Nam (Ảnh: Công Bính).
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 24/1/2017, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Công văn số 390/UBND-KTTH về việc đăng ký, kê khai nộp thuế tại tỉnh Quảng Nam đối với các doanh nghiệp ngoài tỉnh làm chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn.
Dự án khu đô thị Hera Complex Riverside của Công ty Bách Đạt An (Ảnh: Công Bính).
Ngày 4/5/2017, Công ty cổ phần Bách Đạt An được thành lập với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, do bà Hoàng Thị Kim Châu là Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật.
Ngày 10/7/2017, UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận cho phép chuyển nhiệm vụ chủ đầu tư của 14 dự án từ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bách Đạt sang Công ty Cổ phần Bách Đạt An theo Quyết định số 2450/QĐ-UBND.
Tại thời điểm chuyển giao, 3 dự án gồm khu đô thị 7B mở rộng, khu đô thị Hera Complex Riverside và khu đô thị Bách Đạt vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chưa đảm bảo điều kiện chuyển nhượng dự án theo quy định.
Đến nay, Công ty cổ phần Bách Đạt An mới chuyển 15,15 tỷ đồng trong tổng số 84,7 tỷ đồng giá trị bồi thường giải phóng mặt bằng được phê duyệt. Tính đến ngày 31/5/2023, công ty còn nợ thuế khoảng 7,7 tỷ đồng.
Trong 14 dự án chuyển giao theo Quyết định 2450 của UBND tỉnh Quảng Nam, 4 dự án đã có quyết định chấm dứt hoạt động, 1 dự án hoàn thành, 9 dự án đang được triển khai thực hiện.
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- 3 năm không bảo dưỡng xe, 'bay' ngay chục triệu vì muội than bám nghẹt cổ hút
- Sửng sốt kết quả đấu giá xe máy cũ lên tới 6,8 tỷ đồng ở Hà Tĩnh
- Thông tin mới nhất về vụ nam thanh niên Việt Nam bị sát hại ở Nhật Bản
- Phe nổi dậy Syria chiếm quyền kiểm soát các kênh truyền hình nhà nước
- 漏勺什么梗
- Mỹ xem xét thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân
最新文章
-
Căn nhà ở Bảo Lộc nơi người đàn ông nuôi, chăm sóc bé trai. Ảnh: Gia đình cung cấp. Ngày 20/9, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã khởi tố vụ án xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt, để điều tra dấu hiệu phạm tội trong vụ bé trai được người nhà gửi đi chữa bệnh nhưng bị người chăm nuôi dưỡng, chăm sóc đốt thi thể rồi cho vào hũ tro cốt trao lại cho gia đình.
Hai người bị xác định liên quan vụ án trên là ông Lê Minh Quang, 45 tuổi và bà Cao Thị Thu Bích, 39 tuổi, đang bị cảnh sát làm việc để phục vụ điều tra.
“Trong vụ án này, chúng tôi quyết liệt điều tra để làm rõ. Hiện, cơ quan điều tra vẫn đang chờ kết quả giám định tro cốt của nạn nhân”, lãnh đạo Công an Lâm Đồng nói với VietNamNet vào chiều nay.
Công an đưa tro cốt đứa trẻ đi giám định. Ảnh: Lâm Đồng. Trước đó, vợ chồng ông N. ở TP Huế có đơn tố giác gửi công an với nội dung, họ gửi con 3 tuổi cho ông Quang chữa bệnh chậm phát triển, tự kỷ nhưng nhận lại hũ tro cốt. Trong đơn, gia đình trình bày, họ biết ông Quang nhận nuôi, có khả năng chữa bệnh trẻ chậm phát triển và tự kỷ nên đã liên hệ nhờ giúp.
Tháng 1/2022, gia đình ông N. đưa con trai vào Đà Lạt gặp ông Quang để kiểm tra bệnh tật. Ông Quang hẹn hôm sau đưa bé trai về Bảo Lộc để kiểm tra kỹ hơn. Sau khi tiếp xúc, ông Quang xác định đứa trẻ bị bệnh chậm phát triển trí tuệ, điều trị kéo dài 2-3 năm. Muốn lành bệnh phải chữa trước 3 tuổi. Chi phí chữa bệnh là 200 triệu đồng/tháng, buộc gia đình đặt cọc trước 3 tháng là 600 triệu đồng. Ông N. tin lời nên đồng ý các điều kiện trên và chuyển tiền cho ông Quang.
