您现在的位置是:Nhận định >>正文
Wentworth Miller xác nhận chia tay phim 'Vượt ngục'
Nhận định699人已围观
简介'Tôi rời loạt phim. Chính thức', Wentworth Miller thông báo anh đã từ chối cơ hội trở lại phần 6 của ...
'Tôi rời loạt phim. Chính thức',ácnhậnchiatayphimVượtngụms puiyi Wentworth Miller thông báo anh đã từ chối cơ hội trở lại phần 6 của loạt phim đình đám. Nam diễn viên sinh năm 1972 cho biết anh không muốn đóng mãi một kiểu vai.
Thông báo trên Instagram, Wentworth Miller nói anh không muốn tiếp tục vào vai Michael trong loạt phim này sau 12 năm. Nam diễn viên viết: "Nếu bạn là fan của show này và hy vọng sẽ có các mùa tiếp theo, tôi hiểu là các bạn sẽ vô cùng thất vọng với thông báo trên nhưng tôi xin lỗi".
![]() |
Wentworth Miller và Dominic Purcell vào vai anh em trong 'Vượt ngục'. |
Dominic Purcell, người đóng vai Lincoln Burrows trong phim cũng bày tỏ sự ủng hộ cho quyết định của Wentworth Miller.
Hồi tháng 9, Dominic xác nhận Vượt ngục (Prison Break)sẽ tiếp tục trở lại mùa 6 bất chấp việc một số thành viên trong đoàn sẽ không tiếp tục tham gia. Trước đó Charlie Collier, CEO của kênh Fox lại khẳng định kênh này chưa có kế hoạch làm tiếp series này.
Không chỉ được khán giả yêu thích trên toàn cầu, Vượt ngục còn được đề cử các giải Quả cầu vàng, People's Choice Award, Emmy cho series phim hay nhất... trong 12 năm phát sóng từ 2005-2017 sau 5 mùa.
Quỳnh An

Dàn diễn viên cực phẩm trong siêu phẩm Thái 'Đừng gọi anh là bố'
Sau một thời gian chinh chiến tại các rạp chiếu Thái Lan, bộ phim hài hành động My God! Father (Đừng gọi anh là bố) giữ thành tích top 1 doanh thu phòng vé và chuẩn bị cập bến rạp Việt, hứa hẹn tạo nên cơn sốt mới
Tags:
相关文章
Google bị buộc tội độc quyền trên Android
Nhận địnhTrong vụ kiện tập thể trên, Google bị cáo buộc đã ép các nhà sản xuất sử dụng dịch vụ tìm kiếm của mình trên điện thoại Android. Nguyên đơn cho rằng Google đã lợi dụng tâm lý của người dùng không muốn thay đổi cài đặt dịch vụ tìm kiếm mặc định trên điện thoại.
Google phản pháo rằng hãng có cho phép các hãng di động cài phần mềm cạnh tranh lên máy, hơn nữa người dùng Android cũng có thể tự mình tùy biến thiết bị.
Nhờ vậy, thực chất Google đang khuyến khích cạnh tranh. Tuy nhiên, hành động này của Google lại bị coi là đang ép người tiêu dùng chi thêm tiền ngoài giá mua máy – điều được bị đơn cho là không có bằng chứng nào hỗ trợ.
"Google muốn biến mình thành dịch vụ tìm kiếm mặc định bởi như vậy sẽ khiến hãng kiếm được nhiều tiền hơn từ các mục quảng cáo khi tìm kiếm, vốn đem lại hàng tỉ tỉ USD vào lợi nhuận hàng năm của Google", nguyên đơn khẳng định.
Đây không phải là lần đầu tiên Google gặp phải các vấn đề độc quyền, thậm chí tại châu Âu hãng đang phải đàm phán với các cơ quan quản lý. Trong khi đó tại Mỹ, Google cũng nhận được những lời than phiền từ các công ty như Microsoft. Theo đó, tại các kết quả tìm kiếm, Google đã tự cho điểm dịch vụ của mình cao hơn điểm số từ các đối thủ.
Theo VnReView
">...
阅读更多HSBC cùng WWF
Nhận địnhẢnh: © Le Thanh Tung / WWF-Greater Mekong.
Theo báo cáo gần đây của Khối Nghiên cứu HSBC với tựa đề “Giải quyết cuộc khủng hoảng tiếp theo”, đối với khu vực châu Á, biến đổi khí hậu được xác định là cuộc khủng hoảng của thế kỷ chứ không hẳn là đại dịch COVID-19 và Việt Nam nằm trong số các quốc gia có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong số các thành phố ở châu Á (cùng với thành phố Mumbai, Thượng Hải, Bangkok và Jakarta) đang bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao. Theo số liệu của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tập đoàn HSBC,Việt Nam cũng nằm trong nhóm năm nước có nguy cơ rủi ro ngành nông nghiệp và những thiệt hại do bão gây ra đối với sản xuất nông nghiệp sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, châu Á hiện giờ không chỉ là nạn nhân của tình trạng biến đổi khí hậu mà còn là một tác nhân quan trọng của quá trình này. Khu vực này chiếm tới 87% lượng khí nhà kính toàn cầu và lượng phát thải khí CO2 tăng 78% kể từ năm 1990.Trong đó nạn chặt phá rừng trở thành một nguyên nhân chính đóng góp vào lượng khí phát thải lớn ở khu vực Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam.
