Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: Tass).
"Những hồi chuông cảnh tỉnh như vậy đã gửi đi thông điệp rằng "đừng bao giờ nghĩ tới điều đó". Tôi muốn đề cập tới cuộc tấn công được thực hiện bằng tên lửa mới của chúng tôi. Cuộc tấn công diễn ra rất kịp thời, cần thiết và hiệu quả", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm 24/11.
Ông Peskov nói thêm rằng bằng cách cho phép tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa của mình, chính quyền Mỹ đã phớt lờ những cảnh báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin về những hậu quả có thể xảy ra. Theo đó, ông Putin cần phải thực hiện các bước quyết đoán và cứng rắn.
"Tôi nghĩ rằng những gì đã xảy ra là sự kết hợp giữa cơn cuồng loạn của những người đưa ra quyết định và cả sự khao khát trả đũa chính trị nội bộ. Tất cả yếu tố này đã hội tụ tại Washington, và đây là nơi mà quyết định này được đưa ra. Họ quyết định phớt lờ lời cảnh báo của Tổng thống Putin. Tình hình này đòi hỏi những bước đi quyết đoán và những tuyên bố cứng rắn từ tổng thống Nga", ông Peskov nhấn mạnh.
Ông Peskov nhớ lại, vào tháng 9, Tổng thống Putin đã cảnh báo rằng nếu quyết định tấn công sâu vào lãnh thổ Nga được đưa ra, điều này có nghĩa là các nước NATO sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine. Điều này sẽ làm thay đổi bản chất của cuộc xung đột này, Nga sẽ đưa ra những quyết định phù hợp dựa trên các mối đe dọa sẽ xuất hiện".
"Ông Putin đã gửi một tín hiệu hoàn toàn rõ ràng và hợp lý. Tất nhiên, vẫn còn hy vọng rằng các quốc gia sẽ lắng nghe điều này", quan chức Điện Kremlin lưu ý.
Cùng ngày, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev kêu gọi châu Âu ngừng hỗ trợ cho Ukraine, nếu không họ có khả năng phải đối mặt với thiệt hại thảm khốc từ tên lửa Oreshnik tầm trung mới nhất của Moscow.
"Châu Âu đang bối rối, suy đoán về mức độ thiệt hại mà tên lửa này gây ra với đầu đạn hạt nhân, liệu nó có thể bị bắn hạ hay không và tên lửa sẽ bay đến thủ đô của các nước châu Âu nhanh như thế nào. Hãy để tôi trả lời cả 3 câu hỏi này: thiệt hại sẽ rất thảm khốc; không thể bắn hạ chúng bằng các hệ thống hiện tại; và chỉ trong vài phút. Hầm trú bom cũng không cứu được. Hy vọng duy nhất là Nga, vì sự tử tế của mình, sẽ đưa ra cảnh báo trước khi phóng", ông Medvedev tuyên bố.
Nga đã bắn một tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung mới được gọi là Oreshnik vào Ukraine hôm 21/11. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết động thái này nhằm đáp trả trực tiếp cuộc tấn công của Ukraine bằng tên lửa Mỹ và Anh vào lãnh thổ Nga.
Ông Putin cũng cho rằng xung đột ở Ukraine đang trở thành cuộc chiến toàn cầu. Ông tuyên bố, Nga đã kích hoạt quyền tấn công vào các cơ sở quân sự của những quốc gia cho phép Ukraine sử dụng tên lửa của họ để tấn công Nga, mà cho đến nay chỉ gồm Mỹ và Anh.
Đầu tuần trước, Tổng thống Putin đã phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi của Nga theo hướng hạ thấp ngưỡng sử dụng biện pháp răn đe hạt nhân. Giới quan sát cho rằng, động thái này của Moscow nhằm "nắn gân", ngăn chặn phương Tây tiếp tục cấp vũ khí tầm xa cho Kiev.
Theo Tass" alt=""/>Nga cảnh báo hậu quả thảm khốc, hồi chuông cảnh tỉnh với phương TâyTổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp gỡ ông Donald Trump tại Tháp Trump trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9 (Ảnh: Getty).
Báo Wall Street Journal (WSJ)ngày 6/11 dẫn nguồn thạo tin cho hay, đội ngũ của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang xem xét một số kế hoạch tiềm năng nhằm chấm dứt xung đột Ukraine - Nga. Kế hoạch này sẽ yêu cầu Ukraine từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO trong tương lai gần và đóng băng các hành động giao tranh dọc chiến tuyến hiện tại.
Ba quan chức giấu tên trong văn phòng chuyển tiếp của ông Trump nói với WSJrằng, kế hoạch yêu cầu Ukraine cam kết không gia nhập NATO "trong ít nhất 20 năm", đổi lại, Mỹ sẽ cung cấp cho Kiev nhiều vũ khí để đối phó Nga.
Kế hoạch cũng sẽ thiết lập một khu phi quân sự dọc theo chiến tuyến hiện tại. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không điều lực lượng quân sự để duy trì hòa bình ở khu vực này, thay vào đó sẽ tìm cách giao cho các đồng minh châu Âu.