Đến tháng 3, tại Lâm Đồng, gia đình giao con trai cho ông Quang để đưa về căn nhà thuê trên đường Phan Chu Trinh, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) chăm sóc, chữa bệnh. Do ông Quang là người bị tật bẩm sinh, ngồi xe lăn, nên đã thuê bà Bích (quê ở Đắk Lắk) tới giúp việc với mức lương 5 triệu đồng/tháng.
Theo lời khai của ông Quang tại cơ quan công an, bé trai bị ho, sốt, kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Ông mua thuốc cho đứa trẻ uống.
Tới rạng sáng 25/3, ông Quang phát hiện bé trai đã tử vong. Tuy nhiên, ông không báo với chính quyền, gia đình mà cho thi thể nạn nhân vào trong thùng carton, dán băng keo rồi đưa lên ô tô. Trên xe, ông chuẩn bị thêm than, dầu, xăng cùng xô sắt, rồi nhờ người giúp việc lái xe, bảo đưa đi có công việc.
Tới khu vực vắng vẻ, ông Quang yêu cầu bà Thuỷ dừng lại. Ông yêu cầu bà Thuỷ ra quốc lộ chờ để ông ở lại bàn công việc với bạn, khi nào xong sẽ gọi vào. Lúc nữ giúp việc rời đi, người đàn ông lấy những thứ đã chuẩn bị sẵn trên xe xuống, châm lửa thiêu thi thể bé trai. Khoảng 4-5 tiếng đồng hồ sau, thi thể cháy hết. Ông Quang lấy nước vào để xô nguội, cho tro cốt vào, rồi dọn dẹp hiện trường và lái xe theo hướng về Huế.
Đến ngày 27/3, tại TP Huế, ông Quang và bà Bích đi mua hũ đựng để đổ phần tro cốt. Ông Quang hẹn gặp gia đình nạn nhân ở quán cà phê để trao hũ tro cốt.
Người cha đã gửi đơn tới Công an TP Huế tố giác ông Quang, muốn làm rõ nguyên nhân cái chết của con.
Tiếp nhận đơn, Công an TP Huế chuyển Công an tỉnh Lâm Đồng điều tra theo thẩm quyền. Phòng Cảnh sát hình sự (PC02 - Công an Lâm Đồng) vào cuộc điều tra nội dung tố cáo.
Theo lãnh đạo Công an Lâm Đồng, khi cơ quan điều tra đang làm rõ vụ án, thì gia đình nạn nhân xin rút đơn, tới ngày 3/8 mới gửi trở lại. Sau đó, gia đình cung cấp tro cốt và mẫu tóc người liên quan với nạn nhân để phục vụ điều tra.
Thêm nạn nhân trong vụ 'gửi con đi chữa bệnh, nhận về hũ tro cốt'
Trong khi cơ quan công an tỉnh Lâm Đồng đang điều tra vụ "gửi con đi chữa bệnh, nhận về hũ tro cốt", thêm một gia đình ở TT-Huế làm thủ tục tố cáo ông Q. về hành vi đánh đập trẻ nhỏ." alt="Khởi tố vụ án gửi con chữa bệnh nhận lại hũ tro cốt">Khởi tố vụ án gửi con chữa bệnh nhận lại hũ tro cốt
-
Ảnh: Toutiao Sự việc sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi. Một số cho rằng tình huống này chỉ là tai nạn, khách nữ chỉ cần trả chi phí giặt giũ là được. Số khác lại nhận định, vị khách này không cần phải trả chi phí giặt giũ và khách sạn phải chịu toàn bộ chi phí này.
Theo ý kiến của luật sư, vị khách nữ không cần phải trả bất cứ khoản chi phí giặt giũ nào trong trường hợp này.
Người phụ nữ thuê phòng khách sạn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt nên theo Điều 2 Luật Bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc, vị khách nữ được thực hiện các quyền và lợi ích của mình.
