Sáng 17/2, Hà Nội tổ chức gặp mặt 444 thanh niên tiêu biểu tình nguyện nhập ngũ năm 2016.
Trong số này có những người là cán bộ công chức, có thành tích trong các hoạt động ở địa phương, cử nhân đại học,…đã hăng hái tự nguyện viết đơn lên đường tòng quân.
Thiếu tướng Lê Mã Lương kể chuyện thời quân ngũ với các bạn trẻ thành phố Hà Nội tự nguyện nhập ngũ năm 2016 sáng 17/2 tại Bộ tư lệnh Thủ đô.
Cùng tham dự buổi gặp mặt có Thiếu tướng Lê Mã Lương, Nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự VN. Chia sẻ với các bạn trẻ, Thiếu tướng cho biết: “Năm 17 tuổi, tôi cũng như bao thế hệ thanh niên xếp bút nghiên lên đường ra trận. Là con của liệt sĩ, tốt nghiệp lớp 10 (tương đương lớp 12 hiện nay-PV) tôi được miễn gọi nhập ngũ, cơ hội học lên đại học ở trong hoặc ngoài nước rộng mở nhưng tôi quyết định chọn ra chiến trận”.
Đây đều là những thanh niên tiêu biểu khi tự nguyện viết đơn lên đường tòng quân.
Không có đủ thời gian 3 tháng huấn luyện cơ bản như các chiến sĩ hiện nay, thời của anh lính trẻ Lê Mã Lương chỉ có 1 tháng huấn luyện cơ bản. Sau đó đơn vị hành quân tới đâu, huấn luyện bổ sung tới đó. Đến khi vào chiến trường miền Nam người lính trẻ đã có 6 tháng huấn luyện.
Từ những cú sốc khi nhớ nhà, nhớ người yêu hay sự khắc khổ luyện tập, những người lính trẻ như Lê Mã Lương dần tôi luyện bản lĩnh, ý chí sắt đá, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc.
Nhiều bạn trẻ cho biết mình tình nguyện nhập ngũ với mong muốn được tham gia quân đội để rèn luyện sức khỏe, trưởng thành hơn trong suy nghĩ hành động và mong muốn bảo vệ Tổ quốc.
Là một trong số ít người lính liên tục chiến đấu suốt 17 năm từ 1967 đến 1975 rồi sau đó là chiến tranh biên giới phía Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc,…trên người đầy những thương tích, bom đạn, Thiếu tướng Lê Mã Lương chia sẻ: “Thế hệ chúng tôi đi chiến đấu coi cái chết rất đỗi bình thường. Người còn sống qua các chiến dịch đã là điều kỳ lạ, không sao giải thích được”.
Dù biết gian khổ nhưng các tân binh cho biết sẽ chăm chỉ luyện tập để có thể góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Rồi ông nhớ về trận Khe Sanh, Quảng Trị nơi vẫn được gọi bằng cái tên “cối xay thịt”, hay 8 năm gắn bó ở mảnh đất biên giới phía Bắc.
Hôm nay đây, nói chuyện với thế hệ trẻ đúng ngày 17/2, Thiếu tướng Lê Mã Lương xúc động: “Tôi có 8 năm ở đây, trong đó có 2 năm chiến đấu ở Vị Xuyên, Hà Tuyên (nay là tỉnh Hà Giang)
Thời khắc đó (nổ ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979-PV) chắc chắn không thể nào quên đối với tôi, các đồng đội, đồng chí tôi”.
Các tân binh đa phần là những bạn trẻ thuộc thế hệ 9X, có người đang là giáo viên, là sinh viên, hoặc đã lập gia đình nhưng vẫn xung phong, tình nguyện viết đơn xin nhập ngũ.
Nói với các hệ thế thanh niên, Thiếu tướng Lê Mã Lương mong các tân binh sau thời gian 3 tháng huấn luyện cơ bản sẽ trưởng thành hơn, tự bản thân khám phá ra những điểm mạnh – điểm yếu của mình để khắc phục và phát huy.
“Hãy biết chớp lấy cơ hội đó dù bạn sau này có ở quân đội hay ra bên ngoài làm các công việc khác” – Thiếu tướng chia sẻ.