Ông Tim Evans – Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết: “Chúng tôi mong muốn đóng góp tích cực vào nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu - một vấn đề quan trọng mà chúng ta đang phải đối mặt. Tập đoàn HSBC luôn tập trung tài trợ cho công tác bảo tồn môi trường thiên nhiên để các thế hệ tương lai được sống trong một thế giới sạch hơn, xanh hơn, an toàn hơn và bền vững hơn. Thông qua việc tài trợ vào dự án phục hồi rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Ngân hàng HSBC Việt Nam mong muốn đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng khả năng chống chọi với thiên tai và tình hình biến đổi khí hậu của Việt Nam để các gia đình, cộng đồng và doanh nghiệp có thể phát triển trong tương lai”.
Trong phạm vi dự án, Ngân hàng HSBC Việt Nam phối hợp với các chuyên gia bảo tồn từ WWF-Việt Nam để phát triển một chương trình sáng tạo và sâu rộng nhằm nuôi dưỡng hệ sinh thái dễ bị tổn thương của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực khác. Dự án dự kiến sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 của Thỏa thuận Paris so với kịch bản phát thải thông thường bằng nguồn lực quốc gia hoặc tăng lên 25% nếu có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, dự án này cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được cam kết tăng độ che phủ rừng toàn quốc lên 45%.
150 hecta rừng được phát triển bằng cách áp dụng phương pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng ngập mặn nhằm đảm bảo khả năng tăng trưởng cao nhất cho cây. Khi đạt đến tuổi trưởng thành, khu rừng ngập mặn rộng 150 hecta này có thể hấp thụ và dự trữ ít nhất 20.000 tấn carbon mỗi năm, làm giảm nồng độ khí CO2. Rừng ngập mặn cũng sẽ tạo thành vùng đệm giữa đất liền, biển và sông ngòi, giúp duy trì và che chắn vùng đồng bằng sông Cửu Long khỏi các hiện tượng thiên tai.
Ngoài ra, khu rừng mới này sẽ cung cấp dịch vụ hệ sinh thái tại chỗ cho hơn 10.000 hộ gia đình được bảo vệ khỏi tình trạng lũ lụt và cải thiện bãi sinh sản thủy sản của họ lên đến 350-390 tấn hải sản mỗi năm.Dự án này cũng được thành lập để nghiên cứu và giới thiệu các phương pháp quản lý tốt nhất về giải pháp sinh kế thay thế cho các cộng đồng cư dân sống tại vùng đệm của Vườn Quốc gia. .
Một hợp phần khác của dự án là chương trình giáo dục về bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cho khoảng 3.000 hộ gia đình trong vùng lõi của Vườn Quốc gia, nâng cao nhận thức của họ về các vấn đề bảo tồn.
Đặc biệt, dự án còn kỳ vọng sẽ thu hút sự tham gia nhiệt tình của các tình nguyện viên thuộc ngân hàng HSBC Việt Nam để mang lại những tác động thực sự thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sống cho người dân địa phương sinh sống trong khu vực Vườn Quốc gia.
Ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia của WWF-Việt Nam cho biết: “HSBC và WWF-Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác lâu dài trong năm 2020. Phương thức hợp tác này đã góp phần nhân rộng tác động của chương trình Bảo tồn nước của HSBC, mang nước sạch đến hơn 2,5 triệu người sống tại năm lưu vực sông lớn trên thế giới. Thực hiện những giải pháp đúng đắn đối với thiên nhiên để giải quyết cuộc khủng hoảng môi trường nói chung hiện nay là trọng tâm của các chiến lược phục hồi, đầu tư và các quyết định và hành động thông qua chương trình hợp tác này sẽ góp phần đảo ngược sự mất mát đa dạng sinh học đến năm 2030 để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ tương lai của quốc gia.”
Ông Tim Evans cho biết thêm: “Đóng góp của các doanh nghiệp trong cộng đồng không thể chỉ giới hạn trong việc tiến hành kinh doanh một cách bền vững và/hoặc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của đất nước, mà các doanh nghiệp còn phải sử dụng các nguồn lực của mình để cố gắng giảm thiểu mọi tác động tiêu cực đến môi trường và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Với sự hiện diện 150 năm tại Việt Nam và là một ngân hàng quốc tế hàng đầu, chúng tôi cũng nhận thấy một phần sứ mệnh của mình tại đất nước này là giúp bảo tồn thiên nhiên và môi trường”.
Dự án này tại Việt Nam là một phần trong cam kết khí hậu mới nhất của Tập đoàn HSBC được công bố vào ngày 9/10/2020, một chương trình tài trợ 100 triệu USD cho các dự án đổi mới khí hậu, năng lượng tái tạo và các giải pháp dựa trên thiên nhiên trên toàn cầu trong cùng thời gian năm năm. Và đây cũng là một trong những hoạt động kỷ niệm 150 năm ngân hàng HSBC có mặt tại Việt Nam.
