"Xét tuyển tập trung thực chất là xét tuyển cho một nhóm lớn hơn nhóm tuyển sinh như nhóm do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì (nhóm GX). Vì vậy, không cần thiết phải tồn tại các nhóm nhỏ như GX và các nhóm khác nữa. Tất cả các nhóm này sẽ nhập vào cùng một nhóm chung toàn quốc" - ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết vào sáng ngày 9/5.

{keywords}
Ảnh Lê Anh Dũng

Vừa hình thành đã… tan nhóm

Trước thông tin mới nhất về việc Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức xét tuyển tập trung, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng ông Trần Mạnh Dũng cho biết ông chưa nắm được thông tin về việc nhóm GX, mà học viện là thành viên, sẽ không còn.

Theo ông Dũng, trước đây thậm chí phía Bộ GD-ĐT còn có chỉ đạo TP.HCM cũng cần có một cụm các trường tổ chức như nhóm GX.

“Mục đích lớn nhất của việc này là nhằm chống thí sinh ảo và các trường tuyển được đúng người có năng lực. Nếu phương án của Bộ giải quyết được các lo lắng trên thì chúng tôi sẽ thực hiện theo”.

Lãnh đạo một trường đại học khác cũng trong nhóm GX (xin phép không nêu tên) cho biết phía nhà trường ủng hộ phương án mới này. "Thực ra chúng tôi tham gia GX với mục đích lớn nhất là chống tuyển sinh ảo. Nay dữ liệu tuyển sinh gom về Bộ GD-ĐT sẽ được quản lí chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi thí sinh và trường dễ dàng xét tuyển hơn. Với nhóm GX việc chống ảo chỉ thực hiện trong nhóm các trường chứ không mở rộng được phạm vi như nhóm lớn do Bộ GD-ĐT tập hợp dữ liệu".

Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân Bùi Đức Triệu cho rằng nếu đúng như thông tin ông Mai Văn Trinh cho biết thì đây chính là nhóm GX mở rộng. Cá nhân ông ủng hộ phương án này vì đây cũng chính là mục tiêu lớn nhất của các trường khi tham gia GX.

{keywords}
Ảnh Lê Anh Dũng

"Không ôm việc của các trường"

Theo ông Mai Văn Trinh thì việc Bộ gom dữ liệu các trường để thực hiện xét tuyển chung không vi phạm quyền tự chủ của các trường đại học trong tuyển sinh. “Đây chỉ là giải pháp kỹ thuật chứ không phải Bộ ôm việc làm thay các trường, hay độc quyền khai thác dữ liệu. Với phương thức xét tuyển chung, thí sinh (TS) có thể trúng tuyển vào ngành theo nguyện vọng phù hợp nhất với kết quả của mình”.

Tuy nhiên, không phải trường nào cũng chung cách nhìn nhận với ông Trinh. Ông Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, nhận xét: “Nếu cả nước dùng chung một phần mềm để xét tuyển thì tốt quá, bởi các trường sẽ có cơ sở tính toán để loại được phần lớn yếu tố ảo. Để đối phó các trường chủ động tham gia nhóm GX để tỉ lệ ảo giảm đi. Số lượng thành viên càng lớn thì tỉ lệ ảo càng giảm. Khi Bộ tập trung dữ liệu thì gần như kiểm soát hoàn toàn việc này”.

Vậy nhưng, theo ông Thực, có thực hiện được hay không lại là một vấn đề khác. “Liệu tất cả các trường có đồng ý tham gia không? Nếu bắt buộc sẽ vướng quyền tự chủ các trường về tuyển sinh theo luật. Liệu tất cả các trường có đồng ý tham gia không? Nếu vẫn có nhiều trường không tham gia thì việc này không có mấy ý nghĩa” – ông Thực phân tích.

Đại diện một trường ĐH cũng cho rằng chủ trương xét tuyển chung là việc của Bộ, nhưng các trường vẫn có quyền không tham gia. “Những trường có phương án xét tuyển riêng sẽ xử lý như thế nào? Nếu họ chỉ có một trong ba phương thức tuyển sinh là sử dụng kết quả thi THPTQG thì có phải tham gia xét tuyển chung không? Những trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức có phải xét tuyển chung với Bộ không?” – vị này nêu các trường hợp dự kiến xảy ra và cho rằng lẽ ra trước khi dự định làm việc này Bộ nên hỏi cụ thể từng trường.

