Nhận định, soi kèo U21 Viettel vs U21 CAND, 15h ngày 10/11
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Zaqatala FK vs Karvan FK, 17h00 ngày 13/12: Tìm lại niềm vui -
Chuyên gia: Giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngân hàng có ngăn sở hữu chéo? Chuyên gia: Giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngân hàng có ngăn sở hữu chéo?Thảo Thu
(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng cơ quan quản lý không nên có lộ trình dài cho các ngân hàng vượt chuẩn về tỷ lệ sở hữu, mà phải yêu cầu các ngân hàng tuân thủ ngay.
Theo quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của cổ đông là tổ chức giảm từ 15% xuống 10% và tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của cổ đông cá nhân và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.
Đề xuất rút giấy phép hoạt động ngân hàng vi phạm quy định nhiều lần
Tại hội thảo "Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam" do Tạp chí điện tử VietTimestổ chức ngày 5/12, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết tại Mỹ, tỷ lệ sở hữu ngân hàng của pháp nhân được quy định thấp hơn tỷ lệ sở hữu của cá nhân, do nhà chức trách Mỹ cho rằng pháp nhân dễ thao túng ngân hàng hơn cá nhân.
Việt Nam thì ngược lại khi tỷ lệ sở hữu của cá nhân được quy định thấp hơn pháp nhân. Điều này xuất phát từ đặc thù của văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam, các cá nhân có quyền lực lớn trong doanh nghiệp.
Theo ông, các cổ đông có thể lách quy định sở hữu bằng việc nhờ đứng tên hộ. Song điều này thường sẽ không giấu được cơ quan chức năng. Ông đề xuất cần có chế tài nghiêm ngặt, đơn cử nếu ngân hàng vi phạm quy định tới 3 lần thì rút giấy phép hoạt động.
Các quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7 (Ảnh: Tiến Tuấn).
PGS Đào Hùng, nguyên Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, cho rằng các công cụ quản lý tài chính của Mỹ đang thực thi tốt, nhưng công cụ quản lý tài chính luôn biến đổi bởi thị trường luôn đi trước cơ quan quản lý. "Mỹ cũng gây ra những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Không có cơ chế quản lý nào là hoàn hảo", ông Hùng nói.
Theo ông, nếu chính sách không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không thực hiện được, họ sẽ có đối sách để "lách". Ông nêu, chưa có bộ luật nào từ trước đến nay tốt như Luật các tổ chức tín dụng lần này, đặc biệt là về việc sở hữu chéo.
Tuy nhiên, ông cho rằng nếu chỉ có duy nhất bộ luật về ngân hàng thì chưa đủ mà cần đồng bộ với các luật khác để có chế tài cho các hành vi vi phạm. Theo ông, cần nâng cao vai trò của hội đồng quản trị, trong đó có vai trò của các thành viên độc lập.
Luật Tổ chức tín dụng mới có nhiều điểm tích cực, đặc biệt là về tăng cường tính minh bạch và kiểm soát (Ảnh: Tiến Tuấn).
Xử lý cổ đông sở hữu vượt trần ngân hàng thế nào?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, lưu ý, việc các lãnh đạo các tập đoàn tài chính thường nhờ người thân hoặc nhân viên trong tập đoàn đứng tên thay tại công ty sân sau để tránh quy định về vượt trần tỷ lệ sở hữu.
"Có trường hợp nhân viên vì sức ép của lãnh đạo mà phải chấp nhận đứng tên thay cho sếp. Nhân viên đứng tên thay chỉ làm nhiệm vụ ký hộ chứ không có quyền quyết định. Điều đó dẫn tới hệ lụy pháp lý rất lớn", ông Hà nêu. Ông khuyến nghị những nhân viên này cần suy nghĩ về hậu quả có thể xảy ra, vì hậu quả sẽ rất lớn.
Với câu hỏi về quy định mức trần sở hữu còn 10% với tổ chức, 15% với cá nhân và người có liên quan có giải quyết được vấn đề sở hữu chéo, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa lo ngại trong thực tế, việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn do tính minh bạch chung còn thấp.