H.P.
...
阅读更多Đội tuyển Thái Lan trở ngại lớn trước AFF Cup
Nhận địnhSau khi AFF Cup 2020 hoãn sang 2021 vì Covid-19, Thái Lan rất quan tâm đến giải vô địch bóng đá Đông Nam Á lần thứ 13. Mục tiêu của Thái Lan là giành chức vô địch AFF Cup, cũng như vượt qua đội tuyển Việt Nam để trở lại vị trí số 1 trong khu vực.
Thái Lan gặp trở ngại lớn khi chuẩn bị cho AFF Cup Cách nay vài tháng, Thái Lan triển khai kế hoạch lên số 1 Đông Nam Á, và lọt vào top 100 bảng xếp hạng FIFA.
Việt Nam hiện là đội tuyển duy nhất ở Đông Nam Á góp mặt trong top 100 FIFA.
Ban đầu, nếu thi đấu theo lịch cũ (23/11-31/12/2020), Thái Lan chỉ có thể cử đội trẻ hoặc đội B tham dự AFF Cup, vì các CLB không chấp nhận nhả cầu thủ quan trọng (AFF Cup không thuộc lịch FIFA).
Việc giải đấu lùi sang năm sau giúp Thái Lan có đội ngũ tốt nhất như HLV Akira Nishino mong muốn, vì khi ấy Thai League cũng kết thúc.
Tuy nhiên, có một vấn đề phát sinh: HLV Nishino không có nhiều thời gian chuẩn bị cho AFF Cup.
Lịch thi đấu mới được thông qua, và AFF Cup bắt đầu từ ngày 11/4/2021.
Trong khi đó, Thai League kết thúc vào ngày 3/4/2021. Có nghĩa là HLV Nishino chỉ có 1 tuần tập trung trước khi Thái Lan thi đấu.
Nhà cầm quân người Nhật Bản muốn Thai League đá dồn để kết thúc sớm, nhằm giúp ông có thời gian chuẩn bị và các cầu thủ hồi phục thể lực cho cuộc chiến ở AFF Cup.
Mong muốn của ông Nishino không được đáp ứng, sau cuộc họp giữa LĐBĐ Thái Lan (FAT) và BTC Thai League ngày hôm qua (28/09).
Parit Suphaphong - Tổng Thư ký FAT - khẳng định không thể điều chỉnh lịch thi đấu để Thai League kết thúc sớm.
Theo FAT, Thai League và AFF Cup không trùng nhau. Hơn nữa, chưa rõ khả năng kiểm soát Covid-19 ở trong nước, nên xáo trộn lịch thi đấu có thể gây hiệu quả khó lường.
Với quyết định mới của FAT và BTC Thai League, HLV Akira Nishino phải suy nghĩ kế hoạch phù hợp để Thái Lan bước vào AFF Cup với điều kiện tốt nhất.
Thiên Thanh
HLV UAE tuyên bố đánh bại tuyển Việt Nam
HLV Jorge Luis Pinto vừa tuyên bố, UAE sẽ đánh bại đội tuyển Việt Nam để giành vé vào VCK World Cup 2022.
">...
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Xe mới thường có mùi đặc trưng, dù hút mùi nhiều lần vẫn không thể hết hoàn toàn. (Ảnh minh hoạ)
Đó là thứ mùi pha trộn đặc trưng của nhựa, da, nỉ, keo, điều hoà,... trên một chiếc xe mới. Mùi này làm bà xã và lũ trẻ nhà tôi rất khó chịu. Thế nên trong gần 4 tháng qua, phần do dịch bệnh ít di chuyển nhưng phần bởi mùi ô tô mới mà vợ tôi chỉ dám lên xe số lần đếm trên đầu ngón tay. Có việc gì cần lắm hoặc phải đi về quê, cô ấy mới ngồi lên, dù trời nắng nóng vẫn phải mở cửa sổ, nếu không sẽ say "lử đử".
Tôi cũng mang xe đến các trung tâm chăm sóc xe để chạy máy khử mùi và vệ sinh thường xuyên nhưng vẫn không đỡ. Tôi băn khoăn không biết với xe mới, sẽ mất khoảng bao lâu để hết mùi này? Và có cách nào khử mùi nhanh và hiệu quả không?
Rất mong nhận được chia sẻ từ những chuyên gia và người có kinh nghiệm. Xin cảm ơn!
Độc giả Hữu Trung(Hà Đông, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đánh bóng xe nhiều có tốt không?
Mỗi lần được đánh bóng, chiếc xe của tôi như khoác lên tấm áo mới long lanh, bóng đẹp. Thế nhưng tôi sợ nếu đánh bóng nhiều sẽ làm mỏng và hỏng lớp sơn của xe.
" alt="Làm thế nào để hết mùi khó chịu trên xe mới?">Làm thế nào để hết mùi khó chịu trên xe mới?
