Android là nền tảng phổ biến nhất trong thế giới di động ngày nay. Tuy vậy,ữngđiềunêntránhkhidùlich thi dau nó vẫn còn một số vấn đề về hiệu suất và ứng dụng.
Dưới đây là 8 lời khuyên từ Android Authorityđể có trải nghiệm tốt trên nền tảng này.
Đừng đồng ý các yêu cầu vô lý từ ứng dụng
Nhiều ứng dụng yêu cầu quyền tiếp cận không cần thiết. Ví dụ, tại sao ứng dụng đèn pin lại cần quyền truy cập vị trí GPS?
Thực ra, Android 5.1 đã hỗ trợ nhiều tính năng mới, cho phép hạn chế nhiều ứng dụng bên thứ ba hơn.
Vấn đề ở chỗ, mỗi khi tải về một ứng dụng nào đó, hãy chắc chắn bạn chỉ cho phép nó tiếp cận những thông tin sẽ thực sự hỗ trợ hoạt động của phần mềm đó. Vài nhà phát triển thích lợi dụng quyền tiếp cận này để thu thập các thông tin có giá trị của khách hàng.
Hãy xóa các chương trình tắt ứng dụng
Các chương trình tắt ứng dụng từng tỏ ra hữu dụng vào năm 2009, nhưng hiện tại hệ điều hành Android đã có thể tự kiểm soát bộ nhớ khá tốt. Đa số các ứng dụng đều tự khởi động lại sau khi đã bị tắt hoàn toàn, vì vậy việc này khá tốn thời gian và cả pin một cách vô ích.
Nếu điện thoại của bạn giật, lag, hãy tìm ứng dụng chiếm nhiều bộ nhớ nhất, và xóa nó hoàn toàn, tìm các ứng dụng tương tự nhưng hiệu quả hơn để thay thế.
Ứng dụng tiết kiệm pin là không cần thiết
Đa phần các ứng dụng tiết kiệm pin chỉ gây phiền nhiễu thêm. Đa số lượng pin tiết kiệm không bù lại được lượng pin mà chính các ứng dụng đó sử dụng. Nhiều người còn sử dụng nhiều ứng dụng tiết kiệm pin cùng lúc, các chuyên gia cho rằng, điều này không hợp lý.
Có khá nhiều ứng dụng thực sự hữu dụng, như Power Nap, Greenify, Amplify… nhưng chúng đều yêu cầu bạn phải root máy.
Với phần lớn người dùng, cách tốt nhất để tăng thời lượng sử dụng là hạ độ sáng màn hình và tắt các tính năng không cần thiết (như Bluetooth, Wi-Fi hay GPS).
Hãy chuyển qua dùng Facebook trên web
Một phát hiện gần đây cho thấy, sử dụng ứng dụng Facebook chính thức sẽ gây giảm pin nghiêm trọng. Để khắc phục, bạn có thể xóa và dùng ứng dụng tương tự như Folio. Phiên bản di động của trang Facebook cũng tương đối tốt, nên không có lý do để sử dụng ứng dụng này nữa.
Đừng trông chờ trải nghiệm mượt mà như iOS
Đó là điều người dùng cần nhớ đến khi sử dụng Android. Tiêu chí của sản phẩm Apple là: “Mọi thứ tự nhiên hoạt động”. Android là một sân chơi hoàn toàn khác, nơi mục tiêu là bạn tự tạo ra trải nghiệm của riêng mình.
Do vậy, nếu mới chuyển từ iPhone sang, người dùng nên chọn những dòng điện thoại có giao diện ít tùy biến, gần gũi với Google nhất, như Nexus.
Tuy vậy, trải nghiệm cũng sẽ không hoàn toàn giống iOS được, nhưng sau một thời gian sử dụng, người dùng hầu như sẽ không còn quá so sánh hai nền tảng nữa.
Tắt tính năng xếp chung tab của Chrome
Chức năng mặc định của Chrome sẽ tự xếp chung các tab và ứng dụng trên trình duyệt này, khiến người dùng khó theo dõi và gây rối rắm.
Để khắc phục, người dùng có thể vào Chrome, chọn Cài đặt, và tắt mục “Merge tabs and apps”.
Đừng mua thiết bị khóa mạng
Phần lớn các thiết bị nhà mạng (hay còn gọi là “máy lock”) đều có hàng tá ứng dụng nhà mạng cài sẵn, và chúng rất ít khi được chăm sóc hay nâng cấp. Do vậy, mua một thiết bị đã mở khóa có thể khiến bạn tốn thêm ít tiền ban đầu, nhưng mang lại sự tự do cần thiết.
Vấn đề này càng phiền hơn nếu bạn mua hàng xách tay. Đa số người dùng Android không thực sự có nhu cầu dùng phiên bản mới nhất, và nhiều ứng dụng cài sẵn cũng đôi khi tỏ ra có ích. Lời khuyên tốt nhất là hãy tìm hiểu kỹ các ứng dụng trước khi mua máy lock, vì đôi khi mức giá rẻ hơn về lâu dài mang lại những trải nghiệm gây chán nản.
Không nên root máy
Rooting là con dao hai lưỡi, và trong đa số trường hợp, người dùng không thực sự cần thao tác này. Tốt nhất, người dùng hãy thử nghiệm trên các thiết bị giá rẻ trước khi quyết định root một chiếc flagship đắt tiền.
Hệ quả để lại do root sai cách cũng rất nghiêm trọng, nhiều trường hợp, thiết bị sẽ không hoạt động được nữa.