ảnh 4   tìm được mẹ sau 23 năm.png
Oanh lúc hơn 1 tuổi (ảnh trái do Oanh giữ, ảnh phải do chị Xanh giữ)

Năm bé hơn 1 tuổi, chị có ý định đón bé về nhưng hoàn cảnh chưa cho phép. Cùng lúc này, vợ chồng người Đan Mạch muốn nhận Oanh làm con nuôi.

Chị Xanh kể: “Nghĩ tới nghĩ lui, tôi thấy con ra nước ngoài, tương lai rộng mở hơn. Tôi không muốn con sống cảnh khổ giống mẹ”.

Ngày Oanh theo cha mẹ nuôi về Đan Mạch, chị Xanh đến gặp và chụp ảnh kỷ niệm. Suốt 23 năm qua, chị luôn giữ ảnh của con gái bên mình.

Sau này, chị Xanh kết hôn với người chồng hiện tại và có 5 người con. Dù bận bịu chăm sóc con cái nhưng chị chưa bao giờ quên núm ruột đầu lòng.

Vì vậy, chồng con chị luôn thúc giục và tạo điều kiện cho chị tìm Oanh. Nhiều lần, chị tìm đến cơ quan chức năng, nơi lưu trữ hồ sơ cho bé Oanh làm con nuôi để dò hỏi. Cơ quan này cho biết, họ không liên lạc được với cha mẹ nuôi của Oanh.

Khi chị tìm đến trại trẻ, nhân viên ở đây cho biết, cứ khoảng 1 - 2 năm, cha mẹ nuôi sẽ đưa Oanh về thăm mọi người một lần. Tuy nhiên, 4 năm qua, họ không thấy Oanh và cha mẹ nuôi quay lại đây. Những lần ghé thăm, cha mẹ nuôi không đề cập đến việc tìm mẹ ruột cho Oanh.

Nghe vậy, chị Xanh nghĩ con gái giận và không muốn tìm mẹ ruột. Điều đó khiến chị tuyệt vọng và tạm dừng việc tìm kiếm.

Con tìm được mẹ sau 1 giờ đăng mạng xã hội

Cha mẹ nuôi đưa con gái chị Xanh sang Đan Mạch sinh sống. Oanh được họ đổi tên thành Alex Pedersen. 

Dù thay tên đổi họ nhưng Oanh luôn ý thức rõ mình là con nuôi. Cha mẹ nuôi cũng không giấu chuyện này với cô bé.

Trong suốt nhiều năm, Oanh cố gắng tìm cha mẹ ruột ở Bình Thuận. Tuy nhiên, cha mẹ nuôi khuyên Oanh nên tập trung học hành. Đến khi tốt nghiệp và có việc làm, Oanh hãy tìm lại cha mẹ.

Giữ đúng lời hứa với cha mẹ nuôi, có việc làm, Oanh liền tiếp tục hành trình tìm kiếm cội nguồn. Cô nhờ người quen tại Việt Nam đăng thông tin tìm mẹ trên mạng xã hội.

Thông tin tìm mẹ của Oanh rất tha thiết: “Tìm mẹ tên: Nguyễn Thị Xanh, sinh năm 1981 hoặc 1982, thời điểm 2001 ở tại xóm Rẫy, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Con tên: Nguyễn Thị Kim Oanh, sinh năm 2001, 5 ngày tuổi thì được cho đi làm con nuôi tại Đan Mạch. Trong đơn, mẹ viết vì hoàn cảnh khó khăn, không chồng nên không có khả năng nuôi con khôn lớn nên mẹ cho con đi làm con nuôi ở nước ngoài. 

Nay con đã lớn, muốn biết về nguồn cội và mẹ mình là ai nên xin mọi người giúp đỡ. Con xin chân thành cảm ơn”.

ảnh 9   tìm được mẹ sau 23 năm.jpg
Chị Xanh (ảnh trái) và Oanh (ảnh phải)

Sau 1 giờ đăng tải, cả Oanh và chị Xanh đều nhận được tin “tìm thấy người thân” vào khoảng 12h ngày 22/10.

Chị Xanh chia sẻ: “Tôi vui mừng đến mức hạ huyết áp, không đi đứng nổi. Tôi từng nghĩ con gái hận mình nhưng vẫn nuôi hy vọng tìm được con.

