Nhận định, soi kèo Xorazm Urganch vs Buxoro, 18h45 ngày 27/3: Ngựa ô xuất hiện

Giải trí 2025-03-30 16:30:34 4686
ậnđịnhsoikèoXorazmUrganchvsBuxorohngàyNgựaôxuấthiệtin chuyển nhượng mu   Pha lê - 27/03/2025 09:15  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://pay.tour-time.com/html/03e594352.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Virgil Griffith thuyết trình về cách dùng blockchain né lệnh cấm vận tại Triều Tiên. (Ảnh: WSJ)

Trong phiên điều trần hôm 12/4, Thẩm phán Kevin Castel cho hay ông Griffith biết rõ việc đến Triều Tiên là phạm pháp song vẫn tiếp tục với hi vọng trở thành “một anh hùng tiền mã hóa được ngưỡng mộ và tán dương vì chống lại các lệnh trừng phạt của chính phủ”.

Ông Griffith thừa nhận hành động của mình là sai trái trong buổi tuyên án. Việc bắt giữ khiến ông mất việc tại Ethereum Foundation, làm tiêu tan sự nghiệp và khiến gia đình hổ thẹn.

“Tôi đã nhận được bài học của mình”, ông nói.

Công tố viên liên bang yêu cầu án tù từ 63 tới 78 tháng và khoản phạt tối đa 1 triệu USD. Tuy nhiên, luật sư của ông Griffith đề nghị mức án 2 năm trong tù, xét tới thời gian bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt tại trung tâm tạm giam Brooklyn trước khi bị kết án và ông bị rối loạn nhân cách. Luật sư mô tả ông là một nhà khoa học xuất sắc, người gần như bị ám ảnh với Triều Tiên và tự nhận mình đang hoạt động vì hòa bình.

Tuy nhiên, Thẩm phán Castel vẫn tuyên 63 tháng tù do cần răn đe những người khác, sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ. Ông Griffith phải nộp phạt 100.000 USD.

Ethereum Foundation là tổ chức phi lợi nhuận, thành lập với mục tiêu hỗ trợ nền tảng tiền ảo Ethereum. Vitalik Buterin - đồng sáng lập Ethereum, một người bạn của Griffith - tuyên bố trên Twitter rằng ông Griffith đến Triều Tiên mà không có sự trợ giúp từ tổ chức và nhiều người đã khuyên ngăn.

Mỹ và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cố gắng kiềm chế nỗ lực xây dựng chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên thông qua các lệnh cấm vận nghiêm khắc, bao gồm cấm vận thương mại, tài chính và vũ khí. Theo công tố viên, năm 2018, ông Griffith bắt đầu kế hoạch phát triển hạ tầng tiền ảo tại Triều Tiên. Dù Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo không không được đến nước này, ông vẫn đến Bình Nhưỡng vào tháng 4/2019 để tham dự một hội thảo tiền ảo và blockchain.

Trong quân phục Triều Tiên, ông Griffith nói về cách né lệnh cấm vận cho khoảng 100 khán giả. Bức ảnh chụp bài thuyết trình cho thấy ông đang minh họa trên bảng cách gửi tiền ảo bằng mạng Ethereum. Cụm từ “không có lệnh cấm vận” và hình vẽ mặt cười được viết bên cạnh hình minh họa.

Ngoài ra, ông còn quảng cáo các dịch vụ tài chính liên quan tới blockchain cho người tham dự hội thảo và tư vấn cho công dân Triều Tiên cách chuyển các tài sản tiền mã hóa. Công tố viên liên bang đã bắt giữ ông tại Los Angeles vào tháng 11/2019.

Ông Buterin và một số đồng nghiệp cũ của ông Griffith tại Ethereum Foundation đã viết thư cho Thẩm phán Castel để xin khoan hồng cho bạn mình.

Du Lam (Theo WSJ)

Việt Nam đang xây dựng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền ảo

Việt Nam đang xây dựng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền ảo

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ: Tài chính, Tư pháp, TT&TT và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với việc xây dựng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền ảo.

">

Chuyên gia tiền ảo đi tù vì chuyến đi tới Triều Tiên

Sau những chia sẻ về câu chuyện "vợ chồng tay ba" với báo chí hôm họp báo ra mắt phim mới, cho đến nay, Facebook của diễn viên Kiều Thanh vẫn "im hơi lặng tiếng".

Trang cá nhân của cô từ trước đến nay cũng ít khi cập nhật các trạng thái mới hay đăng hình ảnh công việc, cuộc sống, các thú vui thường nhật như các diễn viên, bà mẹ khác. Người đàn ông của cô cũng chỉ chia sẻ hình ảnh của hai mẹ con Kiều Thanh mà không thấy chia sẻ hình ảnh vợ con "bà cả".

Đúng như Kiều Thanh chia sẻ với báo chí, từ lâu cô đã chấp nhận lùi về hậu trường, sống cuộc sống lặng lẽ. Cô yên phận với cuộc sống làm vợ, làm mẹ để cho chồng hoàn toàn tự tin ra đường, đi làm, vợ chỉ ở nhà lo cơm nước.

Người đàn ông của Kiều Thanh: Vợ chồng tôi cùng Thanh và các con đang rất hạnh phúc! - Ảnh 2.

Kiều Thanh và anh Trịnh Kim Cương

Cô ít nhận các vai diễn cũng là vì lý do này. Chỉ gần đây, con đã lớn và cô cũng đã thấy nhớ nghề nên quyết định nhận lời trở lại với phim Hoa hồng trên ngực trái của đạo diễn Vũ Trường Khoa. Phim dự kiến lên sóng VTV ngay sau khi bộ phim Mê cung kết thúc.