Theo quy định của khách sạn, nếu ga giường bị vấy bẩn, khách hàng phải trả một khoản phí giặt nhất định. Nhưng ở đây có hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất, liệu người phụ nữ có biết về quy định ga giường bị bẩn, khách sẽ là người chi trả khoản giặt giũ hay không? Nếu khách hàng không biết thì hành vi tính tiền sau đó của khách sạn sẽ vi phạm vào quyền và lợi ích của khách hàng với tư cách là người tiêu dùng.
Vấn đề thứ hai là quy định khách sạn đưa ra có phải là tiêu chuẩn? Theo quy định của Bộ luật Dân sự, nếu bên đưa ra điều khoản miễn trừ, giảm nhẹ một cách bất hợp lý phần trách nhiệm của mình, làm tăng trách nhiệm pháp lý của bên kia hoặc hạn chế các quyền hạn chính của bên kia thì đó là quy định, điều khoản không phù hợp.
Thực tế, ga trải giường của khách sạn phải được làm sạch và thay thế hàng ngày. Vì vậy, hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào để tính phí giặt cho khách hàng khi ga giường bị bẩn.
Luật sư cho hay, nếu khách hàng chỉ làm ga giường bị bẩn trong quá trình sử dụng hàng ngày thì không cần phải trả bất cứ khoản chi phí nào. Ngược lại, nếu khách hàng không sử dụng bình thường mà có hành vi phá hoại, cố tình vấy bẩn thì mới phải thực hiện bồi thường và trả chi phí giặt giũ cho khách sạn.
Đang ngủ trong khách sạn, người phụ nữ sốc khi phát hiện có kẻ đột nhập
SINGAPORE - Tưởng đã yên tâm về phòng khách sạn và khoá cửa cẩn thận, người phụ nữ hốt hoảng khi phát hiện kẻ đột nhập lúc cô đang ngủ." alt="Phát hiện ga giường bị vấy bẩn, khách sạn làm điều gây tranh cãi">Phát hiện ga giường bị vấy bẩn, khách sạn làm điều gây tranh cãi
-
Vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau. (Ảnh: Thanh Hùng)
Ở cấp THCS, nội dung giáo dục lịch sử cũng nằm trong môn học tích hợp Lịch sử và Địa lí, được tổ chức dạy và học từ lớp 6 đến lớp 9.
Ở cấp học này, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của giáo dục lịch sử là giúp học sinh có được kiến thức thông sử (cơ bản, cốt lõi, hệ thống) của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Do vậy, nội dung về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ được trình bày ở lớp 9, trong mạch nội dung “Việt Nam trong những năm 1976 – 1991”.
Đây cũng là nơi nội dung lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông được trình bày. Với tính chất của một nội dung thông sử, vấn đề này cũng sẽ chỉ được trình bày ở mức tóm lược những nguyên nhân và diễn biến, chủ yếu làm rõ vị trí và ý nghĩa của chúng trong diễn trình lịch sử dân tộc.
Ở cấp THPT, Lịch sử được tổ chức dạy và học với tính cách là một môn học độc lập. Các nội dung giáo dục sẽ được tổ chức thành những chủ đề và chuyên đề. Lịch sử hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ tiếp tục được trình bày trong khuôn khổ của chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)”. Chủ đề này sẽ được tổ chức dạy và học ở lớp 12.
Như vậy, lịch sử hai cuộc chiến tranh này được đặt trong một mạch nội dung cùng với cuộc Cách mạng tháng Tám, cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cách đặt vấn đề như vậy sẽ giúp cho việc tìm hiểu về các cuộc chiến tranh này được đặt trên một hệ quy chiếu lịch sử đồng nhất là lịch sử quân sự - lịch sử kháng chiến và chiến tranh chống ngoại xâm.
Theo cách này, việc tìm hiểu lịch sử các cuộc chiến tranh của học sinh sẽ thuận lợi hơn, sâu sắc hơn, đồng thời cũng tránh được bất kỳ sự can thiệp nào vào nội dung của chương trình giáo dục lịch sử nhân danh “vấn đề nhạy cảm.”