Phản ứng về thông tin trên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm qua cho biết, đến nay, ông chưa nghe nói bất cứ chi tiết nào về kế hoạch của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhằm nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
Tại cuộc họp báo bên lề hội nghị Cộng đồng chính trị châu Âu ở Budapest, ông Zelensky cho hay, ông tin Tổng thống đắc cử Donald Trump muốn nhanh chóng chấm dứt xung đột nhưng họ chưa thảo luận bất cứ kế hoạch nào.
Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh: "Tôi tin rằng Tổng thống đắc cử Trump thực sự muốn có một quyết định nhanh chóng. Muốn không có nghĩa là điều đó sẽ xảy ra. Chúng ta phải chuẩn bị cho mọi quyết định. Chúng tôi muốn một kết thúc công bằng cho cuộc chiến. Tôi chắc chắn rằng xung đột sắp kết thúc đồng nghĩa với tổn thất".
Ông tỏ ra gay gắt hơn khi phản đối ý tưởng ngừng bắn trong cuộc chiến mà Ukraine không nhận được các đảm bảo an ninh - điều mà Kiev cho rằng họ cần để ngăn Moscow tiến hành một cuộc tấn công thậm chí còn lớn hơn nhằm vào Ukraine trong tương lai.
"Sẽ là một thách thức rất đáng sợ đối với công dân của chúng tôi nếu đó là lệnh ngừng bắn đề xuất bởi một lãnh đạo phản đối việc đưa Ukraine vào NATO", ông cho biết khi ngầm đề cập đến Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Hungary là một trong những thành viên không ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Theo Thủ tướng Orban, ngừng bắn là bước đầu tiên để chấm dứt xung đột Nga - Ukraine. Brazil, Trung Quốc cũng đưa ra đề xuất tương tự, nhưng Kiev cho rằng ngừng bắn chỉ có lợi cho Nga.
Về phía Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ, chính phủ Nga không coi trọng những đồn đoán của giới truyền thông về việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự định chấm dứt xung đột ở Ukraine như thế nào.
"Đó dường như là kế hoạch của WSJ mà thôi", ông Peskov bình luận.
Trước đó, giới chức Nga tuyên bố, Moscow sẽ không chấp nhận bất kỳ kịch bản đóng băng xung đột ở Ukraine nào thay vì giải quyết các nguyên nhân cốt lõi. Một trong các vấn đề cốt lõi theo Moscow là Ukraine phải cam kết không gia nhập NATO, duy trì vị thế trung lập.
Theo Reuters, RT" alt=""/>Rộ tin ông Trump muốn "đóng băng" xung đột, Nga và Ukraine lên tiếngMột đường cao tốc ở Mỹ (Ảnh: Guardian).
Guardianđưa tin, Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) ngày 12/12 đã phát đi "thông báo trước về việc đề xuất quy định" để bắt đầu thu thập thông tin và ý kiến của công chúng nhằm triển khai công nghệ để ngăn chặn người say rượu khởi động động cơ xe hơi.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Mỹ Polly Trottenberg cho biết: "Hãy mang theo những ý tưởng hay nhất, nghiên cứu của bạn, hãy cùng nhau phát triển công nghệ để ngăn chặn tình trạng lái xe khi say rượu càng nhanh càng tốt".
Thông báo NHTSA tóm tắt những nghiên cứu hiện có và nêu chi tiết những tiến bộ công nghệ nào cần hoàn thiện nhằm buộc các nhà sản xuất ô tô phải tích hợp để ngăn tài xế say rượu điều khiển phương tiện trong tương lai.
Các công nghệ được đề cập tới bao gồm "xác định nồng độ cồn trong máu, xác định tình trạng suy giảm khả năng lái xe".
Vào năm 2021, Quốc hội Mỹ đã chỉ đạo NHTSA áp dụng công nghệ để giảm thiếu các ca tử vong vì tai nạn giao thông do chất có cồn. Vào năm 2021, có 13.384 người chết do say rượu khi lái xe, đây là số liệu thống kê gần đây nhất hiện có.
Đạo luật do cơ quan lập pháp Mỹ phê chuẩn chỉ thị rằng nước này cần phải có tiêu chuẩn an toàn công nghệ trước tháng 11/2024 nếu công nghệ đã sẵn sàng.
Một số công nghệ đang được phát triển có thể phù hợp với đạo luật trên, bao gồm cảm biến dựa trên hơi thở hoặc cảm biến để phát hiện nồng độ cồn của lái xe. Một phương án tiềm năng khác là sử dụng camera để theo dõi chuyển động của mắt nhằm xác định xem người lái xe có bị say hay không.
NHTSA cho hay cơ quan này phải được đảm bảo rằng công nghệ mới hoạt động ổn định trước khi có thể yêu cầu các nhà sản xuất ô tô thực hiện. Đồng thời, các nhà sản xuất cũng sẽ được trao thời hạn ít nhất 3 năm để triển khai công nghệ sau khi các quy tắc được hoàn tất.
Theo Guardian" alt=""/>Mỹ sẽ áp dụng công nghệ mới ngăn tài xế say rượu lái xe