Ông Nghĩa cho rằng Luật Tổ chức tín dụng mới có nhiều điểm tích cực, đặc biệt là về tăng cường tính minh bạch và kiểm soát. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng việc thực thi luật này sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có cải cách đồng bộ về hành chính, pháp lý và nâng cao hiệu quả giám sát, thanh tra.
Ông đề xuất Ngân hàng Nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn và yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tuân thủ Luật Tổ chức tín dụng trong vòng 6 tháng đến một năm. Đồng thời, ông cho rằng cơ quan quản lý không nên có lộ trình dài cho các ngân hàng vượt chuẩn về tỷ lệ sở hữu, mà phải yêu cầu các ngân hàng tuân thủ ngay.
"> -
Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ươngTTXVN
(Dân trí) - Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao Quyết định của Bộ Chính trị cho ông Ngô Đông Hải. (Ảnh: Phương Hoa - TTXVN)
Tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã trao quyết định của Bộ Chính trị tới ông Ngô Đông Hải.
Chúc mừng ông Ngô Đông Hải giữ trọng trách mới, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh hội nghị trao quyết định của Bộ Chính trị diễn ra trong bối cảnh Ban Tuyên giáo Trung ương cũng như các cơ quan của Đảng và hệ thống chính trị của Đảng đang bước vào một giai đoạn mới như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh là kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với những yêu cầu ngày càng cao.
Cả hệ thống chính trị vừa tập trung nỗ lực phấn đấu, bứt phá để thực hiện đạt và vượt các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng, vừa tập trung tổng kết 40 năm lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội, đồng thời tham gia cùng các ban, bộ, ngành để chuẩn bị cho văn kiện Đại hội XIV của Đảng; giải quyết nhiều nhiệm vụ mới của Đảng và Nhà nước.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá ông Ngô Đông Hải là một cán bộ được đào tạo rất cơ bản, trưởng thành từ thực tiễn ở địa phương, Trung ương. Ở vị trí công tác nào, ông Ngô Đông Hải cũng luôn thể hiện bản lĩnh lập trường, kiên định, vững vàng, có tác phong, phương pháp công tác, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo, để tập hợp, đoàn kết tập thể.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị ông Ngô Đông Hải phát huy kinh nghiệm thực tiễn công tác, nhanh chóng tiếp cận lĩnh vực công tác mới, cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Ban Tuyên giáo Trung ương nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị mà Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao phó.
Bày tỏ vinh dự khi được nhận quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Ngô Đông Hải khẳng định đây là niềm vinh dự, là dấu mốc đặc biệt trong quá trình phấn đấu, công tác của cá nhân.
Ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu nhận nhiệm vụ. (Ảnh: Phương Hoa - TTXVN)
Nhấn mạnh chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương là hết sức quan trọng và nặng nề, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tân Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định sẽ nỗ lực, cố gắng hết sức mình, nhanh chóng nghiên cứu, tiếp cận các chức năng, nhiệm vụ và các chương trình, kế hoạch của Ban, tuân thủ sự lãnh đạo của Trưởng Ban cũng như phân công lãnh đạo Ban, cùng với các vụ, đơn vị và các cán bộ, công chức, người lao động của Ban hoàn thành các nhiệm vụ được phân công cũng như nhiệm vụ chung của Ban.
Ông Ngô Đông Hải sinh ngày 25/10/1970, quê xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Ông Hải có bằng Tiến sĩ Điện tử - Viễn thông, Cử nhân Kinh tế.
Ông Ngô Đồng Hải từng giữ chức Bí thư Huyện ủy Hoài Ân, Bí thư Thị ủy An Nhơn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (nhiệm kỳ 2011-2016). Tháng 3/2016, ông Ngô Đông Hải được Bộ Chính trị điều động giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Tháng 9/2018, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng có quyết định về việc luân chuyển, bố trí cán bộ, chỉ định ông Ngô Đông Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XII nhiệm kỳ 2015-2020, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2015-2020.
Từ tháng 6/2020 - 1/2021, ông Ngô Đông Hải là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XII; Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.