-
UBND quận Tân Bình vừa công bố kết luận thanh tra về hoạt động tài chính tại Trường Tiểu học Trần Văn Ơn. Trước đó, do để xảy ra lùm xùm trong công tác tài chính, bà Nguyễn Thị Hồng Yến bị đình chỉ công tác hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Văn Ơn trong 90 ngày để phục vụ thanh tra các khoản thu, chi của trường trong nhiều năm qua.
Theo kết luận thanh tra của UBND quận Tân Bình, vào thời điểm công bố quyết định thanh tra, trường có cung cấp sổ sách, chứng từ kế toán theo yêu cầu của đoàn thanh tra, tuy nhiên các sổ kế toán không có chữ ký của hiệu trưởng và đóng dấu của trường.
Trong quá trình thanh tra, trường cung cấp thông tin, tài liệu không đúng số lượng và tiến độ mà Đoàn Thanh tra yêu cầu. Đến ngày 26/8/2020 đoàn thanh tra phải lập bảng kê chi tiết, tạm giữ chứng từ kế toán năm 2019, 6 tháng đầu năm 2020, bản gốc do bộ phận tài chính của trường thu thập được làm cơ sở kết luận thanh tra.
Vì vậy, kết quả thanh tra là kết quả Đoàn Thanh tra đối chiếu các chứng từ gốc do đơn vị cung cấp với số tài liệu do kho bạc nhà nước, các ngân hàng mà trường có giao dịch, phòng Tài chính - kế hoạch quận và các đơn vị liên quan cung cấp.
Theo kết luận thanh tra, trong quá trình quản lý, sử dụng tài chính, bà Nguyễn Thị Hồng Yến đã để ngoài sổ sách, trực tiếp quản lý, sử dụng các khoản thu như: Sổ liên lạc điện tử, Anh văn tự chọn và chỉ đạo để ngoài sổ sách kế toán đối với khoản thu Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tai nạn học sinh, với tổng số tiền 735,5 triệu đồng. Trong đó, 3 khoản thu mang tính chất thu hộ, chi hộ là Bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn học sinh, Sổ liên lạc điện tử với số tiền hơn 578 triệu; Khoản thu Anh văn tự chọn hơn 157 triệu.
Phụ huynh Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, căng băng rôn yêu cầu nhà trường công khai minh bạch tài chính Việc trực tiếp quản lý, sử dụng khoản thu để ngoài sổ sách kế toán, bà Yến đã vi phạm hai trong những hành vi bị cấm ở Khoản 3, Điều 12 Luật kế toán 2015 về “Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đơn vị kế toán” và Khoản 7, Điều 3 Luật kế toán về “Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán…”.
Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Hồng Yến cũng để ra sai sót trong các khoản chi tiêu nội bộ…
Thanh tra kết luận, bà Nguyễn Thị Hồng Yến có trách nhiệm nộp ngân sách nhà nước hơn 11 triệu đồng ký duyệt chứng từ 2 lần, chi phụ cấp trách nhiệm công tác thư viện không đúng, chi tiền làm thêm giờ dư, không sử dụng đúng quỹ mục đích khen thưởng.
Ngoài ra, nộp cho trường 58 triệu đồng vào nguồn thu quỹ sự nghiệp do quyết định chi âm khoản vệ sinh bán trú, chi âm nước uống, hoàn trả cha mẹ học sinh khoản thu Chương trình kỹ năng sống.
Thanh tra quận Tân Bình yêu cầu bà Nguyễn Thị Hồng Yến có trách nhiệm tiếp tục cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến thu, quản lý, sử dụng các khoản thu để ngoài sổ sách kế toán.
Còn bà Huỳnh Thị Kim Phương, nguyên kế toán và bà Tô Thị Thanh Tâm thanh toán cho đơn vị mua phần mềm thư viện, nộp hoàn tiền tạm ứng cho trường, hoàn trả cha mẹ học sinh với tổng số tiền gần 90 triệu đồng…
Xem xét xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự hiệu trưởng
Chủ tịch UBND quận Tân Bình chỉ đạo Trưởng Phòng Nội vụ quận, sau khi có kết luận của Chủ tịch UBND quận về xử lý hành vi để ngoài sổ sách kế toán của bà Nguyễn Thị Hồng Yến (xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự), tham mưu thành lập Hội đồng kỷ luật quận để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với bà Nguyễn Thị Hồng Yến và các cá nhân có liên quan trong công tác quản lý, sử dụng tài chính tại Trường Tiểu học Trần Văn Ơn.
Trường hợp đủ cơ sở chuyển cơ quan điều tra để kiến nghị khởi tố thì tham mưu thành lập Hội đồng kỷ luật sau khi có kết luận của cơ quan điều tra.
Tham mưu Chủ tịch UBND quận xem xét xử lý việc tạm đình chỉ công tác đối với bà Yến.
Trưởng Đoàn Thanh tra tham mưu Chủ tịch UBND quận chuyển đơn tố cáo của công dân đối với bà Yến đến Công an quận Tân Bình để xử lý theo thẩm quyền.
