Chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu cùng mẹ và chị gái ngày nhỏ. Ảnh: NVCC

Đồng hành

Lê Đình Hiếu kể, mẹ cùng anh làm mọi thứ.

“Trong gia đình, tôi có 2 cô giáo là mẹ và bà nội. Trong ký ức của mình, tôi nhận ra mình bắt đầu có trí nhớ từ 3 tuổi.

Tôi nhớ là tối nào cũng thế, như đồng hồ sinh học, cứ từ 7h30' đến 22h30' khi tôi học thì tất cả những người trong gia đình cũng học, cụ thể là chị gái chơi đàn, mẹ đọc sách... Trong gia đình tôi không có chuyện tôi học còn mẹ sang nhà hàng xóm chơi, hay mẹ xem điện thoại...mà đến giờ thì mọi người cùng học”, anh Hiếu kể.

Tới khi lớn Hiếu nhận ra việc xây dựng thói quen học tập quan trọng đến mức nào. Cả nhà cùng tạo môi tường tri thức, xây dựng thói quen tốt khiến những đứa trẻ trong nhà thấy bất cứ khi nào cần sự giúp đỡ sẽ luôn có người hỗ trợ.

Tôn trọng: 

Ba Hiếu là người miền Trung và rất khó tính, có định hướng riêng và luôn muốn các con đi theo mình.

Cấp 3, Lê Đình Hiếu học tại một trường chuyên, lên lớp 12 anh cũng chuẩn bị đối mặt với kỳ thi đại học.

“Hồi ấy, 100% các bạn lớp tôi luyện thi, học thêm với mong muốn đỗ vào trường đại học hàng đầu. 

Khi ba hỏi tôi muốn học thêm gì, tôi bảo có 2 thứ tôi muốn học đó là tập võ và tiếp tục học piano. Ba mẹ đều ngạc nhiên, lo lắng vì lớp 12 không học thêm toán lý hóa lại học mấy môn “vớ vẩn”.

Tôi trả lời đó là vì tôi tự tin có thể học tốt mấy môn chính và giấc mơ của tôi là học đại học nước ngoài nên tôi muốn có nền tảng sức khỏe tốt nhất.

Ba mẹ anh Hiếu và các con. Ảnh: NVCC

Sau đó ba mẹ vẫn đồng ý với phương án của tôi. Tôi còn nhớ ba nói: Cuộc đời này là của con và con tự quyết định. Ba tôn trọng tối đa sự lựa chọn của con và cho con thử sức”, anh Hiếu nói.

Cho đến giờ, khi đã thành một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, Lê Đình Hiếu nhận ra, khi cả gia đình tôn trọng sự lựa chọn của đứa trẻ thì đứa trẻ sẽ nhận thức tốt hơn rất nhiều, chủ động tìm hiểu và điều chỉnh bản thân.

Kỷ luật

Ba Hiếu từng là một người lính nên ông rất kỷ luật. Khi vào cấp 3 đi học xa nhà (12km) vì muốn chủ động di chuyển nên anh tự chọn mua xe đạp cho mình.

Thế nhưng “Tôi mua phải chiếc xe có bình ắc quy yếu vì thế liên tiếp trên con đường di chuyển bị hết điện và tôi phải tự đạp xe rất nặng. Mẹ tôi xót con muốn đổi cho tôi xe khác nhưng ba không đồng ý vì xe đó do tôi chọn nên phải chịu trách nhiệm”, anh Hiếu nhớ lại.

Để chinh phục dãy Himalaya và hang Sơn Đòong, trong khi chỉ cao 1m52 và nặng hơn 40kg, tối nào chị gái Hiếu cũng đeo ba lô nặng khoảng 30kg rồi đi bộ 10km ròng rã suốt 3 tháng trời để rèn luyện khả năng sức khỏe, sự dẻo dai. 

"Từ đó tôi nhận ra thông minh có thể là trời phú nhưng kỷ luật là do mình tự rèn luyện và tôi chưa thấy có người nào thành công mà không kỷ luật, chăm chỉ và cần cù, chiến đấu làm việc hết mình".

Hiện nay Hiếu đang làm nghiên cứu sinh về lĩnh vực giáo dục tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ).

