Thực tế phũ phàng của thế hệ trẻ Australia khi sống riêng
Chi phí đắt đỏ khiến cuộc sống của người trẻ ngày càng thêm áp lực. Ảnh: Andrea Piacquadio/Pexels. |
TheựctếphũphàngcủathếhệtrẻAustraliakhisốngriêhôm nay ngày mấy Sydney Morning Heraldđưa tin trong khoảng 955.000 người 15-24 tuổi ở bang New South Wales, hơn 221.000 người không sống chung với bố mẹ. Trong đó, thanh niên 18-19 tuổi chiếm 11% và 39% ở độ tuổi 20-24.
Ngoài ra, cũng có các trường hợp sống chung với gia đình nhưng phải trả tiền nhà.
“Thế hệ trẻ đang phải cân nhắc nhiều hơn về chuyện ăn uống, nên sống ở đâu và tìm việc làm như thế nào”, Zoe Robinson, đại diện văn phòng luật Advocate for Children and Young People, cho biết.
Cô nhấn mạnh dù học phí, tiền thuê nhà và chi tiêu sinh hoạt tăng cao, những người trẻ thường chỉ tìm được công việc bình thường với mức lương thấp.
Theo cuộc khảo sát hơn 1.000 người 10-24 tuổi của Robinson, 43% thanh thiếu niên sống độc lập gặp khó khăn về tài chính. Trong khi đó, 34% vẫn đang phụ thuộc nhiều vào gia đình.
Để cắt giảm chi tiêu, khoảng 1/3 người ở riêng ăn ít hơn, thậm chí bỏ bữa và 30% không sử dụng các dịch vụ y tế, sức khỏe. Ngoài ra, 1/3 sinh viên đại học và 8% học sinh trung học không mua các vật dụng thiết yếu phục vụ học tập.
Hiện nay, chi phí sinh hoạt đắt đỏ là gánh nặng lớn của thế hệ trẻ Australia, đặc biệt với những người sống tự lập.
Thắt lưng buộc bụng
Gia đình Sarah Cupitt (21 tuổi) vốn không khá giả. Năm 18 tuổi, cô chuyển ra ngoài sống riêng bằng trợ cấp cho người trẻ và thu nhập ít ỏi từ công việc bán thời gian.
Do nhịp tim nhanh và từng bị đột quỵ, Cupitt buộc phải bỏ lỡ cơ hội được tuyển dụng bởi công ty lớn và quay về làm việc tự do.
Cupitt thường mua thức ăn giảm giá để tiết kiệm chi phí. Ảnh: Steven Siewert/The Sydney Morning Herald. |
Hiện tại, Cupitt thuê căn hộ 375 USD/tuần ở bang New South Wales. Đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, cô chấp nhận nhịn đói, bỏ bữa để giảm bớt ngân sách chi tiêu.
“Việc sống một mình như quả bom hẹn giờ, sẽ sớm nổ nếu tình trạng khủng hoảng kinh tế vẫn tiếp tục kéo dài”, cô chia sẻ.
Hàng tuần, Cupitt chi 30 USD cho ăn uống với thực đơn chính là súp và ngũ cốc giảm giá 50%. Có những ngày, cô chỉ ăn 3 thanh ngũ cốc, 4 miếng bánh mì nướng.
Ngoài ra, Cupitt cũng ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng để tiết kiệm tiền. Cô cũng không đi khám bệnh định kỳ từ năm 2022.
Theo Cupitt, nhiều trường hợp tìm người ở ghép, nhưng sẽ có không ít rủi ro, đặc biệt đối với phụ nữ. Vài người chọn chuyển đến sống ở những khu vực rất xa nơi làm việc.
Săn đồ giá rẻ
Tương tự, Jack Nethery (23 tuổi) và Connor Hirst (21 tuổi), hiện sống ở vùng ngoại ô Redfern, thành phố Sydney, cũng đang trải qua những ngày mệt mỏi với chi phí sinh hoạt.
Nethery và Hirst ở chung với 2 chàng trai khác cùng trường. Cả 4 phải mất vài tháng để tìm thuê nhà và không phải tất cả đều đủ điều kiện nhận trợ cấp cho người trẻ.
Các vật dụng trong nhà của 4 chàng trai chủ yếu là đồ khuyến mãi. Ảnh: Dion Georgopoulos/The Sydney Morning Herald. |
Sau thời gian dài gọi điện liên tục cho các đại lý bất động sản và chấp nhận việc phải trả tiền nhà cao hơn nhiều so với mức giá quảng cáo, cuối cùng họ cũng tìm được ngôi nhà phù hợp.
Để sắm sửa cho ngôi nhà, 4 thanh niên dành một tháng lùng sục nhiều trang web, mua những món đồ khuyến mãi và nhận quà tặng quảng bá sản phẩm của các công ty.
“Thời gian đầu, bàn ăn của chúng tôi còn không có ghế. Vì vậy mỗi khi đến bữa, mọi người chỉ đứng cạnh bàn, ăn vài miếng rồi thôi”, Nethery nói.
Nethery may mắn được bố mẹ giúp đỡ tài chính khi cần thiết. Trong khi đó, Hirst phải tự bươn chải bằng tiền tiết kiệm và kinh doanh online. Nếu chẳng may gặp vấn đề sức khỏe, anh sẽ không đến bệnh viện vì chi phí quá đắt đỏ.
“Tháng nào tôi cũng được nghe chuyện có ai đó đang chật vật với cuộc sống đi thuê nhà ở thành phố Sydney. Vì tiền thuê ngày càng cao, họ buộc phải chuyển đến những địa điểm xa nơi làm việc hơn”, Hirst nói.
Theo Zing