Ngày 4/8,àngnghìngiấyphépláixeCCCDgiảtungrathịtrườngtừđườngdâtrực tiếp bóng đá pháp TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm 4 đường dây “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Phiên tòa dự kiến kéo dài tới ngày 7/8.
Theo truy tố, khoảng 16h ngày 25/8/2020, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), phát hiện bắt quả tang Võ Thành Sơn (33 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) đang có hành vi giao 13 giấy tờ giả các loại gồm: giấy phép lái xe (GPLX), Căn cước công dân (CCCD) và giấy đăng ký xe ô tô cho một tài xế xe ôm mang đi tiêu thụ.
Khám xét chỗ ở của Sơn, cảnh sát phát hiện các tài liệu liên quan tới 4 nhóm đường dây làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Nhóm thứ nhất do bị cáo Nguyễn Trọng Dương (34 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) cầm đầu. Theo đó, nhóm của Dương đã thực hiện hành vi làm giả giấy tờ từ năm 2019. Dương thuê đối tượng tên Hùng (chưa rõ lai lịch) phụ giúp việc làm giả các loại giấy tờ.
Phục vụ cho việc làm giả, Dương đã mua sắm các loại công cụ, phương tiện như máy in màu, máy in phôi, các loại máy tính, máy photocopy, máy ép plastic, máy ổn áp điện...
Đồng thời, bị cáo mua phôi giả CCCD, giấy phép lái xe, tem giả (tem gắn lên giấy phép lái xe) của bị cáo Đinh Thị Ngọc Oanh, các phôi giả khác Dương mua qua mạng xã hội của đối tượng chưa rõ lai lịch. Sau đó, khi Hùng nghỉ làm thì Dương thuê Nguyễn Văn Đạt phụ giúp làm giả các loại giấy tờ.
CQĐT xác định, nhóm của Dương làm giả 3.200 giấy tờ giả các loại, thu lợi bất chính 500 triệu đồng.
Cũng bằng thủ đoạn này, nhóm thứ 2 do bị cáo Trần Đức Toàn (33 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cầm đầu làm giả khoảng 1.000 giấy tờ, thu lợi bất chính 200 triệu đồng.
Nhóm thứ 3 do Nguyễn Hùng Dũng (37 tuổi, quê Vĩnh Long) cầm đầu. Dũng đã thuê một căn hộ chung cư tại phường Tân Tạo A (quận Bình Tân) rồi thuê người về sản xuất các loại giấy tờ. Những người làm việc được Dũng thuê được trả lương từ 6-20 triệu đồng/tháng. Số lượng giấy tờ giả mà nhóm Dũng làm giả và bán ra đến nay Dũng không nhớ.
Nhóm thứ tư do Nguyễn Thanh Phong (47 tuổi, quê Vĩnh Long) cầm đầu. Phong đã mua lại máy móc, thiết bị từ nhóm của Dũng để sản xuất. Nhóm của Phong đã làm giả hơn 2.000 giấy tờ các loại. Sau khi trừ các chi phí, Phong thu lợi bất chính 1 tỷ đồng.
Đối với những người đã mua giấy tờ giả, trong quá trình điều tra có 24 người giao nộp lại cho công an các địa phương. Do thời hiệu xử phạt hành chính về hành vi sử dụng giấy tờ giả đã hết nên Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã có văn bản gửi đến nơi cư trú của 24 người này đề nghị quản lý giáo dục tại địa phương.