Tương tự, lịch sử cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông sẽ được trình bày kĩ hơn trong ba chủ đề: “Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông” (lớp 11) và “Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay” và “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam” (lớp 12). Khi đặt vấn đề khá “nhạy cảm” này vào trong nội dung của các chủ đề như trên, vấn đề sẽ được xem xét trong cái nhìn toàn diện, hệ thống, vừa sâu sắc, toàn diện hơn và vì vậy, không ai còn có thể ngại ngùng về tính “nhạy cảm” của nó nữa.
Với cách thức cấu trúc nội dung như vậy, lịch sử các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sẽ được đề cập đến ít nhất là 2 lần ở cấp THCS và THPT với mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Riêng vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau.
Bị hạn chế về dung lượng lẫn thời lượng, theo ông giáo viên cần phải giảng dạy như thế nào để học sinh vẫn hiểu sâu, nhận thức đúng?
Trước đây, chúng ta vẫn học theo phương pháp tiếp cận nội dung; chẳng hạn như phải nhớ tất cả các diễn biến sự kiện. Nhưng giờ học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy cũng cần phải thay đổi.
Học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy cũng cần phải thay đổi. (Ảnh: Thanh Hùng)
Thứ nhất, giáo viên cần tập trung vào việc giúp học sinh nắm được phương pháp tìm hiểu về sự kiện, phân tích, đánh giá sự kiện và quá trình lịch sử. Chỉ cần trình bày tóm tắt các diễn biến chính, nhưng hướng dẫn học sinh thu thập, phê phán sử liệu có liên quan, phân tích làm rõ nguyên nhân, tính chất, vị trí và ý nghĩa của cuộc chiến tranh này.
Thứ hai, phải đặc biệt chú ý đến bản chất nhân văn, nhân bản của giáo dục lịch sử và mục tiêu cao cả nhất của giáo dục lịch sử là hướng đến tương lai hòa bình, hòa giải, hữu nghị và hợp tác. Vì vậy, phải hướng dẫn để học sinh tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp đã dẫn đến cuộc chiến, thông qua đó, làm rõ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tính chất phi nghĩa trong các hành vi gây hấn, khiêu khích, xâm lược của phía Trung Quốc.
Thứ ba, trong việc biên soạn sách giáo khoa, các học liệu kèm theo và nhất là trong giảng dạy, học tập về lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc, cần phải làm rõ rằng việc nổ ra cuộc chiến đó là trái với truyền thống đoàn kết, hữu nghị, tương thân tương ái giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc, trái với lợi ích cơ bản, lâu dài của hai quốc gia, hai dân tộc.
Thứ tư, quán triệt nguyên tắc khách quan, trung thực, trong giảng dạy, học tập, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu tham khảo khác cần tránh che giấu sự thật, xuyên tạc và bóp méo sự thật lịch sử.
Khép lại quá khứ không có nghĩa là lảng tránh hay nói sai về quá khứ. Làm như vậy chỉ khiến cho nhận thức lịch sử trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Thứ năm, cần tuyệt đối tránh các ngôn từ, hình ảnh, lối trình bày mang tính gây hấn, biểu cảm, miệt thị. Các ngôn từ biểu cảm, miệt thị, như “chúng”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”, “khát máu” … không hề giúp cho các lập luận, phân tích, đánh giá gia tăng tính thuyết phục, trái lại, làm bộc lộ rõ thái độ định kiến, áp đặt, phiến diện, thiếu khách quan và do đó, thiếu tính thuyết phục.
Muốn chỉ ra những tính chất, đặc điểm nào đó của sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử thì nên để cho sử liệu tự cất lên tiếng nói khách quan, trung thực.
Chỉ có con đường hòa giải mới “giải độc lịch sử”
Một số nước cũng từng xảy ra xung đột như Việt Nam – Trung Quốc đã hòa giải thành công và đi đến sự thống nhất trong việc giảng dạy lịch sử. Chúng ta nên tham khảo gì từ họ?
Có thể kể đến như Đức và Pháp trong lịch sử đã có những cuộc chiến tranh đẫm máu: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870,… Những cuộc chiến tranh như vậy đã tạo nên hố ngăn cách, cội nguồn thù hận.
Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. (Ảnh: Thanh Hùng)
Từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà giáo dục và các nhà sử học của hai nước này nhận thấy cần phải giải quyết khối ung nhọt này. Họ đã tìm cách gặp gỡ nhau, cố gắng mấy chục năm không thành công. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai vẫn nổ ra. Một lần nữa quan hệ giữa Đức và Pháp lại trở nên thù hận sâu sắc.
