Cách tốt nhất để thoát khỏi ám ảnh tật nguyền sau đột quỵ
Trên thế giới,áchtốtnhấtđểthoátkhỏiámảnhtậtnguyềnsauđộtquỵlịch âm tháng này đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 sau bệnh tim mạch, để lại di chứng hết sức nặng nề. Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất, tỷ lệ ước tính vượt 218/100.000 dân. Với dân số gần 100 triệu, mỗi năm nước ta có khoảng trên 200.000 ca đột quỵ.
Thống kê chỉ ra sau đột quỵ, hơn 70% người bệnh khuyết tật về chức năng vận động, cảm giác, ngôn ngữ, nhận thức, rối loạn nuốt, rối loạn tiểu tiện, nhận thức; khoảng 75% người bệnh không trở lại làm việc.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đức Thành - Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng ngay sau cấp cứu thành công, bệnh nhân bị đột quỵ cần được đánh giá mức độ bệnh và xây dựng kế hoạch phục hồi chức năng.
Quá trình phục hồi chức năng cần phù hợp thể trạng, sức khỏe của người bệnh, giúp bệnh nhân thích nghi với những trở ngại do các di chứng sau đột quỵ. Từ đó, giúp người bệnh dần quay trở lại với cuộc sống hằng ngày và phòng ngừa các biến chứng khác.
Tùy từng cá thể, bác sĩ sẽ chỉ định tập luyện kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, hay các dụng cụ hỗ trợ nhằm đạt mục tiêu người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân. Quá trình luyện tập có thể kéo dài trong vài tháng, vài năm, thậm chí suốt đời.
Cùng quan điểm, Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Bình Minh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, cho hay yếu liệt một nửa bên người là khiếm khuyết thần kinh liên quan đến vận động phổ biến nhất với người sau đột quỵ, chiếm 51,9%.
Bác sĩ Minh phân tích, người bệnh sau đột quỵ bị suy giảm khả năng hoạt động của chi trên dẫn đến không thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, mất khả năng hoặc khó đi lại. Người bệnh cũng mất thăng bằng và mất khả năng điều hòa nên dễ bị té ngã. Ngoài ra, co cứng sau đột quỵ là một biến chứng ảnh hưởng rõ ràng vào quá trình phục hồi yếu liệt.
Người bệnh cũng thường bị đau nên có thể cản trở không việc phục hồi yếu liệt cũng như sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, sau đột quỵ, người bệnh cũng có thể bị tê bì tay chân, nói khó, khó nuốt, rối loạn tiểu tiện, loét da, trầm cảm… Do đó, người bệnh giảm khả năng quay lại với nghề nghiệp trước đột quỵ.
Bác sĩ khuyến cáo tất cả người bệnh sau đột quỵ nên bắt đầu điều trị phục hồi chức năng ngay khi sinh hiệu ổn định. Ba tuần đầu sau đột quỵ được xem là giai đoạn đặc biệt quan trọng giúp phục hồi não. Với y học cổ truyền, các phương pháp châm cứu có hiệu quả giúp phục hồi yếu liệt như hào châm, điện châm, nhĩ châm, laser châm, cấy chỉ…
Cũng theo bác sĩ Minh, người bệnh đột quỵ phải được lập kế hoạch điều trị cá nhân, với cường độ và thời gian trị liệu phù hợp. Bên cạnh đó, nên thúc đẩy việc thực hành lặp đi lặp lại và đưa ra các nhiệm vụ mới, các kỹ năng nên liên quan đến thói quen hàng ngày của người bệnh.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam có tỷ lệ rất lớn người dân có nhu cầu phục hồi chức năng. Ước có 7% dân số từ 2 tuổi trở lên là người khuyết tật; khoảng 4 triệu người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học. Bên cạnh đó, dân số già hóa, mô hình bệnh tật, bệnh tim mạch, đột quỵ, tâm thần, đại dịch Covid-19… làm gia tăng số người cần phục hồi chức năng.
Mặc dù nhu cầu rất lớn nhưng nước ta chỉ có 0,25 nhân viên phục hồi chức năng/10.000 dân. Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tỷ lệ này nên từ 0,5-1 nhân viên/10.000 dân.
Đột quỵ não