Trường hợp hy hữu này là của bệnh nhân Vũ Quý M. (50 tuổi, trú phường Hồng Hà, TP Hạ Long). Theo gia đình cho biết, ông M. đang đi làm buổi sáng bất ngờ đau tức ngực trái, khó thở, choáng váng đầu óc, đến khi vào viện cơn đau càng dữ dội, bất ngờ xuất hiện loạn nhịp rung thất, ngừng tim ngay sau đó.
Các bác sĩ, điều dưỡng viên lập tức thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn, nỗ lực kiên trì thay nhau liên tục thổi ngạt, ép tim và sốc điện. Sau gần 60 phút cấp cứu căng thẳng có tuần hoàn tái lập, bệnh nhân được đặt nội khí quản và chuyển lên khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, điện tim nhịp nhanh xoang phải duy trì ba thuốc vận mạch liều cao.
![]() |
Ảnh: Bệnh nhân hồi sinh thần kỳ sau 4 lần ngưng tim, chết lâm sàng |
Kết quả xét nghiệm đã có tình trạng toan chuyển hóa nặng, suy thận, ông M. được chẩn đoán sốc tim do nhồi máu cơ tim trước rộng cấp, biến chứng loạn nhịp phức tạp, suy đa tạng, hôn mê sâu ngừng tuần hoàn.
Trước tình trạng tối khẩn cấp, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, Chống độc – Thận nhân tạo đã khẩn trương điều trị bằng các biện pháp hồi sức tích cực nhất như: thở máy, lọc máu liên tục, kiểm soát huyết động, kiểm soát rối loạn nhịp tim và đặc biệt áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để bảo vệ não cho bệnh nhân ngay lập tức.
Trong ngày đầu điều trị, bệnh nhân liên tục có rối loạn nhịp thất, phải cấp cứu ngừng tuần hoàn 3 lần và luôn trong tình trạng đe dọa tử vong. Nhờ phối hợp áp dụng nhiều biện pháp hồi sức, bệnh nhân dần chuyển biến tốt, không còn loạn nhịp tim, huyết động ổn định, đã ngừng thuốc vận mạch, còn duy trì liều thấp thuốc trợ tim.
Sau 15 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo hoàn toàn, được rút ống nội khí quản, tự thở tốt, không đau ngực, nói chuyện tiếp xúc bình thường, phục hồi vận động và không để lại di chứng về thần kinh.
Bác sĩ Hà Mạnh Hùng (Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Chống độc – Thận nhân tạo, BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh) cho biết: “Bệnh nhân M. ngừng tuần hoàn 4 lần, có lần tim ngừng đập gần 1 tiếng đồng hồ, chỉ còn 1% hy vọng sống sót”.
Cùng với đó, quá trình điều trị phục hồi tiếp theo cũng gặp không ít khó khăn do những biến chứng ngừng tuần hoàn gây ra, tế bào não thiếu oxy trong thời gian dài gây ra tổn thương không nhỏ.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã từng cứu sống nhiều ca ngừng tim, ngừng thở vô cùng nguy kịch nhờ phối hợp điều trị kịp thời, hiệu quả của nhiều biện pháp, nhất là áp dụng thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy nhưng đây là trường hợp có số lần ngừng tuần hoàn nhiều và lâu nhất từ trước đến nay đã được cứu sống thành công tại bệnh viện.
Phạm Công
Năm qua, ngành y tế tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp hết sức hy hữu, có trường hợp bật dậy khi đang lo hậu sự.
" alt=""/>Bệnh nhân 4 lần ngừng tim, chết lâm sàng thoát chết thần kỳViệc sản xuất Land Cruiser mới dự kiến ra mắt sau mùa Hè này có thể sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài việc tạm ngừng hoạt động, 2 nhà máy sẽ sản xuất chậm lại và tổng sản lượng sẽ giảm 5.000 chiếc.
Thứ 5 tuần trước (22/7), Toyota cũng đã thông báo sẽ đóng cửa 1 dây chuyền của Nhà máy Fujimatsu, thuộc tỉnh Aichi vào các ngày 29, 30/7 và 2, 4/8 do thiếu nguồn cung phụ tùng ở Đông Nam Á./.
Theo VOV
Các câu hỏi về tư vấn sử dụng, mua bán xe gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Diễn biến phức tạp của Covid-19 khiến chuỗi cung ứng linh kiện bị gián đoạn, là nguyên nhận khiến các nhà máy của Toyota tại Thái Lan tạm ngừng hoạt động.
" alt=""/>Toyota tạm dừng sản xuất tại 2 nhà máy do CovidAnh Nghiêm cho biết, năm 2014, khối máu tụ bỗng nhiên bị thủng lỗ chỗ như tảng đá ong, khiến máu mủ trào ra ngoài. Tiến sĩ Trần Thanh Tùng, Trưởng khoa Huyết học nhận chỉ đạo của BS Nguyễn Trường Sơn (hiện là Thứ trưởng Bộ Y tế), phải phẫu thuật để cứu bệnh nhân trước.
Ca đại phẫu được tiến hành với sự tham gia của 3 chuyên khoa Huyết học, Ngoại niệu và Chấn thương chỉnh hình. Máu, mủ, xương hoại tử được bóc ra ngoài với khối lượng lên đến gần 3 kg. Khối hoại tử này ăn sâu đến mức khi lấy gần hết, bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy cả ruột của bệnh nhân.
Phần bụng hông anh Nghiêm khi đó giống một quả bóng da bị moi hết ruột, để lại lỗ hổng rất lớn. Các bác sĩ dù đã ghép da, dùng nhiều phương cách để khép kín lỗ hổng này cũng không thành công. Vết thương gây ra nhiễm trùng máu kéo dài.
![]() |
Anh Nghiêm nhận được tin mình được xuất viện |
Anh Nghiêm chia sẻ: “Mổ xong là mình nhẹ lắm, lấy hẳn đi khối máu mủ đến 3 kg mà. Nhưng bác sĩ nói 1 năm vết mổ mới lành. Vậy nhưng 1 năm cũng không lành. Bác sĩ lại động viên bảo 1 năm sau nữa sẽ lành. Mình cũng chờ nhưng vết mổ cứ như vậy. Đến năm thứ 3 thì mình không hỏi nữa, tuyệt vọng lắm, cứ nằm như thế trong bệnh viện thôi. Nhiều lúc muốn bỏ cuộc”.
Suốt 7 năm kể từ ca mổ đầu tiên, bệnh nhân thường trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Có lần nhớ nhà quá, anh và mẹ thuê xe về quê. Khi anh vừa được bế vào trong nhà, máu từ vết thương phun ra ướt áo quần không thể nào cầm được.
Chiếc xe lại tiếp tục đưa anh Nghiêm trở ngược lên TP.HCM. Suốt tuyến đường, bác tài phải chạy nhanh hết khả năng vì sợ anh chết do mất máu. Kể từ đó, chỉ có ngày Tết Nguyên đán, anh mới xin về 1-2 ngày, rồi lại vào viện ở.
Cuộc sống của anh Nghiêm có lẽ sẽ cứ như thế đến cuối đời, nếu 1 ngày, bác sĩ Ngô Đức Hiệp không quyết định “liều lĩnh”.
![]() |
Anh Phan Hữu Nghiêm trong ngày xuất viện |
Tiến sĩ Hiệp là Trưởng khoa Bỏng phẫu thuật tạo hình. Không nỡ nhìn bệnh nhân sống mòn, ông quyết định thử nghiệm phương pháp mới và tốn kém, là hút dịch bằng máy áp lực âm VAC.
Mọi nỗ lực được đền đáp khi vết thương hồi phục dần, 10 lần nhiễm khuẩn máu cũng được xử trí thành công. Bác sĩ Hiệp chia sẻ, chỉ riêng việc thay băng đã rất kiên trì. Khi đó, mùi hôi của phần mô xương hoại tử bay ra khắp phòng bệnh. Thế nhưng các nhân viên y tế không một lần than phiền.
Đến hôm nay, vết thương của anh Nghiêm đã lành. Tuy nhiên do loại bỏ các phần xương viêm nên bệnh nhân chỉ có thể ngồi xe lăn hoặc dùng nạng. Đây là lần xuất viện chính thức của bệnh nhân.
“Về nhà lần này là thực sự nghỉ ngơi, được sống vui, chứ trước đây là như mang cả bệnh viện về theo”, anh Nghiêm chia sẻ.
Bệnh viện thống kê tổng chi phí trong 11 năm điều trị của bệnh nhân này là 40 tỷ đồng. Trong đó, BHYT chi trả 38,3 tỷ đồng. Phần còn lại, Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội của bệnh viện đã vận động các Mạnh Thường Quân hỗ trợ. Mẹ của anh Nghiêm, bà Trần Thị Mai, đã nuôi con trong viện suốt 11 năm. Bà nói: “Tôi đi xin cơm từ thiện. Các cô ở bệnh viện bảo tôi cứ ăn đi rồi chữa bệnh cho Nghiêm, các cô sẽ xin tiền cho tôi trả”. Các bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ, họ có lúc không dám nhìn vào mắt người mẹ này, vì chưa chữa khỏi bệnh cho anh Nghiêm. |
Ca Linh
Các bác sĩ đã tiến hành kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để bảo vệ não bệnh nhân T. bên cạnh các biện pháp hồi sức tích cực.
" alt=""/>Hành trình hồi sinh của bệnh nhân được BHYT thanh toán 38 tỷ đồng