Trưởng phòng GD-ĐT quận tổ chức họp rút kinh nghiệm trong toàn thể công chức cơ quan. Phổ biến hạn chế của Trường Tiểu học Trần Văn Ơn về thực hiện, quản lý tài chính theo Kết luận thanh tra đến các đơn vị sự nghiệp giáo dục toàn quận.
Phòng Kế hoạch Tài chính Quận hướng dẫn Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, khách phục các hạn chế theo kết luận thanh tra…
Lê Huyền
Đình chỉ 1 hiệu trưởng ở TP.HCM để thanh tra thu-chi
Bà Nguyễn Thị Hồng Yến bị đình chỉ công tác hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (Q.Tân Bình, TP.HCM) trong 90 ngày để phục vụ thanh tra các khoản thu, chi của trường trong nhiều năm qua.
" alt="Bỏ ngoài sổ sách hơn 700 triệu, một hiệu trưởng ở TP.HCM có thể bị xử lý hình sự">Bỏ ngoài sổ sách hơn 700 triệu, một hiệu trưởng ở TP.HCM có thể bị xử lý hình sự
-
- Tôi bị 3 người (say rượu) đi trên 1 xe tông vào. Tôi nằm viện điều trị 2 tháng, người gây tai nạn cho tôi không đến hỏi thăm 1 tiếng. Lúc tôi ra viện có đến CSGT CA huyện hỏi về vụ tai nạn của tôi và CSGT hẹn tôi tuần sau để CSGT mời người gây tai nạn đến giải quyết.
TIN BÀI KHÁC
Công chức cấp xã đi du lịch nước ngoài có cần xin phép?" alt="Khi CSGT không mời được người gây tai nạn đến làm việc...">Khi CSGT không mời được người gây tai nạn đến làm việc...
-
PGS.TS.BS Đoàn Quốc Hưng (sinh năm 1968 tại Hà Nội) là Trưởng Bộ môn Ngoại, Phó Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ngày 21/10/2020 vừa qua, PGS Hưng được Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS. Nguyễn Thanh Long giao nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng quản lý, điều hành Trường ĐH Y Hà Nội.
Vừa làm thầy thuốc, vừa làm thầy giáo, theo PGS Hưng, sẽ có phần áp lực, nhưng “bác sĩ là nghề, giáo viên là nghiệp. Nghiệp giáo viên ngấm vào trong máu mình, và với nghiệp giáo viên, sẽ không có sự tính toán thiệt hơn, chỉ có tình yêu và trách nhiệm với sự trưởng thành của học trò”.
Nghiệp làm thầy của bác sĩ ngoại khoa
PGS.TS.BS Đoàn Quốc Hưng sinh ra trong gia đình có 3 đời làm nghề giáo. “Từ thời ông nội làm nghề dạy học, đến bố tôi là giảng viên trong quân đội cho đến lúc nghỉ hưu; còn mẹ tôi là giáo viên giảng dạy tại Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Trường Nguyễn Du. Bố mẹ là những người góp phần nhiều nhất trong việc hình thành nên con người của tôi hiện tại”.
Giai đoạn chuẩn bị thi đại học vào những năm 1984-1985, Hưng được mẹ đưa tới giảng đường của Trường Đại Học Tổng hợp, số 19 Lê Thánh Tông (Hà Nội). Đứng trước giảng đường rất đẹp được xây từ thời Pháp thuộc, bà nói: “Ngày xưa mẹ cũng rất thích học Y nhưng chưa có điều kiện. Đây là niềm mơ ước của mẹ. Nếu con thực lòng muốn theo ngành Y, hãy cố bước chân vào giảng đường này”.
Đó cũng là thời điểm Hưng đang “mê mẩn” với ngành học này sau khi xem được bộ phim “Thầy lang” của Ba Lan. “Đó là bộ phim rất hay nói về cuộc đời của một vị bác sĩ ngoại khoa. Ông đã rời bỏ ngôi trường Đại Học Y ở Thủ đô Warszawa đủ đầy, rời bỏ bệnh viên trung ương hiện đại, để về quê hành nghề trong điều kiện cực kỳ thiếu thốn. Nhưng với lòng yêu nghề, yêu thương người bệnh và những kiến thức học được trong thời gian làm bác sĩ ở bệnh viện trung ương, ông đã cứu chữa được cho rất nhiều người. Tôi vô cùng cảm phục con người đức độ ấy”.
Sau đó, cậu học trò Đoàn Quốc Hưng quyết định lựa chọn theo học ngành Bác sĩ đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội, niên khóa 1985-1991.
PGS.TS Đoàn Quốc Hưng (thứ 2, bên phải) cùng đồng nghiệp
Năm 1991, anh tốt nghiệp và chọn học tiếp bác sĩ nội trú - cao học Ngoại khóa 1 tại trường ĐH Y Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Lý do là bởi, “khi bước chân vào trường Y, tôi thấy rất nhiều tấm gương đi trước. Đó là các bậc thầy, bậc đàn anh luôn nhiệt huyết với công việc. Họ hết lòng điều trị cho bệnh nhân bằng cả khối óc trái tim và đôi tay. Nhìn những tấm gương như thế, tôi mong mình cũng được một phần như các thầy”.