Đến tận năm 2003, Cộng đồng châu Âu đã thành lập những Nghị viện của thanh niên. Ở đó, những người trẻ được chọn đóng vai thành những nghị sĩ, cùng hội họp và bàn thảo “Nếu là nghị sĩ chúng ta sẽ quyết định những gì cho tương lai của đất nước”.
Nghị viện trẻ của hai nước Pháp và Đức đều ra Nghị quyết phải hòa giải lịch sử và phải đi đến một SGK Lịch sử chung dạy cho cả hai nước. Quyết nghị năm 2003 được Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức ủng hộ.
Đến năm 2006, cuốn sách Lịch sử chung đầu tiên của Pháp và Đức đã ra đời. Những nội dung về chiến tranh của hai nước trong Lịch sử đều được cả hai nước chấp nhận đó là một sự thực trong quá khứ và bây giờ không nên sống với thù hận.
Có thể nói đây là một tấm gương không chỉ cho Việt Nam với Trung Quốc mà giữa Việt Nam với Campuchia, giữa Việt Nam với Mỹ nên có những hoạt động hòa giải như vậy.
Đặc biệt với Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có một cuộc chiến tranh xảy ra năm 1979, không chỉ có một hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ có Gạc Ma năm 1988,… mà trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm đã có rất nhiều cuộc chiến. Đó là một sự thật.
Sự thật thứ hai là lịch sử về những cuộc chiến trong quá khứ như cuộc chiến tranh của nhà Hán đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cuộc chiến tranh của nhà Tống với nhà Lý, cuộc chiến tranh ba lần Mông Nguyên xâm lược Đại Việt,… đang được giảng dạy ở trong các trường phổ thông hai nước rất khác nhau.
Vậy thì điều tiếp tục cần làm ở đây là gì?
Do vậy bây giờ cần phải có sự nỗ lực toàn diện, khoa học, hệ thống, kiên trì lâu dài để hòa giải điều đó. Các nhà sử học, các nhà giáo dục của hai nước nên có những diễn đàn gặp gỡ nhau giống như ở Pháp và Đức. Mặc dù con đường hòa giải của hai nước diễn ra từ 1935 đến 2006 (tức khoảng 80 năm) mới cho ra được cuốn SGK Lịch sử chung cho cả hai nước nhưng nếu không bắt đầu sẽ không có kết thúc.
Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước.
Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. Nếu chúng ta cùng có trách nhiệm với tương lai của thế hệ trẻ hai nước, với tiền đồ của hai quốc gia, dân tộc.
Chỉ có thể bằng con đường hòa giải lịch sử thì chúng ta mới góp phần “giải độc lịch sử”, bắc thêm một nhịp cầu chắc chắn cho hai quốc gia, dân tộc vượt qua hận thù, định kiến của quá khứ, tiến đến bến bờ hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Tôi mong muốn rằng nhân dịp kỷ niệm 40 năm này hãy bắt đầu bằng việc xác định dạy cách nhìn nhận, đánh giá cuộc chiến tranh này để hòa giải giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. Chỉ có điều đó mới mang lại một tương lai hòa bình, hữu nghị.
Thuý Nga - Thanh Hùng (Thực hiện)
Cuộc chiến chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979
Nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?
" alt="Chiến tranh biên giới năm 1979 sẽ có mặt trong chương trình phổ thông mới ra sao?">Chiến tranh biên giới năm 1979 sẽ có mặt trong chương trình phổ thông mới ra sao?
-
Chi tiết lệnh thiết quân luật khẩn cấp của Hàn Quốc Minh Phương
(Dân trí) - Bộ Chỉ huy quân sự Hàn Quốc đã công bố sắc lệnh cấm mọi hoạt động chính trị, bao gồm cả các cuộc biểu tình và hoạt động của các đảng phái sau khi Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 3/12 bất ngờ ban bố thiết quân luật trong một bài phát biểu truyền hình đêm khuya không báo trước. Ông cáo buộc đảng đối lập chính của Hàn Quốc có động thái có thể có lợi cho Triều Tiên và có các hoạt động chống lại nhà nước.
