3 năm trước gia đình tôi cũng từng rất băn khoăn, suy nghĩ trước việc có nên bán nhà đất ở quê để mua nhà Hà Nội.
Vợ chồng tôi đều ở tỉnh lẻ hiện sống và làm việc ở Hà Nội. Trước đó, vợ chồng tôi và con trai (2 tuổi) ở thuê trong một chung cư mini. Tôi là con trai một trong gia đình nên nhà ở quê chỉ có bố mẹ. Do công việc bận rộn nên thỉnh thoảng vợ chồng tôi mới về nhà. Ở quê có anh em họ hàng nên thường các bác, các cháu vẫn qua lại trông nom bố mẹ tôi. Nhưng thật sự để bố mẹ ở quê như vậy tôi cũng không yên tâm khi ông bà tuổi cũng đã cao.
![]() |
Không khí quây quần sum họp gia đình họ hàng ngày Tết ấm cúng là điều ai cũng mong chờ sau cả 1 năm tất bật (Ảnh minh họa). |
Hơn 1 năm trước bố tôi bị tai biến. Sau thời gian điều trị ở bệnh viện chúng tôi đón ông về nhà để tiện chăm sóc. Vì căn hộ chung cư khá nhỏ nên mẹ chỉ cuối tuần mới lên. Nhìn cảnh mẹ ở một mình ở quê tôi cũng không yên tâm. Chính vì vậy chúng tôi mới suy nghĩ việc có nên bán nhà đất ở quê để mua một căn hộ to rộng hơn ở Hà Nội rồi đón bố mẹ lên cho tiện chăm sóc.
Về tài chính lúc ấy tiền tiết kiệm của vợ chồng cũng được gần 900 triệu. Theo tính toán, nếu bán mảnh đất và tiền tiết kiệm cũng được gần 2 tỷ. Rồi vay thêm bên ngoại, bạn bè mỗi người một ít có thể mua được một căn hộ ở nội thành cũng tiện cho việc đi làm của cả hai vợ chồng.
Khi bàn chuyện này bố mẹ tôi cũng rất suy nghĩ. Tâm lý của người già không muốn bỏ quê lên thành phố. Nhưng đúng là nhìn lại thời gian bố bị ốm nhà neo người ông bà, con cháu đều vất vả nên sau nhiều bàn bạc, đắn đo, suy nghĩ bố mẹ cũng đồng ý bán nhà đất ở quê mua một căn chung cư ở Hà Nội và lên ở cùng con cháu.
Những ngày đầu chuyển từ quê lên sống ở chung cư không quen ông bà cũng thấy buồn. Nhưng rồi sau quen dần. Nhưng thực sự Tết năm đó về quê lòng tôi thấy nặng trĩu.
Nhà đất ở quê đã bán nên gia đình tôi chỉ về trong ngày đi thăm hỏi anh em họ hàng vì nếu ở lại nhà bác cả cũng thấy phiền. Về quê đi chúc Tết bố mẹ tôi vui bao nhiêu thì lên đến Hà Nội thấy ông bà buồn bấy nhiêu.
Không khí quây quần sum họp gia đình họ hàng ngày Tết ấm cúng là điều ai cũng mong chờ sau cả 1 năm tất bật. Vậy mà bố mẹ cũng chỉ về thoáng ngày. Trở lại Hà Nội, họ hàng có mấy người mua nhà trên này nhưng đã về quê đón Tết hết nên gia đình tôi cũng chỉ đi lễ chùa. Đến chính vợ chồng tôi còn thấy mấy ngày Tết trôi qua nhạt nhẽo thì tôi hiểu bố mẹ thực sự buồn và hụt hẫng.
Bạn Hoài An thân mến, có thể nhiều người khuyên vợ chồng bạn bán mảnh đất kia đi vì đất rộng ngoại thành cũng chỉ là “nhà quê”, đất nội thành dù nhỏ cũng “Hà Nội xịn”. Nhưng có những điều mà không ở đâu có được ngoài quê nhà. Vì vậy, theo tôi bạn nên cân nhắc suy nghĩ trước khi quyết định bán nhà ở ngoại thành để mua nhà “Hà Nội xịn”. Chúc bạn và gia đình năm mới nhiều may mắn và có những quyết định hợp lý.
Ngọc Châu (Hà Nội)
Ở nội thành dù đông đúc, chật hẹp nhưng cái gì cũng thuận tiện, còn ở ngoại thành, đất đai rộng song sinh hoạt thì thiếu thốn và bất tiện vô cùng. Có nên bán nhà đất ở ngoại thành để mua một căn chung cư trong nội thành?