9 năm đào tạo liên tục tại Trường ĐH Y Hà Nội cũng khiến anh Hưng luôn cảm thấy tự hào về truyền thống gắn bó tại ngôi trường này.
“Sinh viên y chúng tôi có một truyền thống, ngay từ năm 2, sinh viên khóa trên đã có thể giảng dạy lại cho các em khóa dưới. Anh em trên dưới nhau một khóa cũng đã là thầy, tôn trọng nhau. Sự tiếp nối ấy cứ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy, việc trở thành người làm nghề giáo cũng đến với tôi rất tự nhiên”.
Học ngành Y tự thân phải muốn trở thành bác sĩ giỏi
Trở thành giảng viên bộ môn Ngoại của Trường ĐH Y Hà Nội, điều đầu tiên thầy Hưng luôn nhắc nhở học trò trong mỗi lần đứng lớp, đó là: “Mỗi sinh viên khi bước chân vào trường Y Hà Nội, sau này ra trường đều phải trở thành các bác sĩ xuất sắc. Đây là điều sinh viên luôn cần tâm niệm trong đầu, trong tim”.
Anh cho rằng, khi có mục tiêu như thế, giáo viên không nhất thiết phải bắt các em học thế này, thế kia; sinh viên đi học sẽ không cần bất kỳ chế tài nào, cũng không cần ai phải kiểm soát, mà tự thân muốn vươn lên để trở thành bác sĩ xuất sắc.
Do đó, rất nhiều năm bước chân vào giảng đường, PGS Hưng luôn nói với học trò rằng mình sẽ không điểm danh bất kỳ ai. Nếu cảm thấy giảng viên giảng chán quá, sinh viên hoàn toàn có thể tự học tại nhà, miễn kết thúc môn vẫn phải đáp ứng yêu cầu đầu ra.
“Tôi không muốn vì điểm danh mà bất kỳ sinh viên nào phải miễn cưỡng ngồi nghe những điều các em không muốn. Điều này quả thực là vô ích. Nếu các em thật tâm muốn học thì dù có hệ thống thanh tra, các thầy cô giáo vụ hay điều gì đi chăng nữa,… cũng đều rất ít ý nghĩa”.
PGS Hưng đang hướng dẫn sinh viên học lâm sàng
Đó là khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đến khi ra hành nghề, thầy Hưng lại dặn dò sinh viên, “đứng trước người bệnh, có dạy bao nhiêu điều y đức cũng là không đủ và đó chỉ là lý thuyết. Do vậy, nguyên tắc quan trọng nhất khi đứng trước người bệnh, đó là phải coi người bệnh như người thân của mình”.
Điều đó có nghĩa, đứng trước bệnh nhân, người hành nghề y phải biết đặt câu hỏi, nếu đây là người thân của mình thì mình sẽ làm như thế nào. Và khi mình chữa trị cho người nhà thế nào thì cũng phải làm đúng cho người bệnh như vậy, từ những quyết định về khía cạnh chuyên môn lẫn khía cạnh kinh tế, xã hội, tình cảm. Nắm vững nguyên tắc ấy, bác sĩ sẽ luôn nhẹ nhàng, không bao giờ gắt gỏng với bệnh nhân, làm những điều phù hợp nhất, tốt nhất cho từng người bệnh.
“Giá như có thêm nhiều bác sĩ giỏi…”
Gần 30 năm công tác tại Bệnh viện Việt Đức và Trường ĐH Y Hà Nội, có những lúc anh Hưng từng nghĩ mình đã làm tốt công tác chữa bệnh, cứu người. Nhưng khi nhìn thấy không ít bệnh nhân mỗi ngày được đưa đến bệnh viện, điều đó lại tiếp tục khiến anh trăn trở: “Giá như có thêm nhiều bác sĩ giỏi hơn thì nhân dân có thể được nhờ”.
PGS.TS Đoàn Quốc Hưng chụp ảnh cùng con gái sau một ca mổ tim. Cô con gái sau khi được trực tiếp theo dõi ba làm việc cũng mong muốn sẽ được nối nghiệp ba.
Anh cho rằng, một bác sĩ giỏi chỉ có thể cứu chữa một số lượng hạn chế bệnh nhân mỗi ngày, mỗi tuần; nhưng với 10 – 20 bác sĩ giỏi, con số ấy có thể nhân gấp 10 – 20 lần. Do vậy, muốn cứu chữa được nhiều người bệnh, đó phải thuộc về vấn đề của hệ thống đào tạo, trong đó có nhà trường và các bệnh viện thực hành, với nòng cốt là các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, thành phố.
