z5911682654973_ce2d801235d62a94b3e1abd5078c6287.jpg
Nguyễn Thị Trang là thủ khoa đầu ra của Học viện Quân y (Ảnh: NVCC)

Là cựu học sinh lớp chuyên Sinh của Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc (tỉnh Vĩnh Phúc), ngay sau khi giành giải Nhì học sinh giỏi quốc gia, Trang đã định hướng theo đuổi ngành y. Vốn sinh ra trong gia đình nhà nông không mấy khá giả, bên dưới Trang vẫn còn có hai em, thời điểm đó, Trang nghĩ “nếu học Y Hà Nội, hai em sẽ không có cơ hội học hành”.

Vì vậy, nữ sinh quyết định nộp đơn tuyển thẳng vào Học viện Quân y để không mất học phí, hàng tháng lại có thêm phụ cấp, giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ. Quyết định này của Trang được ông nội ủng hộ. “Ông muốn em vào học khối trường quân đội để rèn luyện bản thân thêm trưởng thành”, Trang nhớ lại.

Dẫu vậy, khi vào trường, vì chỉ nặng vỏn vẹn 42kg, Trang chưa đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia 6 tháng huấn luyện tân binh ở Sơn Tây. Phải mất gần nửa tháng ở lại trường, Trang mới được tham gia huấn luyện cùng các bạn.

Trong suốt 6 tháng này, các tân sinh viên phải tham gia học quân sự và chính trị. Việc huấn luyện chủ yếu diễn ra trên thao trường. Trang và các bạn được tham gia hành quân, tập bắn súng, học chiến thuật...

“Có những đợt sinh viên phải hành quân 5-6km, trên vai vác theo một ba lô cát. Dù mệt nhưng có những giây phút một miếng lương khô bẻ làm 10, em lại thấy bản thân trưởng thành hơn và trân quý tình cảm đồng đội”, Trang nhớ lại.

z5911682669692_87492e017fd0fbd5b8fa2ab6143264c7.jpg
Trang (thứ 2 bên trái) và các bạn học. (Ảnh: NVCC)

Kết thúc 6 tháng huấn luyện và quay trở lại trường, Trang vẫn học song song chính trị và các môn chuyên ngành. Việc học của sinh viên Quân y thường kéo dài từ sáng đến tối, cả khi lên giảng đường hay ăn cơm cũng đều phải xếp hàng. Ngoài giờ học, sinh viên sẽ tham gia vệ sinh chung, học điều lệnh - một trong những bài tập cơ bản trong quân đội và canh gác.

Ngoài các hoạt động rèn thể lực và các môn quốc phòng, theo Trang, chương trình chuyên ngành tại đây không quá khác biệt so với các trường y dược khác. Trong năm nhất, sinh viên sẽ học các môn khoa học cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh học... Đến năm thứ 2, sinh viên bắt đầu tiếp cận các môn cơ sở như Giải phẫu, Sinh lý, Mô phôi, Hóa Sinh...

Vốn luôn xếp top đầu trong những năm phổ thông và được thầy cô quan tâm, chỉ bảo từng chút, khi vào đại học, Trang hụt hẫng vì mọi thứ khác xa so với mình tưởng tượng.

“Giai đoạn đầu, em chưa biết liên hệ các môn học với nhau, vì thế kiến thức khá mông lung và đồ sộ. Trong khi đó, lớp học lại quá đông, tới 120 bạn, còn thầy cô giảng rất nhanh. Vì thế có những khi hết tiết, em vẫn không hiểu mình vừa học gì. Trong 2 năm đầu, có giai đoạn lên lớp em hay ngủ gật và không ghi chép lại được”.