Ông cũng cho rằng các chiến sĩ trẻ hãy cố gắng tập cho mình thói quen ghi chép những công việc, sinh hoạt trong thời gian quân ngũ để giữ lại làm kỉ niệm cũng như thấy bản thân mình qua từng năm tháng đã lớn lên, trưởng thành ra sao.
Văn Chung(ghi)
" alt="Tướng Lê Mã Lương kể về quân ngũ, cuộc chiến 1972 với thanh niên" />Tướng Lê Mã Lương kể về quân ngũ, cuộc chiến 1972 với thanh niên
Mãi đến phút 22, Barca mới có cú dứt điểm đầu tiên ở trận này nhưng thiếu chính xác đưa bóng hết đường biên ngang của Lenglet.
Bốn phút sau đó, Blaugrana có pha dứt điểm thứ hai, cú đá bị thủ môn Alex Remiro bắt gọn của Braithwaite.
Chơi không thực sự tốt nhưng đội bóng xứ Catalunya bất ngờ có bàn thắng vươn lên dẫn trước ở phút 39. Nhận đường chọc khe của Braithwaite, Griezmann tạt bóng thuận lợi để De Jong đánh đầu ghi bàn, đưa Barca dẫn trước 1-0.
Thủ thành Ter Stegen trở thành người hùng của Barca khi cản phá thành công hai quả 11m
Ít sau khi khi hiệp hai bắt đầu, đội bóng xứ Catalunya bị gỡ hòa. Từ pha tạt không nguy hiểm của Mikel Oyarzabal, De Jong vô tình để tay chạm bóng trong vòng cấm khiến đội nhà bị phạt đền. Từ khoảng cách 11m, đích thân Mikel Oyarzabal dễ dàng đánh lừa Ter Stegen, đưa trận bán kết về vạch xuất phát.
Hoàn toàn bế tắc trong khoảng thời gian còn lại, và cả hai hiệp phụ buộc hai đội phải giải quyết ở loạt luân lưu 11m.
Barca vào chung kết sau loạt luân lưu nghẹt thở
Tại đây, Barca giành chiến thắng với tỷ số 3-2. Dembele, Pjanic và Ricard Puig là những người đá thành công, trong khi De Jong và Griezmann là hai cái tên đá hỏng penalty. Phải nói rằng thủ thành Ter Stegen đã chơi xuất sắc khi cản phá thành công hai quả 11m của các cầu thủ Sociedad.
Đối thủ của Messi và các đồng đội ở chung kết Siêu cúp Tây Ban Nha là đội thắng ở cặp bán kết còn lại giữa Real Madrid và Bilbao (3h ngày 15/1, giờ Việt Nam).
Ghi bàn:
Sociedad: Oyarzabal (51' pen)
Barca: De Jong (39')
Đội hình thi đấu
Real Sociedad (4-3-3): Alex Remiro; Andoni Gorosabel, Igor Zubeldia, Robin Le Normand, Nacho Monreal; Jon Guridi, Ander Guevara, Mikel Merino; Portu, Alexander Isak, Mikel Oyarzabal.
Barcelona (4-3-3):Marc-Andre ter Stegen; Oscar Mingueza, Ronald Araujo, Clement Lenglet, Jordi Alba; Frenkie de Jong, Sergio Busquets, Pedri; Ousmane Dembele, Martin Braithwaite, Antoine Griezmann.
Thiên Bình
Neymar lập công, Pochettino đoạt danh hiệu đầu tiên cùng PSG
Neymar và Mauro Icardi cùng nhau lập công giúp PSG đánh bại Marseille 2-1 trong trận tranh Siêu cúp Pháp, rạng sáng 14/1.
" alt="Kết quả Sociedad vs Barca: Đấu súng nghẹt thở đoạt vé chung kết" />Kết quả Sociedad vs Barca: Đấu súng nghẹt thở đoạt vé chung kết
Chủ tịch La Liga bật lại những chỉ trích của Zidane, tuyên bố chính Real Madrid lựa chọn đá giữa trời tuyết
Kết quả, 2 đội phải vật lộn thi đấu, khép lại bằng trận hòa không bàn thắng. HLV Zidane tỏ ra bức xúc, cho rằng đáng lẽ ra trận đấu phải được hoãn lại.
