Hiện đã có 25 tỉnh, thành tham gia kết nối liên thông cơ sở cung ung thuốc, gần 2.000 cơ sở thực hiện kết nối mạng.

Theo thống kê Cục quản lý Dược, Bộ Y tế, hệ thống dược Việt Nam đang quản lý khoảng 61.900 cơ sở bán lẻ thuốc với 19.100 nhà thuốc, 39.000 quầy thuốc và 3.800 tủ thuốc.

Tuy nhiên hệ thống quản lý thuốc ở Việt Nam còn lỏng lẻo, ở đâu người dân cũng mua được kháng sinh do trạng mua bán thuốc không kê đơn quá dễ, nên việc kiểm soát chất lượng thuốc nhập vào, bán ra cũng không chặt chẽ dẫn đến tỉ lệ kháng thuốc rất cao so với thế giới.

{keywords}
Đến hết 2018, các nhà thuốc trên cả nước sẽ thực hiện kết nối mạng

Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020, cũng như lên kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc. Cơ quan Nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, tăng cường công khai, minh bạch trong việc quản lý thuốc.

Đến ngày 23/8/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục ký ban hành Chỉ thị 23 về tăng cường quản lý, kết nối các các cơ sở cung ứng thuốc.

Chỉ thị 23 nói rõ, nguyên nhân quan trọng của tình trạng cung ứng thuốc còn nhiều bất cập là công tác quản lý các cơ sở cung ứng thuốc chưa hiệu quả, chưa có công cụ hữu hiệu giúp cho người dân biết được thông tin, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng thuốc, giá cả cũng như giúp cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động mua bán thuốc trên thị trường”, Chỉ thị cho hay.

{keywords}
Việc kết nối sẽ giúp quản lý giá thuốc, đơn thuốc tốt hơn

Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý việc cung cấp, phân phối thuốc vì lợi ích của người dân, trước hết là chấn chỉnh tình trạng mua bán, sử dụng thuốc không rõ xuất xứ, giá cả, không bảo đảm chất lượng, tình trạng bán thuốc không theo đơn, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý thuốc theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, tại Chỉ thị 23, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế chịu trách nhiệm khẩn trương triển khai các biện pháp nhằm thống nhất quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối thuốc bảo đảm lợi ích người bệnh, người dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc từ tháng 9/2018; trong năm 2018 hoàn thành đối với các cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nhà thuốc và tủ thuốc trạm y tế xã; phấn đấu trong năm 2019 hoàn thành đối với quầy thuốc.

Bộ Y tế cũng có trách nhiệm hoàn thiện tài liệu hướng dẫn, tập huấn bằng văn bản hoặc video... bảo đảm mọi tổ chức, cá nhân liên quan được hướng dẫn cụ thể, chi tiết, không để bất cứ cơ sở nào không kết nối do không được tập huấn, hướng dẫn; ban hành quy định về việc kê đơn thuốc điện tử đồng bộ với việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc để bảo đảm việc kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn; thường xuyên tổng hợp, cập nhật và tăng cường phổ biến thông tin về sản phẩm thuốc, chỉ định, cách dùng, liều dùng, nguồn gốc xuất xứ và giá cả thông qua cơ sở dữ liệu (CSDL) thuốc quốc gia.

Đồng thời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác quản lý, kết nối cơ sở cung ứng thuốc; người dân sử dụng, tra cứu thông tin thuốc qua CSDL thuốc quốc gia, thực hiện việc kê đơn, mua bán thuốc và sử dụng thuốc theo đơn; tăng cường thanh kiểm tra các cơ sở cung ứng thuốc, xử lý nghiêm các vi phạm.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, tăng cường quản lý các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc trên địa bàn và thực hiện việc kê đơn, bán thuốc theo đơn theo quy định.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng được chỉ đạo phải tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở về kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, tăng cường quản lý các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc, việc mua và sử dụng thuốc theo đơn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kết nối và thực hiện kê đơn, mua bán thuốc theo đơn.

Hằng năm, Bộ Y tế có trách nhiệm tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chỉ thị 23, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Để thực hiện đề án kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc, từ tháng 5, Bộ Y tế đã áp dụng mô hình thí điểm tại 4 địa phương gồm Phú Thọ, Hưng Yên, Nam Định và Vĩnh Phúc.

Đến ngày 24/8, hiện đã có 25 tỉnh, thành phố tham gia kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc, đã cấp tài khoản cho 4.178 cơ sở bán lẻ thuốc, có 1915 cơ sở đã thực hiện kết nối mạng, quản lý được 22.196 đơn thuốc.

Đến nay, Bộ Y tế cũng đã chuẩn hóa được 52.000 trong khoảng 60.000 danh mục thuốc y tế.

Cũng theo Cục Quản lý Dược, ngành Dược đặt mục tiêu ngay trong năm 2018 sẽ kết nối nhà thuốc, trạm y tế xã và kết nối các quầy thuốc, tủ thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên phạm vi cả nước vào năm 2019.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, nối mạng hệ thống nhà thuốc, quầy thuốc là biện pháp quan trọng để kiểm soát giá cả, nguồn gốc các loại thuốc chữa bệnh ở mỗi cơ sở bán lẻ trên toàn quốc. Từ đó, sẽ truy xuất được nguồn gốc thuốc và chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn.