Ông Đỗ Văn Xê, phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ thì khẳng định: “Xét tuyển là việc của trường. Về nguyên tắc thí sinh đăng ký xét tuyển ở trường chứ không phải ở Bộ. Bộ làm như vậy là ôm đồm quá”.

Ông Xê nhấn mạnh đứng về nguyên tắc, Luật Giáo dục Đại học trao quyền xét tuyển cho các trường. Bộ cung cấp thông tin, dữ liệu thi cho các trường thì được, còn bắt buộc các trường phải tham gia xét tuyển chung là đã không để các trường được tự do.

"Theo nguyên tắc, Trường ĐH Cần Thơ sẽ không tham gia xét tuyển chung. Nhưng nếu Bộ không cung cấp dữ liệu điểm thi của thí sinh thì trường không xét tuyển được, không tham gia không được” - ông Xê nói thêm.

Giải thích thêm về quyền tự chủ, ông Mai Văn Trinh cho biết: "Quyền tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH được quy định trong Luật Giáo dục đại học và được cụ thể hóa trong quy chế tuyển sinh. Theo đó, các trường thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh cần xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh, trong đó trường được chủ động lựa chọn phương thức tuyển sinh. Từ năm 2014, việc tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH đã được thực hiện. Tùy vào nguồn lực của các trường mà mức độ tự chủ tuyển sinh của các trường có khác nhau, trong đó có trường tự chủ hoàn toàn công tác tuyển sinh bằng hình thức thi và tuyển sinh mới (như ĐHQG Hà Nội). Hoặc nhiều trường ĐH khác thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh của mình bằng việc xây dựng và thực hiện đề án tuyển sinh riêng".

Còn việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để các trường sử dụng kết quả tuyển sinh được xem là "hỗ trợ các trường". Theo đó, việc sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển phải kèm theo một số ràng buộc được quy định trong quy chế tuyển sinh. Khi tổ chức xét tuyển tập trung, các trường phải thống nhất một số điểm trong quy trình xét tuyển để đảm bảo phần mềm xét tuyển có thể thực hiện được. Còn các công đoạn chính của tuyển sinh như quy định cụ thể về phương thức xét tuyển, nhận ĐKXT... vẫn được thực hiện bình thường.

Ngân Anh – Văn Chung" />

Xét tuyển tập trung: Bộ GD

"Xét tuyển tập trung thực chất là xét tuyển cho một nhóm lớn hơn nhóm tuyển sinh như nhóm do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì (nhóm GX). Vì vậy,éttuyểntậptrungBộlịch việt không cần thiết phải tồn tại các nhóm nhỏ như GX và các nhóm khác nữa. Tất cả các nhóm này sẽ nhập vào cùng một nhóm chung toàn quốc" - ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết vào sáng ngày 9/5.

{ keywords}
Ảnh Lê Anh Dũng

Vừa hình thành đã… tan nhóm

Trước thông tin mới nhất về việc Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức xét tuyển tập trung, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng ông Trần Mạnh Dũng cho biết ông chưa nắm được thông tin về việc nhóm GX, mà học viện là thành viên, sẽ không còn.

Theo ông Dũng, trước đây thậm chí phía Bộ GD-ĐT còn có chỉ đạo TP.HCM cũng cần có một cụm các trường tổ chức như nhóm GX.

“Mục đích lớn nhất của việc này là nhằm chống thí sinh ảo và các trường tuyển được đúng người có năng lực. Nếu phương án của Bộ giải quyết được các lo lắng trên thì chúng tôi sẽ thực hiện theo”.

Lãnh đạo một trường đại học khác cũng trong nhóm GX (xin phép không nêu tên) cho biết phía nhà trường ủng hộ phương án mới này. "Thực ra chúng tôi tham gia GX với mục đích lớn nhất là chống tuyển sinh ảo. Nay dữ liệu tuyển sinh gom về Bộ GD-ĐT sẽ được quản lí chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi thí sinh và trường dễ dàng xét tuyển hơn. Với nhóm GX việc chống ảo chỉ thực hiện trong nhóm các trường chứ không mở rộng được phạm vi như nhóm lớn do Bộ GD-ĐT tập hợp dữ liệu".

Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân Bùi Đức Triệu cho rằng nếu đúng như thông tin ông Mai Văn Trinh cho biết thì đây chính là nhóm GX mở rộng. Cá nhân ông ủng hộ phương án này vì đây cũng chính là mục tiêu lớn nhất của các trường khi tham gia GX.

