Bóng đá

Nhận định, soi kèo Cagliari vs Fiorentina, 20h00 ngày 21/4: Nối dài ngày vui

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-24 10:51:14 我要评论(0)

Hư Vân - 21/04/2025 04:35 Ý lịch thi đấu bóng đá vô địch đứclịch thi đấu bóng đá vô địch đức、、

ậnđịnhsoikèoCagliarivsFiorentinahngàyNốidàingàlịch thi đấu bóng đá vô địch đức   Hư Vân - 21/04/2025 04:35  Ý

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Tôi vinh dự và xúc động được quay trở lại Hà Nội để hát trong ngày lễ Quốc khánh. Năm ngoái, khi không tham gia được, ngồi xem tại nhà những thước phim của năm trước, tôi cảm thấy bồi hồi, ước cho đại dịch mau qua đi để được trở lại thủ đô.

Tôi cảm ơn báo VietNamNet đã nhớ đến Khánh Ngọc và tạo điều kiện để tham gia chương trình. Hy vọng "Điều còn mãi 2022"trở lại sau đại dịch sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.

Dấu ấn mà Phạm Khánh Ngọc mang lại cho chương trình năm nay sẽ là gì?

Trong chương trình năm nay, Khánh Ngọc được giao bài hát "Bài ca hy vọng" của nhạc sĩ Văn Ký. Đây là bài hát rất ý nghĩa và mang đậm chất khát vọng, ca ngợi quê hương đất nước. Chúng ta đang thắp thêm niềm hy vọng mới khi đất nước vừa thoát khỏi cơn đại dịch Covid-19 căng thẳng và đau thương, hướng đến tương lai mới với niềm hy vọng và những điều tốt đẹp.

Theo đuổi dòng nhạc hàn lâm như opera, chị phải đánh đổi ra sao khi cần đến ít nhất 10 năm tôi luyện giọng hát?

Đánh đổi nhiều nhất là thời gian và tuổi trẻ. Tôi bắt đầu học thanh nhạc chuyên nghiệp năm 18 tuổi sau khi tốt nghiệp phổ thông cho đến bây giờ khi đã ngoài 30. Suốt khoảng thời gian đó, tôi không ngừng học tập, trau dồi, biểu diễn và giảng dạy. Khó khăn rất nhiều bởi học nghệ thuật nói chung và học thanh nhạc nói riêng cần nhất sự khổ luyện, phải vững tin và có đam mê.

Tính đến nay, tôi đã hoạt động nghệ thuật 16 năm và vẫn không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, nhất là trên con đường giảng dạy, để truyền lại những kiến thức cho thế hệ tiếp theo.

Hầu hết các tác phẩm opera đều được viết bằng tiếng Ý, chị truyền tải các tác phẩm này đến với khán giả như thế nào khi bất đồng ngôn ngữ luôn hiện hữu?

Ngoài tiếng Ý, các tác phẩm opera còn có tiếng Đức, Pháp, Nga, không dễ hiểu đối với khán giả Việt Nam. Để truyền tải các tác phẩm, điều đầu tiên là phải đọc kỹ nội dung, lược sử của vở Nhạc kịch, hiểu nội dung hát rồi xây dựng tâm lý nhân vật. Như vậy khi biểu diễn, khán giả sẽ hiểu được phần nào tính cách và tâm lý nhân vật và điều mà nhân vật muốn nói.

Các vở opera thường sẽ có bảng điện tử hiển thị nội dung được dịch. Với điều kiện khó khăn hiện tại, dù không có nhưng cũng sẽ những bảng tóm tắt nội dung cho khán giả. 

Tiếng Việt bị cho rằng không thuận lợi khi hát opera?

Tiếng Việt là ngôn ngữ khó và không thuận lợi để hát âm nhạc cổ điển, nhất là thanh nhạc cổ điển thính phòng bởi vì tiếng Việt có nhiều âm đóng, không giống tiếng Ý là có nguyên âm và âm mở. Tiếng Việt phải đóng âm mới thành từ hoàn chỉnh, nếu không đóng sẽ giống như bị ngọng. Đó là đặc thù không thuận lợi khi hát opera của tiếng Việt.

Nhiều nhà nghiên cứu và sư phạm thanh nhạc đã viết, nghiên cứu và hoàn thiện về kỹ thuật hát tiếng Việt. Khi đi dạy, tôi cũng phải có kỹ thuật nhất định và biết cách đóng âm. Hát tiếng mẹ đẻ mà không đúng sẽ hơi buồn cười nên tôi phải chú trọng rất nhiều khi hát tiếng Việt.

