Trước đó, tối 4/5, UBND quận Sơn Trà ban hành văn bản tạm dừng hoạt động của chợ Phước Mỹ. Việc này nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và tiểu thương kinh doanh tại đây.
![]() |
![]() |
Sáng nay hàng trăm tiểu thương có mặt tại chợ Phước Mỹ lấy mẫu xét nghiệm |
![]() |
![]() |
Trước khi lấy mẫu, toàn bộ tiểu thương kê khai thông tin cá nhân |
![]() |
![]() |
Hơn 500 tiểu thương được lấy mẫu |
![]() |
![]() |
Nữ bệnh nhân 2989 từng đến mua sắm ở khu chợ này vào ngày 2/5 |
![]() |
![]() |
Các mẫu xét nghiệm được lấy sáng nay |
![]() |
Sau khi lấy mẫu, các tiểu thương được yêu cầu về nhà nghỉ ngơi, theo dõi kết quả không được đi ra ngoài |
![]() |
![]() |
Bên cạnh lấy mẫu xét nghiệm, toàn bộ khu chợ được phun khử khuẩn |
Hồ Giáp
Đà Nẵng dừng hoạt động chợ Phước Mỹ, lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ tiểu thương liên quan đến nhân viên massage mắc Covid-19 vừa được công bố.
" alt=""/>Nữ bệnh nhân 2989 mắc CovidHome Credit Việt Nam nỗ lực mang đến một không gian học tập an toàn, khang trang hơn thông qua dự án “Thay áo mới - Vui đến trường”. Đây là hoạt động mở đầu cho chuyến xe Home Love năm thứ 4, đánh dấu sự hợp tác với Quỹ Hy vọng trong việc nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường.
Tại dự án này, đội ngũ Home Credit đã chung tay sơn sửa, trang trí lại các phòng học, thay bàn ghế, cơ sở vật chất, cũng như xây dựng sân chơi mới cho các em học sinh. Giờ đây, điểm trường làng Biên đã khoác lên một “chiếc áo” mới, vững chãi, khang trang, sinh động hơn và đầy ắp ấm áp yêu thương, cho các em nhỏ một không gian học tập hứng khởi.
Tại buổi lễ bàn giao công trình sửa chữa và cải tạo phòng học, thầy Nguyễn Văn Hùng - chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kông Chro bày tỏ: “Ngôi trường này 2 tháng trước còn rất xập xệ, sau một thời gian cải tạo đã trở nên khang trang và sạch đẹp. Thành quả này đến từ sự quan tâm của Quỹ Hy vọng và công ty Home Credit”.
Giờ đây, với sự góp sức của Home Credit Việt Nam và Quỹ Hy vọng, điểm trường làng Biên hứa hẹn trở thành một “mái nhà thứ hai” của các em nhỏ, để các em có thêm động lực học tập, phát triển và trở thành những công dân có ích tương lai…
Xây dựng cuộc sống bền vững cho cộng đồng, khách hàng cũng là mục tiêu thuộc 1 trong 6 trụ cột của chiến lược phát triển bền vững được Home Credit theo đuổi suốt những năm qua.
Chuyến xe nối dài yêu thương
2024 là năm thứ 4 liên tiếp chuyến xe Home Love nối dài hành trình yêu thương, lan tỏa niềm vui và hy vọng đến khắp mọi miền đất nước. Năm nay, chuyến xe không chỉ dừng lại ở Gia Lai mà sẽ còn tiếp tục lăn bánh đến điểm trường tiếp theo tại Nghệ An; sau thành công tại Yên Bái, Huế, Cam Ranh, Bạc Liêu…
“Home Love là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của chúng tôi trong việc góp phần cải thiện điều kiện học tập và phát triển của trẻ em tại những khu vực còn nhiều khó khăn. Với dự án thường niên này, Home Credit khẳng định cam kết đồng hành cùng cộng đồng, hướng tới một tương lai tươi sáng và bền vững cho các em nhỏ”, ông Jakub Kudrna - Giám đốc Chiến lược Kinh doanh kiêm Chủ tịch ban chỉ đạo ESG tại Home Credit Việt Nam chia sẻ.
Để tiếp nối sứ mệnh chia sẻ yêu thương, Home Credit sẽ đóng góp 100.000 đồng vào chương trình "Chuyến xe Home Love" cho mỗi hợp đồng vay được thực hiện thành công trong chương trình ưu đãi mùa tựu trường (diễn ra từ ngày 10/9 - 30/9, hoặc đến khi đạt mức quyên góp 200 triệu đồng).