Trang thừa nhận thời điểm đó mình học khá bấp bênh, ngày càng thụt lùi, thậm chí có lúc nghi ngờ về lựa chọn của bản thân. May mắn, nhờ sự hỗ trợ của các anh chị khóa trên, Trang xin kinh nghiệm ghi chép, chuẩn bị tài liệu trước từ đầu năm học và tìm học theo nhóm, nhờ vậy điểm số đã dần cải thiện.

z5911843353053_5da649999f1a3d395a020791b05b55f1.jpg
Trang nhận bằng khen vì có thành tích học tập xuất sắc (Ảnh: NVCC)

Đến năm thứ 3, khi bắt đầu học chuyên ngành và đi viện, vì đã biết cách học hơn, Trang dần trở nên hứng thú với các môn học. Ngoài ra, nữ sinh cũng cải thiện khả năng ghi nhớ, ghi chép, nhờ vậy liên tục giành học bổng của trường.

Những kết quả này tạo động lực cho Trang đặt mục tiêu thi đỗ nội trú. “Khi đã có mục tiêu cụ thể, trong toàn bộ quá trình học, em chú trọng việc sưu tầm tài liệu, ghi chép kiến thức để hết năm thứ 6 sẽ có đa dạng tư liệu ôn tập”, Trang nói.

Ngoài ra, điều kiện để sinh viên được tham gia thi nội trú là các năm phải có điểm tổng kết trên 7, không được thi lại môn nào và không vi phạm kỷ luật. “Em không dám lơ là giây phút nào và đặt quyết tâm cao từ sớm”, nữ sinh nhớ lại.

Toàn khóa của Trang năm nay có khoảng 100 bạn thi nội trú, trong đó trường chỉ lấy 20 bạn. Với khoa Thận và lọc máu Trang lựa chọn, có gần 20 người đăng ký nhưng chỉ có 2 người được chọn. Với mong muốn được học sâu hơn chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp, Trang quyết tâm ôn luyện, sau đó đỗ thủ khoa nội trú của Nội khoa với điểm số hơn 27.

Quyết định tiếp tục học thêm 3 năm, tức có khoảng 9,5 năm theo học tại ngôi trường này, nhưng Trang nói “điều đó hoàn toàn xứng đáng”.

“Khi làm việc tại khoa Thận và lọc máu, nhìn các bệnh nhân phải gắn cả quãng đời còn lại với máy lọc, em thấy những điều mình làm không có gì đáng kể. Những bệnh nhân chạy thận đều rất vất vả và thường hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn. Khi mắc bệnh thận, họ cũng mắc rất nhiều các bệnh khác như tim mạch, bệnh về rối loạn nội tiết và chuyển hóa... Do vậy, em muốn làm điều gì đó, nhất là với những bệnh nhân đang chấp chới giữa giai đoạn chớm suy thận nhưng chưa đến mức phải lọc máu”.

Từng có khoảng thời gian hối hận về lựa chọn của mình vì không có nhiều thời gian cho gia đình, nhưng khi nhìn lại, Trang cho rằng môi trường quân đội đã cho mình rất nhiều thứ. “Em đã cải thiện được vấn đề sức khỏe, kiên trì hơn và giờ đây dù ở trong điều kiện nào cũng có thể thích nghi được. Vì thế, em không còn điều gì hối tiếc nữa”, Trang nói.

Nữ thủ khoa Học viện Quân y mong muốn thời gian tới sẽ hoàn thành tốt 3 năm học nội trú, sau đó tiếp tục được ở lại viện để phát triển chuyên môn.

Nghỉ Học viện Ngân hàng, cô gái đi làm ở siêu thị để tích tiền học cải lươngKhông dám nói với mẹ về quyết định nghỉ học ở Học viện Ngân hàng, Minh Huyền dành hơn 1 năm bán hàng trong siêu thị, tự tích tiền thi lại đại học." />

Nữ thủ khoa Học viện Quân y 42kg kể chuyện vác bao cát hành quân

Nguyễn Thị Trang,ữthủkhoaHọcviệnQuânykgkểchuyệnvácbaocáthànhquâty gia dola my hom nay sinh năm 1999, là sinh viên ngành Y đa khoa của Học viện Quân y. Với điểm trung bình học tập 8,5/10, Trang trở thành thủ khoa đầu ra toàn khóa của trường và được phong hàm Trung úy. Sau khi tốt nghiệp, Trang tiếp tục ôn thi nội trú và là người đạt điểm đầu vào cao nhất nội khoa.