Chị nhìn nhận ra sao về thị hiếu của khán giả Việt Nam với opera hiện nay? 

Khán giả trẻ Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với âm nhạc cổ điển hàn lâm nói chung và opera nói riêng là tín hiệu đáng mừng. Qua những buổi biểu diễn của Nhà hát Giao hưởng, Nhạc-Vũ kịch TP.HCM (HBSO) nơi tôi đang công tác và các buổi biểu diễn của những nhóm, tổ chức, nhiều bạn trẻ bắt đầu cảm thấy thích thú và tìm hiểu, quan tâm opera hơn.

Trong các buổi biểu diễn và đêm nhạc cổ điển thính phòng và nhạc kịch tại TP.HCM, tôi thấy số lượng người Việt khá nhiều, chiếm đa số. Trong các buổi biểu diễn của Nhà hát Giao hưởng, Nhạc-Vũ kịch TP.HCM (HBSO), số lượng người Việt chiếm 50% và có khi là 2/3.

Opera thường gắn liền với định nghĩa về một dòng nhạc sang trọng, dành cho giới nhà giàu và học thức cao, đôi khi có phần hoa mỹ và kiểu cách. Quan điểm này liệu có đúng?

Theo tôi, quan trọng là cảm xúc và âm nhạc người ta cảm nhận thế nào nên không có quan điểm chính xác.

Đêm nhạc của nhiều nghệ sĩ opera hàng đầu thế giới thu hút đông đảo khán giả đến thưởng thức khi kết hợp cùng các nghệ sĩ nhạc nhẹ. Chị có dự định về những sự kết hợp tương tự?

Kết hợp với các ca sĩ nhạc nhẹ là cách hay để opera tiếp cận với khán giả trẻ. Nếu tổ chức concert hay đêm nhạc riêng, tôi vẫn muốn nó là thuần về cổ điển và khách mời cũng tương tự. Nhưng nếu có cơ hội, tôi cũng sẽ thử bởi vì những điều mới mẻ luôn mang đến luồng gió mới. 

Vừa là một nghệ sĩ opera, vừa là một giảng viên thanh nhạc, chị có nghe âm nhạc của các bạn trẻ hiện nay?

Không chỉ nhạc của các bạn trẻ, tôi nghe nhiều thể loại nhạc, cả âm nhạc truyền thống, dân gian Việt Nam. Tôi nghe để có một cái nhìn chung và hiểu được thị hiếu, thị trường và tiếp nhận các xu thế về âm nhạc.

Lối sống khép kín của chị có là trở ngại khiến khán giả khó chú ý và tiếp cận?

Tôi không nghĩ đó là trở ngại vì chỉ hoạt động nghệ thuật đơn thuần, không dấn thân vào showbiz. Tôi chọn con đường hoạt động nghệ thuật bình yên, được làm và sống với nghề, đúng với những gì mình học và yêu thích là hạnh phúc rồi. Là nghệ sĩ opera, số lượng khán giả của tôi có thể không nhiều. Họ yêu thích dòng nhạc cổ điển nên tự tìm để nghe nên lối sống khép kín không ảnh hưởng gì. 

Những áp lực về việc lập gia đình có đến với chị ở thời điểm hiện tại?

Tôi quan niệm vạn sự tùy duyên, nhất là chuyện tình cảm và lập gia đình. Mọi thứ sẽ tự đến và không cưỡng cầu nên tôi không bị áp lực gì về những chuyện này. Trong tương lai, tôi dự định học tiếp bậc Tiến sĩ ở Việt Nam hoặc nước ngoài và học thêm vài ngôn ngữ.

Huy Vũ

" alt="Phạm Khánh Ngọc: 'Đánh đổi thời gian và tuổi trẻ để theo opera'" width="90" height="59"/>

Phạm Khánh Ngọc: 'Đánh đổi thời gian và tuổi trẻ để theo opera'

W-z4981514815184-aebb67adbf0e02142b2494e97d808547-1.jpg
Nhà phê bình mỹ thuật Quang Việt, bà Nguyễn Thị Lâm và con gái hoạ sĩ Nguyễn Cương tại lễ ra mắt sách.