Theo PGS Hưng, hiện nay số lượng bác sĩ được đào tạo nội trú còn quá ít. Sau khi tốt nghiệp, các bác sĩ có trình độ cao này chủ yếu tập trung ở một số bệnh viện trung ương và nhà trường. Trong khi đó, số lượng lớn các bệnh viện địa phương, thậm chí ngay tại bệnh viện của hệ thống y tế Hà Nội lại chưa đủ bác sĩ giỏi để phục vụ cho người bệnh.
“Việc thiếu bác sĩ giỏi hay nhân lực y tế chất lượng cao là một trong những căn nguyên cơ bản gây ra việc quá tải tại các bệnh viện các tuyến”, PGS Hưng nói.
Do đó, anh cho rằng, cái đích tiến tới của nhà trường là tất cả các sinh viên trường y sau khi tốt nghiệp 6 năm đều phải có cơ hội được học tiếp nội trú (ít nhất 3 năm, tùy theo chuyên ngành) nếu muốn hành nghề y.
“Trước đây, chúng ta tập trung đào tạo ra những lứa bác sĩ “tuy ít nhưng tinh” nên chỉ có 10% sinh viên sau khi tốt nghiệp được học tiếp nội trú. Tuy nhiên, mô hình đào tạo bác sĩ nội trú theo kiểu “elite” (tinh hoa) này giờ đây đã không còn phù hợp với nhu cầu thực tiễn Việt Nam, cũng như với thông lệ của khu vực và thế giới.
Do đó, một trong những đột phá mà Trường ĐH Y Hà Nội đề xuất với Bộ Y tế là phải thay đổi theo hướng tất cả các sinh viên Y sau khi tốt nghiệp cần phải học nội trú trước khi hành nghề. Như vậy, sinh viên y phải học tối thiểu 9 năm mới có thể làm việc tại các cơ sở y tế”.
Niềm hạnh phúc của người làm nghề y
PGS Hưng nói, mình cũng giống như nhiều thế hệ sinh viên y, luôn cảm thấy tự hào khi được khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, dưới sự dạy bảo của nhiều thế hệ thầy cô.
“Nhắc đến điều này, có rất nhiều tấm gương thầy cô mẫu mực không thể kể hết. Tuy nhiên, tôi phải cảm ơn hai người thầy đã dìu dắt mình trên hành trình trở thành bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật Tim Mạch - Lồng ngực. Đó là GS.BS Đặng Hanh Đệ, Nguyên Phó trưởng bộ môn Ngoại, Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch Lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức và PGS.VS.BS Tôn Thất Bách, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức”.
GS Tôn Thất Bách trao bằng tốt nghiệp nội trú cho PGS.TS Đoàn Quốc Hưng vào năm 1995
“Chính thầy Bách là người đầu tiên tin tưởng trao cho tôi quyền đứng mổ một ca tim hoàn chỉnh dưới sự giám sát của thầy. Điều đó khiến tôi vô cùng hạnh phúc và tự hào.
Còn đối với GS Đệ, người thầy vô cùng tâm huyết luôn nhắc nhở chúng tôi: “Khi bước chân vào cuộc mổ, em phải sống với cuộc mổ ấy”. Câu nói đó, đến giờ tôi vẫn truyền lại cho sinh viên của mình.
Cả đời này, có lẽ chúng tôi luôn phải nhìn các thầy làm tấm gương và luôn mong bản thân có thể được bằng một phần tài năng chuyên môn, nhân cách và tâm huyết của các thầy”.
Thúy Nga
Thầy hiệu trưởng… không dám tắt điện thoại
Từ lúc còn là giảng viên đứng lớp đến khi trở thành lãnh đạo của một trường đại học, chưa khi nào thầy Tùng dám tắt điện thoại, chỉ vì biết rằng bất cứ lúc nào cũng sẽ có học trò cần tìm đến mình.
" alt="Nghiệp làm thầy của bác sĩ ngoại khoa Trường Đại học Y Hà Nội">Nghiệp làm thầy của bác sĩ ngoại khoa Trường Đại học Y Hà Nội
-
Sáng nay (10/7), Bộ TT&TT và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT đã chính thức ký kết Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại VMS-MobiFone và Học viện Công nghệ BCVT từ VNPT về Bộ.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng chứng kiến lễ ký chuyển giao MobiFone và Học viện giữa Thứ trưởng Lê Nam Thắng với ông Phạm Long Trận, Chủ tịch HĐTV VNPT. Ảnh: T.C Việc bàn giao này được thực hiện theo đúng tiến độ mà Quyết định số 888 ký ngày 10/6 của Thủ tướng Chính Phủ và các Quyết định số 877, 878 ký ngày 27/6 của Bộ trưởng Bộ TT&TT đã đề ra. Theo đó, VNPT sẽ bàn giao nguyên trạng tổ chức bộ máy, nhân sự của VMS - MobiFone và Học viện về Bộ TT&TT quản lý. Tài sản, công nợ, nguồn vốn của 2 đơn vị sẽ được Tập đoàn bàn giao trên cơ sở Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2014. Số liệu chính thức sẽ được bàn giao sau khi kiểm toán theo quy định.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Phạm Long Trận, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT cho biết ngay sau khi Đề án Tái cơ cấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, VNPT đã thực hiện Tái cơ cấu theo lộ trình. Việc chuyển giao MobiFone và Học viện hôm nay chính là một trong những bước đi đầu tiên của lộ trình đó.