Thủ thành Courtois còn cáo buộc BTC giải đấu La Liga coi các cầu thủ như ‘con rối’, cầu xin các quan chức hiểu rằng, họ là những con người bình thường.
Bị người Real Madrid nhắm thẳng vào, các quan chức La Liga rõ ràng không hài lòng chút nào. Đích thân Chủ tịch của giải đấu, Javier Tebas lên tiếng nói rõ với RTVE:
“Điều khiến tôi khó chịu nhất là những câu chuyện không đúng liên quan đến chuyến làm khách của Real Madrid đến Osasuna.
Real Madrid để Osasuna chia điểm với trận hòa 0-0
Thực tế không phải như vậy. Chính Real Madrid là những người quyết định đến đó để thi đấu.
Tôi đã nói với Tổng giám đốc của họ rằng, nếu các cầu thủ quá căng thẳng, họ nên trở lại trung tâm thể thao và cố gắng lên đường vào ngày hôm sau. Anh ấy bảo không cần”.
Về những lời gay gắt của Zidane nhắm vào BTC La Liga, ông Javier Tebas sâu cay rằng, chẳng qua Real Madrid không thắng được Osasuna nên HLV người Pháp vin vào chuyện ‘ông trời’ để đổ lỗi.
“Tôi không rõ thông tin mà Zidane biết trước chuyến đi như thế nào. Nhưng tôi đã thấy rất nhiều lý do mà các HLV đưa ra khi trận đấu diễn ra không suôn sẻ… Đây sẽ là một lý do nữa”.
L.H
" alt="Chủ tịch La Liga nhạo Zidane 'bào chữa' Real Madrid đá kém" />
...[详细]
Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thiện dự thảo quy chế dạy học trực tuyến, dạy học từ xa trên truyền hình làm cơ sở để các trường thực hiện.
“Ngành giáo dục quyết tâm thực hiện tốt. Khi làm bài bản, có căn cứ pháp lý, dạy học trực tuyến sẽ được coi là hình thức chính thức” - ông Nhạ nói.
Qua khảo sát, trong thời gian nghỉ học phòng chống Covid-19, 80% học sinh được dạy học qua Internet và truyền hình, riêng khu vực thành phố trên 90%. Kỹ năng về công nghệ thông tin, chuyển đổi số của học sinh, giáo viên được nâng cao, chất lượng dạy và học đảm bảo.
Bên cạnh những kết quả ban đầu, việc dạy học từ xa, qua internet, trên truyền hình cũng còn một số khó khăn, hạn chế về hạ tầng, máy chủ đường truyền, thiết bị kết nối đầu cuối; hạn chế trong tương tác giữa giáo viên và học sinh, nhất là bậc mầm non, phổ thông; học sinh vùng khó khăn chưa có điểu kiện tiếp cận với hình thức dạy học này…
Dạy học trực tuyến sẽ cộng hưởng với trực tiếp
Ông Nhạ cho hay, tới đây phương thức dạy học qua internet, trên truyền hình sẽ tiếp tục được triển khai. Đây không phải là phương thức tình thế mà là phương thức cộng hưởng với trực tiếp. Nếu làm tốt được việc này không chỉ hỗ trợ giáo viên mà còn rút ngắn thời gian học tập trên lớp của học sinh.
"Khi làm bài bản, có căn cứ pháp lý, dạy học trực tuyến sẽ được coi là hình thức chính thức”.
Người đứng đầu ngành Giáo dục khẳng định, việc kết hợp giữa học trực tuyến và trực tiếp phải được tiếp tục thực hiện, những tiết học nào có thể học trực tuyến thì thống nhất để kết hợp, có quy định về chế độ dạy học trực tuyến để giáo viên yên tâm thực hiện. Đồng thời, có biện pháp nhắc nhở các thầy cô không tham gia vào chuyển đổi số.
Thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ ban hành quy chế chính thức dạy và học trực tuyến ở bậc phổ thông, tiến tới chuẩn hóa để áp dụng. Trong đó, có tổ chức đánh giá, đảm bảo tính minh bạch, nghiêm túc, trung thực.