Bà Nguyễn Thị Lâm - vợ hoạ sĩ Nguyễn Cương xúc động vì sau 4 năm ấp ủ, cuốn sách đã thành hình. Bà hy vọng đây là ấn phẩm tốt, đáp ứng được sự trông đợi của gia đình, bạn bè cũng như nhu cầu của bạn đọc yêu nghệ thuật muốn tìm hiểu về hội hoạ Việt Nam và các hoạ sĩ khác. 

Cuốn sách song ngữ dày 150 trang bắt đầu bằng việc giới thiệu tác phẩm sơn mài Xưởng đóng tàu Hải Phòng, sáng tác năm 1974. Đây là bài thi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam của Nguyễn Cương. Tác phẩm đầu tay này đã vượt qua sự thẩm định, đánh giá khắt khe, thận trọng của giới mỹ thuật để đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Gần 50 năm qua, giới mộ điệu khi vào bảo tàng đều thấy sự hiện diện của tác phẩm này. Bức tranh được xếp vào di sản của phong trào nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Với Nguyễn Cương, đó cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất, được biết đến sớm nhất của ông.

W-z4981524981769-1670e38cfa79e25754ef769104330a59-1.jpg
Tác phẩm 'Xưởng đóng tàu Hải Phòng'.

Với Xưởng đóng tàu Hải Phòng, tác giả chỉ sử dụng mấy màu gốc của sơn mài truyền thống như đen, cánh gián và vàng phủ hoàn kim để vẽ trên nền bạc mà vẫn diễn tả được mọi sắc thái tương phản về đậm nhạt, sáng tối, nóng lạnh, trong đục; các đường tiếp giáp khi mềm khi cứng cùng những hình diện gợi đầy tính xúc giác đặc trưng cho một quang cảnh công nghiệp. 

Khác hẳn bức vẽ Xưởng đóng tàu Hải Phòng, sau 6 năm, với tác phẩm Những cô gái thông tin, ông không bận tâm đến những gì ngẫu nhiên mà rút gọn tất cả vào một lối vẽ cách điệu phong cách hoá duy nhất, đặt các hình tượng và mô típ trên nhiều tầng nhiều lớp, theo nhiều góc hướng nhìn, tạo ra một bố cục ước lệ liên hoàn đầy nhịp điệu như có cả vũ, cả nhạc trong đó.

Qua bức tranh này, Nguyễn Cương đã thể hiện đầy đủ một năng lực khá xuất sắc trong nghệ thuật tập hợp và chuyển hoá “tư liệu sống” thành một tác phẩm quy mô đồng bộ về không gian và tạo hình bằng giá trị thực, độc lập của thể loại, đề tài và chất liệu. Giải Đồng tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980 cho tác phẩm này chính là sự ghi nhận và tôn vinh đóng góp quan trọng của ông trong mỹ thuật.

W-z4981514799989-c94d2c41461c699120b9303b44d3ea65-1.jpg
Tác phẩm 'Những cô gái thông tin'.

Nhà phê bình nghệ thuật Quang Việt cho biết, khi được hai mẹ con bà Nguyễn Thị Lâm ngỏ lời nhờ viết cuốn sách về hoạ sĩ Nguyễn Cương, ông khá e dè vì “cuốn sách lúc đó đã lên sơ bộ, làm lại sợ khó, sợ gia đình thất vọng”.

“Viết những trang đầu của cuốn sách, tôi hơi lúng túng vì chỉ biết hoạ sĩ Nguyễn Cương thôi, không thân, không có tình cảm. Cơ duyên lần đầu biết tới tranh ông là năm 1994. Tôi ấn tượng với bức ông vẽ về một chú bộ đội đã mất bên chiếc áo trấn thủ và cuốn nhật ký. Bức tranh thực sự ám ảnh. 

Tôi viết sách khá nhiều nhưng đây là lần đầu tiên viết về hoạ sĩ ở lứa tuổi đã đi qua hai cuộc kháng chiến, lại có phong cách hội hoạ rất phức tạp. Tôi thực sự gặp sức ép lớn. Nhưng khi cuốn sách hoàn thành, mang tới Nhà xuất bản Mỹ thuật in, chị biên tập viên nói: Đọc cuốn sách này thấy một Nguyễn Cương vĩ đại một cách rất giản dị.Thế là tôi yên tâm. Tôi không dám khẳng định mình viết hay nhưng đã cố gắng đạt yêu cầu của gia đình. Quy mô cuốn sách không quá lớn nhưng cũng không hề nhỏ”, ông Quang Việt chia sẻ.

W-z4981514815180-b5467022d7d103d2ea1c372a1b35c224-1.jpg
Cuốn sách về hành trình theo đuổi hội hoạ của Nguyễn Cương. 

Hoạ sĩ Nguyễn Cương (Nguyễn Văn Cương) sinh năm 1943 tại Hải Phòng. Ông nguyên là Giám đốc Xưởng Mỹ thuật Quân đội. Trong cuộc đời nghệ thuật kéo dài 45 năm, hoạ sĩ Nguyễn Cương đã vẽ khoảng 500 bức tranh, trong đó chủ yếu là sơn mài. Ngoài hội hoạ, ông còn sáng tác nhiều tranh tường khổ lớn và thực hành cả điêu khắc. 

Ông từng giành Huy chương Đồng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1980 với tác phẩm khổ lớn Những cô gái thông tin.Năm 1983, ông có triển lãm cá nhân tại Budapest (Hungary), toàn bộ tác phẩm trưng bày khi đó đã được nhà sưu tập nghệ thuật mua hết.

Hà Nội thu nhỏ trong cuốn sách tranh độc đáo của họa sĩ Ngọc LinhSáng 5/10 tại Hà Nội, họa sĩ Ngọc Linh tổ chức buổi ra mắt bộ sách 'Hà Nội tôi yêu' tới độc giả và những người mê hội hoạ, yêu mến Thủ đô." alt="Chân dung hoạ sĩ Nguyễn Cương qua những tác phẩm để lại" width="90" height="59"/>

Chân dung hoạ sĩ Nguyễn Cương qua những tác phẩm để lại

"Tôi yêu trẻ con và tất cả lũ trẻ là con của bạn bè tôi. Tôi chỉ không chắc mình có yêu cuộc sống của mình khi tôi sinh con hay không", cô giải thích.

Trở lại với công việc sau dịch bệnh, nhiều phụ nữ có tham vọng thăng tiến, giàu có hơn. (Ảnh: Stocky).

Giống với Ashley, ngày càng đông phụ nữ chọn từ bỏ việc làm mẹ. Từ đó, nhiều người trong số họ đang thăng tiến xa hơn trong sự nghiệp của họ so với các thế hệ trước và trở nên giàu có hơn.

Theo nghiên cứu mới của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, phụ nữ độc thân, không có con có tài sản trung bình 65.000 USD vào năm 2019, so với 57.000 USD của đàn ông có hoàn cảnh tương tự. Ở nhóm mẹ đơn thân, con số này là 7.000 USD.

Tập trung vào bản thân

Ngay cả trước khi Covid-19 xuất hiện, chuyện kết hôn, sinh con đẻ cái vốn đã bị nhiều thanh niên và người trưởng thành từ chối. Khó khăn do dịch bệnh gây ra có phần đẩy nhanh xu hướng này.

Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew vào năm ngoái cho thấy 44% người Mỹ trong độ tuổi 18-49 chưa có con nói rằng họ không có kế hoạch sinh con trong tương lai gần, tăng 7% so với năm 2018.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ đã giảm trong 30 năm qua khi mọi người kết hôn muộn hơn và không có con.

Phụ nữ độc thân, không có con có mức thu nhập cao hơn đàn ông trong cùng hoàn cảnh tương tự. (Ảnh: BI).

Năm 1990, có khoảng 71 ca sinh mỗi năm cho mỗi 1.000 phụ nữ từ 15 đến 44 tuổi. Đến năm 2019, con số này đã giảm xuống gần 58 ca, theo một phân tích của Cục điều tra dân số. Đồng thời, tỷ lệ phụ nữ từ 25 đến 34 tuổi chưa có con đạt mức kỷ lục vào năm 2018.

Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng chi phí gia tăng trong việc nuôi dạy một gia đình là một yếu tố quan trọng trong quyết định sinh ít hoặc không có con của người Mỹ.

Theo Viện Brookings, chi phí để nuôi dạy một đứa trẻ sinh từ năm 2015 trở đi đến năm 17 tuổi ước tính mất khoảng 310.605 USD. Với tốc độ lạm phát, con số tăng thêm khoảng 26.000 USD. Dự báo không bao gồm chi phí học đại học.

Ngoài chi phí nuôi dạy trẻ, còn những khoản khác phải xem xét.

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng phụ nữ đi làm phải chấp nhận "sự thiệt thòi khi làm mẹ" kể cả lúc mang thai hay sau khi sinh con.