Tuy nhiên, sau khi thừa nhận mình sống như vợ chồng với người đang có vợ con, bộ phim mà Kiều Thanh tham gia có nguy cơ bị khán giả tẩy chay.

Trái với những gì Kiều Thanh chia sẻ trước đó rằng cô và "vợ cả" tên Thủy rất thân thiết với nhau, đến mức cả ba người và con cái thường xuyên đi du lịch cùng nhau, có gì mới cũng mang tặng nhau... thì mới đây, chị Thủy đã chia sẻ với một tờ báo rằng: "Tôi chưa đọc báo và những gì Kiều Thanh chia sẻ sáng nay. Hơn nữa, tôi cũng không quan tâm đâu!". Điều này khiến công chúng không khỏi băn khoăn về "sự thân thiết" mà Kiều Thanh đã chia sẻ.

Trước câu chuyện ồn ào này, chúng tôi đã liên hệ với anh Trịnh Kim Cương - người mà Kiều Thanh đang gọi là chồng. Bằng sự từ tốn, điềm tĩnh, anh Cương không lấy gì làm bất ngờ với câu chuyện mà Kiều Thanh vừa công bố với báo chí. 

Anh cho biết đang đi công tác nên chỉ chia sẻ ngắn gọn với phóng viên: "Anh không muốn báo chí hay mọi người chú ý đến cuộc sống riêng tư của gia đình anh và của Kiều Thanh. Anh chỉ muốn cuộc sống của vợ chồng anh và Kiều Thanh được bình yên. Còn những chuyện mà Kiều Thanh nói hay báo chí và cộng đồng mạng đưa tin thì chắc chắn là có nguyên nhân và lý do. Hiện tại, anh thấy cả ba người cùng các con đang có cuộc sống rất hạnh phúc".

Người đàn ông của Kiều Thanh: Vợ chồng tôi cùng Thanh và các con đang rất hạnh phúc! - Ảnh 3.

Anh Trịnh Kim Cương cho biết, hiện anh đang đi công tác nên không thể trả lời báo chí

 

Khi được hỏi, mong muốn là như thế nhưng Kiều Thanh có vẻ đã đi ngược lại, anh Cương tiếp tục khẳng định: "Có gì đâu, tôi khẳng định là hiện tại vợ chồng anh cùng Thanh và các con đang có một cuộc sống rất hạnh phúc và bình yên".

Theo lời kể của nữ diễn viên Phía trước là bầu trời thì cô và người đàn ông này rất yêu và hợp nhau. Ban đầu, họ vốn là anh em thân thiết, chơi chung với nhau nhiều năm, vì tình nghĩa rồi mới nảy sinh tình yêu. Khi đó, cuộc sống của người đàn ông này gặp nhiều biến động, phá sản, gia đình không hạnh phúc nhưng cô vẫn ở bên anh. Anh cũng là người giỏi giang, bản lĩnh và sống có trách nhiệm với gia đình.

Chính vì vậy mà cô chưa bao giờ yêu cầu anh phải dứt khoát với vợ cả để "danh chính ngôn thuận": "Không dứt khoát vì không thể thất đức như thế được! Người đàn ông có trách nhiệm với vợ con mới là người mình tôn trọng. Nếu anh ấy bỏ vợ thì sẽ có ngày anh bỏ mình. Thanh chưa bao giờ bắt chồng phải dứt khoát với vợ, Thanh bao giờ cũng nói anh về với vợ con anh sẽ tốt hơn!".

Theo Kiều Thanh, cô chấp nhận cuộc sống như hiện nay là bởi năm xưa, chính người vợ cả đã nói với cô rằng: "Chị không cấm em đến với chồng chị, chồng chị đi chán rồi sẽ về với chị. Từ bây giờ chị giao chồng cho em". "Chị giao thì tôi nhận!" - Kiều Thanh thẳng thắn nói.

Tuy xác định an phận với danh nghĩa "vợ hai" nhưng trên thực tế, Kiều Thanh không chấp nhận cảnh "sống chung chồng". Nói cách khác, việc "chồng chung" chỉ là hình thức, còn chồng là của riêng cô chứ cô không chấp nhận cảnh anh sống cùng lúc với hai người phụ nữ. Hiện tại, Kiều Thanh cũng cho biết, cô đang sống cùng bố của con trai chứ anh không sống cùng "vợ cả".

(Theo Giadinh.net)

Kiều Thanh nhận 'gạch đá' vì tự tin nhận mình là 'con giáp thứ 13'

Kiều Thanh nhận 'gạch đá' vì tự tin nhận mình là 'con giáp thứ 13'

Nếu đúng như những gì Kiều Thanh chia sẻ mình là người thứ 3 chung sống như vợ chồng với người chưa ly dị vợ, tùy mức độ vi phạm cô sẽ bị xử lý phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng.

">

Người đàn ông của Kiều Thanh: 'Vợ chồng tôi cùng Thanh và các con đang rất hạnh phúc!'

Sau khi đóng máy phim "Về nhà đi con", Quang Anh và Bảo Hân đã có chuyến công tác tại TP.HCM để ghi hình cho một chương trình truyền hình. Trước lúc lên máy bay về lại Hà Nội, anh bất ngờ bị tai nạn. Do ngã cầu thang và chống hai tay xuống đất nên nam diễn viên bị rạn xương ở cả hai tay.

Quang Anh chia sẻ, anh bị ngã lúc 17h ngày 23/7 nhưng 19h cùng ngày phải lên máy bay để về lại Hà Nội nên không kịp đi bệnh viện điều trị. Nam diễn viên phải cố chịu đau, về đến Hà Nội lúc 22h mới bắt đầu đi khám.

{keywords}
 Quang Anh – Bảo Hân thân thiết từ trong phim đến ngoài đời.

Chứng kiến Quang Anh bị té, rạn xương tay, Bảo Hân giúp đỡ bạn đưa hành lý lên máy bay và chăm sóc bạn trong suốt chuyến bay này.

Quang Anh cho biết, sức khỏe của anh đã tạm ổn, vì chống cả hai tay xuống sàn trong lúc trượt cầu thang nên cả hai tay đều bị rạn xương, không thể cầm nắm được, hai tay anh hiện tại đều bó bột.

{keywords}
Hiện tại, hai tay nam diễn viên đang bó bột để vết rạn xương mau lành.

Bác sĩ điều trị cho biết, vết thương của anh khá ổn, chỉ cần điều trị khoảng 2 đến 3 tuần là có thể tháo bột và hoạt động bình thường.

Dù bị thương, Quang Anh vẫn lạc quan vui vẻ, anh cho biết định không chia sẻ gì nhưng được mọi người hỏi thăm nhiều nên dù không viết được anh vẫn cố gắng cập nhật tình hình của mình để mọi người bớt lo lắng. Nam diễn viên gửi lời cảm ơn đến khán giả và những người đã quan tâm anh.

Anh hóm hỉnh đùa: “Bảo Bảo trong phim không mạnh mẽ nhưng Quang Anh thì mạnh mẽ cực kỳ luôn các bác ạ” khiến bạn bè và người hâm mộ bật cười.

Nam diễn viên hứa sẽ cố gắng nghỉ ngơi thật tốt để sức khỏe mau bình phục và trở lại cuộc sống, công việc hằng ngày.

Mời xem clip tự tạo của bài viết:

Minh Tuyền

'Về nhà đi con' tập 72, Khải ra tù, bất ngờ đến mừng Huệ khai trương quán trà

'Về nhà đi con' tập 72, Khải ra tù, bất ngờ đến mừng Huệ khai trương quán trà

Điều cả Huệ, Dương lẫn ông Sơn không ngờ tới nhất chính là trong ngày khai trương quán trà của Huệ có sự góp mặt của Khải. 

">

Diễn viên ‘Về nhà đi con’ bị tai nạn rạn xương tay

{keywords}Mới đây, Ôn Bích Hà cho trình làng bộ ảnh nude thứ 5 trong sách ảnh “Hải Triều”. Trong một khoảnh khắc, cô khiến nhiều người trầm trồ khi dùng phụ kiện là chiếc lá chuối che ngực trần của mình.

 

{keywords}
Phong cách gợi cảm, phô diễn vẻ đẹp hình thể là đề tài chính trong tập sách ảnh vừa được ra mắt của Ôn Bích Hà. Ý tưởng của concept lấy cảm hứng từ các nhân vật mà cô từng đóng trong các phim như: Phan Kim Liên, Đắc Kỷ, Hải Triều...

 

{keywords}
Ở tuổi 53, “Đát Kỷ quyến rũ nhất màn ảnh” hoàn toàn tự tin với sắc vóc của mình. “Trông cô ấy không khác gì một thiếu nữ”, trang HK01 bình luận.

 

{keywords}
Người đẹp trước đó diện những bộ bikini với tư thế bán nude. Bên cạnh những lời khen về nhan sắc, không ít ý kiến cũng cho rằng cô “nghiện” khoe thân, “cưa sừng làm nghé”, gây ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ...

 

{keywords}

Đáp lại những lời chê bai, Ôn Bích Hà cho biết cô xem bộ ảnh này như một hình thức lưu dấu kỷ niệm, đồng thời tri ân khán giả nên không có gì phải xấu hổ.

 

{keywords}
Ôn Bích Hà luôn được khen ngợi nhờ việc biết chăm sóc và giữ gìn vóc dáng tươi trẻ. Nữ diễn viên từng chia sẻ bí quyết đẹp "quên thời gian" của mình là tập luyện, dinh dưỡng hợp lý.

 

{keywords}
Hồi cuối tháng 6, nữ diễn viên vừa có chuyến nghỉ dưỡng tại thành phố Nha Trang. Cô đặc biệt ấn tượng không khí lãng mạn, hoang sơ của vùng biển và dành nhiều lời khen ngợi trên trang cá nhân.

 

{keywords}
Những năm gần đây, ngôi sao “Đát Kỷ Trụ Vương” hạn chế tham gia các hoạt động trong làng giải trí. Cô dành phần lớn thời gian đi du lịch, vui chơi bên gia đình.

Tuấn Chiêu

'Phan Kim Liên' Ôn Bích Hà khoe ảnh nghỉ dưỡng tại Nha Trang

'Phan Kim Liên' Ôn Bích Hà khoe ảnh nghỉ dưỡng tại Nha Trang

– Nữ diễn viên Hong Kong bày tỏ hào hứng khi lần đầu được nhìn ngắm vẻ lãng mạn, hoang sơ của thành phố biển Nha Trang.

">

“Đát Kỷ” Ôn Bích Hà khoe ảnh lấy lá chuối che ngực trần

{keywords}Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” nhằm tìm giải pháp thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ Việt Nam.

Với chủ đề “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”, tọa đàm có sự tham dự của ông Trần An, đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN; PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam và đại diện một số doanh nghiệp.

Chia sẻ về lý do tổ chức tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo VietNamNet cho biết: KHCN có vai trò rất quan trọng tạo sự bứt phá cho xã hội. Vì thế, các nước tiên tiến đều tập trung đầu tư cho KHCN để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững. Ở Việt Nam, KHCN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo những bước nhảy vọt cho sự phát triển. Vai trò này cũng được Đảng và Nhà nước khẳng định từ nhiều năm trước bằng nhiều nghị quyết, văn bản. Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.

{keywords}
Ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet

Trong những năm qua có một thực tế rằng mỗi liên hệ giữa hoạt động nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ. Thực tế này khiến cả nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước và người dân đều thiệt thòi, tiềm năng sẵn có không được phát huy. Nhiều sáng chế, giải pháp được nghiên cứu, nhưng gặp khó khăn về thương mại hóa.

Trước vấn đề này, Chính phủ đã nổ lực thúc đẩy kết nối giữa ba nhà gồm viện, trường - doanh nghiệp - nhà nước. Từ đó cải thiện chất lượng thị trường giao dịch, mối quan hệ cung cầu công nghệ, chuyển giao sản phẩm công nghệ mới được phát triển. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KHCN. Bộ cũng thúc đẩy chuỗi phát triển thị trường KHCN phải bao gồm nghiên cứu - trung gian và chuyển giao. Trong đó, chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học.

Thời gian qua, dù thị trường KHCN đã được định hình và phát triển, nhưng nguồn cung về các giải pháp, thiết bị dịch vụ công nghệ còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị giao dịch công nghệ chung toàn nền kinh tế là 20,9%. Trong đó, mức độ đóng góp những nghiên cứu từ viện, trường vào công nghệ chủ lực còn thấp. Nguồn cung thị trường KHCN chưa cao do những công trình nghiên cứu tại các trường được trải qua nhiều bước sàng lọc trước khi xem xét tới khả năng thương mại. Bởi có một số nghiên cứu dù có kết quả nghiệm thu tốt nhưng chưa sẵn sàng chuyển giao và có đủ điều kiện, yếu tố thị trường để doanh nghiệp, thị trường đón nhận. 

Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI thực hiện mới đây, có tới gần 85% doanh nghiệp tự tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có gần 14% doanh nghiệp đã phối hợp với đơn vị bên ngoài triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm.

"Trên tinh thần đó, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để giải đáp thông tin chính sách của Nhà nước về thị trường KHCN; những thành tựu, kinh nghiệm mà doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu đã đạt được trong quá trình phát triển thị trường KHCN. Đây cũng là một trong những động lực và là đích đến của KHCN nước nhà, thương mại hóa và đưa các sản phẩm ra đời sống, phục vụ phát triển đất nước, phục vụ đời sống nhân dân, cũng là tự phát triển bản thân và khẳng định mình”, Phó Tổng Biên tập Võ Đăng Thiên cho biết.

{keywords}
 

Thưa ông, Bộ KHCN đã đưa ra chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học. Vậy chương trình này hoạt động đã đem lại kết quả ra sao thưa ông?

Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chương trình phát triển thị trường KH và CN đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8-11-2013 và bắt đầu triển khai từ năm 2015, Chương trình đã đạt được một số kết quả như sau:

Tổ chức trung gian có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ vì vậy thông qua Dự án “Xây dựng hệ thống liên kết các sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến vùng duyên hải Bắc Bộ nhằm thúc đẩy thị trường công nghệ tại Việt Nam” đã góp phần kết nối 05 sàn giao dịch công nghệ của 05 tỉnh/thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình ứng dụng CNTT trong việc kết nối mua bán công nghệ, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.

{keywords}
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN (Bộ KHCN)

Đối với tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, đã có hơn 25 sản phẩm được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của Chương trình, đã góp phần nhằm làm tăng số lượng sản phẩm công nghệ được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tạo động lực gia tăng giá trị giao dịch mua bán tài sản trí tuệ bao gồm (giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ).

Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức các sự kiện về xúc tiến chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Chợ chợ công nghệ và thiết bị; Trình trình diễn kết nối cung - cầu công nghệ; ngày hội khởi nghiệp công nghệ và các sự kiện về đổi mới sáng tạo; triển lãm sáng chế, triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ tiềm năng thương mại hóa ở trong nước và nước ngoài. Các sự kiện này tổ chức hàng năm quy mô vùng, quốc gia và quốc tế đã thúc đẩy hoạt động giao dịch công nghệ và thiết bị, tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN.

Có một thực trạng là việc liên kết giữa nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Vậy chúng ta đã có những giải pháp gì để giải quyết bài toán này?

Ông Trần An: Việc thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa viện, trường với doanh nghiệp vẫn là một bài toán khó. Chỉ 5,7% doanh nghiệp được hỏi cho biết tìm đến viện, trường khi có nhu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần tập trung hoàn thiện thể chế chính sách để phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh mới; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ; thúc đẩy phát triển nhu cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ tại các doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc xã hội hóa các sự kiện thúc đẩy kết nối cung - cầu công nghệ với sự tham gia của khu vực tư nhân…

Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN). Theo đánh giá của ông thì các mô hình mà nhà nước hỗ trợ cho việc nghiên cứu KHCN và thương mại nó ra sao?

PGS.TS Tạ Hải Tùng: Để hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu trở nên hiệu quả thì có mấy vấn đề. Một là: ta phải có kết quả nghiên cứu tốt, có thể giải quyết được bài toán thị trường. Hai là đôi khi chúng ta nghĩ mọi nghiên cứu phải đi đến thị trường ngay song thực ra nghiên cứu có nhiều sứ mệnh. Nếu nghiên cứu cơ bản, nó để phát triển tri thức, các nhà khoa học luôn phải làm để đóng góp cho kho tàng tri thức nhân loại, ngoài ra các nhà khoa học còn có thêm nhiệm vụ đào tạo. Nghiên cứu cơ bản đóng góp rất tốt cho tri thức và đào tạo, nếu đi tới thị trường cần quá trình dài.

Về nghiên cứu ứng dụng, phải định hướng thị trường. Chúng ta mong muốn từ một đề tài ra thẳng thị trường, các nước cũng không làm được điều đó.

Do đó, đầu tiên, chúng ta phải xác định rõ vai trò và sứ mệnh của nghiên cứu khoa học. Thứ hai, chất lượng chúng ta không thể nào chuyển giao và doanh nghiệp không tìm đến nếu chất lượng không đáp ứng được.

Khi có quản lý tốt rồi mới nghĩ tới sự hỗ trợ của bước đi ra thị trường. Nhà nước nên đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu vì bao giờ cũng thế, lượng đổi chất sẽ đổi đặc biệt trong bối cảnh chất lượng còn tương đối thấp. Tuy nhiên, hiện tại, làn sóng các bạn trẻ trở về nước, cung cấp đủ kinh phí họ làm nghiên cứu để từ đó ra sản phẩm… Cần trợ lực hơn nữa để có thể bùng nổ.

{keywords}
Ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN)

Chương trình sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp đặt hàng cho các nhà khoa học. Vấn đề đến từ hai phía nhưng chúng ta có vẻ đang tập trung vào phía đưa nghiên cứu từ ngăn tủ ra thị trường. Vấn đề ngược lại là từ doanh nghiệp đến nhà khoa học, tôi kỳ hơn vào chiều này.

Các chương trình hỗ trợ chỉ có thể đến điểm bùng nổ nếu kết quả đủ tốt. Hai bên không có gì để gặp nhau, nếu ép gặp cũng khó. Nếu sản phẩm đủ tốt, thị trường có nhiều quỹ, doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền vào làm.

Thưa ông, tại Viện Công nghệ thông tin và truyền thông của ông có gặp phải khó khăn nào khi nghiên cứu và thương mại hóa các sản phâm công nghệ?

PGS.TS Tạ Hải Tùng: Chúng tôi có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường nhưng quy mô còn hạn chế. 3 năm gần đây, tình hình khởi sắc hơn nhiều vì đầu tư của nhà nước gửi anh em đi học nước ngoài, nhiều người trở về.

Trình độ phát triển cũng có sự thay đổi về bản chất, chúng ta dần nhận ra câu chuyện nền công nghiệp chỉ dựa vào gia công không còn nhiều dư địa phát triển, do đó phải đầu tư nghiên cứu khoa học. Khi đầu tư chắc chắn sẽ có thành quả. Khi có kết quả tốt, lại có câu chuyện các bạn tự tìm tòi đưa sản phẩm đến thị trường.

Chúng tôi chưa có dự án nào dựa vào hệ thống hỗ trợ của nhà nước mà đa phần các bạn tự triển khai. Ví dụ, các bạn đi thi các giải thưởng như Nhân tài Đất Việt, sau đó các bạn đi gặp quỹ đầu tư hoặc quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lập nhóm để startup hoặc spinoff. Tôi thấy có 4, 5 nhóm như vậy và họ có sản phẩm độc đáo.

Cái hay là để một doanh nghiệp đầu tư cho R&D để nuôi được 5 tiến sĩ từ nước ngoài về như vậy, mỗi tháng phải bỏ ra tối thiểu 1 tỷ, 1 năm chưa ra được gì mất khoảng 12 tỷ. Song, chỉ mất khoảng 2 tỷ nếu hợp tác với các trường. Đó là vì anh đến, nhìn kết quả của họ có phù hợp với bài toàn hay không, anh đặt hàng chỉnh sửa cho phù hợp. Tôi cho rằng việc doanh nghiệp tìm đến trường đã xảy ra chính vì nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, chi phí đỡ tốn kém hơn.

Cuối cùng vẫn là câu chuyện chất lượng nghiên cứu, đầu bài, mọi thứ phát triển hơn sẽ bảo đảm.

Tôi được biết Viện CNTT - TT có được nhận nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học các quỹ trong đó có Vingroup. Ông có so sánh gì từ việc hỗ trợ của các tổ chức này và nguồn vốn của nhà nước?

PGS.TS Tạ Hải Tùng: Tôi về nước năm 2011 có gần 10 năm làm KHCN trong nước, đã nhìn thấy sự thay đổi ấn tượng trong 10 năm nay. Trước đây 10 năm, ở trong trường, hồi đó đi dạy mới có thu nhập. Để apply một đề tài nhà nước chắc 2-3 năm mới được 1 đề tài, khi được phê duyệt cũng hết vấn đề nóng. Các bạn trẻ khả năng tiếp cận đề tài nhà nước gần như không có.

Gần đây, chúng tôi thấy sự tiếp cận mạnh và nhanh chóng của các quỹ, tập đoàn nước ngoài như Samsung, IBM, Naver… họ có cách tiếp cận rất hiện đại. Để xin một đề tài của nhà nước, từ lúc đề xuất đến lúc ký hợp đồng mất khoảng 1 tới 1,5 năm. Nếu apply đề tài từ quỹ của Vingroup chỉ mất 3,4 tháng để ký hợp đồng tài trợ… Cách tiếp cận từ lúc nộp hồ sơ, xét duyệt, ký hợp đồng, hỗ trợ… rất hiệu quả. 

Nhà khoa học chỉ chuyên tâm nghiên cứu thay vì phải làm nhiều câu chuyện liên quan tới quản lý, dự án, đề tài, giải ngân và thủ tục hành chính khác. Đang có xu hướng trong đơn vị là bỏ qua nguồn kinh phí của nhà nước vì quá phức tạp và bất cập, chỉ tập trung vào quỹ nước ngoài và tập đoàn trong nước. Tôi nghĩ rằng đây là xu hướng hay và cơ quan quản lý sẽ phải nhìn lại cách đánh giá, vận hành chương trình của mình nếu không các nhóm nghiên cứu trẻ, năng động sẽ dồn hết sang quỹ nước ngoài.

{keywords}
 

Theo ông, Nhà nước nên làm gì trong việc hỗ trợ đề tài khoa học trước bối cảnh như vậy?

PGS.TS Tạ Hải Tùng: Câu chuyện tự chủ đại học, nhiều người cho rằng cái gì cũng nên xã hội hóa, dựa vào nguồn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Song, khi tìm hiểu, kể cả ở Mỹ, nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhiều nhất vẫn là từ nhà nước. Riêng đối với trường đại học, thống kê của họ cho thấy nhà tài trợ lớn nhất là nhà nước. Vì có những nghiên cứu không ra sản phẩm trực tiếp, các quỹ tập đoàn sẽ không tài trợ, họ chỉ tài trợ cho dự án nào gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Còn nhà nước vẫn phải làm vai trò nghiên cứu khoa học cơ bản, mang tính chất định hướng, dự báo, kể cả không "hot". Do vậy, nhà nước không thể nào bỏ qua việc tài trợ.

Nhưng chúng ta phải thay đổi hệ thống đánh giá, xét duyệt, vận hành quy trình để các quỹ mang tính chất dài hơi hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ, để một nhà khoa học đề xuất đề tài, họ phải đề xuất chủ đề nghiên cứu, lại có hội đồng xét duyệt chủ đề ấy rồi mang đi đấu thầu. Như vậy là không đúng vì chưa chắc người đề xuất đề tài ấy được thực hiện dự án đó. Nhà nước đã lấy cái đó làm đầu bài của nhà nước.

Tại sao không kết hợp hai cái làm một là đề xuất luôn chủ đề nghiên cứu và đề xuất luôn tôi sẽ làm dự án đó. Quy trình ấy nhiều năm nay vẫn tồn tại. Chính vì năng lực ra đầu bài không tốt nên huy động các nhà khoa học ra đầu bài. Đáng lẽ người ra đầu bài thực hiện luôn lại dùng nó để đi đấu thầu, tôi thấy chưa hợp lý. Tôi đề nghị nên thay đổi.

Ngoài ra, nhà nước cố gắng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khi nhà khoa học chuyển giao lo ngại nhất là mất quyền sở hữu trí tuệ. Họ sẽ phải đi đăng ký bằng sáng chế nhưng hiện tại do số lượng chuyên gia xét duỵet chưa được nhiều, thời gian lâu. Thời gian sau xảy ra tranh chấp, nên có hệ thống hỗ trợ họ.

Thêm nữa, làm thế nào để câu chuyện sử dụng hàng Make in Vietnam thực chất hơn thì doanh nghiệp tìm đến nhà khoa học nhiều hơn.

Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam - một công ty chuyên về thiết bị chiếu sáng thông minh. Khi phát triển các sản phẩm công nghệ của mình Lumi có tiếp cận được có được tiếp cận các nguồn lực từ phía nhà nước như vốn đầu tư, cơ chế hỗ trợ khoa học công nghệ… hay không?

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi ra đời từ năm 2012 tự lực là chủ yếu, Bộ KH&CN cũng có một số hỗ trợ như về sản phẩm đưa ra thị trường, hỗ trợ quảng bá ở các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Lumi đánh giá sự hỗ trợ này khá là thiết thực.

Ngoài ra việc đăng ký sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghệ, Lumi cũng có sự hỗ trợ từ Viện Sáng chế. Chúng tôi cũng được hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ để đảm bảo không có xung đột với nước ngoài.

Năm nay, Lumi còn được chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, đây là vinh dự rất lớn để Lumi có nguồn lực tốt hơn đầu tư mạnh cho nghiên cứu & phát triển (R&D).

{keywords}
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam

Vậy ông đánh giá sản phẩm ra thị trường hiện gặp vấn đề gì?

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Chúng tôi gặp nhiều khó khăn ở chỗ ý tưởng này có chưa, có xung đột về mặt sở hữu trí tuệ hay không. Chúng tôi đánh giá phải có thông tin về việc này nếu không sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp.

Bởi khi dành nhiều công sức cho sản phẩm, các nguồn lực khác sẽ bị hạn chế. Bộ KH&CN có thể hỗ trợ được nhưng một sản phẩm công nghệ phải đủ nhanh để ra thị trường (thông thường 6 tháng đến 1 năm), mất 2-3 năm xin tài trợ là quá muộn. Ngoài ra, Bộ có thể hỗ trợ doanh nghiệp mang sản phẩm công nghệ ra nước ngoài, được lắng nghe, phản hồi cải tiến đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là những khó khăn mà chúng tôi đánh giá Nhà nước có một phần hỗ trợ được.

Cụ thể Nhà nước phải hỗ trợ như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Về phần công nghệ lõi sâu, các nhà trường và Viện nghiên cứu nắm khá sâu, Lumi hay các doanh nghiệp dành thời gian nghiên cứu là rất khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực và thời gian. Việc giúp Lumi kết nối các Viện, đứng vai trò doanh nghiệp như Lumi cần gì, hỗ trợ nguồn lực nghiên cứu sâu.  Đây là những việc mà viện nhà trường nghiên cứu có thể làm được để kết nối.

Để một sản phẩm thương mại hóa ra thị trường, về mặt phần cứng, ví dụ như khuôn, chi phí là rất cao. Vì thế rất mong Bộ KH&CN có phương pháp giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất.

Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp chứng thực đây là sản phẩm công nghệ Make in Vietnam, từ đó tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.

Ngoài ra Bộ KH&CN tổ chức các sự kiện truyền thông online/offline giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài.

Hỗ trợ đánh giá về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, bởi các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Hàn không quá quan tâm về thuế mà phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, những việc này doanh nghiệp như Lumi không nắm đầy đủ. Đây là việc mà các Viện nghiên cứu tư vấn đầu mối có thể hỗ trợ được doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Mục đích cuối cùng là hỗ trợ để tạo ra thành quả tốt nhất, sản phẩm bán được ra thị trường thì tất mọi người hỗ trợ trong các khâu đều được hưởng lợi.

{keywords}
 

Tôi quay trở lại câu hỏi với đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, với các đề xuất của các doanh nghiệp và viện nghiên cứu như trên thì Bộ KHCN hiện nay có thể hỗ trợ được thế nào để có thể thúc đẩy việc thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm.

Ông Trần An: Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai  chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ đến năm 2030 với mục tiêu chính: Tiếp tục triển khai bên cung bên cầu để chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành sản phẩm. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát kiện toàn chính sách có liên quan về thị trường KHCN để có sự đồng bộ thống nhất khi triển khai. Bên cạnh đó, sẽ phát triển các công cụ hỗ trợ phát triển công nghệ trong đó tập trung các tổ chức trung gian với vai trò kết nối bên cung bên cầu không chỉ chương trình 2075 và một số chương trình khác như 592, 68, đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Thực tế bản thân các doanh nghiệp đã chủ động tham gia hoạt động KH&CN nhưng cũng có hạn chế khi chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên ngiệp. Vì vậy doanh nghiệp gặp nhiều rào cản khi tham gia các chương trình KHCN theo quy định pháp luật. Vì vậy chưa tiếp cận được nên nhiều sự hỗ trợ của nhà nước.

Trong thời gian tới, trọng tâm của chương trình là: Tiếp tục thúc đẩy tăng giá trị giao dịch trên thị trường KHCN từ kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; Kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thuế giới, thúc đẩy tính sẵn sàng chuyển giao của công nghệ Việt Nam ra nước ngoài, vào thực tiễn; Gia tăng sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề đặc biệt là nhóm ngành có giá trị cao có đóng góp cao cho nên kinh tế.

Thưa ông Nguyễn Tuấn Anh, ở góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá chính sách mà Bộ KHCN đưa ra hiện nay như thế nào?

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Cần phải đưa ra chính sách rất nhanh bởi công nghệ rất dễ lạc hậu, đứng vai trò Bộ KH&CN cần giúp giải quyết vấn đề thực sự nhanh và hiệu quả, ví dụ như trình đề án cần rút xuống một quý để các nhà khoa học như Lumi nộp dự án. Nếu để 6-7 tháng thì mọi thứ đã thay đổi, thành sản phẩm mới mất rồi.

Vậy Lumi cũng đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, điều này sẽ tác động như thế nào đến công ty thưa ông?

Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi được nhận hỗ trợ về thuế rất lớn, ví dụ có lợi nhuận không phải nộp lại nhiều. Nhờ đó Lumi có thể đầu tư lại cho nghiên cứu & phát triển (R&D) hay hợp tác với trường hay Viện nghiên cứu, giúp Lumi tiếp cận nhanh và đi nhanh với sản phẩm công nghệ. Giải pháp mới cung cấp cho khách hàng, sản phẩm công nghệ phải đưa ra kịp thời đến khách hàng, nếu không chậm chân sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường.

Tôi làm việc tại một Bộ ở Hà Nội, tôi thấy trong cơ quan tôi có rất nhiều đề tài khoa học nghên cứu nhận tiền xong thì cất ngăn kéo. Vậy Bộ KHCN có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này? ( Độc giả Nguyễn Nam – Hà Nội)

Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Nghị định đã quy định phương án xử lý tài sản sau khi nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Vì vậy, các kết quả sau khi kết thúc nhiệm vụ mà phải có phương án xử lý nhất định như tiếp tục nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thương mại hóa.

{keywords}
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN.

Tôi là một nhà khoa học độc lập và sính sống tại Việt Nam, vậy tôi có thể tiếp cận với nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu KHCN hay không, nếu có thì làm cách nào? (Độc giả Bình Minh – TP.HCM)

Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã quy định chính sách khuyến khích cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chương trình, đề án hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.

 

Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ toasoan@ictnews.vn

Nhóm PV

">

Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”

{keywords}Hôm 22/7, vợ Quyền Linh là Dạ Thảo đăng ảnh gia đình đi du lịch ở Quy Nhơn. Nhiều tài khoản đã vào bình luận, khen ngợi cô con gái đầu mới 14 tuổi của Quyền Linh "xinh như hoa hậu".
{keywords}
Dù mới 14 tuổi nhưng cô bé Lọ Lem (tên ở nhà của Thảo Linh) luôn nhận được nhiều sự quan tâm bởi có vẻ ngoài xinh không khác gì diễn viên, hoa hậu.

 

{keywords}
Lọ Lem cùng em gái Hạt Dẻ luôn vui vẻ, yêu thương nhau trong mỗi chuyến đi chơi cùng bố mẹ.
{keywords}
Có thể thấy cô bé luôn là niềm tự hào của MC Quyền Linh. Anh thường xuyên đăng tải những hình ảnh gia đình hạnh phúc cùng vợ và các con gái của mình.

 

{keywords}
Gương mặt và vóc dáng của con gái đầu Quyền Linh khiến nhiều người khen ngợi.
{keywords}

Vẻ đẹp thanh tú của Lọ Lem luôn khiến người nhìn cảm thấy đặc biệt, đáng yêu.

 

{keywords}
Lọ Lem càng lớn càng được khen xinh như hoa hậu, diễn viên. Cô còn được dân mạng ví là "tiểu Trương Bá Chi".

 

{keywords}
Trong một số khung ảnh, cô bé còn khoe khéo góc nghiêng không chê vào đâu được và thần thái cuốn hút dù mới 14 tuổi.
{keywords}

Với vóc dáng và khuôn mặt xinh đẹp này, Lọ Lem được nhiều người dự đoán khi trưởng thành cô bé sẽ là một ứng cử viên sáng giá ở các cuộc thi nhan sắc.

Hà Lan

Quyền Linh từng đói đến mức xin vét nồi cháo, gia sản chỉ có nồi nứt móp

Quyền Linh từng đói đến mức xin vét nồi cháo, gia sản chỉ có nồi nứt móp

 - Anh kể nguyên nhân luôn đem theo đôi dép tổ ong cho đến tận bây giờ vì đó là một vật kỷ niệm không thể quên của nam nghệ sĩ trong những ngày đầu đặt chân lên thành phố.

">

Con gái MC Quyền Linh càng lớn càng được khen xinh như hoa hậu

Sau khi ly hôn lần 2, Việt Anh quyết định "tân trang" lại nhan sắc. Anh được Quế Vân đưa sang Hàn Quốc phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên hình ảnh anh đăng tải ngay sau đó bị cư dân mạng chê.

Họ cho rằng nam diễn viên đã tự "phá tướng", đánh mất sự nam tính, duyên dáng vốn có trước đây. Sau đó, nam diễn viên cho biết do khuôn mặt sưng sau phẫu thuật, lại qua phần mềm chỉnh sửa nên khán giả có cảm giác anh có ngoại hình khác lạ.

{keywords}
Gương mặt Việt Anh cứng đờ, khác lạ sau khi phẫu thuật thẩm mỹ.

Mới đây, hình ảnh diễn viên Người phán xử trong buổi gặp gỡ bạn bè tiếp tục gây sự chú ý. Trong ảnh, có thể thấy gương mặt Việt Anh đã bớt sưng sau 2 tuần phẫu thuật thẩm mỹ nhưng vẫn cứng, đơ. Nhiều khán giả nhận xét gương mặt Việt Anh sau tác động của dao kéo nhìn quá khác lạ. Nếu chỉ nhìn qua, khó nhận ra đó là nam diễn viên mà mình từng yêu mến.

Sau những phản hồi bày tỏ sự tiếc nuối cũng như đánh giá tiêu cực của khán giả về nhan sắc mới, Việt Anh đã gỡ tất cả hình ảnh này khỏi trang cá nhân. 

Nói về diện mạo mới của nam diễn viên, Công Lý viết: "Bên đó làm mũi nhìn thật dã man ý”. Diễn viên Hồng Đăng hài hước chia sẻ: "Tôi đã mất đi một người anh và giờ lại giao tiếp với ông anh mới này".

{keywords}
Gương mặt Việt Anh thay đổi nhiều sau phẫu thuật thẩm mỹ.

Vào tháng 6, Việt Anh và vợ 9X chính thức tuyên bố ly hôn sau khi có một con trai chung. Đây là lần thứ 2 nam diễn viên đổ vỡ hôn nhân. Trên mạng xã hội lan truyền tin Quỳnh Nga là người thứ ba, phá vỡ hôn nhân của Việt Anh và bà xã Trần Hương. Nữ diễn viên đã nhanh chóng phủ nhận và cho biết cả hai chơi chung trong một nhóm bạn từ rất lâu.

Việt Anh sinh năm 1981. Anh có nhiều vai diễn thành công, được đánh giá cao như Cao Thanh Lâm trong Chạy án, Phan Hải trong Người phán xử.

(Theo Zing)

Việt Anh khẳng định 'vẫn men 100%' hậu phẫu thuật thẩm mỹ

Việt Anh khẳng định 'vẫn men 100%' hậu phẫu thuật thẩm mỹ

 - Nam diễn viên 'Mê cung' tiếp tục đăng tải hình ảnh mới nhất khẳng định mình vẫn "men 100%" sau khi thấy nhiều người bàn tán về bức ảnh được cho là anh đã phẫu thuật thẩm mỹ quá đà.

">

Gương mặt Việt Anh khác lạ, khó nhận ra sau phẫu thuật thẩm mỹ

友情链接