Sáng nay 31/8, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đơn vị đang tiếp nhận điều trị nôi trú cho 2 bệnh nhân ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum sau khi dùng sản phẩm Pate Minh Chay. Những người này đang có tình trạng rất nặng.
Các bệnh nhân là cặp vợ chồng cao tuổi (68 -70 tuổi) trú tại Hà Nội. Khai thác bệnh sử, họ đều sử dụng thực phẩm Pate Minh Chaymua trên mạng vào tháng 7. Khi ăn lọ pate thứ nhất thấy bình thường, nhưng đến lọ thứ 2 lại thấy có mùi khác thường.
Sau lần ăn cuối cùng vào khoảng cuối tháng 7, sang đến đầu tháng 8, cả hai bệnh nhân đều có biểu hiện đau họng, khó nuốt, sụt mi, khó nuốt, yếu chân tay, khó thở. Sau đó, họ được đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện lão khoa Trung ương trước khi chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai ngày 18/8.
ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết: “Thời điểm vừa nhập viện, ông T. liệt hoàn toàn các cơ từ đầu đến chân, không thở được, phải phục thuộc vào máy thở. Trong khi đó, người vợ nhẹ hơn, bị liệt toàn bộ các cơ, không thể tự ngồi dậy, ho khạc kém, không thể tự ăn, nguy cơ suy hô hấp”.
Ngay khi xác định bệnh nhân ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum, các bác sĩ đã tiến hành điều trị cấp cứu hồi sức; thực hiện các biện pháp giải độc.
![]() |
Bệnh nhân nam 70 tuổi đang được cho thở máy |
Bác sĩ Nguyên thông tin, đến nay các bệnh nhân vẫn tiên lượng nặng. Riêng người chồng có thể phải thở máy từ 2 – 10 tháng nữa, trong quá trình thở máy có thể xảy ra biến chứng.
“Các trường hợp ngộ độc botulinum rất hiếm ở nước ta. Đặc điểm của botulinum là rất độc với thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ, liệt kéo dài. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân phải thở máy trung bình nhiều tháng, và mất nhiều tháng tiếp theo để có thể hồi phục” – bác sĩ Nguyên cho hay.
Cũng theo bác sĩ Nguyên, để có thuốc cấp cứu kịp thời cho 2 bệnh nhân nặng, Bệnh viện Bạch Mai đã phải cấp tốc gửi công văn lên Bộ Y tế, đồng thời liên hệ các Trung tâm Chống độc tại Thái lan, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam và Thái Lan.
Bác sĩ Nguyên chia sẻ: “Loại thuốc giải độc botulinum rất hiếm, những loại thuốc như vậy được gọi là “thuốc mồ côi”. Chỉ được lưu giữ ở một số kho dự trữ quốc gia. Bệnh viện, Bộ Y tế, WHO đã phải làm việc rất gấp rút để có thể đưa được 2 lọ thuốc giải độc từ một Trung tâm Chống độc của Thái Lan về Việt Nam trong 10 ngày”.
Được biết, 2 lọ thuốc giải độc mang tên Botulism antitoxin heptavalent, được vận chuyển bằng đường hàng không từ Thái Lan về Việt Nam vào ngày 29/8 và được sử dụng ngay cho 2 bệnh nhân. Giá bán của mỗi lọ thuốc này tại Thái Lan lên đến 8000 USD (khoảng 190 triệu đồng).
![]() |
2 lọ thuốc giải độc Botulism antitoxin heptavalent được dùng để điều trị cho bệnh nhân |
Ngoài 2 bệnh nhân nặng nói trên, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai còn tiếp nhận 4 bệnh nhân khác tới kiểm tra sau khi sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay. Những người này đều bị yếu mỏi cơ, các chức năng sống ổn định, khó vận động nặng và được chỉ định điều trị ngoại trú.
Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên nhận định, Botunilum là loại độc tố được sản sinh bởi vi khuẩn Clostridium botulinum.
Vi khuẩn này kị khí, có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm đóng hộp, lọ, túi, chai kín. Vi khuẩn Clostridium botulinum sẽ phát triển khi các yếu tố môi trường trong thực phẩm không đủ để kiềm chế chúng, ví dụ như không đủ độ chua (độ pH), không đủ độ mặn,…
Đặc biệt, các loại thực phẩm chế biến tại hộ gia đình, thủ công, vốn thường không được kiểm soát chặt chẽ sẽ có nguy cơ cao nhiễm loại vi khuẩn này.