Bên cạnh đó, xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu có chuẩn kết nối thông suốt trong hệ thống. Bộ GD-ĐT sẽ sớm xây dựng trung tâm điều hành giáo dục, kết nối thông tin tới từng sở, phòng, cơ sở giáo dục, đảm bảo thông tin đầy đủ và đưa ra được những quyết định chính xác.
Về việc thu học phí đối với phương thức dạy học trực tuyến, Bộ trưởng yêu cầu phải rõ ràng, công khai, minh bạch, căn cứ vào đó người cung cấp dịch vụ giáo dục và người nhận dịch vụ thống nhất.
Thanh Hùng
Bất chấp phụ huynh phản đối, trường Ngôi sao giữ nguyên mức thu phí học online
Đúng 1 tuần sau cuộc họp với phụ huynh về việc thu học phí dạy online trong giai đoạn dịch Covid-19, trường liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội (quận Thanh Xuân) vừa ra thông báo quyết định giữ nguyên mức thu học phí như ban đầu.
" alt="Dạy học trực tuyến sẽ được thừa nhận chính thức ở bậc phổ thông" />
...[详细]
Chúng tôi gặp nhau, nảy sinh tình cảm nam nữ và quyết định về chung một nhà. Trước khi kết hôn, hai đứa động viên nhau, cố gắng làm lụng, tằn tiện chi tiêu, sau này còn sinh con, mua căn nhà khác. Vì ngôi nhà tôi ở là của bố mẹ, tương lai sẽ chia cho 3 anh em tôi.
Sau khi kết hôn, vợ tôi nghỉ làm nhà máy, xin vào làm tạp vụ cho công ty bất động sản. Thu nhập hai vợ chồng cũng được 10 triệu/tháng. Khi chưa có con, mức đó là quá dư dả. Chúng tôi không phải đắn đo, suy nghĩ.
Tuy nhiên, 2 đứa con ra đời, mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Tiền tháng nào hết tháng đấy, chưa kể chúng tôi phải rút cả tiết kiệm ra chi tiêu. Thiếu thốn trăm bề nhưng chúng tôi không xảy ra cãi cọ, dằn hắt nhau.
Lúc kinh tế khủng hoảng nhất, tôi được cậu bạn thân giới thiệu công việc làm ngoài giờ. Mỗi tháng tôi cũng kiếm được thêm 8 triệu.
Khoản lương 5 triệu ở cơ quan, tôi chuyển thẳng vào tài khoản của vợ và đưa thêm cô ấy 1 triệu. Như vậy, hàng tháng tôi đóng góp 6 triệu cho vợ nuôi con, lo chi phí sinh hoạt gia đình.
Số tiền còn dư, tôi gửi tiết kiệm, dồn vào một khoản mua xe máy. Thế nhưng, dạo gần đây, vợ tôi hay cằn nhằn chuyện tiền bạc, yêu cầu chồng đưa thêm 3 triệu. Cô ấy bảo, các con đi học tốn kém, đầu tư tiếng Anh, tham gia dã ngoại, vật giá cũng đắt đỏ hơn.
Vợ còn muốn dăm bữa, nửa tháng cho các con ra ngoài ăn, thay đổi không khí hoặc 1 năm đi nghỉ mát 1 lần. Tôi thấy vợ vô lý nên không đồng thuận.
Con tôi học trường công, học phí và tiền bán trú cũng chỉ 1 triệu/tháng. Hai đứa là 2 triệu. Bốn triệu còn lại là tiền ăn uống, điện nước.
Tôi cả ngày ở cơ quan, chỉ ăn ở nhà 1 bữa, lại không có thói quen rượu chè, nhậu nhẹt, thuốc lá, vợ đỡ được một khoản mua mồi nhắm. Điện nước nhà tôi mùa cao điểm nắng nóng cũng tối đa 700 nghìn đồng.
Với mức chi tiêu đó, 6 triệu tôi đưa và 5 triệu lương của vợ là thoải mái. Tôi nghĩ, gia đình mình không giàu có, những khoản ăn nhà hàng, du lịch, học thêm cho các con nên giảm bớt. Nếu cứ a dua, chạy theo người ta là tự làm khổ mình.