“Những kết quả này là điều em chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đạt được khi mới vào trường. Nhưng bằng sự nỗ lực và quyết tâm, mọi thứ đều trở nên có thể”, Trang nói.

z5911682654973_ce2d801235d62a94b3e1abd5078c6287.jpg
Nguyễn Thị Trang là thủ khoa đầu ra của Học viện Quân y (Ảnh: NVCC)

Là cựu học sinh lớp chuyên Sinh của Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc (tỉnh Vĩnh Phúc), ngay sau khi giành giải Nhì học sinh giỏi quốc gia, Trang đã định hướng theo đuổi ngành y. Vốn sinh ra trong gia đình nhà nông không mấy khá giả, bên dưới Trang vẫn còn có hai em, thời điểm đó, Trang nghĩ “nếu học Y Hà Nội, hai em sẽ không có cơ hội học hành”.

Vì vậy, nữ sinh quyết định nộp đơn tuyển thẳng vào Học viện Quân y để không mất học phí, hàng tháng lại có thêm phụ cấp, giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ. Quyết định này của Trang được ông nội ủng hộ. “Ông muốn em vào học khối trường quân đội để rèn luyện bản thân thêm trưởng thành”, Trang nhớ lại.

Dẫu vậy, khi vào trường, vì chỉ nặng vỏn vẹn 42kg, Trang chưa đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia 6 tháng huấn luyện tân binh ở Sơn Tây. Phải mất gần nửa tháng ở lại trường, Trang mới được tham gia huấn luyện cùng các bạn.

Trong suốt 6 tháng này, các tân sinh viên phải tham gia học quân sự và chính trị. Việc huấn luyện chủ yếu diễn ra trên thao trường. Trang và các bạn được tham gia hành quân, tập bắn súng, học chiến thuật...

“Có những đợt sinh viên phải hành quân 5-6km, trên vai vác theo một ba lô cát. Dù mệt nhưng có những giây phút một miếng lương khô bẻ làm 10, em lại thấy bản thân trưởng thành hơn và trân quý tình cảm đồng đội”, Trang nhớ lại.

z5911682669692_87492e017fd0fbd5b8fa2ab6143264c7.jpg
Trang (thứ 2 bên trái) và các bạn học. (Ảnh: NVCC)

Kết thúc 6 tháng huấn luyện và quay trở lại trường, Trang vẫn học song song chính trị và các môn chuyên ngành. Việc học của sinh viên Quân y thường kéo dài từ sáng đến tối, cả khi lên giảng đường hay ăn cơm cũng đều phải xếp hàng. Ngoài giờ học, sinh viên sẽ tham gia vệ sinh chung, học điều lệnh - một trong những bài tập cơ bản trong quân đội và canh gác.

Ngoài các hoạt động rèn thể lực và các môn quốc phòng, theo Trang, chương trình chuyên ngành tại đây không quá khác biệt so với các trường y dược khác. Trong năm nhất, sinh viên sẽ học các môn khoa học cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh học... Đến năm thứ 2, sinh viên bắt đầu tiếp cận các môn cơ sở như Giải phẫu, Sinh lý, Mô phôi, Hóa Sinh...

Vốn luôn xếp top đầu trong những năm phổ thông và được thầy cô quan tâm, chỉ bảo từng chút, khi vào đại học, Trang hụt hẫng vì mọi thứ khác xa so với mình tưởng tượng.

“Giai đoạn đầu, em chưa biết liên hệ các môn học với nhau, vì thế kiến thức khá mông lung và đồ sộ. Trong khi đó, lớp học lại quá đông, tới 120 bạn, còn thầy cô giảng rất nhanh. Vì thế có những khi hết tiết, em vẫn không hiểu mình vừa học gì. Trong 2 năm đầu, có giai đoạn lên lớp em hay ngủ gật và không ghi chép lại được”.

Trang thừa nhận thời điểm đó mình học khá bấp bênh, ngày càng thụt lùi, thậm chí có lúc nghi ngờ về lựa chọn của bản thân. May mắn, nhờ sự hỗ trợ của các anh chị khóa trên, Trang xin kinh nghiệm ghi chép, chuẩn bị tài liệu trước từ đầu năm học và tìm học theo nhóm, nhờ vậy điểm số đã dần cải thiện.

z5911843353053_5da649999f1a3d395a020791b05b55f1.jpg
Trang nhận bằng khen vì có thành tích học tập xuất sắc (Ảnh: NVCC)

Đến năm thứ 3, khi bắt đầu học chuyên ngành và đi viện, vì đã biết cách học hơn, Trang dần trở nên hứng thú với các môn học. Ngoài ra, nữ sinh cũng cải thiện khả năng ghi nhớ, ghi chép, nhờ vậy liên tục giành học bổng của trường.

Những kết quả này tạo động lực cho Trang đặt mục tiêu thi đỗ nội trú. “Khi đã có mục tiêu cụ thể, trong toàn bộ quá trình học, em chú trọng việc sưu tầm tài liệu, ghi chép kiến thức để hết năm thứ 6 sẽ có đa dạng tư liệu ôn tập”, Trang nói.

Ngoài ra, điều kiện để sinh viên được tham gia thi nội trú là các năm phải có điểm tổng kết trên 7, không được thi lại môn nào và không vi phạm kỷ luật. “Em không dám lơ là giây phút nào và đặt quyết tâm cao từ sớm”, nữ sinh nhớ lại.

Toàn khóa của Trang năm nay có khoảng 100 bạn thi nội trú, trong đó trường chỉ lấy 20 bạn. Với khoa Thận và lọc máu Trang lựa chọn, có gần 20 người đăng ký nhưng chỉ có 2 người được chọn. Với mong muốn được học sâu hơn chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp, Trang quyết tâm ôn luyện, sau đó đỗ thủ khoa nội trú của Nội khoa với điểm số hơn 27.

Quyết định tiếp tục học thêm 3 năm, tức có khoảng 9,5 năm theo học tại ngôi trường này, nhưng Trang nói “điều đó hoàn toàn xứng đáng”.

“Khi làm việc tại khoa Thận và lọc máu, nhìn các bệnh nhân phải gắn cả quãng đời còn lại với máy lọc, em thấy những điều mình làm không có gì đáng kể. Những bệnh nhân chạy thận đều rất vất vả và thường hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn. Khi mắc bệnh thận, họ cũng mắc rất nhiều các bệnh khác như tim mạch, bệnh về rối loạn nội tiết và chuyển hóa... Do vậy, em muốn làm điều gì đó, nhất là với những bệnh nhân đang chấp chới giữa giai đoạn chớm suy thận nhưng chưa đến mức phải lọc máu”.

Từng có khoảng thời gian hối hận về lựa chọn của mình vì không có nhiều thời gian cho gia đình, nhưng khi nhìn lại, Trang cho rằng môi trường quân đội đã cho mình rất nhiều thứ. “Em đã cải thiện được vấn đề sức khỏe, kiên trì hơn và giờ đây dù ở trong điều kiện nào cũng có thể thích nghi được. Vì thế, em không còn điều gì hối tiếc nữa”, Trang nói.

Nữ thủ khoa Học viện Quân y mong muốn thời gian tới sẽ hoàn thành tốt 3 năm học nội trú, sau đó tiếp tục được ở lại viện để phát triển chuyên môn.

Nghỉ Học viện Ngân hàng, cô gái đi làm ở siêu thị để tích tiền học cải lươngKhông dám nói với mẹ về quyết định nghỉ học ở Học viện Ngân hàng, Minh Huyền dành hơn 1 năm bán hàng trong siêu thị, tự tích tiền thi lại đại học.