{ keywords}
Ảnh Lê Anh Dũng

"Không ôm việc của các trường"

Theo ông Mai Văn Trinh thì việc Bộ gom dữ liệu các trường để thực hiện xét tuyển chung không vi phạm quyền tự chủ của các trường đại học trong tuyển sinh. “Đây chỉ là giải pháp kỹ thuật chứ không phải Bộ ôm việc làm thay các trường, hay độc quyền khai thác dữ liệu. Với phương thức xét tuyển chung, thí sinh (TS) có thể trúng tuyển vào ngành theo nguyện vọng phù hợp nhất với kết quả của mình”.

Tuy nhiên, không phải trường nào cũng chung cách nhìn nhận với ông Trinh. Ông Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, nhận xét: “Nếu cả nước dùng chung một phần mềm để xét tuyển thì tốt quá, bởi các trường sẽ có cơ sở tính toán để loại được phần lớn yếu tố ảo. Để đối phó các trường chủ động tham gia nhóm GX để tỉ lệ ảo giảm đi. Số lượng thành viên càng lớn thì tỉ lệ ảo càng giảm. Khi Bộ tập trung dữ liệu thì gần như kiểm soát hoàn toàn việc này”.

Vậy nhưng, theo ông Thực, có thực hiện được hay không lại là một vấn đề khác. “Liệu tất cả các trường có đồng ý tham gia không? Nếu bắt buộc sẽ vướng quyền tự chủ các trường về tuyển sinh theo luật. Liệu tất cả các trường có đồng ý tham gia không? Nếu vẫn có nhiều trường không tham gia thì việc này không có mấy ý nghĩa” – ông Thực phân tích.

Đại diện một trường ĐH cũng cho rằng chủ trương xét tuyển chung là việc của Bộ, nhưng các trường vẫn có quyền không tham gia. “Những trường có phương án xét tuyển riêng sẽ xử lý như thế nào? Nếu họ chỉ có một trong ba phương thức tuyển sinh là sử dụng kết quả thi THPTQG thì có phải tham gia xét tuyển chung không? Những trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức có phải xét tuyển chung với Bộ không?” – vị này nêu các trường hợp dự kiến xảy ra và cho rằng lẽ ra trước khi dự định làm việc này Bộ nên hỏi cụ thể từng trường.

Ông Đỗ Văn Xê, phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ thì khẳng định: “Xét tuyển là việc của trường. Về nguyên tắc thí sinh đăng ký xét tuyển ở trường chứ không phải ở Bộ. Bộ làm như vậy là ôm đồm quá”.

Ông Xê nhấn mạnh đứng về nguyên tắc, Luật Giáo dục Đại học trao quyền xét tuyển cho các trường. Bộ cung cấp thông tin, dữ liệu thi cho các trường thì được, còn bắt buộc các trường phải tham gia xét tuyển chung là đã không để các trường được tự do.

"Theo nguyên tắc, Trường ĐH Cần Thơ sẽ không tham gia xét tuyển chung. Nhưng nếu Bộ không cung cấp dữ liệu điểm thi của thí sinh thì trường không xét tuyển được, không tham gia không được” - ông Xê nói thêm.

Giải thích thêm về quyền tự chủ, ông Mai Văn Trinh cho biết: "Quyền tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH được quy định trong Luật Giáo dục đại học và được cụ thể hóa trong quy chế tuyển sinh. Theo đó, các trường thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh cần xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh, trong đó trường được chủ động lựa chọn phương thức tuyển sinh. Từ năm 2014, việc tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH đã được thực hiện. Tùy vào nguồn lực của các trường mà mức độ tự chủ tuyển sinh của các trường có khác nhau, trong đó có trường tự chủ hoàn toàn công tác tuyển sinh bằng hình thức thi và tuyển sinh mới (như ĐHQG Hà Nội). Hoặc nhiều trường ĐH khác thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh của mình bằng việc xây dựng và thực hiện đề án tuyển sinh riêng".

Còn việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để các trường sử dụng kết quả tuyển sinh được xem là "hỗ trợ các trường". Theo đó, việc sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển phải kèm theo một số ràng buộc được quy định trong quy chế tuyển sinh. Khi tổ chức xét tuyển tập trung, các trường phải thống nhất một số điểm trong quy trình xét tuyển để đảm bảo phần mềm xét tuyển có thể thực hiện được. Còn các công đoạn chính của tuyển sinh như quy định cụ thể về phương thức xét tuyển, nhận ĐKXT... vẫn được thực hiện bình thường.

Ngân Anh – Văn Chung