Con cái học giỏi là cho bản thân chúng nó, tôi không nặng nề về điểm số hay thành tích. Chuyện học hành không bị áp lực, các con sẽ có tuổi thơ đúng nghĩa, bản thân hai vợ chồng đỡ nặng đầu lo lắng.
Tôi phân tích với vợ, nhà cửa mình không mất tiền thuê trong khi bao người ở tỉnh lẻ về Hà Nội phải thuê trọ khổ sở. Cuộc sống nên biết tự hài lòng.
Các bạn thấy suy nghĩ và quan điểm có gì sai? Vậy mà vợ quay ra rủa xả tôi là đồ chắc lép, ù lì, không lo nổi cho gia đình.
Ba ngày nay, vợ tôi xách đồ về quê, để tôi xoay sở trông con, cơm nước.
Theo các bạn, tôi phải làm gì để hóa giải mâu thuẫn này? Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Chồng cho 100 triệu/tháng, vợ vẫn ngã lòng trước thầy thể dục
Nhiều lần tôi đã cố nói chuyện cho chồng hiểu, làm mọi cách để đời sống hôn nhân thi vị hơn nhưng chồng bảo tôi vẽ chuyện, dở hơi.
" alt="Mỗi tháng chồng đóng góp 6 triệu, vợ vẫn cằn nhằn đòi thêm" />
...[详细]
Đó chỉ là một trong hàng trăm, hàng nghìn câu chuyện ứng xử của phụ huynh với giáo viên hiện nay. Trên thực tế, thậm chí nhiều phụ huynh có địa vị, kinh tế còn cho mình "quyền" xúc phạm nhà giáo.
Hiệu trưởng, đồng thời là người sáng lập một trường tiểu học quốc tế ở Bình Chánh, TP.HCM (xin giấu tên), kể rằng hơn 20 năm làm nghề, cô gặp phải nhiều tình huống dở khóc dở cười mà phụ huynh đưa lại.
Nhưng điều khiến cô thấy tổn thương nhất là phụ huynh nghĩ mình giàu mà thiếu tôn trọng giáo viên.
Vì không hài lòng, phụ huynh là chủ một tiệm vàng đã chạy xộc vào phòng, chỉ tay vào mặt cô và quát lớn "Cô không dạy được con tôi thì để người khác dạy. Tôi thừa tiền cho con học trường tốt hơn ở đây".
"Cách đây một năm, trường chúng tôi có một học sinh rất cá biệt. Cháu chống đối mọi việc giáo viên yêu cầu, không tự giác tham gia các hoạt động trường lớp.
Ở trường chúng tôi dạy học sinh tự giác. Ngay cả việc ăn uống, sau thời gian ban đầu học sinh được hướng dẫn cụ thể thì sau khi quen, tới giờ các phải tự lấy đồ ăn. Khi ăn xong, học sinh cũng biết đổ thức ăn thừa, để chén đĩa bẩn vào nơi quy định.
Nhưng với học sinh kia, dù giáo viên đã cố gắng rất nhiều để hướng dẫn nhưng vẫn không cải thiện. Có lẽ, cháu được gia đình bao bọc quá kỹ nên ỉ lại. Nhà trường thông báo với phụ huynh để cùng phối hợp thì không ngờ, gia đình lại nổi đóa lên" - cô hiệu trưởng kể.
"Hôm ấy, phụ huynh đánh thẳng xe vào trường. Chị chạy thẳng vào phòng tôi nói to "Các cô không dạy được con tôi thì để người khác dạy. Cô đừng nghĩ trường của các cô là tốt nhất. Tôi thừa điều kiện cho con học trường tốt hơn ở đây" - cô hiệu trưởng kể tiếp.
Cô cho hay, làm lãnh đạo trường quốc tế nên cô hiểu những phụ huynh cho con theo học là gia đình có điều kiện kinh tế. Việc mỗi tháng chi vài chục triệu cho con đi học không phải là nhỏ, nhà trường ý thức được trách nhiệm nên luôn cố gắng rèn dũa học sinh với điều kiện tốt nhất.
Nhưng không chỉ học, mà môi trường ở đây còn cố gắng rèn luyện cho các em tính tình tự lập, tự chủ.