"Trong những năm qua, trong mô hình và sự quản lý của VNPT và sự nỗ lực của chính mình, MobiFone và Học viện không chỉ là hai đơn vị có nhiều đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn mà còn trở thành những thương hiệu mạnh trong lĩnh vực viễn thông và đào tạo tại Việt Nam. Vì vậy, với việc 2 đơn vị này tách ra, trong giai đoạn đầu VNPT sẽ không tránh khỏi một số khó khăn, ông Trận tâm sự thẳng thắn. "Sau buổi lễ hôm nay có thể nhiều người sẽ đặt câu hỏi về những gì đã qua, những gì sắp đến nhưng tôi hy vọng với truyền thống 70 năm của ngành bưu điện, với sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Bộ TT&TT, VNPT sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới mạnh mẽ, bền vững, tốt đẹp hơn".
Ông Trận khẳng định dù MobiFone và Học viện ra "ở riêng", không còn thuộc sở hữu của Tập đoàn nhưng phía VNPT vẫn cam kết dành "tình cảm cũng như những hỗ trợ cần thiết" cho hai đơn vị này, đặc biệt là trong những dự án còn dở dang mà MobiFone và VNPT đang cùng triển khai.
Về phần Học viện và VMS - Mobifone, việc tách ra khỏi VNPT là cơ hội để hai đơn vị này tiếp tục phát triển lên một tầm mới. Ông Mai Văn Bình, người vừa được giao kiêm nhiệm chiếc ghế Chủ tịch và TGĐ của MobiFone hôm 30/6 vừa qua đã gọi quyết định "ra riêng" của MobiFone là một quyết định "mang tính lịch sử", đánh dấu bước phát triển mới của Công ty. Không quên cám ơn Tập đoàn vì đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách để VMS có thể chủ động phát triển trong suốt những năm qua, cùng với cơ chế được hạch toán độc lập, ông Bình nhấn mạnh việc chuyển giao về Bộ TT&TT là một cơ hội mà MobiFone cần phải tận dụng hết sức, bởi "nếu để lỡ thì sẽ là có lỗi với xã hội, với Chính phủ và với chính Tập đoàn VNPT".
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son tâm sự rằng, với 21 năm phát triển trong mái nhà VNPT, sẽ không thể tránh khỏi những lưu luyến, bồi hồi về cảm xúc của cả VNPT lẫn hai đơn vị tách ra hôm nay. Tuy nhiên, Bộ trưởng tin tưởng cả ba đơn vị sẽ quyết tâm đổi mới, triển khai thành công quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu.
Với trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp, Bộ cam kết sẽ xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, cơ chế chính sách phù hợp để tạo điều kiện hỗ trợ cho ba đơn vị hoạt động, phát triển trong thời gian tới. Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị VNPT, MobiFone và Học viên tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp sẵn có, nâng tầm thành quan hệ đối tác chặt chẽ trong tương lai.
Trọng Cầm
Tin liên quan
VNPT sẽ trình đề án lập 3 Tổng công ty trong tháng 7
MobiFone thay Chủ tịch HĐTV trước khi rời VNPT" alt="VNPT chính thức chuyển giao MobiFone về Bộ TT&TT">VNPT chính thức chuyển giao MobiFone về Bộ TT&TT
-
Xem video Hà Nội 1-1 Thanh Hóa (nguồn: TTTV) Ghi bàn:
Hà Nội: Văn Quyết (60')
Thanh Hóa: Samson (46')
Đội hình xuất phát:
Hà Nội: Tấn Trường, Văn Kiên, Thành Chung, Việt Anh, Văn Xuân, Hùng Dũng, Moses, Tấn Tài, Thái Quý, Văn Quyết, Rimario
Thanh Hóa: Thanh Diệp, Xuân Cường, Minh Tùng, Balic, Văn Lợi, Thái Bình, Thành Long, Hữu Dũng, Văn Thắng, Epassi, Samson
" alt="Kết quả Hà Nội 1">Lịch Thi Đấu LS V-League 1 2020 Ngày Giờ Đội Tỉ số Đội Vòng Kênh 01/10 01/10 17:00 Hải Phòng FC 3:1 Sông Lam Nghệ An Vòng 13 01/10 17:00 Bình Dương FC 2:0 Viettel Vòng 13 01/10 17:00 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 3:2 Quảng Nam Vòng 13 01/10 17:00 Hà Nội FC 1:1 Thanh Hóa Vòng 13 01/10 17:00 Hoàng Anh Gia Lai 5:2 Hồ Chí Minh City Vòng 13 01/10 17:00 Nam Định FC 1:0 SHB Đà Nẵng FC Vòng 13 01/10 17:00 Sài Gòn FC 0:0 Than Quảng Ninh FC Vòng 13 Kết quả Hà Nội 1