Chuyên gia Nga đánh giá về việc Mỹ rút khỏi INF
TheêngiaNgađánhgiávềviệcMỹrútkhỏbảng xếp hạng ngoại hạngo hãng tin Nga TASS, chuyên gia Viện Nghiên cứu chiến lược Nga Sergei Ermakov cho rằng Mỹ sẽ sử dụng 6 tháng tới, là thời gian để rút khỏi INF, để tiến hành các cuộc mặc cả chính trị với Nga, trong khi Moscow sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp chính trị và ngoại giao để cứu vãn INF.
Ông Ermakov cũng cho rằng lập trường của các nước châu Âu sẽ có vai trò quan trọng trong việc cứu vãn INF vì các nước này đối mặt với các nguy cơ an ninh nếu hiệp ước bị phá vỡ.
Trong khi đó, ông Ivan Timofeev, Giám đốc Chương trình câu lạc bộ "Valdai" của Nga, cho rằng chạy đua vũ trang sẽ diễn ra nhưng không bắt đầu ngay, mà có thể phải sau nhiều năm nữa khi các hệ thống vũ khí mới ra đời.
Chuyên gia quân sự Mikhail Khodarenok cho rằng số phận của INF đã được định đoạt. Đối với Nga điều quan trọng giờ đây là không cho phép bố trí tên lửa của Mỹ tại các nước có chung đường biên giới với Nga như các nước Baltic, Moldova, Gruzia và Ukraine.
Nga cần phải tuyên bố mạnh mẽ nếu Mỹ bố trí hệ thống tên lửa tại các nước láng giềng, Nga sẽ kiên quyết đáp trả bằng vụ tấn công tên lửa. Ông nhấn mạnh, trong trường hợp này, Nga phải hành động đúng như Mỹ đã hành động khi xuất hiện các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.
Tổng Giám đốc Hội đồng Các vấn đề quốc tế của Nga, Andrei Kortunov cho rằng sau INF, Hiệp ước Về vũ khí tiến công chiến lược (START-3) cũng có thể đối mặt với nguy cơ bị phá vỡ. Theo ông, đã xuất hiện các nguy cơ đe dọa toàn bộ hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân không chỉ ở cấp độ song phương mà cả đa phương.
Ông nhấn mạnh nhiều hiệp ước về kiểm soát vũ khí khác cũng có thể lọt vào vùng nguy cơ cao và các nguy cơ đe dọa quân sự sẽ gia tăng nếu Mỹ bố trí hệ thống tên lửa trên lãnh thổ các nước đồng minh.
Một chuyên gia khác, ông Andrei Bustriskyi lại cho rằng tình hình chính trị nội bộ chia rẽ của nước Mỹ là lý do khiến Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố cứng rắn đối với Nga, trong đó có việc rút khỏi INF.
Các nước châu Âu vẫn hy vọng Nga và Mỹ cùng thỏa hiệp về INF do NATO không muốn triển khai các dự án cơ sở hạ tầng quân sự lớn để đối phó với Nga. Trên thực tế, các bên vẫn muốn duy trì an ninh và phát triển bền vững. Vì vậy, trong thời gian 6 tháng, các bên có thể đạt được những thỏa hiệp nhất định.
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Vladimir Shamanov nêu rõ bằng việc rút khỏi INF với cái cớ Nga không tuân thủ hiệp ước này, Mỹ đã thể hiện ý đồ triển khai vũ khí trên không gian vũ trụ, quân sự hóa vũ trụ, có thể trong 2-3 năm tới.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng liên bang (Thượng viện) Nga Constantin Cosachev nhận định tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về ý định phát triển các phương án quân sự đối phó với cái mà Washington gọi là vi phạm INF của Nga cho thấy lý do thực sự Washington trong quyết định này.
Đó là Mỹ muốn phát triển các hệ thống vũ khí mới để đạt được ưu thế quân sự tuyệt đối trước mọi đối thủ. Tuy nhiên, nhưng những vũ khí này vi phạm INF, vì vậy Washington cần bao biện rằng việc phát triển vũ khí mới chỉ là biện pháp đáp trả vi phạm của Nga.
Theo Báo Tin Tức