"Để bảo vệ một Hàn Quốc tự do khỏi các mối đe dọa từ lực lượng Triều Tiên và để loại bỏ các thành phần chống nhà nước... Tôi xin tuyên bố thiết quân luật khẩn cấp", Tổng thống Yoon Suk-yeol phát biểu.
Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật trong vòng 44 năm qua.
Cuối ngày 3/12, Tham mưu trưởng Lục quân Hàn Quốc Park An-su, người được bổ nhiệm làm chỉ huy thiết quân luật, công bố sắc lệnh thiết quân luật có hiệu lực từ 23h cùng ngày.
Sắc lệnh cấm mọi hoạt động chính trị, bao gồm cả các cuộc biểu tình và hoạt động của các đảng phái chính trị.
Ngoài ra, sắc lệnh yêu cầu đặt tất cả các phương tiện truyền thông và nhà xuất bản dưới sự kiểm soát của quân đội.
Sắc lệnh yêu cầu các bác sĩ thực tập sinh đình công phải ngay lập tức quay lại làm việc trong vòng 48 giờ.
Theo sắc lệnh, người vi phạm thiết quân luật có thể bị bắt hoặc bị khám xét.
Yonhapdẫn nguồn thạo tin cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đã đề xuất lên Tổng thống Yoon về việc ban bố thiết quân luật.
Theo đài truyền hình địa phương YTN TV, ngay sau tuyên bố của Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc đã trên đường tới quốc hội và dự định triệu tập một phiên họp bất thường. Tuy nhiên, hãng thông tấn Yonhap đưa tin lối vào quốc hội đã bị chặn và các nhà lập pháp không thể vào được.
Các bộ trưởng gồm Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc cũng triệu tập một cuộc họp cấp cao về lệnh thiết quân luật.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cũng triệu tập một cuộc họp với các chỉ huy cấp cao, yêu cầu quân đội tiếp tục cảnh giác cao độ.
Trong khi đó, ông Han Dong-hoon là lãnh đạo của Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền Hàn Quốc, chỉ trích việc Tổng thống ban bố thiết quân luật. Ông tuyên bố sẽ đảo ngược quyết định này.
Lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập Lee Jae-myung đề nghị triệu tập cuộc họp khẩn cấp của các nghị sĩ để thảo luận và bắt đầu các bước nhằm vô hiệu hóa lệnh thiết quân luật. Ông cho rằng, việc Tổng thống Yoon ban bố thiết quân luật là "vi hiến".
"Tổng thống Yoon đã tuyên bố tình trạng thiết quân luật khẩn cấp mà không có lý do. Xe tăng, xe bọc thép và binh lính với súng và kiếm sẽ sớm kiểm soát đất nước", ông nói.
Cùng ngày, Nhà Trắng cho hay, giới chức Mỹ đã liên hệ với chính phủ Hàn Quốc và đang theo dõi tình hình chặt chẽ sau khi Hàn Quốc ban bố thiết quân luật.
Theo Yonhap" alt="Chi tiết lệnh thiết quân luật khẩn cấp của Hàn Quốc">Chi tiết lệnh thiết quân luật khẩn cấp của Hàn Quốc
-
Hải Phòng phong tỏa đường Nguyễn Công Trứ, quận Lê Chân sau thông tin về các ca Covid-19 - Ảnh: Thu Hằng
Tối 10/3, Sở Y tế Hải Phòng thông tin về các ca bệnh người địa phương, được phát hiện dương tính SARS-CoV-2 khi sang Úc.
Trước đó, ngày 28/2, chị N.T.L.H (sinh năm 1979) cùng 2 con trai là cháu T.G.M. (sinh năm 2010) và T.D.H. (sinh năm 2003) di chuyển từ sân bay Nội Bài đến sân bay Changi, Singapore (trên chuyến bay SQ191).
Sau đó, 3 mẹ con ở tại phòng chờ của sân bay Changi trong khoảng thời gian từ 16h ngày 28/2 đến 9h ngày 1/3 trước khi nối chuyến sang Úc (trên chuyến bay SQ211, hạ cánh tại sân bay Canberra ngày 1/3).
Khi đến Úc, họ được đưa đến cơ sở cách ly theo quy định của Chính phủ Úc để thực hiện cách ly 14 ngày.