Bây giờ, tôi đã toại nguyện. Mẹ con tôi đã trò chuyện qua mạng. Oanh liên tục nói thương và yêu mẹ. Con bé còn bảo không trách mẹ”.

Vừa nhìn mặt Oanh, chị Xanh đã biết đó là con gái của mình. Oanh giống chị từ đôi mắt đến cái miệng. 

Chị nói: “Chúng tôi không cần xét nghiệm ADN, bởi hai mẹ con rất giống nhau và các thông tin hoàn toàn trùng khớp. Chúng tôi đều giữ những tấm ảnh lúc Oanh mới hơn 1 tuổi”.

Với Oanh, việc tìm được mẹ chỉ sau 1 giờ đồng hồ quả thật rất khó tin. Cô hạnh phúc, vui mừng đến choáng ngợp. 

“Tôi hiểu hoàn cảnh của mẹ lúc cho tôi làm con nuôi. Tôi không buồn hay hờn giận mẹ. Tại sao tôi phải giận mẹ mình chứ? Tôi đã và sẽ không bao giờ làm như thế”, Oanh tâm sự.

Oanh dự định sang năm sẽ về Bình Thuận thăm mẹ. Biết tin này, chị Xanh rất háo hức và mong ngóng. Vậy là, mẹ con chị sẽ trùng phùng sau 23 năm xa cách.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sang Nhật làm hộ lý, cô gái Việt nhận 'thù lao' đặc biệt từ người bệnh cao tuổi

Sang Nhật làm hộ lý, cô gái Việt nhận 'thù lao' đặc biệt từ người bệnh cao tuổi

Năm ngoái, Nhung chọn sang Nhật làm hộ lý để thử sức ở môi trường mới. Công việc khá vất vả nhưng cô thấy ấm lòng khi nhận được thù lao đặc biệt." />

Đăng mạng xã hội 1 giờ, cô gái ở Đan Mạch tìm được mẹ Việt sau 23 năm

Tìm con suốt nhiều năm

Cách đây 23 năm,ĐăngmạngxãhộigiờcôgáiởĐanMạchtìmđượcmẹViệtsaunăâm dương chị Nguyễn Thị Xanh (SN 1981, Bình Thuận) mang thai thì chồng bỏ đi không rõ tung tích. Chị sinh con trong cảnh thiếu trước hụt sau.

Không thể cùng lúc nuôi con nhỏ và chăm bà ngoại bị tai biến, chị được người thân khuyên đưa con vào cô nhi viện.

Khi con gái Nguyễn Thị Kim Oanh được 5 ngày tuổi, chị Xanh nuốt nước mắt, nhờ người thân bồng bé đi gửi. 

ảnh 4   tìm được mẹ sau 23 năm.png
Oanh lúc hơn 1 tuổi (ảnh trái do Oanh giữ, ảnh phải do chị Xanh giữ)

Năm bé hơn 1 tuổi, chị có ý định đón bé về nhưng hoàn cảnh chưa cho phép. Cùng lúc này, vợ chồng người Đan Mạch muốn nhận Oanh làm con nuôi.

Chị Xanh kể: “Nghĩ tới nghĩ lui, tôi thấy con ra nước ngoài, tương lai rộng mở hơn. Tôi không muốn con sống cảnh khổ giống mẹ”.

Ngày Oanh theo cha mẹ nuôi về Đan Mạch, chị Xanh đến gặp và chụp ảnh kỷ niệm. Suốt 23 năm qua, chị luôn giữ ảnh của con gái bên mình.

Sau này, chị Xanh kết hôn với người chồng hiện tại và có 5 người con. Dù bận bịu chăm sóc con cái nhưng chị chưa bao giờ quên núm ruột đầu lòng.

Vì vậy, chồng con chị luôn thúc giục và tạo điều kiện cho chị tìm Oanh. Nhiều lần, chị tìm đến cơ quan chức năng, nơi lưu trữ hồ sơ cho bé Oanh làm con nuôi để dò hỏi. Cơ quan này cho biết, họ không liên lạc được với cha mẹ nuôi của Oanh.

Khi chị tìm đến trại trẻ, nhân viên ở đây cho biết, cứ khoảng 1 - 2 năm, cha mẹ nuôi sẽ đưa Oanh về thăm mọi người một lần. Tuy nhiên, 4 năm qua, họ không thấy Oanh và cha mẹ nuôi quay lại đây. Những lần ghé thăm, cha mẹ nuôi không đề cập đến việc tìm mẹ ruột cho Oanh.