Lạc quan

Hơn 30 tuổi mẹ Hiếu dần mất thính lực. Một cô giáo dạy đàn cho học sinh lại không nghe được và mẹ anh phải ngừng dạy. Nhưng mẹ giấu không cho hai chị em Hiếu biết. Đến ngày anh phát hiện ra và hỏi mới biết mẹ đã bị điếc 2 năm.

“Giây phút ấy tôi nhận ra 2 năm đó mẹ không buồn mà luôn mạnh mẽ, lạc quan đón nhận việc không nghe thấy âm thanh.

Ngày đi du học, tiễn tôi ở sân bay mẹ dặn tôi trong cuộc đời không phải lúc nào cũng có đủ sức mạnh chống lại khó khăn và nghiệt ngã, nếu bất cứ một chuyện bất công nào xảy ra hãy mỉm cười, đón nhận và đi tiếp”.

Tử tế

“Ngày tôi còn bé gia đình cũng khó khăn nhưng với họ hàng khó khăn dưới quê bố mẹ tôi đều cố gắng giúp. Ngày Tết các thành viên trong nhà tôi tự đóng gói quà mang đến bệnh viện tặng người già neo đơn, trẻ mồ côi... Tôi học được sự tử tế từ những ngày đó”, Hiếu nhớ lại.

"Dự án từ thiện đầu tiên của tôi, là khi tôi 18. Tôi đứng ra vận động các bạn bỏ máy tính đã sử dụng cho tôi mua lại giá rẻ để mang về Việt Nam".

Mùa hè đầu tiên khi Hiếu về Việt Nam thăm gia đình cũng là lúc anh gom được 7-8 máy để dạy tin học cho trẻ mồ côi tại chùa Long Hoa (quận 7, TP.HCM).

" />

Chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu được ba mẹ dạy 5 điều theo suốt cuộc đời

Tốt nghiệp thủ khoa ngành Toán Kinh tế từ ĐH California,êngiagiáodụcLêĐìnhHiếuđượcbamẹdạyđiềutheosuốtcuộcđờkết quả cúp c2 Los Angeles (Mỹ), sau một thời gian trải nghiệm ở những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính và tư vấn, Lê Đình Hiếu quay trở về Việt Nam để làm giáo dục.

Hiện nay Hiếu đang làm nghiên cứu sinh về lĩnh vực giáo dục tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ).

Trong ký ức của chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu, cách ba mẹ dạy anh chỉ gói gọn trong 5 từ: đồng hành, tôn trọng, kỷ luật, lạc quan, tử tế.

Chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu cùng mẹ và chị gái ngày nhỏ. Ảnh: NVCC

Đồng hành

Lê Đình Hiếu kể, mẹ cùng anh làm mọi thứ.

“Trong gia đình, tôi có 2 cô giáo là mẹ và bà nội. Trong ký ức của mình, tôi nhận ra mình bắt đầu có trí nhớ từ 3 tuổi.

Tôi nhớ là tối nào cũng thế, như đồng hồ sinh học, cứ từ 7h30' đến 22h30' khi tôi học thì tất cả những người trong gia đình cũng học, cụ thể là chị gái chơi đàn, mẹ đọc sách... Trong gia đình tôi không có chuyện tôi học còn mẹ sang nhà hàng xóm chơi, hay mẹ xem điện thoại...mà đến giờ thì mọi người cùng học”, anh Hiếu kể.

Tới khi lớn Hiếu nhận ra việc xây dựng thói quen học tập quan trọng đến mức nào. Cả nhà cùng tạo môi tường tri thức, xây dựng thói quen tốt khiến những đứa trẻ trong nhà thấy bất cứ khi nào cần sự giúp đỡ sẽ luôn có người hỗ trợ.

Tôn trọng: 

Ba Hiếu là người miền Trung và rất khó tính, có định hướng riêng và luôn muốn các con đi theo mình.

Cấp 3, Lê Đình Hiếu học tại một trường chuyên, lên lớp 12 anh cũng chuẩn bị đối mặt với kỳ thi đại học.

“Hồi ấy, 100% các bạn lớp tôi luyện thi, học thêm với mong muốn đỗ vào trường đại học hàng đầu. 