Trong nghiên cứu thực hiện trước dịch bệnh, Julie Kashen, giám đốc phụ trách mảng bình đẳng kinh tế của phụ nữ tại tổ chức tư vấn Century Foundation, chỉ ra các bà mẹ bị giảm 15% thu nhập hàng năm cho mỗi đứa trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, các bà mẹ da màu và gốc Latin thường chịu rủi ro cao hơn các đồng nghiệp da trắng.

Ở tuổi 43, Ashley Marrero (Mỹ) chưa kết hôn và không có con. (Ảnh: Bloomberg).

Thu nhập cao vẫn từ chối có con

Melissa Kearney, giáo sư kinh tế tại Đại học Maryland, cho rằng những thay đổi văn hóa cũng đang khiến phụ nữ trì hoãn hoặc bỏ qua việc làm mẹ.

Những người Mỹ là thanh niên trong những năm 1990 và đầu những năm 2000 lớn lên, chứng kiến một loạt các tiêu chuẩn khác nhau về hai khía cạnh: phụ nữ có sự nghiệp và nhiệm vụ nuôi dạy con cái.

Kearney, giám đốc của Nhóm Chiến lược Kinh tế Aspen và là bà mẹ 3 con, cho biết: “Ưu tiên của mọi người đã thay đổi. Không hẳn là phụ nữ ít thích trẻ con hơn hay nguyên nhân là có con quá tốn kém, mất thời gian. Đó đơn giản là sự khác biệt giữa thế hệ hiện tại so với thế hệ trước".

Ashley, người đã kết hôn 4 năm trước khi ly hôn vào năm 2008, có mức độ độc lập tài chính ở mức cao. Năm 2019, cô bỏ ra 90.000 USD mua căn hộ riêng và tiến hành cải tạo.

Kristyna, chị gái của cô, cũng độc thân và không có con. Ashley cho biết cô đã thực hiện 10 chuyến đi trong 12 tháng qua, thường là với nhóm bạn khoảng 25 người, phần lớn chưa lập gia đình và chưa có con.

Anna Dickson (41 tuổi), người gần đây đi du lịch cùng Ashley, giữ chức vụ giám đốc sản phẩm tại Google, bày tỏ: "Tất cả người trong nhóm đều rất thông minh, tài năng và đều độc lập". Dickson cũng đã ly hôn và hiện sống với bạn trai ở Manhattan (New York).

“Mọi người cảm thấy ít có nghĩa vụ hơn đối với gia đình mà họ sinh ra", Nicole Sussner Rodgers, người sáng lập và giám đốc điều hành của Family Story, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington chuyên về nâng cao nhận thức về các lựa chọn thay thế cho cấu trúc gia đình truyền thống, lý giải.

Những phụ nữ như Anna Dickson coi việc có con hay không không ảnh hưởng nhiều tới hạnh phúc họ lựa chọn. (Ảnh: Bloomberg).

Tuy vậy, cuộc sống mà Ashley và Dickson đã chọn cũng có những mặt hạn chế.

Những người độc thân và không có con phải trả nhiều thuế hơn. Việc tự mình mua nhà cũng khó hơn rất nhiều, đặc biệt là với giá nhà và tiền thuê nhà ở mức cao kỷ lục, cùng với tỷ lệ thế chấp gia tăng. Một nỗi lo khác đối với những người không có con cái là thiếu người chăm sóc họ lúc về già.

Nhưng đối với Dickson, những ưu điểm của việc làm cha mẹ không nhiều hơn khuyết điểm.

“Tôi thích đi du lịch và đi bất cứ khi nào tôi muốn. Tôi thà hối hận vì không có con còn hơn hối hận vì đã có chúng”, Dickson, người có các cuộc vui với đại gia đình và bạn bè của cô trong suốt năm qua, bày tỏ.

Về phần Ashley, cô vẫn trả tiền để bảo quản trứng trong trường hợp đổi ý. Nhưng nếu vẫn chọn không có con, người phụ nữ cũng không thấy hối hận.

“Nếu bạn không có con, đó là một lựa chọn và không liên quan gì đến chuyện bạn sẽ kém hạnh phúc đi. Bạn cũng có thể rất vui khi đi theo con đường đó", cô khẳng định.

Theo Zing

" alt="Phụ nữ độc thân, chưa có con ngày càng giàu hơn" width="90" height="59"/>

Phụ nữ độc thân, chưa có con ngày càng giàu hơn