Nguyễn Liên
Đã có ít nhất 9 bệnh nhân phải nhập viện sau ăn pate Minh Chay với triệu chứng yếu chân tay, khó thở, liệt cơ…
" alt=""/>Vụ Pate Minh Chay: Tình hình sức khỏe các ca điều trị tại BV Bạch MaiNgoài ra, các vấn đề có thể xuất hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ hoặc từ phía chủ đầu tư như: việc giá bán điện điều chỉnh theo tỷ giá USD/VND; tỷ suất sinh lợi của dự án/vốn chủ sở hữu; việc tính toán lãi suất vay vốn của dự án điện gió ngoài khơi; vấn đề bồi thường khi có sự thay đổi bất lợi của quy định pháp luật; vấn đề bảo lãnh của Chính phủ đối với một số nội dung trong Hợp đồng mua bán điện.
Bộ Công Thương cho rằng: EVN là doanh nghiệp nhà nước, “trực tiếp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật, bảo toàn và phát triển vốn của EVN” theo điểm c khoản 4 Điều 3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN tại Nghị định số 26 năm 2018 của Chính phủ.
Căn cứ các quy định pháp luật, Bộ Công Thương phân tích: Trường hợp giá mua điện của dự án điện gió ngoài khơi cao hơn giá bán điện của EVN, hoặc làm cho EVN thua lỗ, thì về nguyên tắc EVN có quyền từ chối mua điện để “bảo toàn và phát triển vốn của EVN”.
Giá thành cao, tương lai sẽ rẻ hơn
Theo nghiên cứu của DEA (Danish Energy Agency 2020), NREL, giá trị LCOE (chi phí hiện tại ròng trung bình của điện phát ra ở một nhà máy suốt cuộc sống kinh tế của nó) được dự báo trong khoảng 11-15 Uscents/kWh vào năm 2030 và khoảng 8-13 Uscents/kWh vào năm 2050. Giá trị này, theo đánh giá của nhóm chuyên gia, là phù hợp với Việt Nam. Trong tương lai có thể rẻ hơn.
Tuabin gió là thiết bị chính của các dự án điện gió, có giá thành khá cao. Bên cạnh đó, các vật tư và thiết bị phụ trợ cho các dự án điện gió, chẳng hạn như hệ thống truyền tải, hệ thống an toàn, hệ thống giám sát,... và chi phí xây dựng, lắp đặt các dự án điện gió cũng có giá thành cao.
Để giảm giá thành điện gió, Việt Nam cần nghiên cứu, tăng cường nội địa hóa các vật tư và thiết bị phụ trợ cho các dự án và đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước giàu kinh nghiệm trong phát triển điện gió ngoài khơi. Từ đó, có thể giúp giảm thiểu chi phí đầu tư.
Để phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam một cách bền vững, Đề án đánh giá: Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu, nâng cao năng lực quản lý và vận hành các dự án điện gió.
Ngoài ra, thời gian qua, các nước đều đặt mục tiêu rất tham vọng về phát triển điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, do những vướng mắc và ảnh hưởng làm tăng chi phí phát triển điện gió ngoài khơi tại một số quốc gia nên dẫn tới sự thua lỗ của các bên tham gia phát triển. Việc này tác động xấu tới chuỗi cung ứng, gây rủi ro tăng chi phí phát triển khi chuỗi cung ứng không đáp ứng nhu cầu.
Để giảm thiểu tác động bất lợi của việc này, Đề án khuyến nghị Việt Nam cần nghiên cứu tổng thể các khía cạnh liên quan tới phát triển điện gió ngoài khơi, xây dựng kế hoạch và lộ trình phát triển rõ ràng. Đồng thời, cần tăng cường nắm bắt thông tin thực trạng và mục tiêu phát triển của các nước để điều chỉnh lộ trình phù hợp cho Việt Nam, giảm thiểu tác động tiêu cực từ tác động tăng chi phí do do sự quá tải của chuỗi cung ứng toàn cầu.