Khi ba hỏi tôi muốn học thêm gì, tôi bảo có 2 thứ tôi muốn học đó là tập võ và tiếp tục học piano. Ba mẹ đều ngạc nhiên, lo lắng vì lớp 12 không học thêm toán lý hóa lại học mấy môn “vớ vẩn”.

Tôi trả lời đó là vì tôi tự tin có thể học tốt mấy môn chính và giấc mơ của tôi là học đại học nước ngoài nên tôi muốn có nền tảng sức khỏe tốt nhất.

Ba mẹ anh Hiếu và các con. Ảnh: NVCC

Sau đó ba mẹ vẫn đồng ý với phương án của tôi. Tôi còn nhớ ba nói: Cuộc đời này là của con và con tự quyết định. Ba tôn trọng tối đa sự lựa chọn của con và cho con thử sức”, anh Hiếu nói.

Cho đến giờ, khi đã thành một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, Lê Đình Hiếu nhận ra, khi cả gia đình tôn trọng sự lựa chọn của đứa trẻ thì đứa trẻ sẽ nhận thức tốt hơn rất nhiều, chủ động tìm hiểu và điều chỉnh bản thân.

Kỷ luật

Ba Hiếu từng là một người lính nên ông rất kỷ luật. Khi vào cấp 3 đi học xa nhà (12km) vì muốn chủ động di chuyển nên anh tự chọn mua xe đạp cho mình.

Thế nhưng “Tôi mua phải chiếc xe có bình ắc quy yếu vì thế liên tiếp trên con đường di chuyển bị hết điện và tôi phải tự đạp xe rất nặng. Mẹ tôi xót con muốn đổi cho tôi xe khác nhưng ba không đồng ý vì xe đó do tôi chọn nên phải chịu trách nhiệm”, anh Hiếu nhớ lại.

Để chinh phục dãy Himalaya và hang Sơn Đòong, trong khi chỉ cao 1m52 và nặng hơn 40kg, tối nào chị gái Hiếu cũng đeo ba lô nặng khoảng 30kg rồi đi bộ 10km ròng rã suốt 3 tháng trời để rèn luyện khả năng sức khỏe, sự dẻo dai. 

"Từ đó tôi nhận ra thông minh có thể là trời phú nhưng kỷ luật là do mình tự rèn luyện và tôi chưa thấy có người nào thành công mà không kỷ luật, chăm chỉ và cần cù, chiến đấu làm việc hết mình".

Hiện nay Hiếu đang làm nghiên cứu sinh về lĩnh vực giáo dục tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ).

Lạc quan

Hơn 30 tuổi mẹ Hiếu dần mất thính lực. Một cô giáo dạy đàn cho học sinh lại không nghe được và mẹ anh phải ngừng dạy. Nhưng mẹ giấu không cho hai chị em Hiếu biết. Đến ngày anh phát hiện ra và hỏi mới biết mẹ đã bị điếc 2 năm.

“Giây phút ấy tôi nhận ra 2 năm đó mẹ không buồn mà luôn mạnh mẽ, lạc quan đón nhận việc không nghe thấy âm thanh.

Ngày đi du học, tiễn tôi ở sân bay mẹ dặn tôi trong cuộc đời không phải lúc nào cũng có đủ sức mạnh chống lại khó khăn và nghiệt ngã, nếu bất cứ một chuyện bất công nào xảy ra hãy mỉm cười, đón nhận và đi tiếp”.

Tử tế

“Ngày tôi còn bé gia đình cũng khó khăn nhưng với họ hàng khó khăn dưới quê bố mẹ tôi đều cố gắng giúp. Ngày Tết các thành viên trong nhà tôi tự đóng gói quà mang đến bệnh viện tặng người già neo đơn, trẻ mồ côi... Tôi học được sự tử tế từ những ngày đó”, Hiếu nhớ lại.

"Dự án từ thiện đầu tiên của tôi, là khi tôi 18. Tôi đứng ra vận động các bạn bỏ máy tính đã sử dụng cho tôi mua lại giá rẻ để mang về Việt Nam".

Mùa hè đầu tiên khi Hiếu về Việt Nam thăm gia đình cũng là lúc anh gom được 7-8 máy để dạy tin học cho trẻ mồ côi tại chùa Long Hoa (quận 7, TP.HCM).