Từ tháng 1/2021 đến trước khi được điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (tháng 11/2024), ông Ngô Đông Hải là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII; Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình; đại biểu Quốc hội khóa XV và Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, Tổ trưởng Tổ Đảng (từ tháng 7/2021).
"> -
Giá vàng nhẫn giảm nhẹ sau kỳ nghỉ lễ 2/9 Giá vàng nhẫn giảm nhẹ sau kỳ nghỉ lễ 2/9Nhật Quang
(Dân trí) - Hiện giá vàng nhẫn dao động quanh mốc 77,3-78,6 triệu đồng/lượng (mua - bán), dù vẫn ở vùng kỷ lục nhưng đã giảm 100.000 đồng ở chiều mua và giảm 50.000 đồng ở chiều bán so với trước đó.
Kết phiên tuần trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 79-81 triệu đồng/lượng (mua - bán), không thay đổi sau 12 phiên. Chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán là 2 triệu đồng/lượng.
Vàng nhẫn loại 1-5 chỉ được giao dịch tại 77,3-78,6 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng ở chiều mua và giảm 50.000 đồng ở chiều bán ra. Riêng loại 0,3-0,5 chỉ được bán ra với giá 78,7 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng so với trước đó nhưng vẫn ở vùng kỷ lục của mặt hàng này từ trước tới nay.
So với phiên giao dịch đầu tiên của tháng 8, mỗi lượng vàng nhẫn đã tăng 1,3 triệu đồng. Trong khi đó, mỗi lượng vàng miếng SJC tăng 1,2 triệu đồng.
Còn nếu so với giá đầu năm, mỗi lượng vàng miếng tăng 4,5 triệu đồng và vàng nhẫn tăng hơn 15,5 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.492 USD/ounce, giảm 5 USD so với trước đó. Tuần trước, giá vàng có thời điểm rơi xuống sát 2.490 USD/ounce, mất mốc 2.500 USD.
Quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí, giá vàng quốc tế hiện thấp hơn giá vàng miếng khoảng 5,5-6 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là hơn 3,5 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Theo các chuyên gia từ Goldman Sachs, một trong những "ông lớn" trong ngành ngân hàng tại Mỹ, nhận định ở thời điểm hiện tại vàng là một trong những tài sản bảo vệ tốt nhất chống lại sự mất giá.
Với triển vọng tăng giá trong ngắn hạn, các chuyên gia duy trì mục tiêu lạc quan khi giá vàng có thể chạm mốc 2.700 USD/ounce vào đầu năm 2025.
Các nhà phân tích cho biết việc mua vàng của các ngân hàng trung ương đã tăng gấp ba kể từ giữa năm 2022 do lo ngại về các lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ.
Giá vàng nhẫn liên tiếp lập đỉnh trong các phiên gần đây (Ảnh: Thành Đông).
Bên cạnh đó, các đợt cắt giảm lãi suất của Fed sắp tới dự kiến sẽ đưa vốn từ phương Tây trở lại thị trường vàng cũng tác động đến giá vàng.
Tuần này, theo khảo sát dự báo giá vàng của Kitco News, 15 chuyên gia kinh tế tại Phố Wall cho 3 nhận định trái ngược nhau gồm tăng giá, giảm giá và đi ngang với mỗi bên có 5 ý kiến.
Trong khi đó, 199 nhà đầu tư cá nhân tham gia cuộc khảo sát trực tuyến thì đa số đều nghĩ rằng vàng sẽ tăng. Cụ thể, 112 người (chiếm 56%) dự báo giá vàng sẽ tăng. Ngược lại có 47 người (chiếm 24%) nghĩ rằng vàng giảm giá và có 40 người (chiếm 20%) nhận định kim loại quý đi ngang.
Giá USD nhích tăng nhẹ
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 101,8 điểm, tăng 0,16% so với phiên liền trước đó.
Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.224 đồng, tăng 3 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.012-25.435 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 24.660-25.030 đồng (mua - bán). Ngân hàng cổ phần giao dịch USD tại 24.710-25.050 đồng (mua - bán).
Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giao dịch quanh 25.240-25.320 đồng/USD (mua - bán).
">