T.Thư

" />

Đã có gần 2.000 nhà thuốc nối mạng quốc gia

Hiện đã có 25 tỉnh,Đãcógầnnhàthuốcnốimạngquốneymar thành tham gia kết nối liên thông cơ sở cung ung thuốc, gần 2.000 cơ sở thực hiện kết nối mạng.

Theo thống kê Cục quản lý Dược, Bộ Y tế, hệ thống dược Việt Nam đang quản lý khoảng 61.900 cơ sở bán lẻ thuốc với 19.100 nhà thuốc, 39.000 quầy thuốc và 3.800 tủ thuốc.

Tuy nhiên hệ thống quản lý thuốc ở Việt Nam còn lỏng lẻo, ở đâu người dân cũng mua được kháng sinh do trạng mua bán thuốc không kê đơn quá dễ, nên việc kiểm soát chất lượng thuốc nhập vào, bán ra cũng không chặt chẽ dẫn đến tỉ lệ kháng thuốc rất cao so với thế giới.

{ keywords}
Đến hết 2018, các nhà thuốc trên cả nước sẽ thực hiện kết nối mạng

Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020, cũng như lên kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc. Cơ quan Nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, tăng cường công khai, minh bạch trong việc quản lý thuốc.

Đến ngày 23/8/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục ký ban hành Chỉ thị 23 về tăng cường quản lý, kết nối các các cơ sở cung ứng thuốc.

Chỉ thị 23 nói rõ, nguyên nhân quan trọng của tình trạng cung ứng thuốc còn nhiều bất cập là công tác quản lý các cơ sở cung ứng thuốc chưa hiệu quả, chưa có công cụ hữu hiệu giúp cho người dân biết được thông tin, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng thuốc, giá cả cũng như giúp cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động mua bán thuốc trên thị trường”, Chỉ thị cho hay.

{ keywords}
Việc kết nối sẽ giúp quản lý giá thuốc, đơn thuốc tốt hơn

Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý việc cung cấp, phân phối thuốc vì lợi ích của người dân, trước hết là chấn chỉnh tình trạng mua bán, sử dụng thuốc không rõ xuất xứ, giá cả, không bảo đảm chất lượng, tình trạng bán thuốc không theo đơn, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý thuốc theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, tại Chỉ thị 23, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế chịu trách nhiệm khẩn trương triển khai các biện pháp nhằm thống nhất quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối thuốc bảo đảm lợi ích người bệnh, người dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc từ tháng 9/2018; trong năm 2018 hoàn thành đối với các cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nhà thuốc và tủ thuốc trạm y tế xã; phấn đấu trong năm 2019 hoàn thành đối với quầy thuốc.

Bộ Y tế cũng có trách nhiệm hoàn thiện tài liệu hướng dẫn, tập huấn bằng văn bản hoặc video... bảo đảm mọi tổ chức, cá nhân liên quan được hướng dẫn cụ thể, chi tiết, không để bất cứ cơ sở nào không kết nối do không được tập huấn, hướng dẫn; ban hành quy định về việc kê đơn thuốc điện tử đồng bộ với việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc để bảo đảm việc kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn; thường xuyên tổng hợp, cập nhật và tăng cường phổ biến thông tin về sản phẩm thuốc, chỉ định, cách dùng, liều dùng, nguồn gốc xuất xứ và giá cả thông qua cơ sở dữ liệu (CSDL) thuốc quốc gia.

Đồng thời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác quản lý, kết nối cơ sở cung ứng thuốc; người dân sử dụng, tra cứu thông tin thuốc qua CSDL thuốc quốc gia, thực hiện việc kê đơn, mua bán thuốc và sử dụng thuốc theo đơn; tăng cường thanh kiểm tra các cơ sở cung ứng thuốc, xử lý nghiêm các vi phạm.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, tăng cường quản lý các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc trên địa bàn và thực hiện việc kê đơn, bán thuốc theo đơn theo quy định.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng được chỉ đạo phải tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở về kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, tăng cường quản lý các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc, việc mua và sử dụng thuốc theo đơn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kết nối và thực hiện kê đơn, mua bán thuốc theo đơn.

Hằng năm, Bộ Y tế có trách nhiệm tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chỉ thị 23, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Để thực hiện đề án kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc, từ tháng 5, Bộ Y tế đã áp dụng mô hình thí điểm tại 4 địa phương gồm Phú Thọ, Hưng Yên, Nam Định và Vĩnh Phúc.

Đến ngày 24/8, hiện đã có 25 tỉnh, thành phố tham gia kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc, đã cấp tài khoản cho 4.178 cơ sở bán lẻ thuốc, có 1915 cơ sở đã thực hiện kết nối mạng, quản lý được 22.196 đơn thuốc.

Đến nay, Bộ Y tế cũng đã chuẩn hóa được 52.000 trong khoảng 60.000 danh mục thuốc y tế.

Cũng theo Cục Quản lý Dược, ngành Dược đặt mục tiêu ngay trong năm 2018 sẽ kết nối nhà thuốc, trạm y tế xã và kết nối các quầy thuốc, tủ thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên phạm vi cả nước vào năm 2019.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, nối mạng hệ thống nhà thuốc, quầy thuốc là biện pháp quan trọng để kiểm soát giá cả, nguồn gốc các loại thuốc chữa bệnh ở mỗi cơ sở bán lẻ trên toàn quốc. Từ đó, sẽ truy xuất được nguồn gốc thuốc và chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn.

T.Thư