Ngày 3/3, cháu T.D.H. có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2. Đến ngày 6/3, chị N.T.L.H có kết quả dương tính. Ngày 11/3, thành viên còn lại trong gia đình là cháu T.G.M. cũng ghi nhận mắc Covid-19.
Ngay sau khi nhận được thông tin về các ca bệnh, Sở Y tế Hải Phòng đã ban hành Thông báo khẩn số 4 cho người dân, yêu cầu thực hiện khai báo y tế nếu tiếp xúc gần với các ca bệnh từ ngày 20 đến 28/2.
Đồng thời, tiến hành khoanh vùng, cách ly y tế, phun khử khuẩn tại các hộ gia đình có liên quan. Hiện quận Lê Chân thực hiện khoanh vùng, cách ly y tế 7 điểm với 10 hộ dân và 20 nhân khẩu.
Đến 11h ngày 12/3, các quận, huyện đã rà soát được 16 trường hợp F1; 124 trường hợp F2; 45 trường hợp khác có liên quan đến địa chỉ số 184 Nguyễn Công Trứ. Đã lấy mẫu 61 người, kết quả xét nghiệm tất cả các mẫu đều âm tính (16 mẫu F1, 1 mẫu F2, 44 mẫu liên quan).
Sở Y tế Hải Phòng cho hay, sẽ tiếp tục bám sát thông tin từ Cục Y tế dự phòng để báo cáo lãnh đạo thành phố chỉ đạo các hoạt động tùy theo tình hình diễn biến của dịch.
Nguyễn Liên
Việt Nam tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca
Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia sẽ tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca.
" alt="Xác định nguồn lây của 3 ca Covid">Xác định nguồn lây của 3 ca Covid
-
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ phát biểu tại lễ phát động. Ảnh: Đình Toán Các câu hỏi xoay quanh nội dung cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộccủa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gồm 3 phần: Văn hóa là hồn cốt của dân tộc; Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển bền vững; và Từ luận điểm văn hóa của Tổng Bí thư đến thực tiễn cuộc sống.
Mỗi tuần, người dự thi được tham gia tối đa 7 lượt, mỗi lượt kéo dài 10 phút. Ban tổ chức sẽ tổng hợp kết quả từng tuần và trao giải tại lễ tổng kết dự kiến diễn ra ở Nhà hát Lớn Hà Nội cuối tháng 11/2024.
Ảnh: T.Lê Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, trong đó bài viết sớm nhất là năm 1968.
Nội dung cuốn sách gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, gồm 19 bài phát biểu, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Hội nghị công tác tư tưởng - văn hóa toàn quốc, Hội nghị Tuyên giáo toàn quốc... Với những lập luận đầy sức thuyết phục, những dẫn chứng phong phú và sinh động, Tổng Bí thư đã lý giải cụ thể nội hàm của khái niệm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phân tích vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng giải pháp để phát huy đầy đủ, toàn diện giá trị văn hoá.
Phần thứ hai: Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững, tuyển chọn 73 bài phát biểu, bài viết, thư của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với các lĩnh vực văn hóa cũng như quá trình xây dựng, phát triển của các cơ quan văn hóa. Với thực tiễn phong phú và tư duy lý luận sắc bén, sự am hiểu sâu sắc về đặc trưng của từng loại hình văn hóa, Tổng Bí thư đã có những chỉ đạo toàn diện đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, báo chí, xuất bản…
Phần thứ ba: Từ luận điểm văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thực tiễn cuộc sống, tuyển chọn 32 bài viết, trả lời phỏng vấn của các cán bộ, đảng viên và nhân dân trong nghiên cứu, học tập và triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc gắn với xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam.
Cuốn sách cũng tuyển chọn hơn 90 bức ảnh tư liệu quý, ghi lại những hình ảnh của Tổng Bí thư trong các hoạt động văn hóa, chuyến đi thăm, làm việc với địa phương, cơ quan, đơn vị trong ngành văn hóa; các buổi gặp gỡ văn nghệ sĩ, trí thức trên mọi miền Tổ quốc.
" alt="Thi trực tuyến tìm hiểu sách về văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng">Thi trực tuyến tìm hiểu sách về văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng