Barca (61 điểm) đã thắng giòn Mallorca, Zidane có nhiệm vụ thúc Kền kền trắng (56 điểm) chơi trận ra trò, tiếp tục đua tốc độ La Liga.
![]() |
Zidane chịu không ít sức ép dưới triều đại thứ 2 của mình tại Real Madrid |
Tờ Marca nhìn nhận, 3 tháng nghỉ dịch Covid-19 là thời gian để Zidane tính kế và giải quyết những vấn đề của Real Madrid để có thể cùng đội trở lại với diện mạo khác, thuyết phục.
Theo nguồn này, chỉ có danh hiệu La Liga mới đảm bảo công việc cho chiến lược gia người Pháp, nếu không ‘gã hói’ sẽ thấy mình trong tình huống ‘hết sức tế nhị’.
Zidane cùng Real Madrid có chiến dịch đầy nghi ngờ sau những khó khăn trước mùa giải. Tuy nhiên, bởi Barca cũng chệch choạc nên có thời điểm Kền kền đã vươn lên số 1.
Dù vậy, trước khi nghỉ vì dịch Covid-19, Real Madrid đã bị Real Betis đánh bại, rơi khỏi vị trí số 1. Họ cũng mất điểm trước Celta Vigo và bại dưới tay kẻ yếu Levante và để thua sốc Man City ngay tại Bernabeu ở lượt đi vòng 16 Cúp C1.
Bất kể liên tục chịu không ít những sức ép và từng tuyên bố không sợ chuyện bị sa thải, Zidane với tâm trạng đầy lạc quan cùng Real Madrid chuẩn bị cho phần còn lại của mùa giải.
Theo Marca, HLV người Pháp tin Real Madrid có thể đạt 2 mục tiêu chính của mùa giải: La Liga lẫn Champions League.
L.H
" alt=""/>Real Madrid vs Eibar, La Liga, Zidane đã bị nhắc nguy cơ mất việc![]() |
Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở châu Á trong năm 2020. Đồ họa: IMF |
Theo IMF, đại dịch đã tác động lớn đến kinh tế nhưng Việt Nam đã có những bước đi quyết liệt để hạn chế suy giảm kinh tế và y tế. Nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn chặn, kết hợp với truy vết tiếp xúc, xét nghiệm chọn lọc và cách ly các trường hợp nghi nhiễm đã giúp giữ cho tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong rất thấp tính theo đầu người.
Ngăn chặn dịch bệnh thành công cùng với hỗ trợ chính sách kịp thời cũng giúp giảm thiểu suy thoái kinh tế và quy mô gói phản ứng khẩn cấp.
Trong năm 2020, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,9%, thuộc diện cao nhất trên thế giới, nhờ sự phục hồi sớm của các hoạt động trong nước cùng với năng lực xuất khẩu tốt, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng điện tử công nghệ cao khi người dân trên toàn cầu làm việc tại nhà.
Đánh giá của IMF chỉ ra rằng, Việt Nam bước vào đại dịch với các nền tảng kinh tế và vùng đệm chính sách vững chắc, mặc dù vẫn còn một số thách thức về cơ cấu cần phải giải quyết. Đầu tư nước ngoài mạnh và thặng dư tài khoản vãng lai đã tăng cường năng lực phục hồi của kinh tế. Dù vẫn còn một số điểm yếu, sức khỏe của hệ thống ngân hàng được cải thiện, với khả năng sinh lời, thanh khoản cao hơn, và ít nợ xấu hơn so với trước kia.
Việt Nam cũng đạt được tiến bộ đáng kể trong việc củng cố tài chính công trước Covid-19. Việc xây dựng các vùng đệm về tài khóa và tài chính trước đại dịch đã giúp Việt Nam đương đầu tốt hơn với cú sốc. Tuy nhiên, theo IMF, vẫn còn khoảng trống lớn để Việt Nam thúc đẩy năng suất và cải thiện khả năng phục hồi kinh tế.
![]() |
Đánh giá của IMF nêu thêm, các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ cần được duy trì vào năm 2021 để đảm bảo phục hồi một cách bền vững và toàn diện.
Thị trường lao động Việt Nam chịu tác động lớn trong quý 2 năm 2020, đặc biệt là khu vực kinh tế phi chính thức. Điểm yếu vẫn tồn tại dù đã có sự phục hồi về việc làm. IMF cho rằng, các chính sách ngắn hạn cần tập trung vào duy trì việc làm và tạo thuận lợi tái phân bổ các nguồn lực.
Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng trợ cấp tuyển dụng và các chính sách khuyến khích đào tạo việc làm chẳng hạn. Sự bao phủ của mạng lưới an sinh xã hội hiện nay cũng cần được mở rộng và cải thiện về hiệu quả. Theo thời gian, các chính sách nên hướng tới giảm bớt lao động phi chính thức bằng cách cải thiện các kỹ năng làm việc và hạ chi phí thuê/sa thải các lao động chính thức…
Sự phục hồi bền vững còn phụ thuộc vào việc bảo vệ sự ổn định tài chính. Các doanh nghiệp ở Việt Nam tiến vào cuộc khủng hoảng với bảng cân đối kế toán tương đối yếu, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn chiếm ưu thế trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nhất. Covid-19 khiến cho hả năng thanh khoản và khả năng thanh toán của họ càng bị suy yếu.
Các chính sách tiền tệ, tài khóa và tài chính do chính phủ thực hiện đã góp phần giảm thiểu nguy cơ phá sản và sa thải hàng loạt. tiếp tục giám sát chặt chẽ, kết hợp với những nỗ lực kịp thời giải quyết các khoản vay có vấn đề, đồng thời tăng cường các khuôn khổ quản lý và giám sát sẽ giúp giải quyết các rủi ro hệ thống tài chính.