Vừa qua, đội ngũ cán bộ công nhân viên Home Credit Việt Nam đã quyên góp số tiền hơn 3 tỷ đồng để hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ. Kinh phí này sẽ được sử dụng để thực hiện các hoạt động như: hỗ trợ người dân sửa chữa nhà cửa, mua sắm các nhu yếu phẩm cần thiết nhằm ổn định cuộc sống; hợp tác Quỹ Hy Vọng để xây dựng lại trường học, đê lũy, bờ kè giúp các trường học an toàn; trang bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cho các em học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai…
Home Credit cũng đang triển khai một loạt các chương trình hỗ trợ thiết thực cho khách hàng, điển hình như “Gói vay san sẻ tài chính" dành riêng cho khách hàng tại các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão.
Doãn Phong
" alt=""/>Chuyến xe Home Love mang mùa khai trường ấm áp đến học sinh Gia LaiĐồng bào Công giáo Việt Nam đã phát huy truyền thống, giá trị đạo đức văn hóa tốt đẹp, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới đất nước. Trong đó có đóng góp tích cực cho phát triển giáo dục, y tế, giảm nghèo, chăm lo an sinh xã hội theo hướng bao trùm và toàn diện.
Bộ trưởng cũng đánh giá cao vai trò của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã làm tốt việc hướng dẫn, định hướng phát triển đạo Công giáo nói chung và tín đồ Công giáo nói riêng sống tốt đời, đẹp đạo.
“Có được những kết quả đó, ngoài sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam, cộng đồng các tôn giáo, trong đó có đồng bào Công giáo, còn có sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của Tòa thánh Vatican”, Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.
Bày tỏ vui mừng về quan hệ giữa Việt Nam và Vatican ngày càng phát triển, đạt nhiều kết quả tốt đẹp, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, sự hiện diện của Đại diện Thường trú đầu tiên của Tòa thánh tại Việt Nam là điểm nhấn rõ nét cho quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.
Bà cảm ơn Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh đã góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Vatican ngày càng tốt đẹp.
Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, Bộ Nội vụ sẽ quan tâm, cùng phối hợp với Hội đồng Giám mục Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Đại diện Thường trú của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam.
Quan hệ giữa Việt Nam và Vatican tiếp tục được củng cố, nâng cấp
Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican Paul Richard Gallagher cho biết, dịp thăm Việt Nam lần này là kết quả của một tiến trình tìm hiểu, đàm phán, đi đến sự hiểu biết, cảm thông. Đó là tiến trình mang ý nghĩa lớn cho chuyến thăm của ông.
Bộ trưởng Paul Richard Gallagher bày tỏ hy vọng, sau thỏa thuận đạt được về đặt đại diện thường trú, quan hệ giữa Việt Nam và Vatican tiếp tục được củng cố, nâng cấp.
Ông khẳng định, thành quả trong mối quan hệ giữa Việt Nam với Vatican cũng là một minh chứng cho sự hiện diện của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam. Sự minh chứng đó thể hiện qua sự ghi nhận từ phía chính quyền và những điều kiện thuận lợi để Giáo hội thực hiện đúng chức năng của mình.
Đó là đóng góp, xây dựng đất nước, nhất là trong việc chăm sóc những người nghèo khó, đau khổ, mang tình thương đến cho mọi người.
Bộ trưởng Paul Richard Gallagher kỳ vọng, với thành quả hai bên đạt được, sẽ mở ra những nẻo đường mới để Giáo hội Công giáo Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự hiện diện của mình, dấn thân cao hơn, xa hơn trong các lĩnh vực y tế, giáo dục.
Trong đó, điểm sáng trong hoạt động giáo dục của Giáo hội Công giáo là việc được cơ quan chức năng nhà nước đồng thuận mở Học viện Công giáo.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh sẽ đồng hành thúc đẩy hai lĩnh vực này tốt hơn trên nền tảng sẵn có của các giáo phận, giáo xứ, với sự dẫn dắt của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam là thúc đẩy xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, qua đó phát huy giá trị tốt đẹp nhất của các tôn giáo, trong đó có Công giáo. Những đóng góp của đồng bào Công giáo trong lĩnh vực y tế cũng mang đậm ý nghĩa nhân văn, bác ái.
Bộ trưởng Nội vụ mong Tổng Giám mục - Bộ trưởng Paul Richard Gallagher dành thời gian thăm các giáo phận, giáo xứ, giáo dân để thấy được sự hòa quyện, gắn bó, đoàn kết giữa các tôn giáo nói chung và đồng bào có đạo nói riêng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Nhật Bản đứng đầu châu Á về số lượng các nhà khoa học đoạt giải Nobel. Ảnh: ISSJ.
Dẫn đầu châu Á trong lĩnh vực khoa học
Sự thống trị của Nhật Bản trong các giải Nobel ở châu Á xuất phát từ việc chú trọng vào khoa học và công nghệ sau Thế chiến thứ hai.
Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của quốc gia này, cùng với sự đầu tư mạnh mẽ của chính phủ vào nghiên cứu và phát triển, đã cho phép các nhà khoa học Nhật Bản vượt trội trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các ngành khoa học tự nhiên.
Sự đổi mới của Nhật Bản trong lĩnh vực điện tử, robot và khoa học vật liệu đã được công nhận toàn cầu, góp phần vào thành công của Nhật Bản với các giải thưởng Nobel.
Thành công của Nhật Bản một phần là nhờ hệ thống giáo dục có cấu trúc tốt, chú trọng vào khoa học và toán học, cùng với cơ sở hạ tầng nghiên cứu quốc gia mạnh mẽ. Sự tài trợ hào phóng của chính phủ cho các trường đại học và viện nghiên cứu đã giúp nuôi dưỡng một thế hệ các nhà khoa học tài năng.
Xu hướng giảm số lượng
Mặc dù Nhật Bản liên tục sản sinh ra các nhà khoa học đoạt giải Nobel từ thập niên 1980 đến 2010 nhưng trong những năm gần đây, số lượng người đoạt giải đã giảm dần.
Việc cắt giảm ngân sách nghiên cứu của chính phủ là nguyên nhân chính, tờ Nikkei Asianhận định. Theo Nagayasu Toyoda, Chủ tịch Đại học Khoa học Y tế Suzuka, số lượng các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều thường tăng ở các quốc gia đầu tư ngày càng lớn cho nghiên cứu đại học.
Trong khi đó, sau khi các trường đại học quốc gia ở Nhật Bản được chuyển thành cơ sở giáo dục công lập vào 2004, chính phủ đã cắt giảm trợ cấp hàng năm xuống mức 1%, đồng thời trao cho các trường nhiều quyền tự quản hơn trong công tác quản lý học thuật.
Chính sách này nhằm thúc đẩy cạnh tranh để nâng cao chất lượng nghiên cứu, nhưng dường như không mấy hiệu quả.
"Cơ hội và ngân sách dành cho các nhà nghiên cứu trẻ để theo đuổi các nghiên cứu độc lập ở Nhật Bản ít hơn nhiều so với ở Mỹ và các nước khác", PGS. Kei Igarashi tại Đại học California (Mỹ) nhận định.
Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến cơ hội giành giải Nobel của Nhật Bản là khả năng làm chủ tiếng Anh.
Năm 2016, giải Nobel Kinh tế thuộc về hai nhà kinh tế học người Mỹ, trong khi ứng viên tiềm năng của Nhật Bản không giành được vinh danh. Các chuyên gia cho rằng Nhật Bản chưa có ai đoạt giải Nobel Kinh tế và một trong những nguyên nhân chính được cho là rào cản về tiếng Anh.
Cộng đồng khoa học toàn cầu chủ yếu sử dụng tiếng Anh để giao tiếp và các tạp chí khoa học danh tiếng nhất cũng như các hội thảo lớn đều sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản thường gặp khó khăn trong việc điều hướng môi trường ngoại ngữ này, làm giảm cơ hội hợp tác của họ.
Bài nghiên cứu “Rào cản ngôn ngữ và ảnh hưởng của chúng đến sự giao lưu quốc tế của các nhà khoa học Nhật Bản” (2021) của GS. Peter J. J. St. John tại Đại học Hokkaido (Nhật Bản) đã phân tích ảnh hưởng của tiếng Anh đến sự nghiệp và khả năng hợp tác quốc tế của các nhà khoa học ở Nhật Bản.
Theo đó, mặc dù chương trình giảng dạy tiếng Anh được phổ biến rộng rãi trong các trường học Nhật Bản nhưng chất lượng giáo dục thường không đạt yêu cầu. Trong xã hội Nhật Bản, có một định kiến văn hóa liên quan đến việc sử dụng tiếng Anh. Điều này khiến nhiều nhà nghiên cứu trẻ cảm thấy lo lắng và không tự tin khi giao tiếp bằng ngôn ngữ này.
Nhiều nhà nghiên cứu Nhật Bản trải qua quá trình đào tạo mà không bao giờ hợp tác với đồng nghiệp quốc tế. Việc thiếu kinh nghiệm sử dụng tiếng Anh trong bối cảnh chuyên nghiệp càng làm hạn chế kỹ năng và sự tự tin ngôn ngữ của họ.
Với trường hợp của quốc gia mặt trời mọc, ngay cả với những nghiên cứu xuất sắc, việc không thể trình bày ý tưởng một cách thuyết phục bằng tiếng Anh có thể dẫn đến việc thiếu sự công nhận hoặc bị từ chối từ các tạp chí và giải thưởng khoa học hàng đầu.