Cô hiệu trưởng đồng ý rằng ý phụ huynh hoàn toàn có quyền lựa chọn trường cho con. "Nhưng nếu không hài lòng có thể chuyển trường hoặc cả hai bên cùng bàn bạc phối hợp. Đừng nghĩ mình có tiền mà thiếu tôn trọng giáo viên".
Còn chỉ vì hai bé trêu chọc nhau dẫn tới xây xát mà cô Liên, giáo viên trường mầm non K, ở Thủ Đức, TP.HCM từng bị phụ huynh bóng gió "không hoàn thành nhiệm vụ thì chuyển nghề".
Cô Hương kể, lớp mầm có 30 bé, được nhà trường phân công hai giáo viên. Ngoài cô Liên còn có một giáo viên khác đã tương đối lớn tuổi.
Trong lớp 30 bé thì 1 bé có triệu chứng tự kỷ, không hòa đồng với các bạn mà ra ngồi ngoài cửa lớp. Bé không tự thay quần áo hay vệ sinh cá nhân từ những việc đơn giản nhất, nên giáo viên phải ưu tiên chăm nhiều hơn. Thành ra, 29 bé còn lại phần lớn do một tay giáo viên còn lại đảm nhiệm.
Cả lớp đều rất ngoan nhưng có vài em nam hiếu động hay lao vào đánh, bứt bấu, cắn bạn dẫn tới xây xước. Biết điều này, hai cô giáo gắng tách các bé ra - khi bé này ngồi đằng này thì cho bé còn lại ngồi đằng kia.
Cô Liên kể, một hôm do cô giáo không quán xuyến hết nên hai bé nam đánh nhau và bị trầy xước. Một bé bị bạn cắn 5 miếng vào lưng, một bé cũng bị trầy xước mặt, cổ.
Khi thấy con như vậy, một trong hai phụ huynh khó tính hơn đã không kiềm chế được.
Đưa con tới lớp, anh chạy vào chỉ thẳng vào mặt bé kia rồi dọa dẫm. Chiều tới đón con, gặp phụ huynh của bé kia, anh này cũng chỉ mặt và nói rằng "Đây là con cô phải không? Cô về dạy lại con đi, đi học sao cứ đánh con tôi'.
"Khi thấy anh làm lớn chuyện, tôi lên tiếng mong phụ huynh thông cảm vì một phần là lỗi của cô giáo. Không ngờ, vị phụ huynh còn làm ầm lên và nói rằng "các cô không hoàn thành công việc thì chuyển nghề đi". Lúc đó, tôi chỉ biết im lặng.
Rất may, vị phụ huynh còn lại rất điềm tĩnh, chị nhỏ nhẹ nói với anh kia rằng "Anh không nên chỉ tay vào mặt đứa trẻ như vậy. Chúng tôi cũng muốn dạy con thật ngoan, tới lớp hòa đồng với bạn bè. Nhưng tuổi các bé ở tuổi còn quá nhỏ, các cháu năng động, trêu chọc dẫn tới trầy xuớc là bình thường""...
Một thầy giáo dạy cấp 3 ở TP.HCM cho hay chuyện giáo viên gặp phải những phụ huynh thiếu tôn trọng là... bình thường.
Trong cuộc đời đi dạy, đặc biệt khi dạy lớp có nhiều học sinh cá biệt, anh từng gặp rất nhiều lần và lần nào cũng dở khóc dở cười. Trong môi trường sư phạm, các anh gọi đó là tai nạn nghề nghiệp.
"Bây giờ, phụ huynh còn không nói giáo viên nữa mà đi thẳng lên hiệu trưởng "tố cáo". Nhưng điều kỳ lạ là những phụ huynh tác quái thường thường là trí thức, có điều kiện kinh tế. Tất nhiên, đây không phải số đông và tôi không vơ đũa cả nắm. Còn phụ huynh bình dân, buôn thúng bán bưng, họ rất nể và tôn trọng giáo viên" - thầy giáo này nhận xét.
Lê Huyền
Người mẹ thay đổi tính cách con từ nếp áo
Chị Hạnh đã dạy con nhẹ nhàng, không roi đòn, lớn tiếng hay nặng nhẹ nhưng đã đem lại một kết quả vô cùng to lớn.
" alt="Chủ tiệm vàng chạy xộc vào nói 'cô không dạy được con tôi thì để người khác'" />