" alt=""/>Dốc tiền mua nhà ‘cắm dùi’ thủ đô và cái Tết ngậm ngùiChủ tịch nước Tô Lâm phát biểu kết luận phiên họp thứ 5 Hội đồng Quốc phòng và An ninh. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Tham dự phiên họp có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Phạm Minh Chính - Phó Chủ tịch Hội đồng; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Hội đồng; Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Hội đồng.
Ngoài ra còn có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang - Ủy viên Hội đồng; Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn - Ủy viên Hội đồng; cùng các thành viên cơ quan giúp việc Hội đồng.
Tại phiên họp, Hội đồng thảo luận, cho ý kiến về những kết quả đạt được trên các lĩnh vực, nhất là quốc phòng, an ninh, đối ngoại thời gian qua; tình hình kết quả triển khai Nghị quyết số 05 của Bộ Chính trị khóa XIII về tổ chức Quân đội Nhân dân giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an Nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thay mặt Hội đồng, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị phiên họp cũng như những ý kiến phát biểu quan trọng, mang tính định hướng sâu sắc của các thành viên Hội đồng trong các chủ đề lớn, có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chiến lược, tác động đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam.
Chủ tịch nước nhấn mạnh việc triển khai Nghị quyết số 05 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; tổ chức bộ máy Quân đội Nhân dân được sắp xếp theo hướng tinh, gọn, mạnh; đảm bảo mục tiêu cao nhất đó là “Quân đội Nhân dân phải đảm bảo chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; Quân đội Nhân dân phải luôn là niềm tự hào của Nhân dân, của dân tộc Việt Nam”.
Việc triển khai Nghị quyết số 12 với quyết tâm và lộ trình triển khai bài bản, khoa học, đồng bộ, đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, đến nay cơ bản hoàn thành sắp xếp, bố trí lực lượng Công an theo 4 cấp, bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo an ninh cho đất nước, an ninh an toàn cho từng người dân và tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, Hội đồng đã phân tích, nhận định tình hình thế giới, khu vực và những tác động, ảnh hưởng đối với Việt Nam.
Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc, cũng như tạo sự đoàn kết trong tiểu vùng sông Mekong và ASEAN; đảm bảo Việt Nam là thành tố quan trọng trong mục tiêu hội nhập nền chính trị quốc tế, nền kinh tế thế giới và nền văn minh nhân loại.
Chủ tịch nước đề nghị thời gian tới cần tiếp tục bám sát, theo dõi, chủ động nắm chắc, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo sát tình hình thế giới, khu vực, trong nước, nhất là những vấn đề nổi lên, mang tính chiến lược tác động đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, biện pháp xử lý, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
(Nguồn: vietnamplus)Link: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-to-lam-chu-tri-phien-hop-thu-5-hoi-dong-quoc-phong-va-an-ninh-post965408.vnp
" alt=""/>Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì phiên họp thứ 5 Hội đồng Quốc phòng và An ninhSự cẩn trọng của nhạc sĩ Đức Trí tạo nên điểm đặc biệt của chiếc đĩa than. Đơn cử, người yêu nhạc sẽ được nghe bản đầy đủ lời của bài Tình sầu vốn rất hiếm nghe thấy trước đây.
Trong đĩa này, Phố buồnvà Tiếng còi trong sương đêmlà hai bài gây tranh cãi nhiều nhất về ca từ. Do vậy, ca sĩ Hương Giang vất vả học lời để hát chuẩn từng từ trong các nhạc phẩm.
Bài Phố buồncủa cố nhạc sĩ Phạm Duy, chị hát "Người đi trong đêm tối ám" (thay vì "tối tăm" như bản thu của danh ca Thanh Thúy) và "Yêu phố vui nhà gạch ngon" (từng gây tranh cãi vì "gạch ngon" bị cho là vô nghĩa).
Với bài Tiếng còi trong sương đêm, Hương Giang cũng lưu ý khi thu những câu: "Kể lúc vắng bóng người chinh sĩ xưa" (thay vì "chiến sĩ"), "Mà đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong sương" (thay vì "sóng lướt"),...
Hương Giang thu âm bài 'Phố buồn'
Trường hợp đau đầu nhất của Đức Trí là bài Một đời yêu anh. Anh không tìm thấy văn bản gốc của tác phẩm trong khi nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã qua đời. Sinh thời, chính Trần Thiện Thanh vài lần sửa lời bài này dẫn đến việc có nhiều phiên bản đồng thời tồn tại.
Đức Trí nói: "Anh Trần Thiện Thanh và anh Trần Tiến là 2 nhạc sĩ thường xuyên sửa vài từ trong các nhạc phẩm đã phát hành của mình".
MC Minh Đức tiết lộ ca khúc chủ đề Một đời yêu anhcùng tên đĩa than khiến hãng đĩa phải tốn nhiều phí tác quyền hơn hẳn so với những bài còn lại, dẫn tới việc sản phẩm bị đội giá. Dù vậy, Hương Giang và ê-kíp vẫn quyết giữ lại bài trong nhạc mục.
Hương Giang chia sẻ: "Bài Một đời yêu anhvốn do anh Đức Trí đề xuất nhưng tôi là người đề nghị giữ lại bài này trong đĩa. Như mọi người đều biết, chồng tôi - ca sĩ Phi Hải - qua đời do nhiễm Covid-19 hồi năm 2021.
Khi thu bài hát này, tôi nghĩ tới anh. Đó là lý do tôi muốn giữ bài Một đời yêu anhlàm ca khúc chủ đề của đĩa than này. Có lẽ, hãng đĩa thương tôi nên chấp nhận trả giá cao. Mong mọi người nghe tôi hát sẽ nhớ tới anh".
Thu âm những nhạc phẩm "kinh điển", Hương Giang chọn cách thể hiện riêng biệt. Chị thu khá nhiều lần mỗi bài, chọn lấy bản thu mang cảm xúc tốt nhất và bỏ qua các lỗi kỹ thuật.
Vốn có giọng khào, buồn độc đáo và kinh nghiệm dày dạn, Hương Giang vẫn bỏ hẳn lối hát khoe giọng khi thu. Chị kể: "Đơn cử bài Mười năm tình cũ, nếu chỉ hát điệu slow rock và chú trọng phô diễn giọng to khỏe thì tôi không muốn hát".
Một điểm hấp dẫn khác của đĩa nhạc, theo Đức Trí, là nhạc cụ. Album có sử dụng nhiều loại âm thanh nhạc cụ hiếm gặp như đàn accordion, kèn clarinet,...
" alt=""/>Ca sĩ Hương Giang trở lại sau biến cố cuộc đời.Tối 4/12/2022, Chương trình Gala “Bốn mùa yêu thương” đã diễn ra tại Trường quay S14 Đài Truyền hình Việt Nam, đánh dấu hành trình 14 năm Chương trình mổ tim nhân đạo Trái tim cho emđến với trẻ em nghèo không may mắc bệnh tim bẩm sinh. Ngay trong chương trình Gala đêm qua, đã có 18 tỷ đồng được cam kết tài trợ cho Trái tim cho emnăm 2023.
“Trái tim cho em”là chương trình phẫu thuật tim miễn phí cho trẻ em nghèo do Viettel và Quỹ Tấm Lòng Việt (Đài Truyền hình Việt Nam) sáng lập, phối hợp thực hiện từ năm 2008. Không chỉ đem lại cuộc sống khỏe mạnh cho các em nhỏ, chương trình còn tài trợ nâng cao năng lực khám, chữa các bệnh tim mạch cho cơ sở y tế; tổ chức nhiều đợt khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em ở vùng sâu vùng xa để có phác đồ điều trị kịp thời.
Sau 14 năm, 6.500 trẻ em được hỗ trợ kinh phí phẫu thuật, can thiệp tim từ chương trình, 41 chương trình tư vấn trực tuyến được tổ chức giúp kết nối người dân với các chuyên gia tim mạch đầu ngành để nâng cao nhận thức người dân về bệnh tim bẩm sinh, giúp điều trị chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh tốt hơn. Bên cạnh đó, thông qua 86 đợt khám sàng lọc miễn phí, 150.000 trẻ em ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước được khám sàng lọc miễn phí.
Ngay trong chương trình Gala đêm qua, đã có 18 tỷ đồng được cam kết tài trợ cho Trái tim cho em năm 2023. Trong đó có 5 tỷ đồng do Viettel tài trợ và hơn 300 triệu đồng được ủng hộ qua tin nhắn - một hoạt động gây quỹ sẽ được kéo dài đến hết ngày 8/1/2023. Đây sẽ là nguồn kinh phí quý giá, giúp chương trình tiếp tục đem lại sự sống cho các em nhỏ.
Bác sĩ Lê Hồng Quang, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương - người đã gắn bó hơn 10 năm khi đi khám tầm soát khắp các tỉnh thành, kể lại hành trình đi tầm soát, sàng lọc bệnh nhi tim bẩm sinh rất vất vả, có lúc không ăn trưa, mọi người thay nhau làm để cho các cháu được khám sớm về sớm. Khi các cháu được phát hiện tim bẩm sinh và hoàn cảnh khó khăn thì chương trình Trái tim cho emsẽ hỗ trợ cho các cháu chi phí để phẫu thuật.
Thái Khang
" alt=""/>6.500 trẻ em được hỗ trợ kinh phí phẫu thuật, can thiệp tim