Trong đánh giá mới, IMF khuyến nghị Việt Nam cần có những cải cách quyết liệt hơn nữa, để tận dụng tối đa tiềm năng tăng trưởng lớn của mình. Tổ chức tiền tệ này cho rằng, để làm điều đó đòi hỏi phải giải quyết các nguồn cơn gây hiệu suất thấp.
Theo IMF, Việt Nam nên ưu tiên cải thiện môi trường kinh doanh và đảm bảo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải cách hướng tới giảm bớt gánh nặng pháp lý mà các doanh nghiệp phải đối mặt, cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực của họ, đổi mới, tăng cường quản trị và tiếp cận công nghệ. Những cải cách trong lĩnh vực này sẽ giúp Việt Nam gặt hái được nhiều thành tựu hơn nữa từ việc tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu trong một thế giới hậu đại dịch.
Thanh Hảo
Chủ tịch Ủy ban Tình báo chung kiêm là Phó Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ SD Pradhan phân tích lý do Việt Nam là hình mẫu trong việc đối phó với đại dịch Covid-19.
" alt=""/>IMF khen ngợi thành công kinh tế của Việt Nam giữa đại dịch CovidNga sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An. Chị gái Nga, cách em 4 tuổi, dù đỗ đại học nhưng đã phải gác lại khát khao đi học để làm công nhân kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Căn nhà cấp 4 của gia đình Nga mãi đến năm 2021, sau bao năm làm lụng vất vả của bố mẹ và chị gái, mới được sửa lại để gia đình có thể tạm yên tâm mỗi mùa mưa bão. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, bố em phát hiện mắc ung thư. Lúc đó, Nga đã nghĩ học xong lớp 12 sẽ đi làm công nhân để phụ giúp gia đình giống chị gái.
Năm 2021, em thi đạt 26,65 điểm tổ hợp D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) và đỗ vào ngành Giáo dục tiểu học của Trường ĐH Vinh.
Nghĩ hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, bố mắc bệnh nan y, em đã quyết định không học đại học mà đi làm công nhân. Quyết định được đưa ra chóng vánh, tương tự người chị của mình.
Nga xin vào làm ở một công ty về điện tử. Cũng như bao công nhân khác, em đi làm từ sáng sớm và tối mịt mới về nhà trọ. "Nhìn các bạn được phát triển bản thân, được học thêm nhiều kiến thức, em rất thèm thuồng”, Nga kể.
Sau một thời gian đi làm công nhân, Nga cảm nhận khát khao được đi học còn trong mình rất lớn. Khát khao ấy luôn thôi thúc em trở lại giảng đường.
Cuối cùng em lựa chọn trở về nhà và ôn thi lại để được đi học với hy vọng giúp bản thân và gia đình thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn và mang lại nhiều giá trị hơn cho xã hội.
Thế nhưng, ngày bỏ việc trở về nhà, Nga cũng phải đối mặt với không ít áp lực. Nhiều người nghĩ em đua đòi theo bạn bè, không chịu khó làm việc. Ban đầu bố mẹ, anh chị đều phản đối, thậm chí trách móc. Khi đó, Nga rất buồn và đã khóc rất nhiều với suy nghĩ “bản thân vô dụng và không giúp ích được gì cho gia đình”.
Nhưng sau đó, em đã lấy lại được tinh thần và quyết tâm. Ban ngày, Nga phụ giúp bố mẹ làm công việc đồng áng, chăn nuôi. Buổi tối em lao vào ôn bài.
“May mắn là khoảng thời gian đó, em được một số người bạn thân động viên. Bố mẹ khi thấy sự kiên trì, nỗ lực quyết tâm học hành của em nên cũng ủng hộ”, Nga trải lòng.
Nếm trải quãng thời gian làm công nhân khó khăn, Nga càng kiên định quyết tâm phải học để thay đổi cuộc đời, có một công việc tốt hơn.
Và rồi Nga đã chứng tỏ với mọi người em không chỉ thi đỗ đại học mà còn làm rất tốt khi đạt số điểm 28,5 tổ hợp khối C (trong đó Văn 9, Lịch sử 10 và Địa lý 9,5). Cộng 2 điểm ưu tiên đối tượng cùng 0,75 điểm khu vực đặc biệt khó khăn, Nga có tổng điểm 31,25 và trở thành thủ khoa đầu vào của Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2022.
Nói về lựa chọn theo đuổi nghề giáo, Nga chia sẻ: “Em là người khá tự ti. Khi được giảng bài cho người khác là lúc bản thân cảm thấy tự tin, vui vẻ nhất”.
Quyết định theo nghề giáo cũng giúp em bớt được gánh nặng học phí và được hỗ trợ phần nào phí sinh hoạt.
Nga tâm sự, trúng tuyển đại học, trở thành thủ khoa, song niềm vui của em vẫn hòa lẫn với nỗi lo. Em dự tính, sau khi làm quen môi trường đại học và thu xếp ổn định việc học sẽ đi làm thêm để trang trải việc học và sinh hoạt.
Trong tương lai gần, Nga mong muốn bản thân luôn giữ vững quyết tâm ý chí, để vượt lên hoàn cảnh và có thể học tập tốt. Xa hơn, em mong muốn tốt nghiệp ra trường sẽ trở thành cô giáo, có một công việc ổn định để có thể giúp đỡ bố mẹ. Đồng thời, làm nghề giáo, em có thể giúp đỡ được nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học không bị mất đi cơ hội học tập như chị gái em.