Nghe vậy, chị Xanh nghĩ con gái giận và không muốn tìm mẹ ruột. Điều đó khiến chị tuyệt vọng và tạm dừng việc tìm kiếm.

Con tìm được mẹ sau 1 giờ đăng mạng xã hội

Cha mẹ nuôi đưa con gái chị Xanh sang Đan Mạch sinh sống. Oanh được họ đổi tên thành Alex Pedersen. 

Dù thay tên đổi họ nhưng Oanh luôn ý thức rõ mình là con nuôi. Cha mẹ nuôi cũng không giấu chuyện này với cô bé.

Trong suốt nhiều năm, Oanh cố gắng tìm cha mẹ ruột ở Bình Thuận. Tuy nhiên, cha mẹ nuôi khuyên Oanh nên tập trung học hành. Đến khi tốt nghiệp và có việc làm, Oanh hãy tìm lại cha mẹ.

Giữ đúng lời hứa với cha mẹ nuôi, có việc làm, Oanh liền tiếp tục hành trình tìm kiếm cội nguồn. Cô nhờ người quen tại Việt Nam đăng thông tin tìm mẹ trên mạng xã hội.

Thông tin tìm mẹ của Oanh rất tha thiết: “Tìm mẹ tên: Nguyễn Thị Xanh, sinh năm 1981 hoặc 1982, thời điểm 2001 ở tại xóm Rẫy, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Con tên: Nguyễn Thị Kim Oanh, sinh năm 2001, 5 ngày tuổi thì được cho đi làm con nuôi tại Đan Mạch. Trong đơn, mẹ viết vì hoàn cảnh khó khăn, không chồng nên không có khả năng nuôi con khôn lớn nên mẹ cho con đi làm con nuôi ở nước ngoài. 

Nay con đã lớn, muốn biết về nguồn cội và mẹ mình là ai nên xin mọi người giúp đỡ. Con xin chân thành cảm ơn”.

ảnh 9   tìm được mẹ sau 23 năm.jpg
Chị Xanh (ảnh trái) và Oanh (ảnh phải)

Sau 1 giờ đăng tải, cả Oanh và chị Xanh đều nhận được tin “tìm thấy người thân” vào khoảng 12h ngày 22/10.

Chị Xanh chia sẻ: “Tôi vui mừng đến mức hạ huyết áp, không đi đứng nổi. Tôi từng nghĩ con gái hận mình nhưng vẫn nuôi hy vọng tìm được con.

Bây giờ, tôi đã toại nguyện. Mẹ con tôi đã trò chuyện qua mạng. Oanh liên tục nói thương và yêu mẹ. Con bé còn bảo không trách mẹ”.

Vừa nhìn mặt Oanh, chị Xanh đã biết đó là con gái của mình. Oanh giống chị từ đôi mắt đến cái miệng. 

Chị nói: “Chúng tôi không cần xét nghiệm ADN, bởi hai mẹ con rất giống nhau và các thông tin hoàn toàn trùng khớp. Chúng tôi đều giữ những tấm ảnh lúc Oanh mới hơn 1 tuổi”.

Với Oanh, việc tìm được mẹ chỉ sau 1 giờ đồng hồ quả thật rất khó tin. Cô hạnh phúc, vui mừng đến choáng ngợp. 

“Tôi hiểu hoàn cảnh của mẹ lúc cho tôi làm con nuôi. Tôi không buồn hay hờn giận mẹ. Tại sao tôi phải giận mẹ mình chứ? Tôi đã và sẽ không bao giờ làm như thế”, Oanh tâm sự.

Oanh dự định sang năm sẽ về Bình Thuận thăm mẹ. Biết tin này, chị Xanh rất háo hức và mong ngóng. Vậy là, mẹ con chị sẽ trùng phùng sau 23 năm xa cách.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sang Nhật làm hộ lý, cô gái Việt nhận 'thù lao' đặc biệt từ người bệnh cao tuổi

Sang Nhật làm hộ lý, cô gái Việt nhận 'thù lao' đặc biệt từ người bệnh cao tuổi

Năm ngoái, Nhung chọn sang Nhật làm hộ lý để thử sức ở môi trường mới. Công việc khá vất vả nhưng cô thấy ấm lòng khi nhận được thù lao đặc biệt.